Tác giả Phạm Đức Nhì
THUYỀN VÀ BIỂN: NGỌT BÙI CAY ĐẮNG CỦA TÌNH YÊU
Ngoài 2 câu mào đầu giới thiệu:
Em sẽ kể
anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:
Chuyện con thuyền và biển:
Thuyền Và Biển được viết theo thể thơ ngũ ngôn trường
thiên, 7 đoạn, mỗi đoạn 4 câu. Ở đây tác giả sử dụng phép ẩn dụ toàn bài.
Tứ: Câu chuyện thuyền và biển.
Ý: Chuyện tình của chính tác giả. Tác giả là biển,
người yêu của chị là thuyền.
Theo tình tiết của tứ thơ, bài thơ được chia làm 4
phần:
1/
Tình Yêu Mới Chớm
Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa... còn xa
Đoạn đầu của bài thơ kể lại lúc tình yêu mới chớm. Chàng để ý đến nàng, cố công theo đuổi; còn nàng trong lòng không biết thế nào chứ ngoài mặt thì cứ “tảng lờ như không”. Tôi chợt nghĩ đến tâm tình của một nữ sinh Đồng Khánh (Huế) trong một đoạn trả lời bài thơ Qua Mấy Ngõ Hoa của Mường Mán (1):
Răng
mà cứ theo tui hoài rứa?
Cái
ôn ni mới dị chưa tề!
Sớm
chiều trưa ba buổi đi về
Đưa
với đón làm chi không biết!
mà cái thời còn là anh lính trẻ thường tới lui với
Huế - vì công vụ cũng như vui chơi – tôi được một nữ sinh Đồng Khánh chép tặng và đã thuộc lòng
vì rất thích. Nhưng nếu để ý so sánh thì tuy cùng một chiến thuật tán gái – bám
sát đối tượng – cách diễn tả của Xuân Quỳnh sang hơn, bay bướm hơn nhiều.
Còn khi cô nữ sinh Đồng Khánh đã xuôi lòng, giả vờ
xuống giọng năn nỉ:
Tội
tui lắm cách cho vài thước
đừng
đi gần hai bước song đôi
xa
xa cho kẻo bạn tui cười
mai
vô lớp cả trường dị nghị.
thì ở đoạn thứ hai khi biết chàng trai đã có ý chinh
phục trái tim mình:
“Lòng thuyền
nhiều khát vọng”
thì tình cảm của tác giả Thuyền Và Biển đã được kín
đáo bày tỏ:
“Và
tình biển bao la”
nhưng vì là phụ nữ nên nàng vẫn “ý tứ” giữ một khoảng
cách khá … xa:
“Thuyền đi hoài không mỏi
Biển
vẫn xa … còn xa”
Ẩn dụ thật
tuyệt vời.
Mấy thế kỷ trước Lê Quý Đôn đã viết về thi pháp như
sau: “Lời kỵ thẳng, mạch kỵ lộ, ý kỵ nông, thi vị kỵ ngắn”. (2) Trong 2 đoạn thơ này Xuân Quỳnh hoàn toàn
tránh được những điều “kỵ” mà nhà thơ họ Lê nhắc nhở người đời. Lời của chị rất
bóng gió, mạch thơ kín đáo. ý thơ sâu sắc và đặc biệt thi vị cứ vương vấn mãi
nơi tâm hồn người đọc.
2/
Khi Chúng Mình Yêu Nhau
Đến đoạn 3 thì tình yêu đã bến rễ, nàng đã “mở cửa
trái tim” chấp nhận tình yêu của chàng và đã biểu lộ bằng hành động cụ thể:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)
Qua 2 đoạn
thơ ở phần này tác giả đã tiết lộ một chút bí mật về vai trò của phụ nữ trong
hôn nhân. Theo chị thì phụ nữ là sứ giả của tình yêu, của hòa bình, vào “những đêm trăng hiền từ” thường bằng những
lời “Thầm thì gởi tâm tư/ Quanh mạn
thuyền sóng vỗ” đem đến cho bạn tình cái cảm giác ấm áp, an lành, hạnh phúc
của kẻ đang yêu và được yêu. Nhưng chính phụ nữ cũng là những bà “thần chiến
tranh”, châm ngòi cho những cuộc “xô bát, chạm đĩa” trong gia đình mà chẳng cần
có một duyên cớ gì chính đáng:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
rồi đổ
thừa là:
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên!)
Ôi! Nữ sĩ
Xuân Quỳnh ơi, phụ nữ như chị thật ngàn lần đáng yêu và cũng vạn lần đáng … sợ.
3/ Tình Sâu Nghĩa Nặng
3/ Tình Sâu Nghĩa Nặng
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Thân thể
em, với anh, như tấm bản đồ mở rộng, anh đã rành rẽ đường đi nước bước; tâm hồn
em, những nghĩ suy toan tính đời thường, cả những ước mơ sâu kín, em cũng chia
sẻ với anh. Còn lộ trình của anh trong đời: điểm dừng, điểm đến, khi đi, lúc về
anh cũng ghi hết cho em.
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Những ngày
vắng anh em nhớ thương quay quắt; những ngày không gặp mặt nhau anh như phát ốm,
phát đau. Ý chỉ bình thường như thế nhưng không biết tác giả chọn được điểm đứng
đặc biệt như thế nào để khi nhìn biển nổi sóng bạc đầu (trắng xóa) lại có thể
tưởng tượng là “Biển bạc đầu thương nhớ” và nhìn con thuyền tạm giã từ biển “lên
ụ” để sửa chữa mà có thể nghĩ là “Lòng thuyền đau rạn vỡ” thì quả là thật tài tình.
Đây là 2 câu đắt giá nhất của bài thơ; tứ thơ rất bóng gió, rất đẹp, rất thơ nhưng
lại như lưỡi dao rất sắc len lỏi vào tận đáy tâm hồn.
Lao vào
cuộc chơi văn chương thi phú tôi đã đọc không biết bao nhiêu là câu thơ, bài
thơ diễn tả tình sâu nghĩa nặng của vợ chồng. Đây là đề tài muôn thuở, “cũ xưa
như trái đất”. Nhưng chưa có câu thơ, bài thơ nào đặc sắc như 2 đoạn thơ trên.
Tôi xin nói rất mạnh miệng mà không sợ lỡ lời: nói đến tình nghĩa vợ chồng, đây
là những vần thơ tuyệt bút. Có lẽ vì thế mà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã chọn 2
đoạn thơ này và đoạn kết để phổ thành bản nhạc Thuyền Và Biển.
4/ Nếu Cuộc Tình Chia Xa
Nếu từ giã
thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió"
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
Biển chỉ còn sóng gió"
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
Khi tình đã sâu, nghĩa đã nặng mà vì lý do này, lý do khác
phải chia xa thì cả 2 bên đều đau khổ. Nhưng theo Xuân Quỳnh thì bên phía phụ
nữ nỗi khổ đau sâu hơn, lớn hơn gấp bội. Hai câu kết:
Nếu phải
cách xa anh
Em chỉ còn
bão tố
chính là nỗi đớn đau đã lên đến tột độ, biểu lộ một tình yêu
nồng thắm, mãnh liệt. Tác giả đã bước ra khỏi phép ẩn dụ, bôi hết son phấn trên
mặt, cởi bỏ hết lớp vỏ hóa trang, không còn Biển Thuyền bóng gió và đã hét thật
to, xưng gọi đúng tên hai kẻ yêu nhau say đắm. Bài thơ kết thúc ở đúng cao trào.
Vài
Lỗi Kỹ Thuật
1/ Hai câu mào đầu không cần thiết.
Theo tôi, 2 câu:
Em
sẽ kể anh nghe
Chuyện
con thuyền và biển
có thể bỏ đi mà không ảnh hưởng đến việc tìm hiểu tứ
của bài thơ. Bố cục bài thơ sẽ gọn hơn.
2/ “Bật mí” phép ẩn dụ
Phép ẩn dụ của bài thơ, nếu tinh ý, người đọc có thể
nhận ra sau khi đọc 2 đoạn đầu. Còn nếu “chậm tiêu” một tý thì từ từ rồi cũng
thấy, cũng hiểu. Thuyền là chàng, biển là nàng, bài thơ là chuyện tình yêu của
chàng với nàng, nàng là tác giả, là nhân vật chính trong bài thơ. Trong đoạn thơ:
Những
đêm trăng hiền từ
Biển
như cô gái nhỏ
Thầm
thì gởi tâm tư
Bên
mạn thuyền sóng vỗ
thì biển là cô gái (ẩn dụ) cho nên câu “Biển như cô gái nhỏ” không những đã trở nên
thừa, gây cảm giác “không thoải mái” cho người đọc mà lại còn làm lộ phép ẩn dụ
nữa. Nếu tác giả chọn được cách nói khác, không nhắc gì đến cô gái mà vẫn diễn
tả được cái ý ấy thì hay hơn.
Tương tự như vậy, trong đoạn thơ:
Cũng
có khi vô cớ
Biển
ào ạt xô thuyền
(Vì
tình yêu muôn thuở
Có
bao giờ đứng yên!)
Tác giả quên rằng mình đang đóng vai Biển với thân hình
và bộ mặt (đã hóa trang) của Biển. Ngôn ngữ rất riêng, rất lạ của Biển và Thuyền
đang thu hút sự chú ý của độc giả. Tự nhiên buột miệng nói ra “tiếng người” khiến
vai diễn của vở kịch trở thành bất nhất. Hai câu sau nếu tránh được từ “tình yêu”
mà vẫn giữ được ý ấy thì quá hay.
Xuân Quỳnh sinh năm 1942, viết Thuyền Và Biển năm
1963 khi mới 21 tuổi nhưng cái nhìn của chị về tình yêu, hạnh phúc, khổ đau rất
từng trải, chững chạc, chín chắn. Chị yêu hết mình nên rất sợ tình tan vỡ vì lúc
ấy khổ đau sẽ vò nát trái tim.
Tuy là thể thơ mới trường thiên, mỗi đoạn 4 câu
nhưng trong Thuyền Và Biển vẫn có dòng cảm xúc, dòng thơ. Đó chính là dòng thời
gian của tiến trình tình yêu phát triển, tuy mong manh và hơi “lung linh sương
khói” nhưng cũng đủ sức đưa con thuyền tứ thơ từ điểm khởi đầu khi tình yêu mới
chớm đến lúc tình sâu nghĩa nặng và sau cùng là tâm trạng lo âu khi nghĩ đến
lúc chia xa. Cảm xúc nhẹ nhàng man mác ở khởi đầu; càng về sau càng nồng thắm
và đến 2 câu cuối thì đã đến đỉnh điểm, vô cùng mãnh liệt. Bài thơ đã đạt điểm
tối đa ở đoạn kết, chấm dứt ở đúng cao trào của tứ thơ.
Chữ nghĩa sang trọng, chính xác, nhiều chỗ đắc địa
nên cảm xúc dạt dào ngay từ tầng một. Thế trận câu chữ chặt chẽ, tâm tình chân
thật - chị làm thơ bằng cả tâm hồn – nên cảm xúc ở tầng hai và tầng ba chảy ào
xuống trái tim người đọc như thác đổ. Ẩn dụ nhiều đoạn vừa tượng hình vừa đẹp,
rất tương hợp, kín kẽ, rất bay bướm và rất sinh động.
Bài thơ cũng có hơi hám của hội chứng nhàm chán vần
nhưng:
1/ Trong 7 đoạn thơ gieo vần gián cách tác giả có 4
lần kết thúc đoạn thơ ở vần bằng, 3 lần ở vần trắc; sự chuyển đổi âm điệu đó đã
giảm thiểu khá nhiều cái giọng ầu ơ của bài thơ.
2/ Nhờ lời đẹp, tứ hay, ẩn dụ tương hợp, kín kẽ, độc
giả càng đọc càng hứng thú nên cũng không đến nỗi ngán vì nhiều vần.
Tóm lại, nếu
không vướng một chút lỗi kỹ thuật thì bài thơ có thể nói là toàn bích, chỗ đứng
của Xuân Quỳnh cũng như Thuyền Và Biển trong lịch sử thi ca còn trang trọng hơn
nữa
Một
Mong Ước Thật Đáng Thương
Theo lời kể của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu khi đến thăm
Xuân Quỳnh thì:
Nhà thơ Xuân Quỳnh rất cảm xúc khi nghe ca khúc “Thuyền Và Biển”. Chị chỉ mong ước giữ
nguyên văn câu thơ: “Nếu phải cách xa anh, em chỉ còn bão tố!” Mong các ca sĩ đừng đổi lại:
“Nếu phải cách xa em, anh chỉ còn bão tố”. Chị không muốn xóa đi kỷ niệm buồn
đau của mình trong cuộc tình đã qua, và theo chị chắc gì nam giới đã có được
tình yêu đằm thắm, đắm say và có lúc bão tố như phụ nữ”(3)
Tôi rất đồng cảm với Xuân Quỳnh về điều mong ước
trên. Có điều theo tôi, tại sao lại để chị phải thốt ra những lời mong ước đó?
Các ca sĩ nếu có một chút khả năng “hiểu cảm câu chữ”thì phải biết bản nhạc phổ
thơ là tâm trạng của người phụ nữ trong chuyện tình của Thuyền Và Biển, thuyền
là nam và biển là nữ. Bản nhạc này để nữ hát là đúng nhất, là hợp tình nhất.
Nhưng nếu nam thích thì cũng vẫn có thể hát được, miễn là phải hiểu rằng “giọng
nam của mình đang được mượn để chuyển tải tâm tình của một phụ nữ”nghĩa là phải
hát đúng nguyên văn:
Nếu
phải cách xa anh
Em chỉ
còn bão tố
Chứ nếu đổi lại:
Nếu
phải cách xa em
Anh chỉ
còn bão tố
thì sai bét.
Anh là thuyền chứ có phải là biển đâu mà bão với tố! Tôi đã vào Youtube
nghe vài nam ca sĩ hát Thuyền và Biển. Đáng buồn là nghe 5 ca sĩ hát thì cả 5 đều
hát sai.(4) Rất mong các nam ca sĩ xem lại để hát cho đúng. Trước hết, để tỏ
lòng tôn trọng Xuân Quỳnh, một nữ sĩ tài danh đã mất, thứ đến để chứng tỏ đẳng
cấp nghệ sĩ của mình, có thể hiểu, cảm tâm trạng của tác giả và thả hết tâm hồn
vào lời ca, nốt nhạc chứ không phải là người vô trách nhiệm, tự động sửa lời bản
nhạc của người ta theo ý mình, chẳng cần biết đúng sai, và cứ thế nhắm mắt hát
bừa, hát bậy.
Kết
Luận
Bài thơ
giờ đã hơn 50 tuổi và Xuân Quỳnh cũng như biển, đã đi xa … rất xa, nhưng những
cặp hình ảnh tương xứng của phép ẩn dụ giữa thuyền, biển và đôi lứa yêu nhau,
rất đẹp, rất ăn ý vẫn còn sống trong lòng nguời mê thơ, đặc biệt là những người
trong tình yêu đã từng được nếm cả vị ngọt bùi lẫn cay đắng.
04/2016
Sẵn sàng đón
nhận góp ý, phê bình của bạn đọc.
Phạm Đức Nhì
Chú thích:
4/ (https://www.youtube.com/ watch?v=OlDLsnO4gIE,
nam ca sĩ Nguyên Trường)
(https://www.youtube.com/ watch?v=zKgiych7wPw,
nam ca sĩ Quang Lý)
(https://www.youtube.com/ watch?v=hseI9n78c9k,
nam ca sĩ Trung Đức)
(https://www.youtube.com/ watch?v=zrF1tNqLcvg,
nam ca sĩ Cao Minh)
No comments:
Post a Comment