TƯỞNG NHỚ LÝ THƯỜNG KIỆT
Từ trần tháng 6 năm Ất Dậu (1105)
Thường Kiệt tướng tài vốn thế gia (1)
Đánh Nam
dẹp Bắc rạng danh nhà
Bình Chiêm biên giới thôi phiền nhiễu
Phá Tống dân tình hết xót xa
Võ Thánh tinh vi bày trận tuyến
Thơ thần (2) hùng tráng dậy quân ca
Hoàng triều ban họ Ngô thành Lý
Như Nguyệt dòng sông đẹp sử ta.
LNP
(1): Tên thật của Lý Thường Kiệt là Ngô Tuấn, cháu 5 đời của
Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập – hoàng tử trưởng của Ngô Quyền.
(2): Quân nhà Tống đang đánh rất hăng, Lý Thường Kiệt sợ
quân mình ngã lòng bèn đặt ra chuyện có thần cho bốn câu thơ, đang đêm sai người tâm phúc đọc vang
trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát thuộc địa phận sông Như Nguyệt. Bài thơ
như một bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ
vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt chống lại quân Tống.lần thứ hai.
CÔNG ƠN NHÀ LÝ
Từ khi Thái Tổ dựng kinh thành
Hơn một nghìn năm với sử xanh
Văn Miếu phụng thờ người xuất chúng
Thăng Long tưởng nhớ bậc hùng anh
Hố Tây gió lộng, trăng vờn nước
Hoàn Kiếm hương loang, liễu rủ cành
Nhà Lý mở mang văn hóa Việt
Muôn đời rạng rỡ nét đan thanh.
LNP
Vua Lý Thái Tổ khởi sự dời đô vào tháng 7 năm Canh Tuất
(1010). Khi ra đến Đại La, vua lấy cớ có
điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành Thăng Long. Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu là Đại Việt
(1054), lập Văn Miếu (1070). Lý Nhân Tông lập Quóc Tử Giám năm Bính Thìn
(1076). Nhà lý có công làm cho nước ta thành một nước cường thịnh: Đánh Tống,
bình Chiêm, chỉnh đốn võ bị, sửa sang pháp luật, xây dựng vững vàng nên tự chủ.
Toàn cảnh Điện Kính Thiên xưa. (Ảnh của Bác sĩ Charles Edouard Hocquard, chụp 1884 -1885)
GÌN GIỮ THĂNG LONG
Đánh đuổi ngoại xâm biết mấy lần
Thăng Long muôn thuở khắc lòng dân
Rồng tiên bay lượn vùng trời tổ
Rùa thánh dâng trao lưỡi kiếm thần
Xây đắp cơ đồ lưu hậu thế
Bảo tồn di tích nhớ tiền nhân
Qua bao mưa nắng không sờn chí
Chớ để tinh hoa nhiểm bụi trần.
LNP
No comments:
Post a Comment