Nhà giáo Trường Hải Lê Văn Đông |
LỜI GIỚI THIỆU RA MẮT 2 TẬP THƠ CỦA TÁC GIẢ, NHÀ GIÁO TRƯỜNG HẢI LÊ VĂN ĐÔNG: DU CA VÀ CẢM THỨC ngày 13/3/2016 tại TTBDCT Huyện Anh Sơn.
Người viết bài: Bùi Minh
Kính thưa các vị khách quí!
Thưa
cá bậc thi huynh, thi hữu!
Thưa các anh, các chị!
Tôi và Trường Hải Lê Văn Đông anh em thân nhau hơn
30 năm và có 25 năm cùng tổ ngữ văn trường THPT Anh Sơn
3. Bởi vậy tôi hiểu rõ con người và thơ văn anh. Có
thể nói rằng: Trường Hải Lê Văn Đông là một người
có năng khiếu và đam mê văn chương- Đặc biệt là thơ.
Ngay khi còn là học trung học anh đã có những sáng tác
đầu tay hồn nhiên chân thật mang đậm dấu ấn tuổi
học trò, rồi vào nghề giáo anh tiếp tục sáng tác - mặc
dầu không nhiều. Từ ngày được nghỉ hưu, tâm hồn anh
như được thăng hoa, cảm xúc dạt dào mãnh liệt, Trường
Hải Lê Văn Đông đã cho ra đời hai tập thơ: Du
ca và Cảm thức với gần 200 bài.
Qua hai tập thơ, tác giả đã hướng tới nhiều chủ đề,
từ tình cảm thầy trò, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê
hương đất nước cùng với nhiều đối tượng, nhiều
thế hệ gắn với những công việc khác nhau. Từ các
cháu đang học mầm non, các em học sinh THPT đến cô
giáo trẻ miền xuôi lên cắm bản đến bậc cao niên đã
về hưu, từ thường dân đến vĩ nhân, anh hùng dân tộc
đều được tác giả trải lòng. Dù viết về ai, làm
việc gì, cương vị nào trong xã hội, tất cả được
tác giả biểu hiện một cách chân thành. Ta hãy nghe
Trường Hải Lê Văn Đông viết về đối tượng của
nghề giáo khi các em ra trường qua Phượng nghiêng,
Phượng chờ:
Thời
gian cứ trôi dòng đời vẫn chảy
Các em ra trường mỗi đứa mỗi đứa mỗi nơi
Ấp ủ nhớ thương cánh hồng phượng nở
Bao
năm rồi kỉ niệm chẳng mờ phai
………………………………………….
Em còn nhớ cây phượng trồng xuân ấy,
Kỉ niệm học trò năm cuối phổ thông
Phượng đã lớn,đã mấy mùa hoa nở
Nhớ người đi xa phượng đứng đợi chờ
……………………………………….
Phượng
đứng đó trong buồn vui lặng lẽ,
Hứng gió, đón trăng, bạn với mọi người.
Duy
chỉ thiếu người trồng cây năm ấy,
Đang bận đi xa, phựơng vẫn đợi chờ.
Viết về cô giáo miền xuôi, công tác miền núi, tác giả
có sự sẻ chia đồng cảm:
Dân bản quí em cô giáo miền xuôi
Em thương bản còn đói nghèo con chữ.
Hoa lau trắng, tiếng khèn ai tình tứ
Bếp lửa bập bùng ấm áp reo vui
Ngày nhà giáo có hoa rừng trăng núi
Có hạt bình minh đỏ thắm hoa đời
( Em
đi gieo hạt bình minh )
Trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trường
Hải Lê Văn Đông đã có thi phẩm với một tiêu đề
hàm súc đầy trí tuệ: Người viết sử đã đi vào
lịch sử. Bài thơ đã được nhạc sĩ Hồ Hoàng phổ
nhạc thành ca khúcTrang sử cuộc đời được biểu
diễn trong các ngày lễ lớn:
Ngôi
sao sáng đã hóa thân vào vũ trụ
Ánh hào quang để lại cùng nhân loại
Người viết sử đã đi vào lịch sử
Võ
Nguyên Giáp –Người thuộc về nhân dân
Kính thưa các bậc cao niên
Thưa các bạn yêu thơ.
Một trong những chủ đề của Du ca và Cảm
thứcđề cập, đó là tình yêu quê hương đất nước,
quê hương Phong Thịnh Thanh Chương luôn luôn thường trực
trong con người anh đến quê hương thứ 2 Đỉnh Sơn Anh
Sơn thân thương gần gũi hằng ngày là nguồn cảm hứng
lớn của Trường Hải Lê Văn Đông. Anh đã có nhiều bài
thơ thể hiện nỗi niềm của mình về hai miền quê này
:
Ôi quê hương thưở thiếu thời thương nhớ nhất
Sâu lắng tâm can một chốn đi về
Đồi quê gầy hao mưa nắng dãi dề
Oằn lưng nặng bao nấm mồ thiên cổ
Xương thịt mẹ cha và bao người quá cố
Lòng rưng rưng khi thắp nén hương trầm
(
Cảm thức – Kính tặng quê hương yêu dấu )
Chưa dừng lại đó, tâm hồn anh còn ra Hoàng Sa, Trường
Sa - mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc đang bị ngoại
bang lăm le thôn tính. Tác giả xót thương, uất ức khi
viết về miền đất yêu dấu này:
Mấy
trăm năm rồi Hoàng Sa, Trường sa ơi,
Núm ruột yêu thương của lòng đất Việt
Nào ngờ một trận thư hùng quyết liệt,
Một chín bảy tư - Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa
(Thương nhớ Hoàng Sa )
Tâm trạng của anh cũng là tâm trạng của hàng chục
triệu con người Việt Nam.
Trong sáng tác của mình, Trường Hải Lê Văn Đông đã
viết nhiều về mất mát đau thương do chiến tranh gây
ra. Sự hi sinh lớn lao để giành lấy hòa bình thống nhất
đất nước được anh thể hiện khá độc đáo. Không ở
đâu trên trái đất này như đất nước Việt Nam: mỗi
phường, xã đều có đài tưởng niệm ghi nhớ công lao
của các anh hùng liệt sĩ của địa phương mình, bởi
thế trong sáng tác, Trường Hải Lê Văn Đông đã có trên
10 bài bày tỏ cảm xúc của về nơi trang nghiêm, tôn kính
này. Đây là những dòng thơ tác giả nói về các cô gái
thanh niên xung phong Truông Bồn- Chỉ còn mấy tiếng đồng
hồ nữa thôi Tổ quốc được hòa bình, ngưng tiếng đạn
bom, các cô sẽ toại nguyện ước mơ của mình:
Đêm
cuối cùng liên hoan chia tay đòng đội
Mai có người về với mẹ, quê hương,
Người mừng vui
nhận giấy báo vào đại học,
Có anh chị hẹn hò đôi lứa kết uyên ương.
Nhưng
rồi thật đau đớn:
Sáng
tinh sương ba mốt, tháng mười, sáu tám
Truông Bồn rền vang những loạt bom rơi
Cùng đồng đội đi san đường lần cuối
Cả tiểu đội 2 bị bom vùi, mãi mãi ra đi.
( Truông
Bồn hoa nhuộm tím hồn ta )
Tứ thơ làm ta nghẹn ngào thương tiếc. Họ đã hi sinh
vào giờ chót khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc
Việt Nam trong cuộc chiến leo thang. Xương máu của các
chàng trai cô gái đã thắm mảnh đất Truông vànhuộm tím
hồn ta khi đến địa danh lịch sử này:
Mười
một cô gái, hai chàng trai chung mộ
Xương máu thanh xuân hòa thắm mảnh đảnh đất Truông.
Sim mua tím
thủy chung màu thương nhớ
Đến với Truông Bồn hoa nhuộm tím hồn ta.
Viết về bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở
Quảng Nam, có 11 liệt sĩ là chồng , con , cháu nội…
Trường Hải Lê Văn Đông có bài thơ Tượng đài mẹ
Thứngắn gọn hàm súc nói sự hi sinh lớn lao của Mẹ:
Nước
có giặc, chồng con đều ra trận
Mười một người đi tất cả không về
Nước mắt mẹ nhòa mỗi bữa ăn hương đổ
Hóa tượng đài
bất tử giữa miền quê.
Trong cuộc đời thực của Trường Hải Lê Văn Đông chưa
được đi nhiều. Nhưng trong Du ca và Cảm
Thức ta thấy anh đi khắp mọi miền đất nước. Từ
miền quê hương Phong Thịnh Thanh Chương đến Truông Bồn,
Điện Biên lịch sử, từ làng Sen quê Bác đến Tiên Điền
quê hương Nguyễn Du, từ miền núi đến nơi đảo xa, với
con người tác giả bộc lộ cảm nhận từ hiện đại
ngược thời trung đại. Như vậy du trong Du
ca của tác giả là du về tâm hồn, tâm hồn đó
không viển vông mà gắn liền với cảm thức. Để diễn
tả nội dung phong phú, anh đã vững vàng sử dụng nhiều
thể loại: khi với lục bát mềm mại uyển chuyển, khi
trang trọng chặt chẽ với thể thơ Đường luật, khi
phóng khóang với thể thơ tự do v..vv
Mặt khác, tác giả đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn từ
sự rung cảm tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn với một
tấm lòng ý thức trách nhiệm công dân. Trong sáng tác của
Trường Hải Lê Văn Đông cái tôi trữ tình và cái tôi
công dân hòa quyện khó tách bạch.
Kính Thưa các bậc cao niên!
Thưa các bạn yêu thơ!
Trong
chương trinh ngữ văn THPT, đã bao lần thay đổi tác giả
tác phẩm. Song trong bài khái quát văn học Việt Nam của
văn 10, có một câu mà các nhà soạn sách vẫn giữ
nguyên. Năm nào bồi dương học sinh giỏi hay ôn thi đại
học tôi đều lấy câu này làm một đề thi đó là : Suy
cho cùng lịch sử văn học của một dân tộc chính là
lịch sử tâm hồn dân tộc đó. Cổ nhân có câu : Văn
như kì nhân, Đại văn hào M.Goorki có nói Văn học là
nhân học.Như vậy, Du ca và Cảm Thức là
tâm hồn Trường Hải Lê Văn Đông. Chúc anh sức khỏe
để Thêm yêu cuộc sống làm thơ tặng đời.
Tôi cũng rất phấn khới khi các thầy cao niên như thầy
Nguyễn Hữu Kiếng, thầy Phan Đình Đệ, thầy Nguyễn
Trọng Hùng, thầy Trần Phong Phú, thầy Nguyễn Tài Khóa…
đã có những sáng tác thơ làm nguồn động viên gửi gắm
nỗi niềm và chiêm nghiệm của mình. Kính chúc các thầy
bách niên giai lão.
Chúc các quý vị, các anh, các chị hiện diện hôm nay
hạnh phúc và thành đạt. Xin chân thành cảm ơn.
Miền
Tây xứ Nghệ, 3/2016.
Bùi Minh
No comments:
Post a Comment