Không
ai biết ông ta tên thật là gì. Người ta gọi danh ông ta
dựa vào tấm quảng cáo treo ở góc đường. Nhà Đại
Tiến Sĩ - đó là biệt danh của ông ta. Khắp xứ đều
nhắc tới tên ông như một vị anh hùng của thời đại
với chiến công hiển hách chưa từng có trên thương
trường từ trước đến nay. Các buổi tiệc tùng của
chính quyền đều mời ông ta tới dự, bởi vì hai phần
ba ngân khoản dành chiêu đãi là do lòng hảo tâm của ông
ta đóng góp. Các quỹ bảo trợ xã hội đều có phần
ông ta tài trợ. Nói chung, ông ta là “Mạnh thường quân”
đáng mặt để mọi người học tập.
Người
ta không thể đoán biết vốn liếng kinh doanh của ông ta
là bao nhiêu. Nhiều tin đồn đại, có thể vốn ông ta
khoảng một thùng phuy vàng là ít. Ông ta bắt đầu phất
khi nền kinh tế của xã hội chuyển sang sự cạnh tranh
của cơ chế thị trường. Quả thật bộ óc ăn nên làm
ra như thế thật là hiếm, thật là mẫu điển hình để
mọi người ham có vàng phải bắt chước.
Ông
ta về thành phố này cách đây vài năm. Món hàng kinh
doanh của ông ta thật là lạ : Kinh doanh óc. Nó cũng kì
lạ như con người của ông ta. Đầu ông ta là một khối
vuông nhỏ xíu được gắn trên cơ thể lập phương. Chưa
hết, mọi vật ông ta sử dụng đều vuông vắn đến cỡ
nếu dùng thước đo có sai số một trên một triệu cũng
không tìm ra độ chênh lệch. Và điều kì lạ hơn nữa,
mặc dù ở độ tuổi năm mươi, ông ta vẫn còn trinh
trắng.
Nhiều
cô gái đẹp ngấp nghé muốn thân trao phận gửi cho ông
ta nhằm kiếm nơi yên phận cái kiếp làm đàn bà, nhưng
ông ta nhìn các ả bằng cặp mắt dửng dưng. Nhiều người
cho ông ta khó tính. Nhưng điều đó trái ngược với bản
chất của ông. Tới một con rắn hổ mang, ông cũng không
dám xuống tay hạ sát khi nó leo lên người và liếm vào
môi ông. Ông chỉ cười với nó. Và rồi khi thấy ông bị
lâm nguy, các nhân viên giúp việc cho ông phải tìm gậy
gộc để đánh chết con rắn. Hú hồn, hú vía, may cho nhà
Đại Tiến Sĩ không hề hấn việc gì. Ông cũng chỉ cười
khi thịt rắn trở thành món nhậu cho đám nhân viên. Bữa
tiệc chiến thắng rắn, ông hào phóng xuất tiền để
mua thêm thức ăn và nước để uống.
Và
rồi, cả xứ đều xôn xao khi đọc mục quảng cáo nhắn
tin trên tờ báo Kim Tiền : Nhà Đại Tiến Sĩ - chuyên
kinh doanh các loại óc văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, nghệ
sĩ, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, bác học - muốn tìm vợ
tuổi khoảng 15 đến 25. Ai muốn làm vợ Đại Tiến Sĩ
hãy nộp đơn đăng kí từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày
31 tháng Chạp năm nay. Mọi thủ tục xin liên hệ tại văn
phòng của Đại Tiến Sĩ số 666, Đại lộ 13.
-
Ôi ! Ông Đại Tiến Sĩ chuẩn bị lấy vợ. Tuyệt thật
!
-
Ôi ! Ngài Đại Tiến Sĩ sẽ có vợ. Chắc chắn đất
nước này còn duy trì được gien của những người tài.
-
Ông ta lấy vợ thật à ?
-
Đây nè ! Đọc kĩ thì rõ ! Thật là phước đức cho nòi
giống chúng ta…
Cứ
thế, một đồn mười, mười đồn trăm, đồn theo cấp
số nhân. Cả làng cả nước chờ đón tin mừng Đại
Tiến Sĩ kén vợ.
*
*
*
Việc
định lại biên chế cho tờ báo Kim Tiền làm nát óc chủ
nhiệm kiêm chủ bút. Để phóng viên, biên tập viên nào
ở lại công tác, cho người nào về. Khi cần thì nhận,
khi không cần thì thải sao ? Nhưng đã hạch toán kinh tế
thì phải sòng phẳng, phải tính công sức của từng
người để chi trả lương. Mà ở cơ quan này tính đi
tính lại thừa 12 người trong tổng số 21 người. Giảm
biên chế những trên 50%. Không lẽ chủ nhiệm kiêm chủ
bút Thức Thời phải về vườn. Không lẽ Nữ Sĩ, người
yêu trẻ của ông ta, phóng viên trẻ nhất trong số nữ
phải nghỉ việc ?
Ông
ngồi thừ trước bàn làm việc. Nữ Sĩ vai mang xách chạy
vào cười nũng nịu với ông :
-
Nè anh ! Tối nay chúng mình đi khiêu vũ nhé?
Ông
im lặng.
-
Chiều em một tí đi nào ! - Nữ Sĩ quàng vai ông, tựa má
sát vào hàm râu đen rậm của ông.
-
Anh bực muốn chết được !
-
Chuyện gì mà bực ? Ai làm anh bực ? Ai qua mặt được
anh ở cơ quan này ? - Nữ Sĩ hét toáng lên khi buông tay ra
khỏi con người ông…
-
Thì chuyện giảm biên chế đó ! - Ông vừa nói vừa thở
dài.
-
Hơi đâu anh lo cho mệt xác. Không lẽ anh không giữ được
em ở lại làm việc sao ? Hơi sức đâu anh nghĩ thế. Ai
lo cho mình cái ăn cái mặc. Đời này không đạp nhau thì
làm sao sống nổi ? - Nữ Sĩ vừa nói vừa khoanh tay, ngước
mắt nhìn cái quạt trần đang quay chậm rãi - Anh không
đạp họ thì anh có chỗ để đứng không ? Anh và em chết
đói trước hay họ chết đói trước ? Tùy anh !
*
*
*
Đã
hơn sáu tháng mà Đại Tiến Sĩ vẫn chưa kén được vợ
cho nên mục quảng cáo nhắn tin phải in đi in lại nhiều
lần trên báo kèm theo ảnh toàn thân của ông ta để các
cô gái lượng sức nộp đơn đăng kí. Bên cạnh đó, báo
cũng giới thiệu một phần tài sản của ông ta. Mục
giới thiệu tài sản gồm có một số nội dung chính như
sau: Ngài Đại Tiến Sĩ làm chủ một cao ốc trên 1000m2.
Trang bị 5 karaôkê ở phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ,
phòng tắm và cầu tiêu. Có 2 xe hơi kiểu tiên tiến nhất
của Nhật Bổn còn chờ người lái v.v… và v.v… Nếu
đọc hết nội dung đó, có thể chúng ta choáng ngợp
trong số tài sản đó.
Mọi
lo âu đều hiện trên gương mặt của những người chăm
chú vào thời cuộc. Ngài Đại Tiến Sĩ sẽ chọn ai trong
6 tháng cuối năm để làm vợ. Người ta bàn bạc, kháo
nhau và cá độ về đường tình duyên của Đại Tiến
Sĩ.
*
*
*
Người
yêu của Đại Tiến Sĩ là Nữ Sĩ. Nàng thường cặp kè
bên cạnh ông, trở thành thư kí riêng cho ông. Sau khi bàn
bạc với chủ nhiệm tờ báo Kim Tiền, nàng đã đăng tin
: “Nữ Sĩ, phóng viên tờ Kim Tiền, tuổi 24, đẹp, dễ
thương, cần tìm chồng khoảng 50 tuổi, giàu có…” Nhờ
tin ấy, nàng cùng Đại Tiến Sĩ trở thành đôi tình nhân
tuyệt vời. Mọi bí mật làm ăn của Đại Tiến Sĩ nàng
hầu như biết gần hết. Nhân viên khi gặp nàng đều bẩm
thưa “bà chủ”. Thế nhưng, họ vẫn chưa làm lễ cưới.
Họ đợi đến gần tiết Tiểu Hàn sẽ tổ chức vì khí
hậu hợp với chuyện ăn nằm. Còn khoảng 25 ngày nữa
mới đến thời điểm làm lễ động phòng hoa chúc.
Gần
đến ngày cưới, một hội nghị khoa học kinh tế được
tổ chức dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm khoa học,
có các đại trí thức của thời đại tham dự để nghe
Đại Tiến Sĩ báo cáo tham luận kế hoạch kinh tế một
thiên niên kỉ tới. Bản tham luận của Đại Tiến Sĩ
dày trên ba ngàn trang in. Ông ta đã bỏ vốn ra in trên
triệu bản phát trước cho các nước có tham dự hội
nghị và ông ta dự tính bỏ ra một số tiền thù lao cho
những vị chịu đến tham dự Hội nghị để nghe ông ta
đọc tham luận. Cứ một trang in, ông sẽ chi trả cho mỗi
người nghe một đô la. Vị chi, một người ngồi nghe
tham luận, ông sẽ chi trả trên ngàn đô la. Mọi người
đều phấn khởi mong đến ngày Hội nghị khai mạc.
Dù
bận bịu với công việc sắp đến của Hội nghị, Đại
Tiến Sĩ vẫn không quên ngày cưới của ông ta sẽ tổ
chức một tuần lễ sau đó. Ông dành thời gian rảnh rỗi
đưa Nữ Sĩ giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.
Cơ
sở làm ăn của ông, nàng đều biết và quen thuộc cả.
Ngoại trừ trại cấy giống lấy óc, nàng chưa một lần
ghé thăm. Nàng ao ước được đến đó. Nàng đã rủ rỉ
bên tai Đại Tiến Sĩ. Cuối cùng, ông ta bằng lòng dẫn
nàng đến trại.
Một
buổi sáng đẹp trời, cả hai đáp phi cơ trực thăng đến
trại giống. Sau khi các nhân viên ở trại làm thủ tục
chào đón ông chủ và vị hôn thê của ông ta xong, họ
đâu vào đấy trở lại vị trí làm bổn phận của mình.
Đại Tiến Sĩ dẫn Nữ Sĩ đi từng lán trại để nàng
tham quan. Hàng đàn khỉ được nhốt trong các chuồng
trại. Nàng ngợp với quang cảnh kì lạ của khỉ. Tới
một chuồng khỉ, Đại Tiến Sĩ khoe với Nữ Sĩ :
-
Đây là chuồng nuôi óc kinh tế. Ai mua óc của lũ khỉ
này sẽ ăn nên làm ra.
Nữ
Sĩ trố mắt nhìn từng con khỉ đang học cách mua bán.
Từng chỉ vàng, từng lượng vàng được chúng chuyền
nhau. Chúng ngửi, thè lưỡi liếm, chúng giấu vào tai, vào
háng, vào hậu môn…
Qua
khỏi chuồng kinh tế, trước mắt Nữ Sĩ một chuồng khỉ
có đầy đủ các nhạc cụ. Nào là pianô, viôlông, ghi
ta, măngđôlin v,v…được các con khỉ đang chơi những
bản nhạc tuyệt vời của Bêthôven, Môda…
Nàng
sửng người lắng nghe những âm thanh kì vĩ. Một cái đập
vai nhẹ nhàng làm nàng giật mình. Đại Tiến Sĩ cười
nói :
-
Em thấy lạ lắm hả ? Đây là chuồng nuôi óc nhạc sĩ.
Chính những con khỉ này sẽ cung cấp óc cho các nhạc sĩ
đại tài trong tương lai…
Chưa
hết, nàng được Đại Tiến Sĩ dẫn thăm các chuồng
trại, cả thảy 33 chuồng, đủ mọi ngành nghề, đủ mọi
tri thức và đều có thể bán ra thị trường dưới dạng
óc.
*
*
*
Trong
hội trường đông nghẹt người chờ đón Đại Tiến Sĩ
đọc tham luận. Gần đến 11 giờ mới đến phiên ngài.
Ngài bệ vệ tiến lên bục diễn thuyết. Pháo tay vang lên
như sấm dậy tưởng bay trần ximăng ở trên đầu. Không
có việc gì xảy ra cả. Chỉ có sự hoan hô nồng nhiệt.
Khi
ngài Đại Tiến Sĩ cất giọng như catxet, cả hội trường
im phăng phắc. Ngài say sưa đọc. Các phóng viên chụp
ảnh, quay phim lia lịa.
12
giờ, ngài Đại Tiến Sĩ đọc đến trang 101.
12
giờ 30, ngài đọc đến trang 162.
13
giờ, ngài đọc đến trang 222.
14
giờ 30, ngài đọc đến trang 402. Cả hội trường không
có một tiếng thở để nghe ngài đọc.
14
giờ 32, ngoài căng tin, mọi người đang kháo nhau sẽ sắm
được những gì qua đợt Hội nghị này bởi đồng tiền
hào hiệp của Đại Tiến Sĩ.
14
giờ 36 phút, ngài Đại Tiến Sĩ vẫn đọc.
15
giờ, ngài vẫn đọc. Và mọi người ở căng tin đang say
mèm, nằm dài trên sàn nhà, trên cả lối đi và kể cả
nơi vệ sinh.
15
giờ 10 phút, ngài Đại Tiến Sĩ vẫn say sưa đọc.
*
*
*
Hai
ngày sau, tờ báo Kim Tiền phát một tin giật mạch máu :
“Lúc
15 giờ 20 phút ngày 25-12-…, ngài Đại Tiến Sĩ đã đột
ngột xỉu khi đọc tham luận. Các bác sĩ đã tận tình
cứu chữa, nhưng vì tuổi cao, sức cạn, Ngài đã từ
trần, hưởng 52 tuổi”.
Và
trong tờ báo này cũng đăng tin cuộc giải phẫu bộ óc
kì vĩ của Đại Tiến Sĩ, nguyên văn như sau :
“Sau
khi tiến hành phẫu thuật bộ óc của Đại Tiến Sĩ, các
bác sĩ, tiến sĩ, bác học trên thế giới vẫn không xác
định óc của Ngài thuộc chủng loại nào vì không có
não bộ. Và sau khi làm việc suốt 24 giờ liền, máy vi
tính đã xác định : óc Ngài Đại Tiến Sĩ thuộc chủng
loại rôbô ra đời cách đây 4 tỉ năm”.
1991
Phan
Trang Hy
No comments:
Post a Comment