LỜI DÂNG
Thiền
định tự tri thì không thuộc riêng tôn giáo nào hay nền
văn hoá giáo dục nào; đó là tài sản cực kỳ quý giá
của nhân loại muôn đời, của vũ trụ.
Tu
viện lớn, lễ lược nhiều không có ý nghĩa bằng chăm
lo chu đáo và khoa học cho sự tu tập và đời sống vật
chất của tu sĩ.
Bắt
học sinh, sinh viên học quá nhiều là bóc lột tuổi trẻ.
Một
tinh thần thật sự trẻ trung và đầy sinh lực là một
tinh thần trong sạch. Tinh thần đó ít lệ thuộc vào thể
trạng và hoàn cảnh.
Không
xiển dương sự thanh tẩy tâm thức thì tôn giáo, tín
ngưỡng chứa đầy mê tín có hại .
Sách
báo là thầy, là bạn, là nguồn cảm hứng.
(Trang
116)
--------------
Trái
đất đang nóng dần lên; tâm hồn nhân loại đang nóng
bỏng. Nhà khoa học nỗ lực vá tầng ô-dôn; thiền gia nỗ
lực thiền định để góp phần chuyển hoá tâm trí nhân
loại bằng năng lượng tỉnh thức, an lạc, thanh thoát,
từ bi . (Nên thấu hiểu rằng, lòng tự hào tôn giáo cũng
là cái “tôi” hiếu chiến vô minh ).
Tư
tưởng “trọng thầy khinh thợ” là tư tưởng của hạng
người yếu kém văn hoá (dù có bằng cấp cao, địa vị
cao), là tư tưởng của hạng người vong ân bội nghĩa
đối với nhân dân lao động, là tư tưởng phản giáo
dục (dù đang làm nghề dạy học, lãnh đạo giáo dục).
Nhà
tâm lý học không thể hiểu biết sâu sắc cơ cấu tâm
lý nếu không thiền định tự tri. Nhà giáo dục học,
nhà chính trị học sẽ không có tầm nhìn minh triết về
giáo dục, về chính trị nếu không hiểu biết sâu sắc
cơ cấu tâm lý con người. Nhà truyền bá tôn giáo sẽ hạ
thấp giá trị tôn giáo nếu thiếu quan tâm vấn đề này.
(Trang
117)
Tham
quyền cố vị thì không yêu dân, không yêu nước.
Làm
chính trị chân chính thì đừng sợ bị chê bai, bị
phê phán; không có lời chê bai, phê phán thì khó nhận
thấy khuyết điểm, sai lầm.
Cái
đầu tham ô làm tổn thất hơn một nửa chất xám cho
công việc thuộc trách nhiệm của nó .
Nếu
các cơ quan, các nơi công cộng, các phương tiện truyền
thông thường xuyên dùng khẩu hiệu để chống tham ô,
hối lộ, bè phái… thì các tệ nạn này sẽ giảm nhanh.
Phải
thấy rằng nạn hối lộ là một trong những kẻ thù nguy
hiểm nhất của nhân loại, của đất nước.
(Trang
118)
--------------
Đôi
tay thì đưa hối lộ và nhận hối lộ, còn miệng thì ca
tụng đường lối cách mạng, chắc chắn đó là kẻ “cơ
hội chủ nghĩa” độc hiểm, hay “chụp mũ” người
tốt .
Có
đức mà không có tài, không phải là vô dụng, vì vẫn
có tác dụng giáo dục lớn lao đối với xã hội (qua lối
sống), vì vẫn mang năng lượng tinh thần (thiện ích) ảnh
hưởng tốt đến môi trường sống của cộng đồng (có
cả giá trị giáo dục). Có tài mà không có đức, không
chỉ có hại cho xã hội về hành vi xấu, mà còn mang năng
lượng tâm thức độc hại cho môi trường (và cho bản
thân mình). (Vấn đề này Phật giáo gọi là tạo
nghiệp tốt xấu; nghiệp cũng mang năng lượng; toàn vũ
trụ là những dòng chảy năng lượng).
(Trang
119)
Viên
mãn “tự tri - tỉnh thức - vô ngã” rất khó, nhưng chỉ
có hướng đến đó mới xây dựng được mẫu số chung
cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến
đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng,
nhân ái - thật sự biết tôn trọng nhau giữa người với
người.
Thiền
chân chính, tôn giáo chân chính không thể không lấy “tự
tri - tỉnh thức - vô ngã” làm lý tưởng, làm mục đích.
Đó là cốt tuỷ của Thiền học chân truyền, của hành
trạng Đại thừa.
Tâm
hồn không thanh bình thì cuộc sống kém chất lượng,
hiệu quả công tác không cao, không có kinh nghiệm về
niềm an vui tự phát, không thể ngộ nhập Tánh Viên Giác
vốn có ở chúng sinh và trùm khắp mười phương.
Truyền
bá minh triết thiền “tự tri - tỉnh thức - vô ngã” là
góp phần xây dựng nền văn hoá hoà bình, nền văn hóa
tiên tiến.
(Trang
120)
---------------
Nền
văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con
người nhận ra các bệnh tâm hồn, không giúp con người
biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là nền
văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém.
Óc
địa vị là biểu hiện của bản năng quyền lực đậm
nét thú tính; nó không biết quý trọng giá trị nhân
cách.
Tuyên
truyền quá nhiều về giá trị của kinh tế, của văn
minh vật chất sẽ làm cho giá trị của nhân cách, của
đạo đức, của văn minh tinh thần bị coi thường.
Từ
năng lượng quán tâm (tự tri) xuất sinh tình
thương, niềm vui, năng lực sáng tạo có chất lượng
cao, xuất sinh nhãn quan minh triết, tác dụng giáo dục.
(Trang
121)
Tâm
thái vô ngã là tâm thái hòa bình, bao dung, minh triết,
thông minh.
Khi
đã biết sống với tâm vô ngôn thì tuỳ duyên ứng xử,
không bị quy định bởi bất cứ gì; đó là sự tự do
tự tại đích thực của tâm trí. Tâm Thiền là Chân
-Thiện - Mỹ. Minh triết tối thượng là biết dừng
tâm và tịch chiếu.
Theo
nhiều nhà khoa học tự nhiên, năng lượng tâm thức là
dạng năng lượng cơ bản, có ảnh hưởng tốt hoặc xấu
cho toàn vũ trụ (tuỳ tính chất tâm thức) và cho bản
thân .
“Tự
tri - tỉnh thức - vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của
chính mình.
Sự
tĩnh tâm tự tri có công năng giữ gìn lương tri, sự tự
chủ, sức khoẻ tinh thần, giá trị làm người .
(Trang
122)
--------------
Người
biết yêu nét đẹp của tâm hồn là người trưởng thành
tâm trí, là người có tinh thần dũng cảm, biết sống
với hạnh phúc chân chính.
Càng
hướng đến lý tưởng vô ngã thì cái “tôi” càng giàu
thiện ích mỹ.
“Vô
ngã” là bản ngã (cái “tôi”) chuyển thành trạng thái
tâm trí hòa bình, tỉnh sáng, “vô ngôn giữa muôn lời”.
Khi
cái “tôi” xâm lấn, bóc lột người khác, nó luôn ẩn
núp sau những lời hoa mỹ.
“Vô
ngã” là Sự Sống bất sinh bất diệt. “Vô ngã” là
chân ngã, là giải thoát.
(Trang
123)
Tâm
hồn không tự do thì không có năng lực tư duy độc lập,
không cảm thụ được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống,
nghèo nàn tinh thần sáng tạo, kém nhân cách.
Nặng
óc cục bộ thì không yêu dân, không yêu nhân loại; chỉ
yêu cái “tôi”, luôn bao che những xấu ác.
Tâm
ý xấu ác không chỉ có hại cho thế giới, mà còn rất
hại cho môi trường năng lượng của mình.
Tư
tưởng xuất thế góp phần làm trong sạch sự nhập thế.
Muốn
chữa cơn bệnh nặng, không thể chỉ uống vài lần
thuốc. Muốn rèn luyện cơ thể, không thể chỉ cần một
vài buổi tập. Cũng vậy, muốn cải tạo những tính xấu
thì phải có chương trình học tập, rèn luyện lâu bền.
Đây là điều mà ngành giáo dục cần quan tâm đúng mức
khi bàn đến chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục,
đào tạo cán bộ...(Giúp cho mọi người có cảm hứng tự
hoàn thiện nhân cách, đó là vấn đề cực kỳ quan trọng
của giáo dục, của văn hóa).
(Trang
124)
Tâm
trí không tĩnh lặng thì không thể giáp mặt thực - tại
- đúng - như - thực, không thể giáp mặt chân lý
cuộc sống.
Thượng
Đế (hay Chân Thiện Mĩ) không thuộc về phe này hay nhóm
kia, không thuộc về hình tướng nào; mà thuộc về những
tâm hồn trong sạch, bình đẳng, bác ái, từ bi. Đó là
Tánh Viên Giác .
Khi
sống muốn bao la cùng trời đất thì khi chết sẽ không
bị trói buộc vào chốn phiền não.
(Trang
125)
--------------
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
lebabon04@gmail.com
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
lebabon04@gmail.com
No comments:
Post a Comment