Tác giả Võ Quốc Tuấn |
CỨNG HAY MỀM
Cơn bão đi qua, cây cối trong vườn
xác xơ vì gãy, đổ. Duy chỉ có khóm tre là còn trụ được, mặc dù một số cành và
lá bị lặt trụi. Đứa con chừng 10 tuổi, hỏi người cha:
- Tại sao cây tre nhỏ hơn cũng
không cứng bằng cây dừa, cây bàng, cây keo mà nó không gãy? Trong khi những cây
kia lại gãy đổ thế kia?
Người cha đáp:
- Vì nó ỷ mình cứng lại đứng nơi đầu
gió nên nó bị sức mạnh của gió bẻ gãy. Cây tre nhỏ nhưng khuất gió; mềm lại dẻo
day, bịết oằn lưng nương theo gió mà không bị gãy, hết bão lại đứng thẳng.
Đứa
con như chưa phục, co chân đạp vào cây măng non như để kiểm chứng. Kết quả cây
măng gãy đôi. Nó lại đạp một cái thật mạnh vào cây tre ngay bên cạnh. Kết cục
tre không gãy mà chân đau điếng. Nó lại thắc mắc:
Tre cứng chắc hơn măng, sao tre
không gãy mà măng lại gãy, thưa cha?
- Măng gãy là vì non lại thấp nên con mới đạp đầu nó được; trong khi đó
con lại đạp vào gốc tre già thì ăn thua gì, chỉ hại đau chân thôi!
- Đứa trẻ nhíu mày, lẩm bẩm: “Phức tạp quá! Sao lúc đầu cứng lại gãy, mềm
dẽo không gãy? Bây giờ mềm lại gãy mà cứng lại không gãy?
Người cha không nói gì, lấy búa chặt
hạ ngay cây tre, rồi đáp:
- Cứng cũng gãy, non mềm càng dễ gãy. Có điều nên biết cứng hay mềm dẻo
đúng đúng chỗ, đúng lúc mà thôi. Chỗ cần mềm dẻo mà cứng quá thì gãy; chỗ cần cứng
cáp để chống chọi mà non mềm quá cũng chẳng xong.
VÕ QUỐC TUẤN
(Trà Vinh)
No comments:
Post a Comment