Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, March 30, 2011

TRƯƠNG THỊ HẰNG NGA - EM MUỐN



Tình em sẽ gỏ cửa trái tim anh
Em tin rằng có một ngày như thế
Một ngày kia mắt em không ngấn lệ
Đôi môi nồng đón nhận những nụ hôn.

Tình em hương dịu dàng tỏa ngát thơm
Trong vườn yêu lời ngọt ngào anh rót
Khúc tình ca sắc nhớ thương thánh thót
Theo em, anh đi suốt cuộc đời này.

Xin gởi trao bằng trọn trái tim say
Hương tình yêu:mắt, môi, niềm nhung nhớ...
Cả trời thơ nảy mầm trong dang dở
Ngút ân tình như sóng ngã về anh.

Tình em sẽ vĩnh cửu đẹp, bền xanh
Trái tim anh vì em mà mở cửa
Cháy khát khao nổ bùng lên ngọn lửa
Soi dặm trường cho ta đến ngày mai.

TTHN
READ MORE - TRƯƠNG THỊ HẰNG NGA - EM MUỐN

Friday, March 25, 2011

LÊ BÁ LƯ - CÔN ĐẢO HIỀN HÒA: MỘT LẦN ĐẾN THĂM


Lê Bá Lư, quê quán làng Bích La Đông, Triệu Phong, là một nhà báo công tác tại Thông Tấn Xã Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh


Lần trước, chúng ta đã theo anh ra thăm đảo Phú Quý, nay lại cùng anh ra thăm Côn Đảo -xưa là một nhà tù khét tiếng, nay là khu du lịch sinh thái tuyệt vời - để thăm những bãi biển hoang sơ, những con đường đẹp nhưng khá vắng vẻ và thăm mộ chị Võ Thị Sáu ở Nghĩa trang Hàng Dương.


Bút ký



Rời sân bay Tân Sơn Nhất, sau 45 phút, chuyến bay 8501K của hãng hàng không Vietnam Airlines đã đáp xuống sân bay Cỏ Ống, đưa chúng tôi đến với Côn Đảo - hòn đảo ngọc của Tổ quốc, thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Con đường nhựa từ sân bay về trung tâm huyện Côn Đảo dài hơn 13 km, uốn lượn quanh bờ biển và nhiều chỗ lên đèo xuống dốc. Phía bên trái là biển, bên phải là núi đồi và rừng nguyên sinh. Dọc hai bên vệ đường, lác đác những chùm hoa bông giấy đỏ rực xen với những cành hoa anh đào trắng xóa…




Cảm nhận đầu tiên khi đến khu trung tâm Côn Đảo là một khu đô thị mới hiền hòa nằm bên bờ biển. Những con đường nhựa sạch bóng giữa hai hàng cây bàng và bằng lăng cổ thụ tươi xanh.

Ngoài những khu di tích để lại, các công trình hạ tầng kiến trúc, giao thông, cơ quan hành chánh, khách sạn, nhà hàng, khu resort, nhà ở… đều mới xây dựng…

Ấn tượng nhất là công viên phía trước khu Bảo tàng di tích lịch sử, trải dài khoảng 300 mét dọc theo đường Tôn Đức Thắng, với những vườn hoa, cây cảnh xinh tươi đủ sắc màu, xen lẫn các tượng đài nghệ thuật bằng đá, tạo nên một cảnh quan vừa lộng lẫy vừa tôn nghiêm quyến rủ du khách.

Côn Đảo không có phương tiện giao thông công cộng. Khách đến đây theo đoàn thì có xe đưa rước từ sân bay hoặc bến tàu về khu trung tâm. Xe hơi cho thuê với giá 1 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, phương tiện đi lại phổ biến là xe ôm. Khách có thể thuê một bác xe ôm với giá 300.000 đồng/ngày để đi mọi nơi. Muốn tự do khám phá thì có thể mướn 1 xe gắn máy với giá từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/ngày (xe số hay tay ga). Rẻ hơn là xe đạp, với giá 30.000 đồng/ngày.

Muốn du ngoạn, khám phá các hòn đảo chung quanh thì khách có thể thuê ghe thuyền hoặc ca nô để đi. Từ đảo lớn Côn Sơn đến đảo xa nhất là Hòn Cau chừng 20km, một chiếc thuyền chở 20 người, sáng đi chiều về có giá 5 triệu đồng. Khách cũng có thể ở lại qua đêm trên các đảo; một số đảo có phòng nghỉ dã ngoại hoặc lều, võng phục vụ.

Người dân Côn đảo rất hiếu khách và dễ thân thiện. Anh Huỳnh Văn Ngà, 52 tuổi, “tài xế xe ôm” sống lâu năm ở đây, đã đưa tôi đi nhiều nơi trên đảo, và qua anh tôi đã biết thêm nhiều sự tích cũng như đời sống sinh hoạt thực tế của bà con nơi đây. Tôi cũng đã được Ngọc Quỳnh, một cô gái Côn Đảo có nét đẹp hồn nhiên, làn da trằng hồng, hàm răng đẹp đều như ngọc, hướng dẫn đi thăm một số nơi. Quỳnh đang làm việc cho dự án resort cao cấp Việt Nga vừa khởi công xây dựng ngày 20/3 vừa qua. Buổi tối chia tay, ngồi ở quán cà phê Côn Sơn, nhìn ra biển trong đêm trăng 13 mơ màng, Quỳnh đã cho tôi biết thêm nhiều điều thú vị về "đất nước - con người" của hòn đảo ngọc, và đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên khi rời xa nơi đây...

Nhìn chung, ngoài những khu resort, khách sạn, nhà hàng cao cấp phục vụ khách du lịch, đời sống nhân dân trong các khu dân cư Côn Đảo còn đơn sơ, trầm lắng. Đường sá thưa thớt người đi lại, ngoại trừ những lúc trời giông bão, biển động mạnh, ghe thuyền vào trú ẩn, hàng ngàn thủy thủ lên bờ thì đảo mới rộn ràng lên. Toàn đảo chỉ có một khu chợ tập trung, vài ba nhà hàng hải sản, dăm bảy quán ăn bình dân và quán cà phê; khoảng hơn chục tiệm bán hàng tạp hóa, đồ lưu niệm, cắt tóc…

Giá cả sinh hoạt ở đây hầu như mọi thứ đều đắt đỏ hơn đất liền rất nhiều. Giá phòng nghỉ 1 ngày - đêm ở khách sạn mini trung bình từ 500.000- 800.000 đồng cho 2 người; nhà nghỉ “bèo” lắm cũng phải 300.000 đồng. Một dĩa cơm bụi 30.000 đồng; ly cà phê đá vĩa hè giá 15.000 đồng; một nồi lẫu dê hoặc hải sản nhậu bình dân rẻ lắm cũng phải 200.000 đồng…

Đáng chú ý ở đây là đường sá sạch sẽ, an ninh trật tự rất tốt, xe cộ để ngoài đường không cần khóa. Ý thức chấp hành luật pháp người dân rất cao, gặp đèn đỏ, mọi người đều ngừng lại, dù đường vắng hoe và không có bóng dáng cảnh sát giao thông nào cả…

Côn Đảo là một quần đảo, gồm 16 đảo lớn nhỏ, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km, Vũng Tàu 185km, Cần Thơ (cửa sông Hậu Giang) 83km; tổng diện tích tự nhiên (phần đất liền) là 76km2 , nhưng chỉ đảo lớn Côn Sơn (52km2) là có dân ở.

Hùng vĩ giữa biển khơi, khí hậu quanh năm ôn hòa, với nhiều tài nguyên biển, rừng phong phú, đa dạng, nhưng từ thời Pháp thuộc cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Côn Đảo chỉ được biết đến như là một hệ thống nhà tù khét tiếng, là nơi giam cầm hàng vạn chiến sĩ cách mạng và những tội danh nguy hiểm nhất. 36 năm trở về trước, đảo chỉ có trại lính, tháp canh và nhà tù, chưa có dân sinh sống. Cho đến nhiều năm sau giải phóng, Côn Đảo cũng vẫn còn đậm nét hoang sơ, với số dân chưa đến 1.000 người, sống nghề chài lưới, nương rẫy.

Ông Trương Hoàng Phục, Bí thư huyện ủy Côn Đảo cho biết, tiềm năng đảo mới được đánh thức trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ khi Đề án phát triển kinh tế- xã hội Côn Đảo đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 10/2005, với mục tiêu: Xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế- du lịch và dịch vụ chất lượng cao, gắn với bảo tồn, tôn tạo di tích cách mạng đặc biệt của Việt Nam; bảo đảm quốc phòng, an ninh; gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế của cả vùng phía Nam Tổ quốc…. Qua đó, Côn Đảo được hưởng một số cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi của Chính phủ về nguồn vốn đầu tư, và có những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác.

Tiềm năng bắt đầu được khơi dậy, Côn Đảo đang từng ngày “đổi thịt thay da”, kinh tế địa bàn không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, hiện đại. Nhiều doanh nghiệp nhà nước, tư nhân đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm…và các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã tìm đến.

Đến nay, Côn Đảo đã có 12 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 52 triệu USD; trong đó có 2 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 3 dự án đang triển khai và 2 dự án đã được cấp phép. Đầu tư trong nước có 9 dự án, tổng vốn đăng ký 1.000 tỷ đồng, vốn thực hiện 170 tỷ đồng; trong đó 3 dự án đã đi vào hoạt động, 3 dự án đã được chấp thuận chủ trương và 3 dự án đang tiến hành thủ tục...

Các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện đại đã mọc lên. Trong đó có dự án resort Đất Dốc 100% vốn đầu tư nước ngoài trị giá 38 triệu USD; dự án khách sạn 3 sao Sài Gòn-Côn Đảo của Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, vốn đầu tư 100 tỷ đồng… Du lịch nhân dân cũng đang từng bước hình thành và phát triển, một số nhà nghỉ và khách sạn mini đã được xây dựng. Một số hộ gia đình đã đầu tư nâng cấp nhà ở, tổ chức phòng trọ cho thuê… Hiện nay trên địa bàn Côn Đảo có 13 khách sạn, nhà nghỉ các loại có sức chứa 500 khách đang hoạt động..

Sân bay Côn Đảo đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng đường băng đưa vào khai thác các loại máy bay có sức chở đến 90 hành khách/chuyến, với 2 chuyến bay mỗi ngày giữa Côn Đảo – thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại. Từ ngày 27/3/2011 máy bay sẽ được tăng lên 4 chuyến/ngày. Về vận tải biển, Côn Đảo có 2 tàu khách, sức chở 390 hành khách và 134 tấn hàng hóa, mỗi ngày một chuyến đi về giữa Côn Đảo và thành phố Vũng Tàu.
Hệ thống tín dụng ngân hàng thực hiện tốt việc cho nhân dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, gần 70% hộ dân có điện thoại cố định và di động; 20% hộ dân đã sử dụng đường truyền internet tốc độ cao…

Công tác giáo dục đào tạo của huyện đã đạt những thành tự đáng kể. Trường lớp, cơ sở vật chất dạy và học được xây dựng khang trang. Hầu hết các em trong độ tuổi đều đi học. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp và thi đậu vào đại học đạt mức khá so với toàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


Huyện có 1 Trung tâm y tế quân dân y tương đối hiện đại, với 30 giường bệnh nội trú và đội ngũ y, bác sĩ, điều dưỡng 44 người, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho người dân, du khách và ngư dân đánh bắt tại ngư trường Côn Đảo, cũng như thực hiện tốt công tác y tế dự phòng tại địa phương.

Côn Đảo hiện nay chỉ có chính quyền một cấp, dưới cấp huyện không có cấp xã mà chỉ có 9 khu dân cư với tổng số dân hơn 6.000 người. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010- 2015 xác định chuyển dịch cơ cầu kinh tế huyện theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- du lịch - công nghiệp, giảm tỷ trọng nông-ngư nghiệp. Huyện tập trung thúc đẩy chuyển mạnh vốn đã đăng ký các dự án đầu tư sang vốn thực hiện; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư các khu du lịch chất lượng cao; đồng thời chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất xám, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đến đảo phục vụ lâu dài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để đạt mục tiêu đề ra, trước mắt huyện tập trung phát triển nhanh một số ngành dịch vụ có lợi thế so sánh và là thế mạnh của đảo, như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá thiên nhiên… Đẩy mạnh các chương trình quảng bá tiềm năng, cùng những đặc thù địa lý hoang sơ quyến rủ của đảo để thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Lãnh đạo huyện khẳng định, trong giai đoạn 2011- 2015, Côn Đảo phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 17,65%; riêng du lịch tăng bình quân hàng năm 28,72%. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người ở Côn Đảo đạt 2.800 USD và tổng doanh thu du lịch trong 5 năm đạt 608 tỷ đồng.

Xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế du lịch -dịch vụ chất lượng cao trên cơ sở phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên. Mục tiêu phấn đấu của Côn Đảo trong vòng 5 năm tới sẽ thu hút đầu tư vào du lịch từ 5- 7 dự án nước ngoài, với tổng mức đầu tư từ 200- 400 triệu USD và 5-7 dự án trong nước quy mô lớn, tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng. Thu hút khách du lịch đến Côn Đảo năm 2015 đạt khoảng 100.000 lượt người, trong đó du khách nước ngoài chiếm hơn 20%.

Đi đôi với tập trung phát triển kinh tế, huyện không ngừng củng cố xây dựng Côn Đảo thành khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng; tăng cường giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn./.


(Bút ký của Lê Bá Lư)
READ MORE - LÊ BÁ LƯ - CÔN ĐẢO HIỀN HÒA: MỘT LẦN ĐẾN THĂM

Thursday, March 24, 2011

VÕ THỊ NHƯ MAI – MÙA XUÂN CỦA TUỔI HAI MƯƠI

Ảnh minh họa


Sao không là cỏ hoa

Để mãi trong im lặng

Sao không là hai giọt nắng

Rớt xuống đời xa lạ vu vơ

Bốn câu thơ dễ thương không rõ tựa đề và tác giả trong trang Mực Tím thuở nảo nao mà tôi thường lẩm nhẩm mỗi khi tâm trạng vui vẻ, chẳng hiểu sao tôi lại thuộc và nhớ mãi. Đôi khi người ta chẳng lý giải được vì sao họ cảm mến người này mà ơ hờ với kẻ khác, vì sao họ không thể nào quên được một kỷ niệm nho nhỏ và dễ dàng thả vào quá khứ điều mình đã từng gắn kết và quen thuộc cả một khoảng thời gian dài.

Mấy năm trở lại đây, tôi thích đọc thơ của nhiều người khác nhau và Mùa Xuân Cuối Trường của nhà thơ Võ Văn Hoa là một bài hiếm hoi trong số rừng thơ ấy khiến tôi thuộc lòng ngay từ lần đầu tiên xem trên Văn Nghệ Quảng Trị, như bài thơ ngày xưa trên Mực Tím đã in vào trí nhớ.

Hôm ấy, tôi tìm một trang vở học sinh và nắn nót chép lại Mùa Xuân Cuối Trường bằng bút bơm mực, phải viết đến lần thứ ba mới cảm thấy hài lòng. Có cảm tưởng như mình là cô học trò nhỏ hiền lành với những dòng chữ đang ráo mực, ngồi bâng khuâng cuối hiên trường dõi mắt xa xăm với dòng ý nghĩ bộn bề, nét ưu tư điểm lên đôi chân mày nhíu lại một tí.

Bài thơ lớn hơn tôi hai tuổi và tác giả viết bài ấy khi bước sang tuổi hai mươi.

Tuổi hai mươi, của ưu tư và lo toan khi bước vào ngưỡng cửa cuộc sống. Tuổi hai mươi luôn tự hỏi liệu có quá muộn để thay đổi một quyết định, một hướng đi mới. Tuổi hai mươi băn khoăn liệu mình đã thực sự chín chắn chưa, ước mơ đặt ra có thực hiện nổi không và thế nào là lý tưởng sống cao đẹp. Tuổi hai mươi vạm vỡ và tràn đầy nhựa sống, ngoài mong ước sớm ra trường để tìm một công việc tốt, còn là niềm tin được dang rộng vòng tay bảo vệ, che chắn và bao bọc người thân. Tuổi hai mươi còn là điểm khởi đầu để bắt đầu suy nghĩ về tình yêu và định hướng cho một mái ấm gia đình.

Bây giờ còn gì để nói

Khi bên ngoài úp cánh mùa xuân

Ta tưởng người đi không bến đợi

Nên chẳng cần chi như mọi lần.

Đối với tôi mà nói, tuổi hai mươi của mình trôi qua khá nhạt nhẽo, là công thức chung được đúc khuôn bằng ngọn nến sinh nhật lấp lánh, bằng những ngày đi bộ đến trường đại học, chăm chỉ ghi điểm và thích được ngắm những đôi bạn hạnh phúc tay trong tay đến giảng đường và góp gạo thổi cơm ở cùng nhà trọ (về sau này hiếm lắm mới có một đôi thành vợ thành chồng).

Tuổi hai mươi của tác giả xem chừng chất chứa suy tư khi trải rộng lòng mình trên trang giấy,nhưng dù có nhiều điều để thổ lộ đến đâu, khi mùa xuân đến, khi những đoá hoa thơm ngát rực rỡ điểm sắc tô son cho những khu vườn, vỉa hè, công viên, chàng trai trẻ chợt thấy mình muốn được bước những bước chậm rãi, khoan thai dừng lại để cảm nhận hương xuân tràn ngập đất trời.

Ta cũng gặp cô em bé nhỏ

Hai năm hoài bướm trắng cũng thành xanh

“Mây” buồn nhớ xuôi chân về đỉnh núi

Gió còn thương nên vấn víu cây cành!

Mùa xuân trong đôi mắt chàng trai có bóng dáng của một cô em bé nhỏ đang từng bước trưởng thành, một hình ảnh thoáng gặp rồi xa xăm vời vợi, để cho cái nhớ nhung cứ lẩn quẩn và kéo dài da diết, để trong từng bước chân thong dong chiêm ngưỡng chiếc lá xuân thi thoảng vướng víu chút hoài niệm yêu thương lãng đãng mơ hồ.


Còn gì không em, khi mùa xuân đến

Ta âm thầm đếm bước mãi đi xa

Buồn lắm lúc khi trường đời hiển hiện

Cuộc đời này sao chỉ khúc cuồng ca!


Nếu bạn đã từng đi qua tuổi hai mươi tươi đẹp, chắc chắn rằng bạn cũng có những trở trăn như thế này, cuồn cuộn cảm xúc thế này với những triết lý sâu xa, tưởng chừng như đã thấu hiểu gần như mọi chuyện, qua bao gió biển sóng gào như thể đã bước qua một phần lớn nấc thang cuộc đời. Hơn lúc nào hết, những cuộc chia tay tạm biệt gần như đem lại quá nhiều muộn phiền dẫu biết rằng mỗi một người đều có ước mơ riêng chân trời riêng để theo đuổi.

Bây giờ còn gì để nói

Khi em còn hoài bão cao xa

Ta thầm nói: Ừ, thôi kiếp mới

Kiếp vừa rồi đường có nở thêm hoa!


Để rồi sau cùng chàng trai trẻ cũng chấp nhận sự thật của hiện tại dẫu còn nhiều nuối tiếc, rằng có hội ngộ thì có tạm biệt, rằng cuộc sống còn thênh thang và ở tuổi hai mươi cũng chỉ mới là điểm khởi đầu. Và đúng như vậy, gần ba mươi bảy năm trôi qua còn gì, ba mươi bảy năm để những vần thơ không chỉ dừng lại ở niềm yêu thương nuối tiếc của một mùa xuân cuối trường, ba mươi bảy mùa xuân đơm bông kết nên hàng trăm bài thơ hay về đủ mọi đề tài của Võ Văn Hoa hiện thời, của một Võ Văn Hoa có mặt trên từng con đường làng quê và phố xá và trong lòng của bạn đọc.


Đôi khi thì thầm lời bài thơ, tôi tự hỏi không biết tác giả nghĩ ngợi gì khi tình cờ đọc lại và có ai trong số độc giả cũng thuộc lòng Mùa Xuân Cuối Trường như tôi không. Và nếu một lần bạn tình cờ nhìn thấy một chàng trai trẻ đang ngồi tư lự trên ghế đá trường Đại Học với dáng dấp vô cùng thân quen khiến bạn cứ ngờ ngợ và chăm chú nhìn mãi. Chàng trai đeo kính với đôi mắt một mí và khuôn mặt thông minh ấy là qúy tử của nhà thơ Mùa Xuân Cuối Trường chứ không phải chính tác giả đâu nhé.

Tây Úc 12/3/2011

VTNM

READ MORE - VÕ THỊ NHƯ MAI – MÙA XUÂN CỦA TUỔI HAI MƯƠI

Wednesday, March 23, 2011

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - MỘT CÕI TRỊNH CÔNG SƠN (3)

Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Nguyễn Trọng Tạo và Hoàng Phủ Ngọc Tường

Căn Nhà Của Những Gã Lang Thang
Theo tôi, người ta không nên dính líu quá nhiều đến quá khứ nhưng người ta cũng khó lòng đoạn tuyệt với quá khứ. Bởi vì, chẳng phải sao, quá khứ là những gì thân thuộc nhất của tâm hồn và quá khứ là" khu vườn bí mật" của tâm hồn; có thể nói quá khứ là tài sản quý báu còn lại sau cùng của đời người, mãi mãi không thay đổi. Đó là lý do tại sao tôi cứ khăng khăng ở lại ngôi nhà này khi Sơn đã cùng gia đình dọn vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh và giao căn nhà ở Huế lại cho tôi.

Hình như trong mỗi góc đầy bóng tối của căn nhà này, trên chiếc bàn bằng gỗ mộc của Sơn để lại, và trong chiếc ghế làm bằng sợi mây heo to mà Cường thường ngày vẫn ngồi vẽ, đều dậy lên mùi hương lặng lẽ của tuổi trẻ chúng tôi. Hồi ấy gia đình Sơn sống ở ngôi nhà này, còn tôi và

Đinh Cường thì sống chung ở một căn nhà thuê ở hẻm Bến Ngự bên kia sông. Tôi quên sao được hình ảnh của Cường thường treo một cánh tay lên cổ, bông băng và thuốc đỏ băng kín, giả vờ làm bị thương để vẽ về chiến tranh. Tôi ngồi chấm bài trước bàn làm việc, trong căn phòng im lặng, trong khi bên ngoài hàng rào chè tàu xình xịch một đoàn tàu dài xuôi Nam chở theo những gương mặt quen thuộc ở lớp học, cố nhoi ra bên ngoài cửa sổ như để nói lời vĩnh biệt với tôi. Vâng, chúng tôi lớn lên bằng tuổi chiến tranh; và đó là nền tảng hội họa sơn dầu của Đinh Cường, của nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn; và của tuổi trẻ bi thảm của chúng tôi đang loanh quanh ở thành phố này.

Buổi tối, Cường và tôi thường thả bộ qua nhà Sơn ở phía bên kia chiếc cầu nhỏ để cùng Sơn đi lang thang dọc sông Hương. Phía ngoài căn nhà Sơn đang sống là một hành lang dài, và ở dưới đường, quãng trước mặt nhà có những cây long não đại thụ chừng thuộc thế hệ những cây đầu tiên của thành phố còn lại sau những cơn bão. Ở đầu kia đường, có một cây xà cừ to lớn, về mùa thu lá vàng chói nguyên cả cây, giống y như mỗi chiếc lá đều được thợ kim hoàn đúc bằng vàng. Phía cuối hành lang là một dòng sông nhỏ mà chúng tôi thường đứng ngắm qua mỗi cơn mưa. Dưới cơn mưa, dòng sông phẳng lặng và hình như rộng hơn; trên mặt nước trong xanh này, thánh thót hàng ngàn giọt mưa sáng chói, và reo ca như những phím dương cầm "Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa “, như trong bài hát của Sơn.
Tấm kính nơi chiếc cửa lớn nhìn ra mặt tiền nhà Sơn đã vỡ từ lâu, Sơn cũng lười không gắn lại; gió heo may bên ngoài cứ thổi thẳng vào nhà, nghe văng vẳng như tiếng người. Sau này về sống trong căn nhà của Sơn, tôi ngồi viết ở phòng sau, cứ nghe tiếng người ta gọi tên mình ở trước cửa. Giờ này hai đứa bé đều đi học, căn nhà trở nên quạnh hiu lạ lùng, tôi thường mong có bạn đến chơi. Nghe tiếng gọi ngoài cửa tôi mừng quá, đặt bút chạy ra mở cửa. Hóa ra chỉ là tiếng gió thổi, mấy chiếc lá khô theo cơn gió chạy dài dọc hành lang.

Căn phòng sau, do Sơn tự thiết kế, bày biện làm phòng học; tôi thường đến vào giờ nghỉ, để dạy thêm cho các em Sơn. Phải thành thực nói rằng vào hồi đó ở Huế, hội họa trừu tượng đang xa lạ với công chúng, nên trong bạn bè, Cường vẫn được tôn sùng như một người thuộc "Thế kỷ ánh sáng".

Thỉnh thoảng Cường vào Sài Gòn tổ chức triển lãm. Có lần, tôi đang bận dạy học thì được văn phòng nhà trường chuyển cho một tấm vé máy bay. Đó là tấm vé của Cường gửi để rủ tôi lên dự cuộc triển lãm của Cường mở ở Đà Lạt. Tôi còn nhớ đó là một ngày lễ Noel, và bức tranh Thiếu nữ trong màu hoa anh đào của Cường được nhiều người hỏi mua, trong đó Cường vẽ một khuôn mặt thiếu nữ từ khung cửa sổ của một biệt thự đang đăm đắm cúi nhìn xuống một nụ hoa anh đào đầu mùa. Ở Huế, Cường có vẽ tặng tôi bức Cầu say trong đó, những nét vẻ nguệch ngoạc, chiếc cầu Trường Tiền nổi bật trên nền màu gạch và một chấm đèn màu vàng le lói trên cao, như một dấu hiệu của ý thức. Có lẽ đó là cơn say của chúng tôi trong những đêm lang thang ở Huế.

Ở Huế đi lang thang cũng là một sinh hoạt văn hoá. Cường luôn luôn ăn vận đàng hoàng, lúc nào cũng như mới, và thường sang phòng tôi gọi tôi đi chơi. Tôi mặc một chiếc vét cũ của anh Đỗ cho, áo khoác vào dài quá nửa vế, dệt bằng sợi len thô, có lẽ là áo anh Đỗ thường mặc vào ban đêm, lúc đứng chờ chị Quỳ ở ga tàu điện ngầm ở Paris. Thỉnh thoảng, chúng tôi còn có Ngô Kha nhập bọn; Ngô Kha, vốn là thi sĩ khá nổi tiếng bị động viên làm sĩ quan quân đoàn I đóng ở Đà Nẵng. Thỉnh thoảng Ngô Kha ra Huế nghỉ phép và cùng đi lang thang với chúng tôi.
Chúng tôi thường ra khỏi nhà vào lúc đêm đã khuya, đường phố vắng không có xe cộ, cũng không có người. Chúng tối thường ghé vào cư xá đại học rủ anh Đỗ đi chơi; vào giờ ấy chị Quỳ đã đi ngủ, và anh Đỗ còn ngồi một mình, nhấm nháp ly cà phê pha loãng và đọc truyện chưởng Kim Dung. Chúng tôi coi cuộc đi chơi bắt đầu từ nhà Sơn, lúc ấy, mọi người đã đông đủ. Chúng tôi đi theo đường phố dọc sông Hương, kéo sang cầu Trường Tiền và ngồi ở một quán cà phê nổi tiếng thời đó. Đường vắng, hai hàng cây muối bên đường như chụm đầu vào nhau thành một cái vòm trên đầu, và con đường Lê Lợi như dài thêm ra dưới ánh đèn đường. Thỉnh thoảng trên đường phố vắng chúng tôi có gặp những người phu quét đường chở lá rụng trong những xe ba gác và đẩy đi cành cạch trên mặt đường. Đi bên Sơn, tôi hát thầm những câu hát của Sơn: “Đại bác đêm đêm dội về thành phố. Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”.

Còn Ngô Kha thì dọc cho chúng tôi nghe bài thơ mới làm; Kha thích ngâm thơ dưới những hàng cây ban đêm, còn tôi thì thích nghe hết mọi cái ngoài giờ dạy học. Hình như những lúc đó chúng tôi mới nhận thức được rằng con người là một tự do.
Tôi nhớ câu thơ của Ngô Kha làm trong những cuộc lang thang ấy:

Lần hồi sinh trên con tàu cuối cùng
Chung quanh anh phù sa cát đỏ
Anh hỏi thầm về đời mình
Gỗ đá có buồn không?

Trong những cuộc lang thang này, chúng tôi thường gặp Bích. Bích thường mặc quần áo Jean, đầu cạo trọc, vừa lang thang vừa huýt sáo, một điệu nhạc nào đó đang thời thượng trong giới trẻ thành phố. Bích huýt sáo rất hay, thường từ xa nghe tiếng huýt sáo người ta đã biết Bích đang đi lên. Có lần, tôi thấy Bích đi bộ ngang trước nhà Sơn; khi Bích bắt đầu huýt sáo thì người ta đổ ra xem, đứng kín hết cả ban công của ngôi chung cư đầu cầu.

Người ta chết một mình nên cũng sống một mình. Từ đó, chúng tôi xem nhà ở chỉ là một nơi tạm trú, một nơi tạm dừng chân ở cõi đời. Chúng tôi, cả ba người giống nhau, đều quan niệm rằng nghệ thuật chỉ là một cách thế đối diện với cái chết. Từ ấy về sau, người ta không còn nghe tiếng huýt sáo khuya khoắt của Bích nữa. Có lẽ vì cả thành phố không ai có thể huýt sáo hay giống như Bích, mà Bích thì đã bị điều đi quân dịch không biết sống chết ở chiến trường nào. Khắp nơi đều khói lửa mịt mù . . .

Trong những cuộc đi chơi đêm hôm như vậy, Cường rất thích dừng lại đọc một mỹ cảm nào không biết trên những bức tường rêu phong, dưới ánh đèn vàng. Theo ngón tay của Cường, tôi thấy hiện ra nhiều thứ hình trên nền gạch cổ, khi thì một mặt người nhìn nghiêng, khi thì con chim đang bay, thảng hoặc một vài ngôi nhà thờ hoang phế trên đồi.
Đó chính là nguồn cảm hứng đích thực của Cường, và thỉnh thoảng, tất cả lại hiện ra trên khung vải của Cường, dưới một màu rêu xám ảm đạm và sang trọng, rất được quần chúng hâm mộ trong các phòng triển lãm, từ đó bạn bè gọi đùa là tranh sơn dầu của Đinh Cường thuộc trường phái “rêu phong".

Còn Sơn... Sau những ngày đông vui giữa bạn bè, giữa đám con gái bay lượn trong bộ cánh rất mốt ở Sài Gòn, Sơn lại quay về với sự tĩnh mịch của mùa thu ở Huế. Và tất cả khối lượng âm nhạc phản chiến đồ sộ ký tên Trịnh Công Sơn đều được viết ra từ căn phòng này. Nhạc phản chiến là rất mới đối với quần chúng các đô thị miền Nam thời bấy giờ, trong đó, đối diện với cuộc chiến tranh dữ dằn, người ta thấy một khuôn mặt trẻ mệt mỏi, hờ hừng, không biết hy vọng gì ở tương lai . . .
Chúng tôi đi lang thang trong những đêm mùa hạ, thơm ngát mùi hương ngọc lan, trong những khu vườn tối, và trên trời nhiều mây trắng bay. Tôi ước mơ tập luận văn triết học của tôi sẽ đầy ắp hình ảnh của bạn bè, và cái tự do phù phiếm của tôi sẽ được viết trên nền trời xanh trong nét bút của mây trắng. Qua những cuộc rong chơi trên thành phố mến yêu, giống như những người thợ thủy tinh, chúng tôi thổi hơi thở của mình vào chất nhựa chai của tư duy, để làm hình thành ở đó một thế giới lấp lánh muôn màu dưới ánh sáng nghệ thuật, một thế giới từ không thành có, từ khoảng khắc thành vĩnh cửu, hoặc như bài hát của Sơn "Ta nghe đời rất mênh mông. Trong chân người bước chầm chậm”.

Đêm ấy, chúng tôi lại tiễn đưa anh Đỗ đi quân dịch. Cả anh Đỗ và Sơn đều bị gọi lính vào một trại quân nào đó ở Đà Nẵng vì tham gia một phong trào đòi hoà bình ở Sài Gòn. Sơn đã uống thuốc xổ, để cơ thể mất quá nhiều nước và do đó được hoãn quân dịch. Sau khi ngồi ở quán cà phê, chúng tôi về lang thang dọc sông Bến Ngự. Anh Đỗ xé nát tấm giấy gọi lính, và nằm lăn ra ngủ dưới gốc cây bên đường. Đây là một con đường ven sông có thảm cỏ dày, và hương cỏ đêm khuya thơm lạ lùng làm người ta nghĩ đến một nỗi bình yên nào đó không có ở đời. Khi anh Đỗ ngủ say, Ngô Kha đi nhặt đâu đó những cánh hoa phượng vĩ hồng đem rải quanh người anh, để khi anh ngủ dậy, còn lại dấu vết một hình người trên mặt cỏ. Chiều hôm sau, chúng tôi đưa Sơn và anh Đỗ vào trại Cây Điệp ở Đà Nẵng. Khác với tình trạng nhẹ cân của Sơn, anh Đỗ bị chất độc trong thuốc xổ ảnh hưởng đến tâm thần. Người ta phải thả để anh về, vì anh đã mất hết trí nhớ, không dùng được vào việc binh. Trước ngày lên đường, tôi có việc cần phải lên Đà Lạt, có ý tìm thăm anh Đỗ, định nói với anh một điều. Tôi gặp anh đi thơ thẩn một mình trong rừng thông, mặt ngơ ngác như một người đã quên hết mọi sự ở đời.

Tôi đành quay về Huế một mình và cũng không tiện từ giã anh lúc ra đi.

Đêm ấy. . .
Con sông Hương trôi trong đêm tối, êm đềm như một dải lụa huyền. Ngay trong thành phố, thỉnh thoảng người ta vẫn gặp một vài đám lau sậy um tùm, tưởng như chỗ buộc thuyền của người kỹ nữ bến Tầm Dương xưa và chàng Tư Mã khóc đời bằng dòng nước mắt màu xanh, nên bây giờ dòng nước sông Hương xanh thẳm đến lạ lùng. Sau này, trong những năm đi xa chợt nhớ về anh Đỗ, không hiểu tại sao trong tâm trí tôi vẫn hiện ra một hình người vẽ bằng nét hoa nằm im trên cỏ.

Một chiều, tôi gặp một người giao liên hợp pháp thông báo với tôi ý kiến của Thành ủy nói rằng Toà lãnh sự Mỹ ở Huế đã bị thiêu hủy, thế hợp pháp của tôi và em trai tôi đã hết; và chúng tôi cần rút "lên xanh" để được an toàn, tránh sự nguy hiểm từ phía địch. Đi hay không là tuỳ bọn tôi, nhưng phải trả lời ngay bây giờ để tổ chức tiện bố trí đường dây. Tôi đồng ý là phải đi, trời đất rộng bao la mà ở đây không có một chỗ dung thân cho anh em tôi. Đã hết rồi những cuộc lang thang với bạn bè...

Từ chỗ trú ẩn bên kia sông Bến Ngự, tôi sang ăn bữa cơm chiều cuối cùng với nhà Sơn. Tôi vẫn duy trì những buổi dạy kèm với em Sơn giữa những đợt đấu tranh của thành phố. Vào giờ học, Thủy, em của Sơn, nói với tôi rằng theo lời dặn của Ngô Kha, thì quân đội của tướng Nguyễn Cao Kỳ sẽ kéo đại quân ra Huế để đàn áp cuộc nổi dậy. Kha dặn tôi hãy tìm một nơi khác, lên Trường Sơn cũng được, tạm tránh lúc tranh tối tranh sáng của cuộc tiến công. Theo tin tức quân báo của Kha nhận từ đoạn Đà Nẵng, thì lực lượng thủy quân lục chiến của Kỳ sẽ chĩa mũi nhọn vào những người của phong trào mà họ cho là nguy hiểm, ngay từ lúc họ đặt chân đến Huế để tránh hậu hoạ. Ngô Kha cùng với chiến đoàn ly khai của anh sẽ kéo dài cuộc cầm cự trên đèo Hải Vân, để tạo điều kiện cho tôi đi thoát. Sau đó, đơn vị của Kha sẽ về bám Lăng Cô đánh "du kích". Kha hy vọng ít lâu sau, Kha và tôi sẽ tái ngộ ở một hang đá nào đó của Trường Sơn.

Ôi? Ngô Kha, thằng bạn khẳng khái của tôi! Ngày tôi về Huế, được tin Kha đã bị địch thủ tiêu sau Hiệp định Paris lòng tôi dấy lên một nỗi đau đớn chưa từng thấy. Làm như thể chiến tranh vẫn chưa đủ ác liệt đối với tôi? Làm như nhiều năm khổ vẫn chưa đủ cho tôi đáng với tư cách thay mặt những bạn bè tại ngôi nhà này để đứng về phía những người kháng chiến.

Trong bữa ăn, tôi ngỏ lời tạm biệt gia đình Sơn và nhờ Sơn chuyển lời tạm biệt đến cha mẹ tôi; tôi cầu mong song thân cố gắng bảo trọng, mai mốt đất nước hoà bình, anh em tôi lại về.

Tạm biệt nhé, những nẻo đường lang thang tôi đi suốt đời không hết; tạm biệt dòng sông đẹp và buồn và uể oải như một thiếu nữ đài trang; tạm biệt con chuồn chuồn đậu lay lắt trên ngọn cỏ may ven sông; tạm biệt thành phố với những ngôi chùa yên tĩnh như ở một cõi đời nào khác. Tạm biệt ngôi nhà với tuổi trẻ và những cuộc lang thang trĩu nặng phiền muộn của chúng tôi; hết chiến tranh tôi sẽ về ngồi đây, thật lâu...

Thanh niên, Xuân 2001
Huế. 29/1O/2000
READ MORE - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - MỘT CÕI TRỊNH CÔNG SƠN (3)

Friday, March 18, 2011

LA THỤY - CHÙM THƠ



La Thụy là bút hiệu của thầy giáo Đoàn Minh Phú, quê Quảng Trị, đang dạy học ở La Gi, Bình Thuận.
Xin mời các bạn thưởng thức thơ của anh.


       THÙY HIÊN (* )

Chiều tàn sương lung linh
Vườn hồng mơ chim xanh
Thùy Hiên, em trong vườn
Bừng lòng bao là thương

Môi hồng gieo buồn vương
Mơ hồ chờ anh hôn
Lâng lâng và chơi vơi
Yêu em không còn lời

Hồn chiều in lên mi
Thuyền tình xuôi mây đi
Ồ nàng hay sao trời
Thiên hà hay trùng khơi ?

Hồn anh dâng bâng khuâng
Đàn lòng sao ngân vang
Cung trầm rung miên man
Lời trên môi thì thầm

Lời chiều muôn năm xưa
Òa tràn trăm sông thơ
Mênh mang tà huy bay
Thùy Hiên vàng trăng gầy

*Thùy Hiên : Tên người thiếu nữ



                 TÌNH XƯA

Sầu thu mênh mang thương rừng phai
Tương tư bâng khuâng nhiều canh dài
Lời trăng vương gieo hờn lên môi
Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi

Đêm đêm mơ ai nhìn mây trôi
Chừ đây uyên ương không còn đôi
Rồi em sang ngang trên thuyền hoa
Giang hồ phiêu bồng ru đời ta

Giang hồ phiêu bồng ru đời ta
Lênh đênh trùng khơi đùa phong ba
Vàng trăng giăng tơ khơi tình xưa
Tình ơi ! Tình ơi ! Đừng đong đưa



                  HỒ CẦM

       Vang đêm thanh hồ cầm ngân
Trăng ngà giăng tơ cung trầm buông lơi
       Lâng lâng tình đang lên khơi
Hồ, xừ, xang … lòng chơi vơi canh dài
       Mơ hồ hồn xưa liêu trai
Mồ thu hoang vu chừ ai u hoài
       Vương mang chi, đàn ngân dài
Lưu dư hương … ồ trang đài về đâu
       Tương tư sao, đàn dâng sầu
Say men nồng hay say màu thời gian
       Vời chân mây, nhòa non ngàn
Bâng khuâng heo may, mơ màng hơi thu
       Ai phiêu diêu trong sương mù
Người muôn năm … từ thâm u quay về
       Trần gian kia còn si mê?
Hồ cầm cao cung, thương hề niềm xưa
       Rơi rưng rưng từng âm thừa
Sao trời lung linh đường tơ chìm dần
                                           LA THỤY
READ MORE - LA THỤY - CHÙM THƠ

Monday, March 14, 2011

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - MỘT CÕI TRỊNH CÔNG SƠN (2)

Chùa Hiếu Quang ở phường Trường An, thành phố Huế

Hạt Bụi Và Tia Sáng
Nếu nói "ảnh hưởng" của một đại gia cổ điển nào đó với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, có lẽ dễ thuyết phục hơn là ảnh hưởng của Phật giáo.
Không phải là người ham mê nghiên cứu đạo Phật, điều ấy thật là hiển nhiên, nhưng Trịnh Công Sơn đã lớn lên trong một thành phố đầy những ngôi chùa cổ, trong tiếng chuông thu không mỗi chiều hôm. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhạc Trịnh Công Sơn là một điều không thể tránh được. Như ta biết, thế giới của Trịnh Công Sơn là một vòng khép kín, giống như một lâu đài bằng đá cổ xưa, tĩnh mịch trong rừng, trong đó bằng sự nhạy cảm của một nghệ sĩ,
Sơn thu nhận hết mọi biến cố của kiếp người và Sơn lơ đãng ngồi ký tên vào từng viên đá. Gần như quán xuyến tất cả, âm nhạc của Trịnh Công Sơn diễn ra trong cung la thứ, chuyển tải hết cả biến cố của một đời người.
Một truyền thuyết nhà Phật nói rằng, về nỗi khổ của kiếp người, kinh sách Phật giáo có đến hàng vạn cuốn, rút gọn lại trong bốn chữ Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Nhạc của Trịnh Công Sơn cũng đề cập đến những điều ấy, dù không có ý thức.
Sinh là một cú nhảy khởi đầu vào kiếp luân hồi. Sinh tự nó không phải là một điều đáng buồn, nhưng vì Sinh mở đầu một quá trình gọi là Tứ Diệu Đế (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) nên cũng không phải là điều đáng ước muốn. Kinh Thánh truyền đạt lại ý nghĩa của ngày lễ Noel, tức là ngày sinh của Chúa, nên gọi là tin mừng. Trịnh Công Sơn thì gọi là Phúc âm buồn: "Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người, (Gọi tên bốn mùa).
Đọc Trịnh Công Sơn, ta lấy làm ngạc nhiên khi bắt gặp cái nhìn buồn bã của tác giả về cuộc đời. Buồn bã vì trong cuộc đời còn có sẵn một biến cố đáng buồn, là sự ra đời của con người. Ôn Như Hầu trong một tác phẩm thấm nhuần tư tưởng Phật giáo cũng cho rằng: "Thảo nào khi mới chôn nhau. Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. Điều ấy người ta cũng bắt gặp trong ngôn ngữ Trịnh Công Sơn: "Để một mai tôi về làm cát bụi" (Cát bụi); “ Ru bạc tóc thôi" (Lời mẹ ru).
Lưu ý rằng, thời điểm của chử Sinh rất ngắn, tuồng như con người chưa có đầy đủ ý thức về sự ra đời của chính mình. Nhà tâm lý học hiện đại Pháp Merleau Bonty có nói rằng người ta không thể sinh ra trước một phút để biết mình ra đời như thế nào. . .Vì thế, âm nhạc của Trịnh Công Sơn ít khi nói trực tiếp vào sự ra đời, mà chỉ nói qua hình ảnh hát ru và một cách nào đó làm dịu đi ý nghĩa gay gắt của sự ra đời: “Tiếng khóc ban đầu còn đâu, còn đâu, còn đâu” (Lời mẹ ru).
Nhưng Trịnh Công Sơn cũng nhanh chóng rời bỏ vấn đề này để sang địa hạt của chữ Lão... "Tóc xanh mấy mùa” (Phôi pha); "Con sông đâu có ngờ ngày kia trăng sẽ già” (Biết đâu nguồn cội); "Từng tuổi xuân đã già" (Phôi pha); “Chợt một chiều tóc trắng như vôi" (Cát bụi). Lão hoá là một quá trình bất lực trước thân thể, trước vật chất và tinh thần. Thế giới đổi khác, và tôi cũng suy nghĩ khác, ấy là vì tôi đã già đi. Trịnh Công Sơn đã nói đến chữ Lão bằng tất cả giọng buồn nản: "Có một bạc đầu tôi đi, tôi đi" (Có một ngày như thế).
Nếu như Lão là một sự bất lực trước cuộc sống, thì Bệnh là một tình trạng suy thoái và mất chất lượng của cuộc sống, do sự bất lực tạo nên. Thân thể tiềm ẩn sẵn những mầm mống của bệnh, có thể coi con người là một bệnh tiềm thể: và vì mang sẵn mầm bệnh như Trịnh Công Sơn nên tự xem mình ấp ủ sẵn một "mặc cảm lâm bệnh". Có thể nói con người là một gã mắc bệnh trường kỳ, nghĩa là để hoạch định cho bước đi của mình trong cõi luân hồi, con người không có được mấy khoảnh khắc biểu hiện sự khoẻ mạnh, tính chính xác hoặc là sự sáng suốt đáng tin cậy: "Ngày thu đông phố xưa nằm bệnh" (Có nghe đời nghiêng); "Chập chờn lau trắng trong tay" (Chiếc lá thu phai); “Nghe bao nỗi đau trên một bàn tay" (Tôi đang lắng nghe); "Ngày tháng trôi qua cơn đau mịt mù” (Hoa vàng mấy độ).
Không quên rằng sự hạn chế của sức khoẻ bản thân, những đêm thức khuya mất ngủ đã gieo vào lòng tác giả cái mặc cảm nói trên. Nhưng mặt khác, do một quan niệm có tính chất khổ hạnh, Trịnh Công Sơn đã xem "lâm bệnh” chính là bản chất cuộc đời.
Đáng buồn nhất là cái chết (Tử). Triết học phương Tây cho rằng cái chết không thuộc về đời người: nó thuộc về vũ trụ, nó giống như bức tường trắng, trắng nhờ, phẳng lỳ vô nghĩa (J.P.Sartre. Le Muer). Nhưng với phương Đông cái chết thuộc về đời người. Nó găm vào hữu thể, làm rỗng những hữu thể. Nó giống như con sâu đục khoét trái cây và làm rỗng dần ruột trái cây. Vì mang sẵn mặc cảm lâm bệnh nên, theo Sơn nghĩ, con người ta có thể sẽ đi ra khỏi thế giới này lúc nào cũng được: "Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh); “Một hôm buồn lên núi nằm" (Tự tình khúc); "Thí dụ bây giờ tôi phải đi. Tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống" (Rơi lệ ru người); " Dưới vành nôi mọc từng nấm mộ" (Cỏ xót xa đưa); "Có một dòng sông đã qua đời" (Có một dòng sông đã qua đời).
Cái chết là tất yếu, là bất khả kháng đối với con người. Có chăng là giờ điểm của chuông chiêu hồn. Hình ảnh này, được lặp lại muôn nghìn lần, đã khiến cho âm nhạc Trịnh Công Sơn gồm những lời tiên đoán xui xẻo, và một màu nâu xám buồn bã, mê hoặc.
Cho đến trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã xây dựng xong toàn bộ một thế giới với bốn yếu tố nguyên thủy của nhà Phật là Sinh, Lão, Bệnh, Tử đều có tính hư vô. Nhưng Trịnh Công Sơn đã tìm cách hoá giải chúng, bằng cách sữ dụng một báu vật của tâm hồn, nửa ảo nửa thật rất lạ: “Sống trong đời sống cần óó một tấm lòng. Để làm gì em biết không?”.
Chính đó là cái tâm. Cái tâm thì không tìm kiếm cái gì cho mình, "Cái tâm" chỉ giống như tấm chiếu để trải ra cho thiên hạ ngồi lên. Kinh Phật có nói rằng lòng tốt của đời giúp được cho con người, như một đôi hài cỏ chỉ giúp người đi qua một đoạn đường. Nghĩ cho cùng thì nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn, như bài ở trọ, Đoá hoa vô thường, Một cõi đi về đều viết về đề tài có mang hơi hướng triết lý nhà Phật.
Chuyện nhà Phật kể rằng, ngày xưa, có một con thằn lằn chọn Nghiệp . . .
Biết mình sắp viên tịch, vị sư già quyết định đọc một biến kinh sau cùng của đời mình để bày tỏ lòng ăn năn hối cải. Nhưng biến kinh của ông đã không bao giờ thực hiện được, vì khi sắp hết bài thì ngọn đèn chợt tắt, và câm bặt hết ánh sáng. Con thằn lằn đã bò theo mặt bàn, lên đĩa đèn và uống cạn dầu. Khám phá ra con thằn lằn, vị sư già mắng nó là "nghiệt súc", và cầm dùi chuông đánh chết nó. Linh hồn con thằn lằn bay về địa ngục. Diêm vương cho nó biết là nó được tự do lựa chọn cách hoá thân. Con thằn lằn khẩn nguyện rằng xin đem nó đến đài hoàn vũ và thiêu hũy thân thể nó thành tro bụi. Mỗi hạt bụi được tung ra khắp bốn phương trời, sẽ hoá thành một tia sáng, soi rọi vào chốn mê lầm của con người.
Thuở niên thiếu, vì hoàn cảnh riêng, gia đình đã gửi Trịnh Công Sơn vào một ngôi chùa. Ở đó, Trịnh Công Sơn phải đứng bên vị sư già chùa Hiếu Quang để lật từng trang kinh cho sư phụ đọc.
Con thằn lằn đã chọn nghiệp từ thuở ấy. . .
READ MORE - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - MỘT CÕI TRỊNH CÔNG SƠN (2)

Sunday, March 13, 2011

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - MỘT CÕI TRỊNH CÔNG SƠN (I)

"Con tinh yêu thương"

Hành Tinh Yêu Thương Của Hoàng Tử Bé
Khác với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn là người chăm chú cúi xuống hiện hữu, và bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân phát hiện hết mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người.
Sự từ khước hy vọng ảo tưởng; những đam mê vô ích; tâm trạng lưu đầy; nỗi cô đơn không cứu vãn; nỗi lo âu trước vực thẳm; vân vân..., tất cả đó là những vấn đề cốt lõi của triết học hiện sinh Châu Âu, cũng cốt lõi như vấn đề sinh lão bệnh tử của Phật giáo Châu Á về phận người.
Đánh thức bởi sự tan vỡ của thế giới sau Đại chiến, triết hiện sinh trở thành những món ăn hợp gu của con người hiện đại, bỗng nhiên tìm thấy bạn tri kỷ trong thế hệ trẻ các đô thị miền Nam (cũng như Nhật Bản) trong đó có tuổi trẻ của Trịnh Công Sơn. Đặc biệt là cái chết, một phạm trù “kinh điển" của triết hiện sinh (cái chết là hoàn cảnh giới hạn để nhận biết hiện hữu: "cái gì vẫn còn là căn bản đối diện với cái chết, là thuộc về hiện hữu”. K.Jaspers), hoá thành ám ảnh, có sức hút của hố thẳm trong khát vọng sống của tuổi trẻ một thời bị ném vào lò lửa của cuộc chiến tranh tàn khốc . . .
Có vài lần tôi tìm đến với Sơn ở Blao, hồi ấy Sơn làm “trưởng giáo" của một ngôi trường ấp chiến lược, chỉ để được hoãn quân dịch. Nơi thị trấn chiến tranh heo hút buồn đó, Sơn và tôi mỗi ngày băng qua một nghĩa trang đầy quạ đen, buổi chiều nghe tiếng chuông báo tử của ngôi giáo đường nhỏ, và đêm ngồi uống cà phê ở quán Le Cap Oral nghe lão Tây già nhại tiếng con chim chiến tranh (Oiseau de guerre) kêu thê thiết trong đêm sương, nhại theo kiểu vùng quê Normandie của lão trong thế chiến: "Père, Mère, Frères - tout est perdu”. *( Cha tôi, Mẹ tôi, Anh em tôi, Tất cả đều mất hết )
Đêm ở Blao, Sơn thường ra ngoài đi lang thang và để đánh lừa kẻ lạ vô nhà, Sơn dùng chiếc drap trắng trùm kín cây ghi ta trên giường, giả vờ người nằm bệnh. Thế đấy! Từ đây qua suốt thời tuổi trẻ, Sơn vẫn hát về cuộc đời như một “cơn đau vùi".
Những năm vào đời của một tài năng, Trịnh Công Sơn đã khám phá ra âm hưởng La thứ dịu dàng của dòng sông ở Huế (Ướt mi, Nắng thủy tinh...), nỗi cô đơn ở ghềnh đá eo biển Quy Nhơn (Biển nhớ, Lời buồn thánh...) và ở thị trấn cao nguyên kia, là chiến tranh và cái chết (Phúc âm buồn, Gọi tên bốn mùa, và tất cả trong Kinh Việt Nam).
Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh quá dữ dằn và kéo dài, nỗi chết là một ám ảnh không rời trong tâm cảm quê hương của Trịnh Công Sơn, như trong Tình ca của người mất trí chẳng hạn: “Chết tình cờ, chết không hẹn hò, nằm chết như mơ..." Chính điều này đã khiến Sơn trở thành thần tượng nghệ thuật của tuổi trẻ một thời lửa đạn, và tên tuổi Trịnh Công Sơn được biết đến giữa những nghệ sĩ phản chiến của thế giới, đối diện với chính sách Mỹ ở Việt Nam.
Còn xa hơn nữa, nỗi ám ảnh kia đã hằn sâu trong khát vọng sống của tâm hồn Sơn, như vết máu không tẫy xóa được trên chiếc chìa khoá mở cửa vào lâu đài kinh dị trong cổ tích Con yêu râu xanh: "Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh) "Mệt quá thân tôi nằm xuống với đất muôn đời" (Ngẫu nhiên)... Rất nhiều lần Sơn "nói dại miệng" theo kiểu đó, kể cả khi đang thiết tha cùng em: "Thí dụ bây giờ tôi phải đi. Tôi phải đi, tay chia ly cùng đời sống" (Rơi lệ ru người) . . . Sự nhạy cảm thường trực về tính hữu hạn của đời người đã thúc đẩy trầm tư âm nhạc của Trịnh Công Sơn tiếp cận với ý thức Cát bụi, với tâm thức lãng du qua cõi đời vô thường (Một cõi đi về), nỗi hoài niệm về nơi "nguyên quán" vĩnh hằng (Bên đời hiu quạnh); từ đó, vào cuối cuộc hành trình của phận người, Sơn rẽ hướng tìm về cội nguồn minh triết của phương Đông, níu lấy cái Tâm của mình để sống với đồng loại:
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người. (Một cõi đi về)
Đây là sự dịu dàng của tâm hồn Trịnh Công Sơn; sự dịu dàng thuộc về bản chất đã khiến cho người này trở thành người Mẹ và người kia là nghệ sĩ.
Tôi vẫn giữ một hình ảnh rất xúc động về Sơn hồi trẻ; thời Sơn còn dạy học ở Blao, nghỉ hè về Huế, chúng tôi thường ngồi ở quán cà phê Thành Hội. Hôm ấy, em bé gái bưng bàn lỡ tay đánh vỡ tách cà phê, làm bẩn áo Sơn. Bà chủ quán chạy đến, hoảng hốt, giận dữ, con bé rúm người vì sợ hãi. Sơn đứng dậy che đòn cho con bé, ôn tồn nói với chủ quán: "Chính tôi làm vỡ, không phải lỗi của nó". Và Sơn thản nhiên rút túi bù tiền, cười nháy mắt với con bé rồi đi... Nhiều năm sau, tôi gặp lại cô bé trên rừng, nay đã lớn làm giao liên nội thành, đi dự hội nghị chiến sĩ thi đua ở Khu. Bé nhắc lại với tôi kỷ niệm đầy trìu mến về anh Sơn đã tập cho bé hồi ở quán: "Ông tiên vui, ông thường hay nói dối. Chốn thiên đường không có tháng ngày trôi".
Lòng nhân ái nhu mì và sự bao dung không mặc cả là cốt cách nghệ sĩ hằng có ở Trịnh Công Sơn, như là một giải pháp cứu vãn, để đối diện với chiến tranh, thù hận, và nỗi gay gắt của thân phận con người:
Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi! (Để gió cuốn đi)
Điều rất lạ, toàn những ý tưởng triết học đa đoan kia, Trịnh Công Sơn chỉ chọn một người để nói với là Người Tình. Dù nói về điều gì đi nữa, kể cả về Cái Chết, mọi bài hát của Trịnh Công Sơn đều là Tình ca, với giai điệu dịu dàng và thành thực kỳ lạ, và với chất liệu của nụ hoa tầm xuân mà chàng thi sĩ trong ca dao đã một lần hái và dâng tặng. Không có gì để nghi ngờ, chính Trịnh Công Sơn đã khẳng định về điều này: "Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu, để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời". Tôi đã nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn từ những ngày nàng còn là Lệ Mai ở phòng trà Đà Lạt. Cho tới bây giờ, gần suốt một đời "nghe hát" - theo nghĩa của Nguyễn Công Trứ - cảm nhận của tôi vẫn là thế, rằng với Sơn, Khánh Ly luôn luôn là giọng hát của Người Tình.
Tại sao trong từng khoảnh khắc của đời mình, Trịnh Công Sơn lại chọn Người Tình để nói lại mọi điều? Có lẽ thế, bởi em sinh ra là để nuôi nấng nỗi buồn của đời tôi. Cũng bởi em là loài phù-du-tóc-dài để hiểu tôi trong mọi nỗi phù du, như thơ Ngô Kha: "Ngày xưa tôi lỡ làm người tương tri”.
Với Sơn, Người Tình là người đối thoại cần thiết, và vì thế trong Tình ca Trịnh Công Sơn, người nói không là “Anh" mà là "Tôi và Em". Hai tiếng Anh-Em ngọt ngào đó hình như không thích hợp với những điều cay đắng. Không thích hợp với nhiều thứ gai góc cuộc đời, như thân phận, cái chết, và nỗi tuyệt vọng: "Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng tuyệt vọng". (Tuyển tập những bài ca không năm tháng - 1995).
Đến đây thì mọi sự đã ngã ngũ, rằng Tình Ca Trịnh Công Sơn chính là siêu hình học, và vì thế không bao giờ cũ.
Năm tháng trôi đi, bao nhiêu nước đã chảy dưới chân những cây cầu những người yêu nhau đã đi qua. Những Người Đẹp một thời đã thành thiếu phụ, và những cô bé đã lớn lên thành thiếu nữ. Và tất cả vẫn hát Trịnh Công Sơn như là Tình Ca của hôm nay, vẫn nhìn thấy ở Trịnh Công Sơn một gương mặt Hoàng tử sầu muộn và dịu dàng không hề xa lạ.
Huế, 20-4-1995 (Nhàn đàm - Người ham chơi)
Nguồn: Việt Nam Thư Quán
READ MORE - HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG - MỘT CÕI TRỊNH CÔNG SƠN (I)

Monday, March 7, 2011

NGUYỄN HOÀN - CON NGƯỜI MINH TRIẾT TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN

Trịnh Công Sơn và Dao Ánh, 1998


Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao). Nhiều người, trong đó có cả những người nước ngoài như John C.Schafer (giáo sư Anh ngữ, Đại học Humboldt, Hoa Kỳ) đã định danh cho sự nổi tiếng của nhạc Trịnh là “hiện tượng Trịnh Công Sơn”. Nhiều bài viết, tập sách được công bố, xuất bản đã tìm cách giải mã hiện tượng âm nhạc Trịnh Công Sơn nhằm dò thấu căn nguyên của sức hấp dẫn lạ lùng, đầy “ma lực” của nhạc Trịnh. Người ta đã và sẽ còn tiếp cận căn nguyên quyến rũ kỳ diệu của nhạc Trịnh từ nhiều cách, từ nhiều giác độ khác nhau. Ở đây, xin đưa ra cách tiếp cận căn nguyên này từ một trong những phương diện nổi bật nhất của thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn, đó là con người minh triết trong nhạc Trịnh Công Sơn.


Sức hấp dẫn của thế giới nghệ thuật Trịnh Công Sơn chính là sức hấp dẫn của con người minh triết được xưng tụng, nâng niu và “phát sáng” ở trong đó.


*Minh triết của con người ấu thơ, của “nhân chi sơ”


Con người minh triết trong nhạc Trịnh trước hết là một con người thuần khiết, chưa hề “vướng bụi trần”, đó là con người thuở ấu thơ, thuở “nhân chi sơ” vui sống hồn nhiên, yêu thương thật lòng: “Ngày xưa khi còn bé, tôi yêu quá cuộc đời, tôi yêu thương loài người, ngồi vẽ lấy tương lai” (Ngày nay không còn bé), “Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé, mới lớn lên giữa đời sống kia. Tôi thấy màu xanh hát trong lời gió và thấy bình minh thắp trên ngọn lá. Tôi thấy ngày thật lạ, xao xuyến từng nỗi nhớ, cho nên tôi yêu trái tim không nặng nề những con tim bạn bè bao la” (Hôm nay tôi nghe).


Sự minh triết của con người thuở ấu thơ, thuở đầu đời trong nhạc Trịnh có gốc rễ từ trong minh triết phương Đông. Mạnh tử từng đề ra thuyết tính thiện nổi tiếng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” (Người ta lúc bắt đầu có sự sống, tính vốn thiện). Mạnh tử bảo: “Bậc có đức lớn vẫn giữ được lòng mình khi mới sinh ra” (Đại nhân bất thất kỳ xích tử chi tâm - Li Lâu hạ, bài 12) (1). Các bậc hiền triết thường có những tư tưởng lớn gặp nhau. Trong tác phẩm “Đạo đức kinh”, Lão tử khẳng định: “Người nào có đức dày thì như con đỏ” (Hàm đức chi hậu, tỉ ư xích tử) (2). Nhưng tại sao người đời khi “lớn lên” không phải ai cũng giữ mãi được sự minh triết của “con đỏ” như các bậc có đức dày? Đó là vì cùng với sự lớn lên về trí năng thì trí xảo, cơ mưu có khi đi kèm là nguy cơ, là tai hoạ mà nhân loại xưa nay không phải bao giờ cũng biết cách phòng tránh, diệt trừ triệt để, hiệu quả. Lão tử trong “Đạo đức kinh” từng phân tích, cảnh báo về điều này: “Thời xưa, người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh cơ xảo, mà làm cho dân đôn hậu chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu” (Cổ chi thiện vi đạo giả, phi dĩ minh dân, tương dĩ ngu chi. Dân chi nan trị, dĩ kỳ trí đa) (3), “Trí xảo xuất hiện rồi mới có trá nguỵ” (Trí tuệ xuất, hữu đại nguỵ) (4). Cùng chung mối ưu tư trĩu nặng tự nghìn xưa của các triết nhân, nhạc Trịnh đã soi chiếu, cảnh tỉnh về những mặt trái, mặt tối của lòng người: “Đời đã cho tôi một ngày, nhìn thấy gian manh loài người, từ đó tôi hằng biếng vui chơi” (Chỉ có ta trong một đời), “Những con mắt thù hận, cho ta đời lạnh căm…Những con mắt bạc tình, cháy tan ngày thần tiên” (Những con mắt trần gian). Bởi vậy, nhạc Trịnh mang nỗi tiếc nuối, ngậm ngùi da diết khi con người đã xa dần với thuở “nhân chi sơ”, thuở ấu thơ: “Ngày nay không còn bé, tôi quên sống thật thà, tôi đã không còn là, là hạnh phúc ngu ngơ. Ngày nay sao buồn thế, những sáng hay đêm về vẫn thấy rất ơ hờ, bình yên như kiếp đá. Ngày nay thôi đành nhé, tôi như đá nặng nề, trong giây phút tình cờ rớt xuống mịt mù” (Ngày nay không còn bé), “Ôi hư vô phong kín, tuổi thơ ngây mong manh” (Lời của dòng sông).


Trước vấn nạn “lớn lên” về trí xảo, con người phải tìm giải pháp gì, phương thuốc gì để chữa trị hữu hiệu? Lão tử khuyên nên quay về với đạo, cụ thể là quay về với cái gốc của đạo. Xuất phát từ khái niệm “đạo” được nêu lên trong “Đạo đức kinh”: “Đạo vĩnh viễn không có tên, nó chất phác” (Đạo thường vô danh, phác) (5), Lão tử đã đưa ra phép chữa trị là dùng cái “chất phác” này để ngăn chặn trí xảo: “Trong quá trình biến hoá, tư dục của vạn vật phát ra thì ta dùng cái mộc mạc vô danh (tức bản chất của đạo) mà trấn áp hiện tượng đó, khiến cho vạn vật không còn tư dục nữa” (Hoá nhi dục tác, ngô tương trấn chi dĩ vô danh chi phác. Phù diệc tương vô dục) (6). Do đó, Lão tử khuyên con người “trở về mộc mạc” (phục quy ư phác), “trở về trẻ thơ” (phục quy ư anh nhi) (7), tức là trở về với bản tính tự nhiên, chất phác ban đầu, chưa bị đánh mất. Trong nhạc Trịnh, con người có những lúc được “trở về trẻ thơ” như vậy, được tìm lại “thời gian đã mất”, được sống trọn vẹn với bản tính hồn nhiên nguyên sơ: “Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà” (Đêm thấy ta là thác đổ), “Tôi đã yêu em như trẻ thơ” (Trong nỗi đau tình cờ). Đời người ai chẳng từng có một tuổi thơ được chắp cánh mộng vút bay theo từng cánh diều vui: “Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ, thả con diều nhỏ bay giữa mênh mông. Mênh mông là trời bầu trời mênh mông. Mênh mông lòng người lòng người mênh mông. Mênh mông nụ cười rạng ngời tim non. Tim non rạng ngời” (Ra đồng giữa ngọ). Cánh diều trong nhạc Trịnh tan trong cội nguồn hay chính đó là giấc mơ được tái sinh trở lại của con người với cội nguồn uyên nguyên, cội nguồn minh triết của vũ trụ, của Đạo Trời: “Thằng bé xinh xinh ra đồng giữa ngọ, ngờ đâu hội ngộ tan giữa hư không. Tan trong trời hồng làm giọt mưa trong. Tan trong cuộc đời làm lời ru trong. Tan trong nụ cười gọi mời yêu thương. Tan trong cội nguồn” (Ra đồng giữa ngọ). Quả là như thế, vì Trịnh Công Sơn đã từng viết khi nhớ đến cõi “Thiên Thai” của Văn Cao: “Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi” (8).


“Trở về trẻ thơ” là phép màu để diệt trừ trí xảo, dối gian. Còn để diệt trừ phiền não, nhạc Trịnh có phép màu nào?


*Minh triết về giải thoát phiền não


Vì đứa trẻ trong nhạc Trịnh có khi là do người lớn hoá thân, nên khi đó, ở đứa trẻ này, sự hồn nhiên thơ trẻ đã dần nhường chỗ cho những suy tư nặng lòng về nhân thế và phận người: “Tôi như trẻ nhỏ, ngồi bên hiên nhà, chờ xem thế kỷ tàn phai. Tôi như trẻ nhỏ tìm nơi nương tựa, mà sao vẫn cứ lạc loài” (Tự tình khúc). Ngay cả tiếng khóc ban đầu thuở sơ sinh của đời người cũng được nhạc Trịnh nghiệm ra là tiếng ưu phiền, là “tin buồn”, là “phúc âm buồn”: “Trẻ thơ ơi, trẻ thơ ơi, tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người” (Gọi tên bốn mùa), “Tiếng khóc ban đầu, ban đầu còn đau, còn đau, còn đau” (Lời mẹ ru). Điều này, thuở trước, ở thế kỷ XVIII, nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) qua tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” đã từng nghiệm thấy:


“Thảo nào khi mới chôn nhau

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra!”.


Vậy Trịnh Công Sơn không phải là người đầu tiên suy nghiệm về những phiền não của đời người bắt nguồn từ tiếng khóc lọt lòng. Nhưng Trịnh Công Sơn với dòng nhạc “hát kinh” về phận người đã miệt mài tìm cách hoá giải tiếng khóc, hoá giải phiền não. Đây là đóng góp độc đáo đã làm nên hiệu ứng nghệ thuật mạnh mẽ của nhạc Trịnh.


Trước hết, muốn hoá giải niềm đau, hoá giải phiền não thì không nên xa lánh nó mà phải sống với nó, “lắng nghe” nó, chịu đựng nó: “Đôi khi thấy trăm vết thương rồi như đá ngây ngô” (Rồi như đá ngây ngô), “Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá, hồn ta gió cát phù du bay về” (Tình xa), “Dưới vòng nôi mọc từng nấm mộ, dưới chân ngày cỏ xót xa đưa” (Cỏ xót xa đưa), “Với những cuộc tình bão tố lênh đênh, xin có một lần uống chén muộn phiền” (Vườn xưa), “Cho tôi đi qua tận gập ghềnh, nhìn dòng máu trong tim anh” (Xin cho tôi). Chịu đựng nỗi buồn, nỗi cô đơn da diết, chịu đựng cả nỗi chết đang “ăn lan” từng giờ vào đời người: “Tôi như mọi người mong ngày sẽ tới, nhưng khi về lại thu mình góc tối, trong tôi rụng đầy bao nhiêu nụ cười, có nói được gì những tiếng bi ai, có tiếng tù và hối thúc trong tim, có đếm từng giờ trong khi nằm bệnh, có nhớ vài lần những má môi xinh” (Bay đi thầm lặng). Con người minh triết trong nhạc Trịnh đã coi sống là một sự trải nghiệm như vậy, trong đó có trải nghiệm nỗi khổ, điều mà Phật giáo gọi là “khổ đế” - chân lý về sự khổ, chân lý thứ nhất trong bốn chân lý giác ngộ của Phật giáo (tứ diệu đế), điều mà triết học hiện sinh gọi là sự nghiệm sinh. Giá trị của sự trải nghiệm này được Trịnh Công Sơn nói đến trong bài viết “Hư vô”: “Hãy đau đớn đi. Biết đau nỗi đau của người khác và của chính mình là dấu hiệu của lòng nhân ái. Cái tín hiệu ấy phát đi và mọi người nhận được” (9). Và Trịnh Công Sơn khẳng định điều đã “ngộ” được: “Vì có khổ đau nên có âm nhạc” (“Để bắt đầu một hồi ức” - “Thế giới âm nhạc”, tháng 1/1997). Như vậy, khổ là một “động lực” của cuộc đời, một “động lực” của sáng tạo nghệ thuật, của thăng hoa, vấn đề là tìm cách chuyển hoá nó thành “động lực”.


Không thể giải thoát phiền não bằng cách xa lánh phiền não được, vậy làm sao chuyển hoá nó? Phật giáo Đại thừa khẳng định, phiền não tức bồ đề (bodhi, nghĩa là tỉnh thức, giác ngộ), phiền não tức là giác ngộ. Tại sao hai khái niệm đối nghịch nhau là “phiền não”, “giác ngộ” lại có gốc rễ liên quan với nhau? Theo nhà Phật, mầm của giải thoát mọc ngay trong sự phiền não. Bồ đề, giải thoát sẵn có nơi mỗi người, nhưng do phiền não dấy lên che khuất, khi ta an định được tâm của mình, làm cho phiền não lắng xuống, bồ đề, giải thoát sẽ xuất hiện. Như một ly nước đục, khi lọc hết chất bẩn, nước sẽ trong trở lại. Nhà Phật cho rằng sự giải thoát không phải từ nơi nào khác đến mà nó nằm ngay trong phiền não, nên mới nói phiền não tức là bồ đề. Tinh thần sống chung với phiền não, tìm cách chuyển hoá phiền não được Trịnh Công Sơn đề cập trong bài viết “Tin vào niềm tuyệt vọng”: “Phải chăng thở than cũng là niềm bí ẩn của con người”, “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa”, “Tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi lòng của tên tuyệt vọng”.


Trong nhạc Trịnh, ta bắt gặp không ít trạng huống sống chung với phiền não, lắng cặn phiền não để cho tâm hồn được giải thoát, thăng hoa. Này là cách thể nhập với hồn thiền của núi cao để nỗi buồn lắng xuống: “Một hôm buồn lên núi nằm xuống” (Tự tình khúc), lời hát gợi nhớ đến câu của triết gia Nietzsche: “Triết lý, đó là đời sống trong băng lạnh và trong núi cao”. Này là giọt nước mắt đau thương làm mềm chăn gối, làm lay động cỏ cây, hồn người: “Hãy khóc hãy khóc đi em, hãy khóc hãy khóc đi em, dòng nước mắt sẽ bay trong trời, làm cơn mưa rớt trên chăn gối, lời cỏ cây hát trên da người” (Hãy khóc đi em). Này là trái tim biết chữa lành vết thương để tấu nên khúc nhạc dâng đời: “Trong trái tim con chim đau nằm yên, ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu, một sớm mai chim bay đi triền miên, và tiếng hót tan trong trời gió lên” (Để gió cuốn đi). Và như thế, xuất hiện với tần suất dày đặc trong nhạc Trịnh là các trạng huống giải thoát nằm trong phiền não, niềm vui mọc cánh từ trong nỗi buồn, tình yêu, tình người nảy nở từ trong đau thương, cuộc chơi vút lên từ hữu hạn và nghiệt ngã của thời gian, của phận người: “Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người. Còn cuộc đời ta cứ vui, dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai” (Để gió cuốn đi), “Hãy cứ vui chơi cuộc đời, dù ngày mai em như chim bay, bỏ quên đây một người, hát bên trời gian dối, dù ta như con đường dài vắng người. Hãy cứ vui như mọi ngày, nhìn người đi như mây vô danh, dù chân xưa dặm nghìn, vẫn như còn thấp thoáng, dù trong ta đêm thì thầm tiếng buồn” (Hãy cứ vui như mọi ngày), “Đêm ta nằm bóng tối che ngang, đêm ta nằm nghe tiếng trăm năm gọi thì thầm, gọi thì thầm, gọi thì thầm. Đêm nghe trời như hú như than, ta nghe đời như có như không, còn lại mình đời bồng bềnh, đời buồn tênh. Còn đây có bao ngày, còn ta cứ vui chơi, rồi mai sẽ ra đi, dù nhớ thương con người. Còn đây những đêm này, còn em hãy yêu tôi, đời đốt nến chia phôi, dù nhớ thương cũng hoài” (Còn có bao ngày), “Hãy yêu nhau đi quên ngày u tối, dù vẫn biết mai đây xa lìa thế giới, mặt đất đã cho ta những ngày vui với, hãy nhìn vào mặt người lần cuối trong đời” (Hãy yêu nhau đi), “Ru đời đi nhé, cho ta nương nhờ lúc thở than” (Ru đời đi nhé), “Dù còn phút cuối, xin em nụ cười” (Vẫn nhớ cuộc đời), “Những con mắt trần gian, xin nguôi vết nhục nhằn, những con mắt muộn phiền, xin cấy lại niềm tin” (Những con mắt trần gian).


*Minh triết của thiền


Nhạc Trịnh thấm đẫm chất thiền cả trong giai điệu lẫn ca từ. Một trong những sức mạnh nghệ thuật của nhạc Trịnh là đã tạo nên hình tượng người thiền minh triết.


Người thiền nhìn đời bằng con mắt thiền. Con mắt thiền không nhìn đời theo lối phân chia “nhị nguyên”: âm / dương, có / không, được / mất, buồn / vui, yêu thương / thú dữ: “Con mắt còn lại nhìn một thành hai, nhìn em yêu thương nhìn em thú dữ. Con mắt còn lại ngờ vực tình tôi cuồng điên yêu thương cuồng điên nỗi nhớ” (Con mắt còn lại). Con mắt thiền nhìn theo phép “nhất nguyên”, nói theo ngôn ngữ nhà Phật là “pháp bất nhị” (Atvatya - không hai), nói theo ngôn ngữ triết học là nhìn thấy “hai mặt của một vấn đề”, nói theo ngôn ngữ đời thường là nhìn thấy “hai trong một”. Dưới cái nhìn minh triết của thiền cũng như minh triết của phương Đông, trong âm có dương, trong dương có âm, trong phúc có hoạ, trong hoạ có phúc, trong mùa đông có chồi lộc tiềm tàng của mùa xuân, trong nỗi buồn có mầm mống của niềm vui. Vì thế nên Trịnh Công Sơn đã viết: “Buồn vui kia là một” (Nguyệt ca).


Người thiền minh triết trong nhạc Trịnh vượt lên lối phân chia “nhị nguyên”, sống và trải nghiệm cùng lúc với các hiện tượng đối nghịch, các trạng huống tâm lý trái ngược nhau:


“ Không xa ngậm ngùi và cũng không xa nụ cười

…Không xa đời và cũng không xa mộ người

Không xa rạng ngời và cũng không xa đọa đày

…Không xa người và cũng không xa mặt trời

Không xa tình đầy và cũng không xa lạc loài

…Không xa tình và cũng không xa thù hận

Không xa nồng nàn và cũng không xa lạnh lùng

…Không xa bờ và cũng không xa mịt mù

Không xa cửa nhà và cũng không xa ngục tù

…Không xa trời và cũng không xa phận người

Không xa một ngày và cũng không xa một đời”

(Đời cho ta thế).


Con mắt thiền nhìn sâu vào thế giới hiện hữu: “Con mắt còn lại nhìn đời là không, nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng. Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm” (Con mắt còn lại). “Đời là không”, chữ “không” ở đây Trịnh Công Sơn mượn từ một khái niệm chính yếu của Phật giáo, khái niệm “Tính Không”. Chữ “không” (empty) này không có nghĩa là “không” (no) có, mà nghĩa là “trống rỗng”, chỉ một thể tính vô biên, nằm ngoài lối phân chia nhị nguyên, lối phân biệt có và không. Theo Phật giáo, mọi sự vật vốn có, nhưng không có tự tính độc lập, không có bản thể riêng biệt mà do những thứ khác, tức là do duyên hợp thành, nên gọi là “không”, “không” không có nghĩa là “không có” mà cái “có” nhìn thấy bằng mắt thường không phản ánh đúng thể tính của sự vật. Ví dụ thân thể con người được hình thành từ bốn cái lớn (tứ đại) trong vũ trụ: đất (tạo nên thịt xương), nước (máu, chất lỏng), gió (hơi thở), lửa (năng lượng), nghĩa là vay mượn của trời đất, không có tự tính độc lập, một ngày kia sẽ trả lại đất trời. Cái nhìn của Phật giáo ở đây có sự gặp gỡ với cái nhìn của các nhà khoa học về sau này. Đó là cái nhìn vào thể tính của sự vật, giống như nhà khoa học nhìn cái bàn, thấy cái bàn “có” đó là “không”, cái bàn đó “không có bản thể riêng” mà đó chính là sự liên kết của các hạt điện tử (electron, proton, neutron) tạo thành. Nhà Phật và nhà khoa học đều nhìn thấy thân thể con người, cái bàn… là “trống rỗng”, là “không”, nhưng là “không mà có, có mà không”, “sắc tức là không, không tức là sắc”. Dưới cái nhìn xoáy sâu vào bản thể đó, Phật giáo cho rằng con người dứt được những tri kiến sai lầm, vọng tưởng, đạt đến một tâm thể thanh tịnh, tỉnh thức, giác ngộ, gọi là Phật tính, thấy rằng có với không là một, ta với người là một. Tâm từ bi do đó phát nguyện: “Con mắt còn lại nhẹ nhàng từ tâm”.


Trải nghiệm đời, hiểu bản chất của đời: “Đời cho ta thế”, người hành thiền có sự ung dung, tự tại, sự vững tâm trong bất luận hoàn cảnh nào: “Đời cho ta thế cứ hãy cất bước đi mọi nơi, gặp nhau trong phố xin yêu khôn nguôi những thân người. Đời cho ta thế hãy cứ sống tới như mọi ai, mặc dòng sông kia sẽ cuốn đất cát ra biển khơi…Đời cho ta thế đứng giữa bão tố không buồn vui, tự nghìn năm xưa bao nhiêu chim muông đã xa bầy” (Đời cho ta thế).


Thiền là trạng thái sâu lắng của tâm thức, khi tâm thức chỉ tập trung chú ý đến một đối tượng thuộc tâm hay vật. Người thiền trong nhạc Trịnh có khi “nhìn suốt một mối tình”: “Hãy nghiêng đời xuống, nhìn suốt một mối tình, chỉ lặng nhìn không nói năng, để buốt trái tim, để buốt trái tim” (Để gió cuốn đi). Có khi nhìn sâu vào tâm cảm của mình và chứng nghiệm được một trạng thái thăng hoa thật lạ lùng, thần diệu: “Nhiều đêm thấy ta là thác đổ, tỉnh ra có khi còn nghe” (Đêm thấy ta là thác đổ). Hoàng Ngọc Hiến đã viết bài “Một bài thơ hay của Trịnh Công Sơn”, tiến cử bài “Đêm thấy ta là thác đổ” là bài thơ tình hay của thế kỷ và bình rất sâu về tiếng thác đổ trong nhạc Trịnh: “Sự mãnh liệt của tình yêu thường được so sánh với bão táp (Cơn bão tới rồi, tiếng rì rầm nước, lửa..., Maiacopxki). Cơn bão nào rồi cũng tan. Trận bão nào cũng để lại tan hoang, phá phách. Thác đổ cũng mãnh liệt. Nhưng đây là sự mãnh liệt vĩnh cửu và không hề có sự phá phách. Thác đổ là “tình yêu vô cùng””(10). Đúng vậy, trái tim yêu đập nhịp bằng mãnh lực của thác đổ và trái tim-ngọn thác đó đang thiền về chính nó, một cuộc thiền bất tận “tỉnh ra có khi còn nghe”.


Đó là nghe hữu thanh. Để rèn tâm tĩnh lặng tuyệt đối, người thiền nghe được cả vô thanh. Có câu chuyện thiền “Tiếng vỗ của một bàn tay”. Thiền sư Nhật Bản Mokurai trụ trì chùa Kennin có một đệ tử nhỏ mới 12 tuổi tên là Toyo. Thấy các đệ tử đàn anh vào phòng thầy để được hướng dẫn về cách dùng công án chặn tâm trí đi lang thang, Toyo cũng muốn được học. Thầy bảo: “Đợi một thời gian đã. Con còn nhỏ”. Nhưng vì Toyo xin mãi, rốt cuộc thầy cũng đồng ý. Thầy nói: “Con có thể nghe âm thanh của hai bàn tay khi hai tay vỗ vào nhau. Bây giờ, con chỉ cho thầy tiếng vỗ của một bàn tay”. Toyo cúi chào thầy và về phòng suy nghĩ. Có tiếng nhạc của các cô geishas vọng đến. “A, tôi có rồi!” - Toyo mừng thầm. Sáng hôm sau, khi thầy bảo Toyo trình bày tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo diễn tả lại tiếng nhạc của geishas. Thầy bảo: “Không, không. Không bao giờ được. Đó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả”. Toyo bèn tìm đến một nơi yên lặng hơn để thiền định. Nghe tiếng nước nhỏ giọt, Toyo thầm nghĩ: “Tôi có rồi”. Khi đến gặp thầy, Toyo diễn tả tiếng nước nhỏ giọt. Thầy hỏi: “Cái gì vậy? Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Cố thêm đi”. Toyo lại nghe tiếng thở dài của gió. Thầy cũng gạt đi âm thanh ấy. Tiếng ve kêu ư, lại cũng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Hơn mười lần vào thăm thầy, Toyo dẫn thêm những âm thanh khác nhau nhưng thầy đều bác đi. Suốt năm, Toyo trăn trở tìm câu trả lời. Cuối cùng, Toyo thiền định thật sự và vượt lên trên tất cả mọi âm thanh. Toyo chứng ngộ: “Tôi chẳng còn tìm được tiếng nào nữa, vì vậy tôi đạt được âm thanh im lặng”. Toyo đã nghe được tiếng vỗ của một bàn tay. Sự nghe được âm thanh của vô thanh, nghe được “âm thanh im lặng” này được thể hiện sâu sắc qua ca khúc đậm chất thiền “Tôi đang lắng nghe” của Trịnh Công Sơn: “Im lặng dòng sông, tôi đã lắng nghe. Im lặng ngọn đồi, tôi đã lắng nghe. Im lặng thở dài, tôi đã lắng nghe. Tôi đã lắng nghe im lặng thở dài. Sau cơn bão qua im lặng mặt người, nghe bao nỗi đau trên một bàn tay. Tôi đang lắng nghe im lặng cuộc tình. Sau một cuộc tình tôi đang lắng nghe, khi hoa héo khô im lặng nụ tàn. Tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe im lặng đời mình”. Khi lắng nghe được cái vô cùng của vô thanh, lắng nghe được “tiếng vỗ của một bàn tay” như vậy, người thiền trong nhạc Trịnh đạt đến tâm tĩnh lặng tuyệt đối. Khoa học ngày nay đã đo được tâm tĩnh lặng bằng điện não đồ EEG. Khi con người đạt được tâm tĩnh lặng, tần số rung động của não bộ giảm xuống còn 8 - 10 Hz, gọi là tần số Alpha. Ở tần số này, não bộ hoạt động rất hữu hiệu, minh mẫn, sáng suốt, có nhiều năng lực lắng nghe và thấu hiểu, thấu cảm, hoà hợp với mọi người, nói như Trịnh Công Sơn là “lòng chợt từ bi bất ngờ”.


*Minh triết của trái tim


Bên cạnh trí tuệ duy lý (với chỉ số đo là IQ), khoa học ngày nay đánh giá cao vai trò của trí tuệ cảm xúc (với chỉ số đo là EQ). Cùng với sự thông minh của lý trí (trí tuệ duy lý), con người cần có sự thông minh của tâm hồn (trí tuệ cảm xúc) mới đạt đến sự phát triển toàn diện, hài hoà về phẩm người. Sự thông minh của tâm hồn gọi theo chữ của Phật giáo là minh tâm (tâm sáng). Âm nhạc có khả năng làm cho con người thông minh thêm, trong đó có sự thông minh của tâm hồn (do đó mà các bà mẹ mang thai thường nghe nhạc Moda, Betthoven, Traicopxki…để “thai giáo” cho con, giúp cho đứa con trong bào thai phát triển trí não).


Những cảm xúc mạnh mẽ, dâng trào của lòng người thường được nghệ thuật biểu đạt thông qua hình ảnh biển, vì biển thể hiện được cái lớn lao, mênh mông, cái nhân văn vô cùng của tình người: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào” (Lòng mẹ, Y Vân), “Những ngày không gặp nhau, biển bạc đầu thương nhớ” (Thuyền và biển, thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu)…Nhạc Trịnh đã dâng đời ca khúc lừng danh “Biển nhớ” thể hiện nỗi nhớ tình yêu chứa chan như hồn biển dâng trào: “Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn, gọi trùng dương gió ngập hồn”. Tuy nhiên, hình ảnh biển trong nhạc Trịnh vừa giống, vừa không giống với biển trong các thi phẩm, nhạc phẩm của các thi sĩ, nhạc sĩ khác. Mối tương quan giữa biển và bờ thường được dùng để chỉ khát vọng tình yêu dạt dào, mãnh liệt vô cùng như trong bài thơ “Biển” nổi tiếng của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu:


Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi


Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...


Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm


hay trong ca khúc “Biển khát” của Trương Ngọc Ninh: “Biển khát, biển khát bờ”.


Với nhạc Trịnh thì khác. Trịnh Công Sơn không chỉ thấy cái “vô cùng” mà còn thấy cả cái “giới hạn” của biển. Trong ca khúc “Lặng lẽ nơi này”, một ca khúc mà tiết tấu thể hiện nhịp vỗ dập dồn, đưa đẩy của biển, sau khi hát về “Tình yêu như biển, biển rộng hai vai”, Trịnh Công Sơn đã hạ một câu nghe sửng sốt, bàng hoàng: “Tình yêu như biển, biển hẹp tay người, biển hẹp tay người lạc lối”. Ít ai viết “biển hẹp”. Vì âu lo biển hẹp nên nhạc Trịnh có nhiều ca khúc nhắn nhủ biển như “Biển nghìn thu ở lại”: “Biển đánh bờ, xôn xao bờ đánh biển. Đừng đánh nhau…Ơi biển sẽ tàn phai. Đừng gạch tên vì yêu đừng xé nát. Biển là em ngọt đắng trùng khơi”, đặc biệt là ca khúc “Sóng về đâu”: “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã dưới chân người. Biển sóng biển sóng đừng xô nhau. Ta xô biển lại sóng về đâu”, “Biển sóng biển sóng đừng xô nhau. Ta xô biển lại sóng nằm đau. Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng xô tôi ngã giữa tim người”, “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi, đừng cho tôi thấy hết tim người”, “Biển sóng biển sóng đừng âm u, đừng nuôi trong ấy trái tim thù”. Cả giai điệu và ca từ ca khúc “Sóng về đâu” đều nhấn mạnh nhiều lần và đẩy lên cao trào lời nhắn nhủ: “Đừng xô nhau”. Cấp độ của lời nhắn mỗi lúc một gia tăng, riết róng và giá trị cảnh báo, lay động, thức tỉnh nhân tâm của lời nhắn sau vì thế càng cao hơn, mạnh hơn lời nhắn trước. Từ câu đầu: “Đừng xô tôi ngã dưới chân người” chuyển sang câu sau đã là: “Đừng xô tôi ngã giữa tim người”, ngã dưới chân người chắc chắn là không đau đớn, xót xa, tê tái bằng ngã giữa tim người. Từ câu đầu lời nhắn còn e ấp, tế nhị: “Đừng cho tôi thấy hết tim người” đến câu sau đã là lời cảnh tỉnh thẳng thắn và mạnh mẽ: “Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”. Từ câu đầu chỉ mới là câu hỏi: “Ta xô biển lại sóng về đâu” đến câu sau đã là câu trả lời khẳng định: “Ta xô biển lại sóng nằm đau”. Ca khúc “Sóng về đâu” mang đậm tính minh triết, đó là minh triết của trái tim, của trí tuệ cảm xúc (EQ). Trí tuệ cảm xúc thể hiện ở năng lực làm chủ cảm xúc và năng lực thông cảm với người khác. Năng lực làm chủ cảm xúc (phân tích cảm xúc, kìm chế những dục vọng xung động…) thể hiện tập trung qua hàng loạt từ “đừng” trong các ca khúc “Biển nghìn thu ở lại”, “Sóng về đâu”…Biển đừng đánh bờ, sóng “đừng xô tôi”, sóng đừng xô nhau, đó là lời kêu gọi đánh thức năng lực thông cảm, thấu cảm với người khác, để cho biển và bờ giao cảm, để cho lớp lớp sóng biển giao hoà, để cho giữa người với người không còn hơn, thua, được, mất, nói theo ngôn ngữ hiện đại là để cho các bên cùng được, cùng thắng - thắng.


Minh triết nào đã khơi nguồn cho Trịnh Công Sơn viết nên ca khúc tuyệt vời “Sóng về đâu”? Trong bài “Phải biết sống hết mình trong mỗi sát na của hiện tại” viết cho Nguyệt san Giác ngộ 4/2001, Trịnh Công Sơn cho biết: “Cuối năm 1995, tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài “Sóng về đâu”. Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ: “Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi svaha””. Câu kệ mà Trịnh Công Sơn đã dẫn lấy từ “Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm-Kinh” của Phật giáo Đại thừa: “Yết đế Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha”, nghĩa là: Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó. Qua bên kia rồi tức là vượt qua bến mê để đến bờ giác. Con người minh triết là con người biết vượt qua chính mình, vượt qua những mê lầm, phiền não để giữ được chân tâm của mình, đó là chân tâm của đứa trẻ minh triết, của người thiền giải thoát phiền não, đó là chân tâm giàu “trí tuệ cảm xúc”.


Nhạc Trịnh đã góp phần nâng đỡ tâm hồn con người trong những cuộc vượt qua như vậy, chống chọi tuyệt vọng, chiến thắng chính mình, vì thế, nhạc Trịnh luôn chứa đầy hấp lực cứu rỗi của “bài kinh cầu bên vực thẳm” (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Vì thế, hát nhạc Trịnh cần một sự thể nhập sâu lắng vào bản nhạc và cần một nội lực thâm hậu của thiền tâm, hát như người tình trong “Đoá hoa vô thường”: “Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông”.

N.H






(1) Dẫn theo Nguyễn Hiến Lê (chú dịch và giới thiệu), Lão tử Đạo đức kinh, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1994, tr. 119.

(2), (3), (4), (5), (6), (7) Nguyễn Hiến Lê (chú dịch và giới thiệu), Lão tử Đạo đức kinh, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1994, tr. 244, 257, 190, 213, 219 - 220, 206 - 207.

(8) Trịnh Công Sơn, Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng, dẫn theo Văn Cao cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr. 247.

(9) Nguồn: http://www.suutap.com.

(10) Bài của Hoàng Ngọc Hiến đăng lần đầu trên báo “Người đẹp Việt Nam”, số Tết năm 2000.

READ MORE - NGUYỄN HOÀN - CON NGƯỜI MINH TRIẾT TRONG NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN