Lê Hoàng |
Nói đến truyện Kiều, thì hầu
như mọi người đều đã biết đến “Truyện Kiều”với nhiều tựa đề như: “Đoạn
trường Tân Thanh”; “Truyện Thúy Kiều” v.v...Bất cứ ở đâu, hễ có người Việt Nam
thì ở đó có “Truyện Kiều”.
Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du
đã có hơn hai trăm năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, tác phẩm “Truyện
Kiều “ của cụ Nguyễn Du vẫn mang đầy ý nghĩa và tỏa sáng giá trị văn học
nghệ thuật. Tác phẩm này đã vượt không gian và thời gian để trở thành di sản
văn hóa của nhân loại, làm vẻ vang dân tộc Việt. Là một tuyệt tác, việc đối đáp
bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức
sinh hoạt văn hoá của một số cộng đồng người Việt, và Truyện Kiều đã được nhiều
người vận dụng vào các lĩnh vực khác nhau như: Bói Kiều; Dự đoán Kiều; Đố Kiều;
Lẩy Kiều v.v...
Về đố Kiều: Truyện Kiều được
đông đảo người đọc say mê, nên thuộc Kiều cũng là niềm tự hào của nhiều người,
họ đố nhau từng chữ, từng ý nghĩa, từng hàm ý vận dụng vừa ẩn ý vừa nghĩa
bóng.v.v...
Ví dụ: “Còn thiên Tích
Việt ở tay,
Nổi đêm khép mở, nổi ngày riêng chung”
(Là cái gì?)
(Là cái gì?)
Trả lời: Là cái Quạt.
Hoặc: “Rõ ràng trong
ngọc trắng ngà,
Sầu tuôn đứt nối châu
sa vắn dài,
Một mình âm ỹ canh chầy,
Đoạn trường ai
biết kiếp này mới thôi”
Giải: Là cây nến.
Trong Văn học đại chúng dân
gian, nếu tục ngữ là trí khôn, là kho tàng kiến thức, đạo lý về đối nhân xử
thế; và ca dao, dân ca là tiếng nói của tình cảm, thì câu đố là tiếng cười của
trí tuệ, của sự thông minh, tinh tế và linh hoạt.
Là một hình thức tiếp thu
Truyện Kiều vô cùng sinh động và độc đáo, đố Kiều có thể có hai loại: Mượn Kiều
để đố va dùng ý Kiều để đố.
Mượn Kiều để đố thì có vế đố
tập Kiều. Loại này được thể hiện qua các câu thơ đã được chuyển từ không ẩn dụ
thành nghĩa ẩn dụ. Hình tượng câu thơ được gán ghép với cách hiểu khác.
Có hai cơ sở để chuyển hóa câu Kiều thành câu đố loại này, hoặc đều dùng phương
tiện nhận thức và không phản ánh thế giới khách quan bằng hình tượng hoặc
phản ánh câu đố được trình bày nửa kín, nửa hở. Mượn cái nọ để nói cái
kia vì câu lục bát Kiều thường đa nghĩa. Lời đố mô tả những yếu tố cấu tạo nên
vật đố, nhưng chỉ cần đưa ra một vài đặc điểm chính có thể kèm thêm một vài
điểm phụ như:
“Rõ mình lạ vẻ cân đai,
“Sao cho trong ấm thì ngoài
mới êm “.
(Cái chăn)
(Cái chăn)
Loại đố về truyện Kiều: Trong
đó vế đáp là một tập Kiều, thường được diễn ra dưới hình thức hát đối; hát đối
đáp giao duyên giữa nam, nữ nông thôn.
Tính nghệ thuật của câu đố
Kiều là ở nét tương đồng giữa nhận thức và hiện thực khách quan, mối liên hệ
giữa chúng thật bất ngờ, khiến câu đố càng thú vị, tạo nên một ý nghĩa mà người
đố có thể sáng tạo trong quy ước ngầm.
Ví dụ: “Truyện Kiều anh thuộc đã làu,
Đố anh kể hết hai câu hết
Kiều?”
Trả lời: “Trăm năm trong cõi người ta,
Mua vui cũng được một
và trống canh”.
Thực ra đây là một câu đố khá
hóc búa vì Truyện Kiều dài tới 3.254 câu thơ, thì làm sao tóm tắt trong hai câu
được?
Đặc trưng cơ bản của hình
thức đố này là Truyện Kiều phải rất quen thuộc đối với cả người đố lẫn người
được đố, vì vậy khi Truyện Kiều được dùng làm vật đố cũng nhằm thoả mãn nhu cầu
kiểm tra nhận thức của hai bên về Truyện Kiều. Câu đố còn đem lại cho người dân
Việt Nam những tràng cười khoái trá, khoái không chỉ ở chỗ giảng được, mà ngay
cả bản thân câu đố; nhiều câu đọc lên đã thấy ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, có khi một
vài điều đưa đến tục hóa, giảng được hay không cả hai bên đều cười xòa.
Ta hãy xét câu đố Kiều sau
đây:
“Cánh hồng bay bổng tuyệt
vời,
Đinh ninh hai miệng, một lời
song song”.
(Cái diều có gắn ống sáo)
Chứng tỏ, người đặt ra câu đố
không những rất thông hiểu về Truyện Kiều mà còn hiểu kỹ về các loại nhạc cụ.
“Kiếp hồng nhan có mong manh,
Liễu bồ mình giữ lấy mình cho
hay.
Nỗi lòng càng nghĩ càng cay,
Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày
riêng chung.
Vì ai ngăn đón gió đông,
Để lòng thì phụ, tấm lòng với
ai,
Dẫu sao cũng ở tay người”.
(Cái quạt giấy).
(Cái quạt giấy).
Còn như: “Truyện Kiều anh đã thuộc làu,
Đố anh đọc được hai câu tám
người?”
Hoặc: “Truyện Kiều anh đã thuộc làu,
Nhớ chăng đoạn nói nàng Kiều
có...mang?”.
Đáp: “Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
Thất kinh
nàng...chữa hẳn là có mang”.
Nguyên câu 1643: “Đầy sân
gươm tuốt sáng lòa,
Thất kinh nàng chữa biết là
làm sao !”.
Hoặc: “Ai cắt buồng trứng đi rồi,
Mà còn đẻ giống sinh nòi hả em?”
Trả lời: “Hoạn Bà, bà hoạn chứ ai!
Hoạn rồi mà vẫn sinh nòi Hoạn Thư”.
Đây là cách hiểu theo ý ẩn dụ
của danh từ Hoạn biến thể thành động từ.
Về đố nhân vật Truyện Kiều:
“Đồn
rằng anh thuộc truyện Kiều,
Ai cha, ai mẹ, dập dìu rể con?
Ai mà mở phố lầu son,
Ai tu hành đắc đạo, ai bán buôn kiếm lời.
Ai
tự vẩn, ai cứu người?
Ai tụ binh tập mã, ai thời viết kinh?
Ai
lừa lập kế điều binh,
Ai thời thi đậu, triều đình quan cao?
Ai
thời tứ xứ anh hào,
Thì anh giảng hết luận vào em nghe”.
Trả lời: “Ông bà viên ngoại
mẹ, cha.
Vương Quan, Kim
Trọng ấy là rể, con.
Tú bà mở phố lầu son,
Giám Sinh họ Mã bán buôn kiếm lời.
Giác Duyên tu đạo cứu người,
Thúy Kiều tự vẩn, lại ngồi viết kinh.
Hồ Công lừa kế điều binh,
Vương - Kim thi
đậu trình đình quan cao.
Bốn
phương phất ngọn cờ đào,
Là chàng Từ Hải anh hào Việt Đông.
Về ngâm Kiều vấn đáp:
“Thúy Kiều chàng đọc đã làu,
Nay em hỏi hết mấy câu cùng
chàng,
Đi đâu mà gặp Kim Lang?
Người đâu trong lúc mơ màng
thấy nhau?
Ai mà gầy dựng mối sầu?
Vì ai nên phải thanh lâu
chịu đành?
Tại sao phải mắc Sở Khanh?
Yêu ai mà lại chịu mình chồng
chung?
Tại sao phải tới cửa công?
Tại sao
lại được đuốc hồng kiệu hoa?
Hoa Nô ai đặt tên là ... ?
Vì sao lại phải đổi ra
Trạc Tuyền?
Ai đâu gặp được Giác Duyên,
Vì sao sau lại tới miền Châu
Thai?
Gặp ai là kẻ anh tài,
Báo ân báo oán, trong
hai nợ trần?
Ai mà quyết kế đóng quân?
Nghe ai, Từ đã về
thần thu linh?,
Ai
mà không phải chung tình.
Sông nào lại quyết quên mình
cho cam?
Ai mà lập một thảo am,
Nghe lời ai dạy, nên làm bên
sông?
Chàng mà giải hết cho xong,
Thì chàng chính thức
vốn giòng nho gia?
Ví vấn đáp Kiều:
“Đêm khuya cửi lạnh canh trường,
Vì hoa nên phải đánh đường
tìm hoa.
Thuyền tình vừa ghé tới nơi,
Ai người thục nữ ra chơi
thuyền tình?”
Nữ :
“Đêm khuya cửi lạnh canh trường,
Tiếng ai như tiếng người
thương gọi Kiều.
Mấy lâu ni Đông liễu Tây đào.
Mặt tơ tưởng mặt, lòng ao ước
lòng”.
Rõ ràng, trong mỗi câu, mỗi
chữ đều liên quan đến Kiều, vậy Kiều bị bắt vào thời gian nào?
“Đêm Thu gió lọt song đào,
Một vầng trăng khuyết, ba sao
giữa trời.”
Đây là hai câu thơ thể hiện
bút pháp tài tình của đại thi hào Nguyễn Du, về không gian là tả cảnh đêm thanh
vắng, về thời gian là lúc Kiều ra trước Phật đài rồi bị bọn người lạ bắt cóc.
Để trả lời câu hỏi này, xin
quý vị nghe Giáo sư Hoàng Xuân Hãn lý giải như sau: “Đường quỹ đạo của mặt trời
có tên là Hoàng đạo. Hoàng đạo có 12 chòm sao quan hệ mà ta thường gọi là chòm
sao Hoàng đạo. Nhị thập bát tú chỉ có một phần ở gần đường ấy như các sao:
Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ v.v...
Đường quỹ đạo của mặt trăng
có tên là Bạch đạo thì vị trí không nhất định, nhưng quanh co bên đường Hoàng
đạo, và có thể vượt qua vùng Nhị thập bát tú. Phàm trong một năm, trong mỗi
ngày mặt trời đến một chỗ khác nhau, nên vị trí của mặt trời đối với những chòm
sao có thể cho ta biết ngày, tháng, mùa trong năm.
Ví dụ: Mặt trời ở sao Giốc
là vào trung tuần tháng 9 dương lịch.
Mặt trăng có tròn, có khuyết,
mặt trời thì không. Mặt trời tự nó sáng nên trông phía nào cũng thấy một mặt
tròn sáng màu đỏ.
Mặt trăng vốn tối, nhưng nhờ
có mặt trời chiếu vào nên mặt trăng nhận ánh sáng của mặt trời mà sáng.
Tuy nhiên mặt trăng chỉ sáng có một nửa. Đường phân giới hai nửa sáng và tối là
một vòng tròn. Mặt trăng có thể ví như một quả cầu, một nửa sơn trắng, một nửa
sơn đen. Tùy hướng ta đứng, ta có thể thấy toàn phần mặt trăng, hoặc một phần,
hoặc là không thấy gì cả.
Lúc mặt trăng quay cả mặt
sáng lại ta thì ta thấy tròn. Khi trăng quay phần lớn tới ta thấy khuyết
(Vào các ngày 12, 13 và 18, 19 âm lịch). Khi trăng quay, quay phần ít
sáng về ta thì ta thấy trăng lưỡi liềm (Vào các ngày mồng 3, 4, 20, 27 âm
lịch). Và khi trăng quay một nửa thì ta thấy hình bán nguyệt (Vào các ngày mồng
7, 8, 23, 24 âm lịch). Thấy trăng tròn là biết ngày rằm, 16; nhìn trăng như
đường mày mỏng biết là đầu tháng hay cuối tháng; còn trăng bán nguyệt thì biết
là mồng 7, 8, 23, 24 âm lịch.
Điều quan trọng nhất là làm
thế nào để phân biệt được đầu tháng hay cuối tháng? Nghiệm thấy: Lúc đầu tháng,
ta thấy trăng lúc đầu hôm về phương Tây và đường cong ngoài về phía Tây (Thượng
huyền); cuối tháng thì ngược lại. Trăng thấy về quá nửa đêm ở phương Đông (Hạ
huyền) là lúc trăng nửa vành mà đường huyền quay về phương Tây, chớ không quay
về phía dưới. Như vậy, qua quan sát mà nghiệm ra, hoặc lấy lý luận để suy diễn
thì đều dễ hiểu, vì trước ngày Hạ huyền vào ngày 3, 4 thì có “Nửa vầng trăng
khuyết. Mặt trời cách mặt trăng 45 độ về phương Tây”.
Lời đoán: “Nửa vầng trăng
khuyết “ là một; “ba sao giữa trời” là hai; “ Đêm Thu” là ba và “ Đêm Thu gió
lọt song đào” là bốn. Vậy thì:
1. “Nửa vầng trăng khuyết”: Ngày này chưa đến mồng 7 hoặc quá 20.
Kiều lúc bấy giờ còn ra Phật đài khấn vái thì trăng này là trăng đầu hôm. Vậy
hôm ấy chưa đến mồng 7. Còn về tuần ấy thì lúc này sao đã rõ, trăng đã thấp
lắm; như vậy trăng lúc này là trăng ở trung độ hai tuần trên; như thế Kiều đã
bị bắt vào ngày mồng 4.
2. “Ba sao giữa trời”: Ba sao nào đây? Đương nhiên ba sao phải là
chòm sao đẹp, đứng gần mặt trăng mới tạo được cảnh nên thơ. Vậy chòm ba sao này
nằm trong vùng Hoàng đạo và Bạch đạo, chỉ có thể là sao Tâm. (Sao Tâm là sao ở
đuôi con vịt - Sao Vỹ) và 4 sao đuôi nằm ngay trên (Sao Phòng). Ngoài ra, Thúc
Sinh cũng còn có tên là Tâm. Đồng thời, vầng trăng khuyết với ba ngôi sao nằm
trên thành chữ Tâm. Theo đó, Kiều đã bị bắt vào giờ Tuất, ngày 4
tháng 9 năm Gia Tĩnh, Triều Minh.
“Đêm Thu gió lọt song đào,
Nửa vầng trăng khuyết ba sao
giữa trời”.
Đọc hai câu thơ ấy chúng ta
thấy rằng phòng của Kiều quay về hướng Tây Nam . Khi Kiều ngồi trong phòng thì
gió thổi qua cửa sổ; nhìn lên thấy trên trời có nửa vầng trăng khuyết và ba
sao. Với lý luận thông thường, khoa học thiên văn đã khám phá ra được câu đố
Kiều về chuyện cô Kiều đã bị bầy Côn Quang bắt vào giờ Tuất, ngày 4 tháng 9.
Hãy đọc mấy câu thơ của cụ
Tiên Điền để ngẫm đến cái hay của Truyện Kiều:
“Rằng quen mất nết đi rồi,
Mà trong lẽ phải có người có
ta,
Đều là nghề nghiệp trong nhà,
Câu thần lại mượn bút hoa vẽ
vời,
Gọi là trả chút nghĩa người,
Còn vầng trăng bạc, còn lời
nguyền xưa”./.
Lê Hoàng
(Mạn phép tham khảo nhiều tài
liệu)
No comments:
Post a Comment