Ông
Tư vốn là một thương gia nổi tiếng và là người giàu nhất trong vùng.Thời trai
trẻ ông làm đủ thứ nghề và kinh doanh đủ kiểu. Ông làm đâu thắng đó, ít bao giờ
thất bại. Năm mươi năm tích có, ông đã có một gia tài khổng lồ, nhà cửa thì mấy
mươi cái, xe hơi đôi ba chục chiếc, ruộng lúa thì cò bay thẳng cánh, cuộc sống
trong gia đình sung túc và thừa mứa. Ông quyết định về hưu, nghĩa là không làm nữa, ông nghĩ rằng ở tuổi này
ông hưởng thụ là được rồi. Ông có tất cả mười người con, trai gái đầy đủ, đứa
nào cũng đã có gia đình nhưng không biết làm ăn, tất cả đều một tay ông nuôi
nấng.Vợ ông qua đời cũng đã mấy năm nay, ông cảm thấy buồn và muốn đi chu du
đây đó, ông khát khao muốn tìm về những người bạn cũ, những người cùng một thời
khố rách áo ôm, ông quyết định tập trung con cái lại và chia gia tài cho tụi
nó.
Sáng hôm nay trùng vào ngày chủ nhật, ai
cũng rãnh rang, dâu con và cả rể, ông kêu bọn chúng lại và nói rõ tâm nguyện
của mình. Đứa nào đứa nấy đều phấn khởi ra mặt, nhìn những bộ mặt hau háu chờ
chia tài sản của bọn nó ông bỗng tủi thân và đâm ghét cái đám con vô tích sự
của mình. Ông chưa có một ngày hạnh phúc, mọi việc trong nhà đều có người phục
dịch, những lúc ông bịnh hoạn ốm đau đều phải nhờ người giúp việc. Trong những
lúc ông mang trọng bịnh, mấy đứa con của ông chỉ lướt qua đôi chút và hỏi han
qua loa cho có chuyện. Đôi lúc ông tủi
thân, muốn bán mớ gia tài kếch sù và tìm đến một nơi thật xa để sống một cuộc
dời ẩn dật, nhưng vì thương con, nước mắt bao giờ cũng chảy xuống, ông không bỏ
bọn chúng được, phận làm cha làm mẹ nhắc nhở ông phải làm tròn trách nhiệm với
con cái. Sau khi đám con ông đã tập trung đầy đủ, ông quyết định chia đều số
tài sản cho bọn chúng và không giữ lại thứ gì. Phân chia xong, ông kêu thằng con
trai trưởng đến dặn dò đôi điều rồi quyết định ra đi, nhưng trước khi đi, ông
muốn ở với thằng con trai lớn một thời gian để chuẩn bị một số công việc cho
bạn bè và bà con, chòm xóm. Thời gian thấm thoát thoi đưa, mới đó mà đã gần một
năm, ông cảm thấy mình đã già thật sự, ở không thì cũng buồn, tiền bạc thì ông
đã giao hết cho bọn nó. Tính đến nay ông đã ngót nghét gần bảy mươi rồi. Ông
lấy vợ năm mười bảy tuổi,vợ ông là một người đàn bà hiền thục, đảm đang, sống
với bà ấy đã để lại nơi ông nhiều cảm thương và tình yêu sâu sắc. Đôi lúc ông
muốn bước đi thêm bước nữa nhưng lại sợ gặp phải người đàn bà không ra gì, nên
thôi.Trong thời gian gần đây, ông để ý thấy hình như vợ chồng thằng con trai
lớn không màng đến ông nữa, mỗi buổi sáng ông đói thắt ruột mà có thấy đứa nào
hỏi han đâu, mỗi bữa cơm chúng dọn cho ông chút đỉnh, nhìn mâm cơm nguội lạnh
với chút đồ ăn thừa bọn chúng mới ăn xong, ông đâm ra ngao ngán. Ông buồn chán,
những giọt nước mắt bỗng nhiên chảy ra và tràn xuống hai gò má khô khốc, ông
bật khóc thật sự. Nhìn lại ngôi nhà lần cuối, cố gom lại bao kỷ niệm nơi căn
nhà cũ, nơi ông đã xây dựng gần năm mươi năm và bây giờ để lại cho thằng con
trai lớn, ông quyết định ra đi, đi đâu thì ông chưa biết được, nhưng phải đi, không
thể cứ ở mãi nơi này để chịu sự khinh khi và ruồng rẫy của vợ chồng thằng con
trai lớn. Ông gom quần áo và một số tư trang cần thiết, không có tiền, ông đâm
ra lúng túng thật sự.
-Cha
đi đâu đó? Thằng con ông mới đi đâu về ghé tạt vào phòng ông.
-Chắc
cha phải qua con Ba thăm nó ít hôm, ở bên này ba nhớ mấy đứa nó quá.
-Ừ
thì ba đi đi, con thấy được đó. Ba qua cô Ba chơi thời gian rồi đến chú Tư, lâu
quá không thấy ba qua, mấy người trách đó. Nghe giọng điệu của thằng con trai
lớn, ông cũng đủ hiểu cái bản tính tham lam và bủn xỉn của nó rồi. Nó cứ nghĩ
ông đui, ông mù không thấy được cái dã tâm của nó, chưa nói đến con vợ nó, một
con nhỏ đanh đá và ngu si, suốt ngày chỉ biết dúi đầu vào mấy sòng tứ sắc, đỏ
đen.
-Con
cho ba ít tiền...
-Đây
xuống chỗ cô Ba cũng gần mà, ba chịu khó đi bộ, tiền nong mà làm gì, mà dạo này
tiền bạc trong nhà cũng cạn, con phải bán bớt mấy sào ruộng nhưng chưa thấy ai
mua. Thôi ba chịu khó vậy.
Ông
cảm thấy đăng đắng trong cổ họng, đúng là thằng trời đánh, thánh đâm, cho nó
bao nhiêu cái nhà và mấy mấy trăm mẫu ruộng, giờ chỉ hỏi nó ít tiền mà nó tráo
trở như vậy. Ông cảm thấy chân tay rã rời và tưng tức trong lồng ngực, ông phải
thoát ra khỏi ngôi nhà này càng sớm càng tốt, đồ quỉ tha, ma bắt, đồ vong ân
bội nghĩa, đồ thằng con trời đánh, thằng con bất hiếu. Ông cứ lảm nhảm trong
miệng nỗi uất ức kiềm chế bấy lâu nay lại bộc phát dữ dội. Nghẹn ngào và tức
tưởi, ông sắp đổ gập xuống sàn nhà, nhưng ông cố gượng, ông phải sống, ông
không thể chết được, ông phải sống để thấy quả báo nhỡn tiền, để thấy trời tru
đất diệt thằng con mất dạy và bất hiếu.
-Thôi
cha đi. Ông quay lại tìm mấy đứa cháu nội, nhưng nhà vắng hoe, ông bước khập
khiểng ra cửa. Ngoài trời vẫn đang mưa lâm thâm. Bây giờ đang là đầu mùa đông,
những cơn mưa dai dẵng suốt ngày, suốt đêm. Ông bỗng thấy lạnh, bỗng thèm khát
một bữa cơm ngon, một gia đình thân mật và một giấc ngủ thật ấm cúng. Ông loạng
choạng bước ra cửa. Ngoài trời mưa đang
bắt đầu nặng hạt, những tia chớp giáng xuống giữa màn đêm sâu thẳm. Ông lầm lũi
bước, những bước chân nặng nề và khó nhọc. Ông quay lại nhìn ngôi nhà lần cuối
rồi khệnh khạng bước đi trong cái tối tăm tăm mù mịt. Ngoài trười mưa mỗi lúc
mỗi lớn hơn.Trong tiếng sấm điên cuồng và ánh chớp liên tục của màn đêm xám
xịt, ông bỗng đổ xuống và bất động.
-Cô Ba ơi cô Ba. Ra mà coi ông già cô sao
nè, tôi thấy ổng nằm gục ở trước xóm, có lẽ đói và lạnh, cô đưa ông già vào
giường và đốt lò than sưởi ấm cho ổng đi. Cô nấu cho ổng chút cháo thịt, có lẽ
ổng đói và lạnh.
-Thôi được rồi, mấy người ra đi, để đó cho
tui, Ổng khùng hay sao mà mưa gió thế này lại mò tới đây cho được. Có đứa nào
đó không? Lôi giùm ổng vào trong góc nhà, lấy cho ổng cái mền rách hôm trước bỏ
sau xó nhà, coi còn cơm nguội không? Lấy cho ổng một bát, bỏ ổng chút ít đồ ăn
còn để dành cho chó.
Đó là một người đàn bà bụ bẫm, đỏ da thăm
thịt, mặt mày lòe loẹt son phấn, khoác trên mình chiếc váy ngắn ngũn trông rất
di hợm. Chiếc váy hơ hớ lộ ra cái bắp đùi trắng nuốt. Đó là cô Ba, đứa con gái
ra đời trong những năm tháng ông nhọc nhằn, gian khổ và cam go nhất. Ông cũng
suýt phá sản mấy lần vì những trận bão ở khơi xa trong những chuyến hàng ngược
Nam, xuôi Bắc. Nhưng hồi đó mọi tình cảm yêu thương ông dành trọn cho đứa con
gái ruột rà của mình, chỉ cần xa một ngày ông lại nhớ. Mỗi chuyến đi làm ăn xa
về lúc nào ông cũng mua quà cho đứa con gái mà có lẽ ông yêu thương nhất. Ông
thiêm thiếp không biết bao lâu rồi chợt tỉnh, bụng đói và khát, ông thèm một
bát cháo nóng và một chỗ nằm kín gió. Ông cảm thấy lạnh và bỗng ho khù khụ, tay
ôm ngực ông phều phào trong cổ.
-Nước, cho xin chén nước.
-Lấy nước cho ổng đi, thấy mà phát mệt, chuyên
đi báo đời con cái.
Ông
ngước mặt nhìn lên thì không ai xa lạ, đó là đứa con gái mà một thời ông yêu
thương đích thực. Nó có khuôn mặt hao hao giống mẹ, chỉ khác cái giọng nói. Mẹ
nó hiền thục bao nhiêu thì nó chanh chua, đanh đá bấy nhiêu. Ông cảm thấy đói,
cơn đói quằn quại. Hôm qua giờ ông chưa có hột cơm trong bụng, nhưng nhìn bát
cơm hẩm hiu và nguội lạnh đang nằm dưới đất thì trong lòng ông bỗng nỗi giận
thực sự. Trước mặt ông không phải là hình ảnh đứa con gái ông yêu thương ngày
nào mà đó là con đàn bà thối tha dị hợm, ông gượng đứng lên và tìm túi quần áo
-Quần áo ông để ngoài sân đó, ăn đi, ăn xong
rồi thì đi đâu thì đi, đừng lết đến nhà tui nữa. Thấy phát ghét. Ông cố gắng
kim hãm nỗi căm phẫn cực độ, đúng là loài rắn độc, đồ thứ con trời đánh. Chụp vội
túi quần áo và quơ đôi dép xẹp, ông vùng dậy thật nhanh và quay ra cửa. Ông
chay thật nhanh và không quay lại, phía sau lưng ông tiếng chó sủa ầm ỉ cọng
với giọng cười thé thé như man dại của con rắn độc, đứa con gái đốn mạt nhất mà
ông không ngờ tới. Ông quyết định thật nhanh sẽ không ghé những đứa con còn lại
làm gì nữa. Đối với bọn nó, ông đã thừa hiểu dã tâm của từng đứa. Bọn nó chỉ
biết có tiền, còn lại dù ông là cha đẻ của bọn nó thì chúng cũng chẳng coi ông
ra gì. Ông quyết định đến nhà bạn ông, thằng bạn nối khố đã lâu rồi không gặp.
Nó ở cách xa ông gần trăm cây số, ông nhớ lờ mờ nó hành nghề thuốc bắc. Mấy năm
trước ông có ghé nhà nó chơi. Ông bạn già có mời ông khi nào rãnh rỗi ghé ổng ở
chơi dăm ba tháng. Ông bạn thuốc bắc còn nói với ông rằng không phải ngại ngùng
gì cả, bạn bè được gặp nhau và hàn huyên tâm sự thì vui lắm rồi. Nghĩ đến đó
ông cảm thấy phấn chấn hơn phần nào. Đến đó may ra ông có thể kiếm được việc
làm tử tế và có được bữa cơm đàng hoàng hơn.
Phải mất hơn một ngày ròng rã ông mới đến
nơi. Ông phải bán đi chiếc nhẫn cưới mà
lúc nào ông cũng khư khư bên mình, ông không dám đeo nó trong tay vì sợ những
đôi mắt cú vọ của đám con khốn nạn. Nhà bạn ông nằm giữa lòng thành phố. Đó là
một tiệm thuốc bắc tương đối lớn. Nhìn tấm bảng hiệu AN SINH ĐƯỜNG to đùng được
mắt ngay ngắn trên tầng ba tòa nhà ông cảm thấy yên tâm hơn. Đúng là đây rồi,
ông thở phào nhẹ nhỏm và đưa tay gõ cửa.
(
Hết phần một)
Phan Minh Châu
No comments:
Post a Comment