Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, May 31, 2011

NGUYỄN THỊ LAI - ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY: BÃO



BÃO
Thơ Võ Văn Hoa

Vắng âm thanh của chú ếch đồng
Những giun dế, côn trùng muôn thuở
Đêm thị trấn mùa mưa đầu khó ngủ
Sao nhớ hoài da diết một vùng quê!

Nhớ cuống rạ, dấu chân người lặn lội
Mùi cốm thơm trên nẻo đường làng
Dáng mẹ hao gầy vào ra sớm tối
Gậy khua vào bảng lảng hoàng hôn.

Cơn mưa đầu mùa xối xả ngoài hiên
Có một người trong tim bão nổi
Tôi đi ngược phía chiều gió thổi
Cõi lòng ơi! Sao dứt thuở đi về!





Cô giáo Nguyễn Thị Lai

Quảng Trị, một miền quê nghèo đầy gió lào cát trắng, một miền quê đầy bão lũ, cơm tám ngày ba, nhưng những ai đi xa, dù không cách núi ngăn sông, không trèo đèo, lội suối, dù chỉ trong gang tấc, nhưng vẫn day dứt nhớ về. Võ Văn Hoa cũng không là ngoại lệ - bởi anh là một người con của đồng quê chân chất, của ngọn khói lam chiều, của bữa cơm xum vầy sau một ngày làm việc, nên khi:

Vắng âm thanh những chú ếch đồng
Những giun dế, côn trùng muôn thuở

Anh trở nên khó ngủ ngay trong lòng thị trấn thơ mộng, bởi:

Sao nhớ hoài da diết một vùng quê!

Vâng, là người, ai cũng có nỗi nhớ, với người này là nỗi nhớ gia đình, với người kia là nỗi nhớ bè bạn, với người nọ là nỗi nhớ người yêu, với một ai đó, cũng có thể là nỗi nhớ - “nhơ, nhớ cái hôn đầu tiên”*, nhưng với anh, đó là nỗi nhớ làng, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn, nhớ nơi mình đã từng dứt áo ra đi, dù:

Nhập cư đã ba năm
Khôn nguôi nhớ mảnh hồn làng
Dẫu khóm mới nắng hồng cánh phượng
Chén bạn chén mình đêm gọi ngày sang”**

Tôi biết, anh là người tếu táo, thích đùa, anh thường nói:”Phải biết hòa nhập, chứ đừng nên hòa tan”, nhưng anh cũng là một con người đa mang, sâu nặng ân tình, nên chính anh - mà có thể cũng là chính chúng ta, cũng phải nghĩ suy, trăn trỡ khi nghe:

Vợ bảo một mai mây trôi bèo dạt
Trong Anh còn mãi nẻo đi về!”**

Chính vì còn mãi nẻo đi về, nên cơn bão thiên nhiên không làm sao lấn át được cơn bão lòng, nó dằn vặt anh, những câu chữ ngỗn ngang, dồn nén tự dưng trổi dậy, ùa ra, kết thành nỗi nhớ:

Nhớ cuống rạ, dấu chân người lặn lội
Mùi cốm thơm trên nẻo đường làng
Dáng mẹ hao gầy vào ra sớm tối
Gậy khua vào bảng lảng hoàng hôn

Vâng, sau những nỗi niềm sẻ chia, sau những bôn ba ngày tháng, sau những lần xa cách, và cũng có thể, sau những lần sống thật, đối diện với chính mình để đo chiều dài nỗi nhớ, nỗi chờ mong, anh đã có một lời khẳng định thật nhẹ nhàng mà sâu lắng:

Cơn mưa đầu mùa xối xả ngoài hiên
Có một người trong tim bão nổi
Tôi đi ngược phía chiều gió thổi
Cõi lòng ơi! Sao dứt thuở đi về!

Bài thơ đã khép lại, nhưng những gì anh viết cứ hiện diện, cứ lắng đọng mãi như sợ đời không hiểu mình, người không hiểu mình. Đó phải chăng, cũng là một phong cách rất riêng, rất chi là Võ Văn Hoa mà người đọc, người viết cảm nhận về anh vậy.

Hải Chánh, ngày 20 tháng 08 năm 2008.

NGUYỄN THỊ LAI

*: Lời một bài hát.
**: Tản mạn đêm thị trấn - Thơ: Võ Văn Hoa.
READ MORE - NGUYỄN THỊ LAI - ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY: BÃO

Saturday, May 28, 2011

LÊ NGỌC PHÁI - BÓNG NẮNG



Mình ta ngồi ở bên song
Lắng nghe bóng nắng chiều xuân xuống thềm
Nhớ em tóc xõa vai mềm

Hai bàn tay ngọc lướt trên phím ngà
Một thời con gái đã qua

Mấy mưới năm trước bỗng là giấc mơ
Yêu em với những vần thơ

Ngọt ngào âu yếm như bờ môi em
Ngỡ ngàng trăng khuyết chờ đêm

Lâng lâng cơn gió ru êm cuối trời
Ô hay bóng nắng đi rồi
Mà ta ngồi mãi với người ta yêu!


LNP
READ MORE - LÊ NGỌC PHÁI - BÓNG NẮNG

NGUYỄN ĐẶNG KỲ - QUẢNG TRỊ: LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

Phần 1 Lịch sử


Đất Quảng Trị ngày nay được sáp nhập vào nước ta vào hai thời kỳ cách nhau trên 200 năm.

Năm 1069 vua Lý thánh Tông đem quân đánh Chiêm thành bắt được vua Chiêm là Chế Củ.Chế Củ dâng 3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc tội. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: "Mùa xuân tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này, vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cự Liên, nghe tin Nguyên phi (Nguyên phi Ỷ Lan) giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá, vui vẻ ,trong cõi bình yên, tôn sùng Phật giáo, nhân dân gọi là bà Quan Âm .Vua nói: “Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đàn ông thì không được việc gì”, lần đi đánh nữa, lần này đánh đươc.”.

Đến năm thứ 4 niên hiệu Thái Ninh ( Ất mão) 1075 vua Lý Nhân Tông sai ông Lý Thường Kiệt đi tuần hành biên cương và phác hoa. bản đồ hình thế núi sông . Vua Lý đặt ba châu ấy làm phủ Tân bình. Lại dổi châu Địa lý làm châu Lâm bình và châu Ma Linh làm châu Minh Linh ,đồng thời xuống chiếu chiêu mộ dân chúng đến khai phá vùng đất ấy và sắp xếp lại viêc cai trị..

Hai châu Bố Chính va Địa Lý nay là tỉnh Quảng Bình và châu Ma Linh (Minh Linh ) nay là các huyên Vĩnh Linh và Gio Linh ,tỉnh Quảng Trị

Đáp ứng chiếu ấy, dân chúng các vùng phía Bắc, đông nhât là vùng Nghệ An vào khai khẩn lập nên làng xã.Theo Phan Khoang trong Việt Sử Xứ Đàng Trong cho rằng:Trong số di dân ấy những người cùng một họ cùng tụ tập một nơi lập thành một làng (xã)nên có các làng Ngô Xá, Hoàng Xá, Phan Xá, Vũ Xá …v.v.

Năm 1306 vua Trần Anh Tông gã Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm thành là Chế Mân, Chế Mân dâng 2 châu Ô và Rí làm sính lễ .Năm 1307 đổi 2 châu này thành châu Thuận và châu Hoá sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên nhân dân.

Thuân Châu nay là vùng đất các huyên Triêu Phong và Hải Lăng tỉnh Quảng Trị và các huyên Phong Điền, Quảng Điên và Hương Trà tỉnh Thừa Thiên và Hóa châu nay là các huyên Phú Vang và Phu lộc tỉnh Thừa Thiên và các huyên Hòa Vang, Điện Bàn Đại Lộc, Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam hiện nay

Mặc dầu vùng đất này đã thuộc về Đại Việt, nhưng người Chiêm vẫn không chấp nhận nên họ cứ đem quân đến gây hấn, đánh phá để mong chiếm lai vùng này.Nhất là giai đoạn từ năm 1360 đến năm 1390 khi nước Chiêm có một vị vua anh hùng là Chế Bông Nga . Trong cuộc nam tiến của người Việt Vùng Thuân Hóa là vung chịu nhiều đau thương nhất vì việc gianh qua gianh lại giữa hai nước Chiêm_ Việt,

Trong thời thuộc Minh, Thuân Hóa cũng bi nhà Minh chiếm đong Theo sách Minh Chí được Lê Quý Đôn dẫn lại trong Phủ Biên Tap Luc thì thời ấy phủ Tân Binh có 37 xã, 2.132 hộ và 4238 nhân khẩu .Phủ Thuân Hóa co 79 xã, 1407 hộ và 3663 nhân khẩu

Phủ Tân Bình có 2 huyện trực thuộc là huyên Nha Nghi và huyên Phước Khang.

Phủ Tân Bình còn kiêm lãnh thêm hai châu là Chánh Binh và Nam Lĩnh và huyên Tả Bình

Phủ Thuân Hoa có 2 châu là : Thuận Châu có 4 huyên là Lợi Điền, Phi Lao, Ba lan , Yên Nhân. Hóa châu có 7 huyện là Trà Kệ , Lợi Bồng, Sá Lịnh, Tư Dung, Bố Đài, Bồ Lãng và Sĩ Vinh .

Sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đánh đuổi đươc quân Minh lên ngôi vua là Lê Thái Tổ, Thuận Hóa cũng đươc thu hồi. Nhà Vua nhận thấy đây là một vùng đất quan trọng nên luôn sai các trọng thần vào trấn nhậm. Tuy vậy người Chiêm vẫn thường xuyên cho quân đến cướp phá, nhưng cũng chỉ dừng lại ở những cuộc cướp bóc mà thôi.

Năm Quang Thuận thứ 7(1466),Vua Lê Thánh Tôn cho thành lập chức Thừa tuyên tại 13 đạo. Đó là các đạo Thanh Hoa ,Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, Yên Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Sóc. Trong đó thừa tuyên Thuận Hóa gòm 2 phủ Tân Bình và Triệu phong. Phủ Tân Bình có 2 huyện là Khang Lộc, Lệ Thủy và 2 châu Minh Linh và Bố Chính. Phủ Triệu Phong có 6 huyện là Kim Trà, Đan Điền, Hải Lăng,Vũ Xương, Tư Vinh, Điện Bàn, và hai châu là Thuận Bình và Sa Bôi… Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) vua Lê Thánh Tông cho đổi Đạo thành Xứ, Đồng thời cho định lại bản đồ toàn quốc.

Suốt mấy trăm năm, mặc dầu luôn luôn có sự tranh giành của người Chiêm, nhưng Thuận Hóa vẫn càng ngày càng phát triển. Dân chúng từ phía Bắc đã vào lập nghiêp tại vùng đất mới ngày càng đông. Họ lập nên làng (xã) biến vùng đất mới thành nơi trù phú.

Theo Ô Châu Cận Lục của Tiến sĩ Dương Văn An viết vào thời nhà Mạc thì ngay từ thời đó, đất Quảng Trị của ta hiện nay đã là môt vùng đất trù phú và các làng (xã) đã được thành lập khá nhiều vào thời đó.Tên các làng tại tỉnh Quảng Trị hiện nay đã có từ thời đó cụ thể như sau :


Châu Minh Linh có 65 xã

1. Tùng Công

2. Tân Sài

3. Minh Ái

4. Lân Trì

5. Cổ Trai

6. Tùng Luật

7. Đan Duệ

8. Tang Ma

9. Lâm Sài

10. Sa Lung

11. Hàm Hòa

12. Hồ Xá

13. An Điền

14. Thượng Lộc

15. Trung lập

16. Lai Cách

17. Xuân Mỵ

18. Bắc Bạn

19. Mô Nham

20. Thạch Ma

21. Cổ Hiền

22. Tiên Trạo

23. Vũ Tá

24. Phan Xá

25. HoàngCác Thượng

26. Hoàng Các Hạ

27. Tân Manh

28. Nguyễn Xá

29. Lâm Cao

30. Tứ Lại

31. Đặng Xá

32. Duy Viễn

33. Lại Xá

34. Thủy Ba Thượng

35. Thủy Ba Hạ

36. Vũ Xá

37. Kinh Môn

38. Bùi Xá

39. Lệ Môn

40. Cao Xá

41. Gia Môn

42. Hương Gia

43. Lại Phúc

44. Phúc Thị

45. Hà Lạc Thượng

46. Hà Lạc Hạ

47. Hy Nguyễn

48. Trí Tuyền

49. Trúc Lâm

50. Sùng Hoa Thượng

51. Sùng Hoa Hạ

52. Mai xá

53. Diêm Hà Thượng

54. Diêm Hà Hạ

55. Lâm Ngang

56. Duy Phiên

57. Thần Thái

58. Xuân Lôi

59. Hải Chữ

60. An Bạch

61. Bảo Phố

62. Thụy Khê

63. Nhĩ Thượng

64. Nhĩ Hạ

65. NhĩTrung

Huyện Vũ Xương có 59 xã

1 Hoa vi

2 Đông Dương

3 Diên Cát

4 An Nghi

5 Cổ Lũy

6 Toàn Giao

7 Đan Quế

8 Phương Lang

9 Cổ Kính

10 Trung Đan

11 Tiểu Khê

12 Văn Phong

13 Linh Vũ

14 Linh Chiểu

15 Đạo Đầu

16 Hội Khánh

17 Đại Hòa

18 Hòa Điểu

19 Vân Đóa

20 Vân Động

21 Hướng Ngao

22 Thượng Đô

23 Hạ Đô

24 Lang Gia

25 Nhan Qua

26 Ôn Tuyền

27 Ái Tử

28 Trung Chỉ

29 Thượng Đô

30 Hà Đô

31 Nghĩa Đoan

32 Chính Lộ

33 Thượng Nguyên

34 Trà Bát

35 Vĩnh Phúc

36 Thiên Áng

37 Lai Cách

38 Thanh Đằng

39 Trâm Hốt

40 Truc Giang

41 Kỳ Trúc

42 Bích Đàm

43 An Cư

44 An Việt

45 Truc Liêu

46 Bố Liêu

47 Lâm Gia

48 Trương Xá

49 Chính Đường

50 Kim Đâu

51 Trúc Kinh

52 Trúc Giang

53 Tiểu Áng

54 Tam Vô

55 Liên Trì

56 Tài Lương

57 Phù Ba

58 An Nhân

59 An Nghiệp

Huyện Hải lăng có 49 xã

1 An Thư

2 Vĩnh Hưng

3 Văn Quỹ

4 Câu Nhi

5 Hà Lộ

6 Lãng Uyên

7 Đoan Trang

8 Diên Sinh

9 Câu Hoan

10 Trà Trì Thượng

11 Trà Trì Hạ

12 Lam Thủy

13 Mai Đàn

14 Hương Lan

15 Hương Liêu

16 Long Đôi

17 Thái Nại

18 An Khang

19 Hoàng Xá

20 Xuân Lâm

21 Tích Tường

22 Như Lệ

23 Thạch Hãn

24 Cỗ Thành

25 Thượng Mang

26 Hoa Ngạn

27 Phù Lưu

28 Nha Nghị

29 Hữu Điểu

30 Hoa La

31 An Lộng

32 Hà Mi

33 Nại Cửu

34 Dương Lệ

35 Dương Chiếu

36 An Toàn

37 Động Giám

38 Dã Độ

39 An Dã

40 Quảng Đâu

41 Dâu Động

42 Phúc Lộc

43 Đại Bối

44 Tiểu Bối

45 Đại Bị

46 Tiểu Bị

47 An Hưng

48 Hà Bá

49 Đâu Knh


Xem bảng liệt kê các làng có từ thời nhà Lê ở trên ta thấy : Số lượng làng (xã) được thành lập trước khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa khá nhiều. Các làng không có tên trong danh sách này có lẽ được thành lập sau này qua nhiều thời kỳ. Hai huyên Hải Lăng và Vũ Xương - sau này đổi thành Đăng Xương từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát do phạm húy-không trùng với 2 huyện Triệu Phong và Hải Lăng bây giờ. Huyện Cam Lộ bây giờ, thời đó chưa có, phải sau một thời gian nũa mới có xã Cam Lộ và sau đó đổi thành Đạo Cam Lộ. Rất nhiều làng đổi tên khác.

Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa ,vùng đất này không thay đổi nhiều .Chỉ từ khi chúa Nguyễn ra mặt chống đối họ Trịnh mới có những thay đổi, như năm 1604 lấy huyện Điên Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn lệ thuộc vào xứ Quảng Nam. Chúa Nguyễn Phuc Khoát chia phần đất do chúa Nguyễn cai trị từ Quảng Bình trở vào thành 12 Dinh, Đát Quảng Trị ngày nay gọi là Cựu Dinh với các huyện Hải Lăng, Đăng Xương và Minh Linh với 2 châu miền thượng du là Thuận Binh và Sa Bôi.

Năm Ất dậu (1765), Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi, lúc này Chúa mới 12 tuổi, quyền hành đều nằm trong tay Trương Phúc Loan. Công việc nội trị ngày càng rối ren. Nhân cơ hội này, năm 1773, anh em nhà Tây Sơn nổi lên chiếm phủ thành Quy Nhơn. Ở phía Bắc chúa Trịnh nghe tin phía Nam có loạn nên tháng 5/1774 sai Hoàng Ngũ Phúc đem quân vào đánh chúa Nguyễn lấy cớ là để giúp trừ Trương Phúc Loan va dẹp “loạn” Tây Sơn. Quan binh chúa Nguyễn lúc này tinh thần không còn nên gặp quân Trịnh kẻ thì đầu hàng kẻ thì bỏ chạy nên đến tháng 12 quân Trịnh đã chiếm dược Thuận Hóa. Chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam, sau đó tiếp tục chạy vào Gia Định.

Theo truyền ngôn để lại. Đây là một giai đoạn rất đau khổ của dân Thuân Hóa .Tài sản tích góp mấy trăm năm bị quân Trịnh đốt phá sạch đến nổi Đại Nam Thực Lục chép như sau “Mùa đông tháng 10 Thuận Hóa bị đói to, mỗi lẽ gạo trị giá một tiền, ngoài đường có xác chết đói, người nhà có khi ăn thịt lẫn nhau”. Ngay trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn - là người lãnh đạo chính quyên chiếm đóng do chúa Trịnh cử vào - cũng phải viết rằng: “Lúc bấy giờ quân binh và nhân dân đang ở lẫn lộn với nhau. Các tỳ tướng và quân hiệu thì ỷ lại thế lực, họ lấy trộm các vật liệu và triệt hạ các chốn quân phòng cũ để làm những đồn mới. Họ lại còn chuyên quyền, bắt bớ và giam cầm và khám xét những người khác nữa.

Đồng tiền kẽm không được lưu hành, giá lúa gạo ngày càng nhảy vọt. Những nhà làm muối đều phải bỏ nghề nghiệp của mình … .Vì vậy mà những kẻ hung hãn, bạo tàn, càng ngày càng điêu ngoa đắc chí, còn những kẻ yếu hèn cô thế càng ngày càng sinh lòng phẩn uất, oán hờn”.

Đúng 200 năm sau, với cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm, nhân dân Thuận Hóa mà nhất là dân Quảng Trị cũng đã mất tất cả những gi dành dụm không biết bao đời do bom đạn. Hy vọng từ đây về sau sẽ không còn những mất mát đau thương như đã xảy ra trong quá khứ.

Đến năm Bính ngọ (1786) quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, chỉ trong vòng mấy ngày đã đuổi dược quân Trịnh và chiếm được Thuận Hóa.

Năm 1801 sau khi chiếm lại được Thuận Hóa. Vua Gia Long cho lấy các huyện Hương Trà , Quảng Điền, Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong làm dinh Quảng Đức. Lấy hai huyện thuộc phủ Triệu Phong là Đăng Xương và Hải Lăng, một huyện thuộc phủ Quảng Binh là huyện Minh Linh làm thành dinh Quảng Trị. Địa danh Quảng Trị bắt đầu xuất hiên từ đây. Đặt các ông Hậu quân Đinh Văn Dụ làm Lưu thủ. Ngô Triệu Cao làm Cai bạ. Nguyễn Viết Ưng làm ký lục, lãnh đạo dinh Quảng Trị.

Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), lấy đất 4 sách Viễn Kiều, Tầm Linh, Lang Tổng và Làng Liên đặt thành châu Hướng Hóa thuộc đạo Cam Lộ. Năm sau cải dinh Quảng Trị làm trấn và đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830) đổi trấn thành tỉnh đồng thời cải đạo Cam Lộ thành phủ Cam Lộ. Năm Minh Mạng thứ 15 (1834), cải châu Hướng Hóa thành huyện Hướng Hóa. Năm Minh Mạng thứ 17(1846) cắt đất 2 huyện Đăng Xương và Minh Linh thành lập một huyên mới gọi là huyện Địa Linh. Như vậy đến cuối đời Minh Mạng, tỉnh Quảng Trị có 2 phủ, 5 huyện, 9 châu như sau:

Phủ Triêụ Phong có

1 Huyện Minh Linh

2 Huyện Đăng Xương (do Phủ kiêm trị)

3 Huyện Địa Linh

4 Huyện Hải Lăng

Phủ Cam Lộ có

1 Huyện Hướng Hóa

2 Châu Mường Vang

3 Châu Na Bí

4 Châu Thượng Kế

5 Châu Tá Bang

6 Châu Xương Thạnh

7 Châu Tầm Bồn

8 Châu Ba Lan

9 Châu Mường Bổng

10 Châu Lăng Thìn

Năm Tự Đức thứ 6 bỏ tinh, đổi thành đạo Quảng Trị trực thuộc phủ Thừa Thiên .Nhưng đén năm Tự Đức thứ 29 lại đổi thành tỉnh Quảng trị như cũ.

Năm Kiến Phúc nguyên niên (1884) đổi tên huyện Đăng Xương thành huyện Thuận Xương.Năm Ất dậu (1885) đổi huyện Minh Linh thành huyện Chiêu Linh. Năm Đồng Khánh nguyên niên (1886) đổi tên huyện Địa Linh thành huyện Gio Linh. Năm Thành Thái nguyên niên (1889) lại đổi huyện Chiêu Linh thành huyện Vĩnh Linh .Từ đây địa danh của tỉnh Quảng Trị ít có sự thay đổi.

Theo thống kê năm 1914 tỉnh Quảng Trị có 2 phủ, 4 huyện, 33 tổng và 570 xã,thôn. Chia ra như sau .

1. Phủ Vĩnh Linh có 5 tổng 129 làng

2. Phủ Triệu Phong có 5 tổng 93 làng

3. Huyện Hải Lăng có 4 tổng 81 làng

4. Huyện Gio Linh có 5 tổng 87 làng

5. Huyện Cam Lộ có 3 tổng 84 làng

6. Huyện Hướng Hóa có 11 tổng 96 làng

Sau Hiệp định Genève ngày 20/7/1954 phần lớn địa bàn quận Vĩnh Linh thuộc về Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và được gọi là khu vực Vĩnh Linh ngang với cấp tỉnh. Phần đất còn lại của quân Vĩnh Linh thuộc tổng Xuân Hòa nằm ở bờ nam sông Bến Hải thuộc về Việt Nam Cộng Hòa, cùng với 2 làng An Xá và An Lộc của quận Gio Linh chính quyền Miền Nam cho thành lập quận Trung Lương.

Sau năm 1975, Chính quyền cũng đã nhiều lần chia cắt và sáp nhập, nhưng nói chung cũng không thay đổi nhiêu . Chỉ đặc biệt là lập thêm 2 huyện là huyện Đa Krông và huyện đảo Cồn Cỏ. Hiện nay (2010), tỉnh Quảng Trị có 1 thành phố là Đông Hà, 1 thị xã là Quảng Trị và 8 huyện là Haỉ Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh,Vĩnh Linh, Hướng Hóa, Đa krông và huyện Cồn Cỏ

Nguyễn Đặng Kỳ

Tài liệu tham khảo:

- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

- Đại Nam Thực Lục

- Đaị Nam Nhất Thống Chí

- Phủ Biên Tạp Lục cua Lê Quý Đôn

- Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An

- Việt Sử Xứ Đàng Trong của Phan Khoang

- Non Nước Quảng Trị của Nguyễn Đình Tư (bản photocopy)

READ MORE - NGUYỄN ĐẶNG KỲ - QUẢNG TRỊ: LỊCH SỬ VÀ CON NGƯỜI

Friday, May 27, 2011

VÕ THỊ NHƯ MAI - VỀ TAM KỲ, BUỔI SÁNG THỨ BẢY








VỀ TAM KỲ


bạn nhủ Tam Kỳ có mỳ quảng rất ngon

có bún Bà Tề, chợ bà Hoà đông vui như Tết

bạn ở chỗ mô - Trần Cao Vân? Tiên Phước?

tôi tìm hoài nỏ thấy bạn ơi


ghé Tam Kỳ hai tám tháng tư nắng gọi lả lơi

Phố Phan Chu Trinh nhà to ghê bạn nhỉ

răng đi mô cũng nghe tiếng Quảng Nam chơi vơi

giọng Kế Môn chắc lạc tận chân trời

ơi Tam Kỳ học trò đạp xe nắng tháng tư vàng ươm

áo trắng hoa bay gợi bao niềm nhớ

răng không rủ tôi đi bộ để mơ về một thuở

thuở mình nỏ biết chi nhau thong thả nhất trần đời


xưa mơ Tam Kỳ có bạn chia sẻ đôi lời

đường xa tắp tìm hoài rồi cũng tới

tôi đến gần bạn lại xa vời vợi

biết răng chừ diện kiến điềm nhiên xanh


tháng năm lại về tháng năm sinh nhật ai

gửi lời chúc lần nào cũng thắm tươi hoa lá

học trò vào mùa thi thầy cũng rớm mồ hôi vất vả

chờ một mùa hè óng ả du ca


VTNM17/5/2011













BUỔI SÁNG THỨ BẢY

buổi sáng thứ bảy

chiếc đồng hồ phủ bụi mờ gõ nhịp miên man

giọt giọt thanh âm rơi từ chiếc vòi nước cũ


Sài Gòn - loẹt xoẹt rác gom

Đà Lạt - hồi chuông Linh Sơn ngắt quãng

hình dung Hà Nội lạnh se lòng


em sẽ để dành một phần dịu dàng của cái rét mùa đông

nâng niu gói vào bưu phẩm

tháng năm môi hạ bớt hờn


khoảng không chênh vênh diệu vợi mỏng mảnh hơn

ngôn từ nhân gian xót xa dằn vặt

tự thiêu trong hào sáng của ngày


ý nghĩ thăng hoa tinh mơ phổng phao thứ bảy

nhắc em sự tĩnh lặng của chồng sách xếp lô nhô cạnh tường

niềm nhớ đan vào chiếc khăn trên gối


ngày rất mới gội niềm tin rất mới

mở cửa sổ lòng mình phơi phóng buồn đau

ngân ngấn mắt hồ lau sậy tựa vào nhau

vtnm 14/5/2011

READ MORE - VÕ THỊ NHƯ MAI - VỀ TAM KỲ, BUỔI SÁNG THỨ BẢY

TRƯƠNG LAN ANH - HÈ SANG, ÂM VANG CÂU VÍ





HÈ SANG

Hè sang nắng đỏ sân bàng
Con ve gỡ kén ngỡ ngàng râm ran,
Vở hồng khép lại cuối trang
Bâng khuâng kỷ niệm em mang theo về!


Ngã nghiêng ngọn gió đồng quê
Hàng me ướp cánh rủ rê nỗi buồn,
Phượng tung muôn sắc đỏ tuôn
Cánh hoa lả tả vương vương nỗi niềm!


Da trời ai nhuộm xanh thêm
Lả lơi giọt nắng đậu mềm cỏ hoa,
Mái xanh xanh đẫm ngọc ngà
Em về mang cả mùa hoa cùng về!


Tu hú gọi đỏ chiều quê
Phương trời xa lắc mãi mê trông vời,
Em đi cánh cửa khép rồi
Ta về nhặt đếm lửa rơi cuối ngày!


Dẫu mai sau- dẫu hôm nay
Em chim ri - nhặt lúa sây bông vàng,
Anh về lật mở sang trang
Giấc mơ năm tháng cháy ngàn lửa hoa!



ÂM VANG CÂU VÍ

Núi hồng nghiêng bóng dòng Lam
Xanh xanh khói phủ mấy ngàn thông reo,
Bước chân in đá tai mèo
Thương em anh đã vượt đèo mà sang


Vẳng nghe câu ví mênh mang
Đôi bờ dào dạt âm vang trưa hè,
Chân cầu con sóng vuốt ve
Cánh buồm no gió bến quê thuyền về.


Trời xanh in cánh diều quê
Sáo ngân vi vút bốn bề gió reo,
Lời ca ai thả buông neo
Trăng khuya thổn thức trông theo bóng người!


Ai mang câu ví thả rơi
Dòng sông sắc thắm xanh ngời Ô Lâu,
Chuyện tình thuở trước còn đau
Chàng trai xứ Nghệ ôm sầu lệ khô!


Trăm năm buông lỡ hẹn hò
Ai thương ai đợi xin cho gửi lời,
Đôi bờ con sóng bồi hồi
Neo về bến nhớ trông vời người ơi!



26/5/2011
TLA
READ MORE - TRƯƠNG LAN ANH - HÈ SANG, ÂM VANG CÂU VÍ