Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, July 31, 2009

TRẦN KIÊM ĐOÀN - NỖI NIỀM MẤT TÊN






Viết tặng Thầy, Trò... Nguyễn Hoàng
và những ngôi trường đã mất dạng hay mất tên.




Sau 1975, nhiều ngôi trường từ Cà Mau ra Quảng Trị đã bị mất dạng hay mất tên. Thầy cô, bạn cũ một thời vẫn còn đó. Nhưng trường xưa đâu rồi. Những nhân vật lịch sử đứng tên trường như Nguyễn Hoàng, Đồng Khánh, Hàm Nghi, Gia Long, Petrus Ký... không còn mang giá trị cũ. Buổi giao thời, những nhân vật mới có khi chưa xanh mồ lịch sử đã vội lên thay. Tuy lịch sử sẽ có sự phán xét riêng và cuối cùng rất công bằng của nó, nhưng hiện tại, tên gọi ngôi trường cũ chẳng có mặt mày làm chứng, nên tất cả chỉ còn là tín hiệu của trái tim.

Có nhiều câu hỏi về "chính danh" nổi lên. Như trường hợp trung học NGUYỄN HOÀNG sẽ được trình bày sau đây là một thí dụ điển hình trong muôn một.

Với người Việt Nam, Nguyễn Hoàng là một tên gọi vượt lên trên danh tính nhất định thường tình của một con người. Tính cá nhân đã nhường lại cho tính đại chúng; hình ảnh nhân vật đơn lẻ đã chìm khuất sau bóng dáng của cộng đồng dân tộc. Nguyễn Hoàng được nhắc đến như một tín hiệu đến từ dòng lịch sử dựng nước hào hùng tiến về Nam.

Với người dân Quảng Trị, Đông Hà, Gio Linh, Cam Lộ… , kể từ khi ngôi trường trung học đầu tiên của toàn vùng Quảng Trị và phụ cận được thành lập lấy tên là Nguyễn Hoàng, người dân bình thường, giới có học thức khoa bảng cũng như thế hệ trẻ Quảng Trị có thêm niềm tự hào về một “cơ sở văn hiến” ngay trên quê hương mình. Trước đó, học trò Quảng Trị sau khi học hết bậc tiểu học phải vào Huế học tiếp bậc trung học. Chỉ có những gia đình tương đối giàu có mới đủ sức lo cho con vào Huế học. Ngoài ra, đại đa số học sinh Quảng Trị ưu tú, không đủ điều kiện tài trợ “du học Huế” đành bó tay với cấp lớp tiểu học chỉ có trên quê hương mình, ấm ức nhận một “sở học” sơ đẳng vì hoàn cảnh bắt buộc !

Bao nhiêu thế hệ học trò đi qua, Nguyễn Hoàng không còn là một danh xưng, một tên gọi bình thường hay “đại húy” của một nhân vật lịch sử đầu nguồn triều Nguyễn…, mà là một tín hiệu đến từ trái tim. Nguyễn Hoàng đối với Quảng Trị mang cùng ý nghĩa với Sorbonne ở Pháp, Cambridge ở Anh, Havard, Berkeley, Stanford ở Mỹ. Đấy là danh vang của nhũng cơ sở giáo dục của địa phương đã đào tạo nhiều nhân tài làm mọi người tự hào và hãnh diện.

Sau năm 1975, trường Nguyễn Hoàng bị xóa tên. Đấy là một sự “phí phạm” dáng vẻ cao đẹp của bề dày lịch sử. Người Âu Tây, nhất là người Mỹ “tiết kiệm” những tên gọi đã thành lịch sử, dẫu cho đấy là tên của những nhân vật một thời đã từng xông pha đánh trả, chống lại họ.

Trên bình diện lịch sử, chúng ta thử nhận diện Nguyễn Hoàng là nhân vật có công hay có tội với thế đứng ở đâu và như thế nào trong dòng sử Việt.

Nguyễn Hoàng là con trai thứ nhì của Nguyễn Kim. Nguyễn Kim nguyên là Tả vệ Ðiện tiền Tướng quân, tước An Thanh Hầu, trông coi đạo Thanh Hóa. Sau khi Mạc Ðăng Dung chiếm ngôi nhà Lê năm 1527, Nguyễn Kim trốn sang Ai Lao. Vua Ai Lao là Sạ Ðẩu cho ở đất Sầm Châu. Nguyễn Kim xây dựng Sầm Châu làm căn cứ địa, chiêu mộ quân sĩ, tìm cách khôi phục nhà Lê.

Vào tháng giêng năm quý tỵ (1533), Nguyễn Kim tìm được người con út của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lúc đó 18 tuổi, lập lên làm vua tức vua Lê Trang Tông, mở đầu cuộc trung hưng nhà Lê. Lê Trang Tông phong Nguyễn Kim làm Thượng phụ thái sư, tước Hưng Quốc Công, trông coi mọi việc trong triều về mặt đối nội cững như đối ngoại. Trịnh Kiểm là một tướng tài đã theo Nguyễn Kim. Nguyễn Kim gả con gái là Ngọc Bảo cho Trịnh Kiểm và được vua Lê phong làm Dực Quận Công. Sau khi Nguyễn Kim từ trần, Trịnh Kiểm lên nắm quyền thay Nguyễn Kim và được vua Lê phong làm Ðô tướng, tiết chế thủy bộ quân, kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sự, rồi gia phong Thái sư, tước Lạng Quốc Công.

Nguyễn Kim có hai con trai: con trưởng là Nguyễn Uông được phong Lãng Quận Công, con thứ là Nguyễn Hoàng được phong Ðoan Quận Công, cùng giữ binh quyền đi đánh giặc. Trịnh Kiểm nghi kỵ và sợ Nguyễn Uông cùng Nguyễn Hoàng tranh quyền với mình, quyết định ra tay trước và giết Nguyễn Uông. Nguyễn Hoàng dự đoán trước sau ông cũng bị hại, ông nhờ chị là Ngọc Bảo, vợ Trịnh Kiểm xin cho em vào trấn thủ Thuận Hoá, lại ngầm sai người đến vấn kế Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì Trạng chỉ vào hòn non bộ, nói: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một giải Hoành Sơn dung thân muôn đời). Hiểu được nghĩa lý thâm sâu ở đằng sau câu nói đầy ẩn dụ, Nguyễn Hoàng xin vua Lê vào Nam và được Vua Lê thuận cho vào phương Nam trấn thủ miền địa đầu của đất nước. Trở về Thanh Hóa, ông đem theo các thủ hạ thân tín, đồng hương và các đồng tộc vào Quảng Trị, lập Dinh ở Ái Tử sau gọi là Chính Dinh, thủ phủ của phương Nam.

Có thể nói Quảng Trị là “Quê Hương Ân Nghĩa” với Nguyễn Hoàng; và ngược lại thì nhân vật lịch sử Nguyễn Hoàng cũng là ân tổ khai canh ra đất Quảng Trị. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì kể từ khi đặt chân lên dải đất phía Nam của dãi Hoành Sơn, Nguyễn Hoàng chăm lo mở mang và phát triển về mọi mặt của vùng đất nầy. Đặc biệt là hai trấn Thuận, Quảng có một sự vươn lên về nhiều mặt mà cao nhất là pháp lý và đạo lý: “Luật lệ nghiêm tế mà khoan dung, ân huệ nhiều hơn hơn hình phạt. Bậc chăn dân xử phạt công bằng, phát huy và giáo hoá điều tốt, trấn áp kẻ hung ác. Dân trong hai trấn Thuận Quảng người người đều cảm tình, quý đức. Phong tục được đổi từ hủ tục thành mỹ tục; chợ đò không giành dựt, nói thách; nạn trộm cướp tiệt trừ, cổng ngoài không cần đóng. Khách thương nước ngoài đến buôn bán đông đảo, giá cả phải chăng, thuận mua vừa bán. Quân lệnh nghiêm túc, mọi người dân đều được hưởng an vui, hạnh phúc nên ra sức làm việc, chung lo xây dựng.
***

Lịch sử con người và thế giới là một dòng thay đổi liên tục: Đổi đất, đổi đời và đổi tên. Sự đổi tên công cộng thường xẩy ra khi hoàn cảnh chính trị và địa lý thay đổi. Thông thường, có ba mô thức thay đổi danh xưng: (1) Hiện đại hóa cho thích hợp với nhu cầu và hoàn cảnh; (2) Xoá tên như một sự phủ nhận, trừng phạt; và (3) ghi tên như một sự ghi nhận, vinh danh. Thế nhưng, trong lịch sử thay tên đổi họ xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới xưa nay được thể hiện mạnh mẽ và quyết liệt nhất trong hai trường hợp: Vứt bỏ để trừng phạt hay nêu lên để vinh danh! Trường hợp không có sự bó buộc của hai nhu cầu "bỏ" hay "chọn" vì bị xung đột hiển nhiên về mặt chính trị, tôn giáo hay xã hội, giới cầm quyền xã hội khôn ngoan và các nhà lãnh đạo chính trị bản lĩnh sẽ nêu cao tính lịch sử và truyền thống lâu dài lên trên nhu cầu chính trị nhất thời. Thái độ chọn lựa và hành xử của người Mỹ về việc đổi tên trong lịch sử 300 năm lập quốc của họ là một thí dụ điển hình đáng làm cho người dân và giới lãnh đạo nói chung suy nghĩ.

Ham thay đổi như người Mỹ, khoái bắn súng như cao bồi Texas, đại ngôn và thích dùng danh từ đao to búa lớn quảng cáo như giới chính trị và kinh doanh tài nguyên ở California thế mà vẫn hành xử rất hài hòa và mã thượng khi thắng trận. Sau khi chiếm được đất đai từ tay người Pháp, người Mễ Tây Cơ, người Da Đỏ rồi, họ vẫn để nguyên tên những thành phố, dòng sông, rặng núi, di tích, trường học mang tên Tây, tên Mễ, tên người Da Đỏ vốn có từ muôn năm cũ. Thậm chí, có nhiều khi đấy lại là tên của kẻ cựu thù cũng chẳng phải là điều đáng quan ngại vì lịch sử đã sang trang và phán xét công bằng. Trường hợp tướng Robert E. Lee của Mỹ trong thời kỳ Nội Chiến (1861-65) là một thí dụ. Lee bị nhiều sử gia phê phán là “xâm lược” miền Bắc, là kẻ ly khai. Nhưng tên ông vẫn được giữ trên các cơ sở và con đường xứ Mỹ. Đi từ thành phố Baton Rouge (tiếng Pháp), Del Paso, Los Angeles, San Francisco (tiếng Mễ Tây Cơ); qua những vùng Cheyennes, Apache, Chippewas (tiếng Da Đỏ) người ta sẽ thấy ngay sự mềm dẽo “giữ tên như giữ chứng tích lịch sử” của giới cầm quyền Mỹ. Chính nội dung và lịch sử làm vinh danh cho cái tên chứ không phải điều ngược lại! Bởi vậy, trả lại tên NGUYỄN HOÀNG và những tên thân yêu cho ngôi trường xưa sẽ là một việc làm rất có ý nghĩa mang đậm tính văn hóa, phát huy tinh thần giáo dục và kết hợp hài hòa về tâm lý.

Một thế hệ đàn anh – thế hệ Chiến Tranh Việt Nam… tri thiên mệnh, cổ lai hy đủ cả – đang rủ nhau về đất và sẽ đi hết chặng đường đời không còn xa lắm. Thế hệ đàn em, thế hệ Hậu Chiến Tranh Việt Nam, đang vươn lên lãnh đạo xã hội. Bên cạnh của cải vật chất mà xã hội và đất nước đang có trước mắt, tuổi trẻ Việt Nam cũng tha thiết cần những sức mạnh và gia tài phi vật thể. Đó là truyền thống lâu dài, là di sản truyền đời, là lịch sử kế thừa liên tục của nhiều thế hệ. Mong rằng, sẽ có một ngày, thế hệ đàn anh được dự "lịch sử 100... năm của trường Nguyễn Hoàng và những mái trường xưa" đã mất tên. Trước khi trao lại một bầu trời xanh, một vầng mây ấm và dòng lịch sử luân lưu cho thế hệ đàn em, sẽ còn có một sự đền bù trở lại cho… nỗi niềm mất tên.



Sacramento, ngày Father’s Day - 2008

Trần Kiêm Đoàn

ĐỌC THÊM:
Trang web của Trần Kiêm Đoàn: trankiemdoan.net

Đạo Phật ngày nay

Tác phẩm của Trần Kiêm Đoàn trên vanchuongviet.org

CỘT MỐC MÙA XUÂN
READ MORE - TRẦN KIÊM ĐOÀN - NỖI NIỀM MẤT TÊN

Friday, July 24, 2009

Trần Trà My


HÀNH TRÌNH CỦA MÙA ĐÔNG

Khi những chiếc lá vàng cuối cùng của mùa thu rơi xuống đất và phân huỷ, trên cây chỉ trơ lại những cành cây khô, bầu trời với những đám mây màu xám u ám, đó là lúc mùa đông bắt đầu cuộc hành trình của mình. Giá rét và buồn tẻ. Đấy là tất cả những gì mà con người nói về mùa đông. Không nhẹ nhàng dịu mát như mùa thu, cũng chẳng rực rỡ xinh đẹp giống mùa xuân hay sôi động như mùa hè, Mùa đông tới bằng những cơn mưa dài lê thê và những đợt gió mùa đông bắc buốt lạnh!



Hành trình của mùa đông là vậy, lặng lẽ, u ám khi các thân cây khô trụi lá và hoa, rồi cả những bụi cỏ bên đường cũng khép mình lẫn trốn giá rét. Những chú gấu Bắc Cực cũng bước vào hành trình ngủ đông của mình. Ngòai kia những cơn mưa ầm ầm trút xuống vào khỏang không bất tận và gió thì cứ mải miết gào thét để cũng hòa nhịp vào tiếng mưa…



Còn ta, khóac lên mình tấm chăn ấm trốn trong phòng và nhìn vào tấm kính cửa sổ, nhìn cuộc hành trình của mùa đông đang tiếp diễn ngòai kia. Lòng tự nhủ: “Chỉ ba tháng thôi mà! Rồi mùa xuân ấm áp lại kéo tới.” Bỗng chợt nghĩ mùa đông cũng giống như cuộc hành trình đầy thăng trầm của mỗi kiếp người vậy! Sẽ có những ngày lòng rực lửa chói chang như cái nắng mùa hè, sẽ có những ngày lòng chợt dịu mát thanh thản như mùa thu hay như có những ngày lòng ta rạo rực sự đầy sức sống của mùa xuân tươi trẻ. và cũng có những ngày lòng ta chợt cô đơn trống trải u ám giống mùa đông ảm đạm đang ngự trị ngòai kia.



Thế đó ta ạ, vậy nên không có gì phải buồn, phải ủ rủ rồi trốn mình nơi góc phòng. Vì mùa đông sẽ cho ta nhớ tới những ngày nắng đẹp, để mà khát khao, để mà tìm kiến… Cuộc sống là một cuộc hành trình đi tìm những hành phúc thành công và mùa đông dạy cho ta điều đó. Mùa đông dạy cho ta phải có những lúc ngồi xuống và nhìn lại chính mình, nhìn lại mọi thứ đang hiện diện xung quanh. Để cho ta biết đâu là cái đích ta cần đến và khi mùa xuân tới ta lại vạch ra các chiến lược chinh phục những cái đích mà ta tự đặt ra.



Ừ, thì đời người ai rồi cũng phải trải qua những cuộc hành trình giá rét buồn đau như thế! Để rồi khi nắng xuân về ta lại thấy yêu hơn những tháng ngày u ám đó, đã giúp ta thêm trưởng thành. Cảm ơn nhé cuộc hành trình của mùa đông!


24/ 10/ 2008

Nguồn: vannghequandoi.com.vn

Các bài báo viết về Trần Trà My

Trần Trà My-Giấc mơ thiên thần
"Đóa xương rồng" Trà My đã nở

READ MORE - Trần Trà My

Thursday, July 16, 2009

Sông Thạch Hãn nhìn từ bến đò chợ Sải

TỪ ĐIỂN NGÔN NGỮ QUẢNG TRỊ


A

-Áng : Ước lượng , ước tính , đoán chừng (Tui áng chừng o Vi nặng khoảng 84 kí = Tôi đoán chừng o Vi nặng khoảng 84 kg)
-Ả: Chỉ phụ nữ, dùng cho ngôi thứ 3.
-Ảng: Lu, chum, vại đựng nước.
-Ây: Ừ, à, ầy, ôi. Ây rứa à = À thế a = Ừ thế à!; ầy dèo = Ô chà (cảm thán!) = Ôi chao!; Ầy hèo! = Ừ hè (hèo)! = Thế à!.
-Ấy: Làm. Ấy đi = làm đi. Ấy chưa = Làm (cái đó) chưa?.
B

-Ba láp: Bá láp bá đế, nói lung tung, nói tầm bậy tầm bạ (Long vô đây đừng nói ba láp nghe)
-Ba trợn, ba trạc (có thể nói gộp là ba trợn): Chỉ người có hành động và nói năng ngang ngược, thiếu văn hóa, thiếu suy nghĩ ...)
-Bạc : Đồi cát
-bạo = bão VD : Cơn bạo số 7 sắp tràn vô QT = cơn bão số 7 sắp tràn vào QT
-Bàu : Vùng đất ruộng thấp trủng thường bị ngập nước
-bả : tát ( bả cho nó một cái cho bỏ tật nói bậy = tát cho nó một cái cho bỏ tật nói bậy
-Bắp Mỏ: Chỉ cái miệng. (by Bờm)
-Bấp= vấp VD: bấp cái đội lọi cái răng
-Bắt hôi = Bắt các con cá còn sót lại ( gióng như đi mót lúa ...)
-Béc: mở - béc mắt là thấy chán rồi = mở mắt là thấy chán rồi! - Mưa ham, đòi cho lắm, ăn không hết Béc mẹng dộng vô! rolling on the floor
-Bén: Sắc (dao) dùng riêng, không dùng ghép như từ phổ thông phải là sắc bén. Bén hí: Sắc nghê!
-Béng: Bánh. Bánh trái, bánh xe.
-Bẹo: Béo = nhéo, (By Bo)hi hi,im lặng ko tau bẹo cho chừ
-Bi đan= bàn đạp
VD: Bi đan xe già làng bị hư rồi
-Bì Kê: Hộp quẹt, máy lửa (P)
-Bịn = Vịnh, cầm (Tiếng quê em từ này không có nghĩa là Bịnh cảm các bác à) VD : Bịnh vô cấy cột mà đi kẻo bổ mệ nờ
-Bòn: Vơ vét.
-Bọp= bóp VD: Bọp cái bánh xe coi còn hơi không VD: thằng cu tí (tên hồi nhỏ của chú Bờm) vừa bú vừa bọp bú mẹ nó tề
-Bọp bọp: Một loài họ Ngao, sống ở nước ngọt, màu đen, kích thước lớn đạt trên 7 cm bề ngang.
-Bót = vót, gọt bút chì (cái nghĩa ni khác bót bà ga à nghe) VD: Mi đi bót cái bút chì cho tau cái
-Bót bà ga ; Bà ga: Yên sau xe 2 bánh, giá trên nóc xe ôtô (P)
-Bổ: té, ngã - Bổ ngữa = té ngữa = Ngã ngữa.
-Bốn: Vụng; Bốn bây = Vụng về; bốn lắm = Vụng quá
-Bồn = Bồng (By Vi)
-Bông: Hoa. Cái bông = (một)bông hoa; Bình Bông = Bình Hoa
-bôông = bông , bông y tế
-bôồng = bồng , bồng con
-bơ = một loại từ đệm,có ý nghĩa tương đương với các từ"rồi",chỉ một việc kế tiếp ->hắn đập em bơ em đập lại
-Bơ hớ= lanh chanh VD: O vi bớ hớ quá, chuyện của người khác mà O cũng đi thưa kiện
-Bợ: Bưng bê, đỡ.
-bơng=bê bưng Chú Phúc mô rồi bơng dịa thịt gà lên nhậu cho rồi (By: Nguyen)
-Bợng = Bửng ( miền nam )= Mảng , miếng ( miền Bắc )
-Bớp: Tát tai, vả vào mồm.
-Bụ: Vú. Nậy rồi còn rờ bụ mạ = Lớn rồi còn rờ vú mẹ.
-Bụ nghẹ= lọ nghẹ, than đen nơi nồi chảo
VD: chơi bài quẹt bụ nghẹ
-Bui: Vui vẻ.
-Búi: Rối ren
-bụm mẹng = bưng miệng VD: Chú Bờm bụm mẹng lại kẻo hôi mẹng quái (by Vi)
-Bun: Đầy, đầy ắp, đầy bun. Cơm thì đơm vừa lưng, mần chi mà bun dư cơm cúng!
-Bự: To, lớn. Bự tổ chảng = To đại chang = Quá to lớn.
-Bưa: Chán, ngán, đủ - ăn bưa chưa = Ăn no chưa, ăn ớn chưa, ăn đủ chưa.
-Bựa ni = hôm này VD: Bựa ni Vi mệt đừ
-Bựa diếp= mấy ngày trước đó VD: bựa diếp eng có gặp O vi đó
-Bươi = bới VD: Con gà bươi quào đất tìm ló = Con gà bới đất tìm lúa
-Bường= bình, thường chỉ bình nấu nước VD: có cái bường không cho O mượn nấu méng nác (By Nguyen)
C

-Cà rem= kem
VD: ai cà rem không
-Cả đôống= cả đống
VD: Người giỏi như thằng nớ ngoài quê tau cả đôống
-Cả vạt= rất nhiều, ý nói quá nhiều
VD: Đồ nớ tau cả vạt (cả đống)
-Cại chắc: Cãi (cãi nhau, chối cãi)
-Cà mèn: Cặp lồng. (P)
-Cà Lơi = con chim sơn ca
-Cá tràu: Cá lóc, cá Quả
-cái chi= cái gì, cái nào VD: Mi nói cái chi rứa= Mi nói cái gì thế
-Cá Gáy: Cá Chép
-Cá trù: Cá tràu = cá lóc.
-Cây Sầu đâu = cây sầu đông , cây xoan
-Cáy=gáy VD: gà cáy canh 3 mạ thức con dậy học bài/ Cáy: ghét trên cơ thể, đất và da lâu ngày không tắm.
-Cấy : cái , đực cấy = đực cái , con cấy
-Căn bảy: căn giữa của nhà ba gian (dùng để thờ cúng).
-Cẵng: Chân (Xem thêm: chin). Lọi cẵng = Gãy chân.
-Cặm: Cắm. Cặm bông = Cắm hoa. (có khi, có nơi phát âm là gặm. Gặm bông = cắm hoa)
-Cắm = cắn (cắm lại = cắn lưỡi )
-Ceng : món canh , súp ...
-Cẹng : Cánh. chim gãy cẹng = chim gãy cánh
-Chàn= giàn, cũng có thể dùng để chỉ chàn khói
VD chàn mướp= giàn mướp
-Chóc chóc: Lau chau. Thằng Mưa dỏ mờ cấy mẹng cứ chóc chóc.
-Chụi = dụi ( đừng chụi tay vô mắt = đừng dụi tay vô mắt )
-Con cấy: Con gái nhỏ đến chưa chồng nhưng dưới độ tuổi lỡ thì. TN: con cấy con cóc, con gái con đứa
-Cóc= con nhỏ nhỏ trong lip xe đạp, người nam gọi là con chó
VD: Xe bị trật cóc đạp không chạy
-con dái == con nhái vd: đêm ni lên ái tử bắt dái hè
-con ôốc = con ốc
-Con tít= con rít VD Hôm qua chú Bờm thò tay vô cái hang bị con tít cắn cho 1 phát
-con bịp bịp= con bìm bịp VD: thịt chim bịp bịp ăn vô là túi nớ khỏi ngủ luôn
-Con vè ve= con ve VD: ê đi trặc vè ve không
-cọn: Cọng (cọn rau = Cọng rau) Cọn = cõng
-Côi: Trên - Ở côi tề: ở trên kia
-Chạc = sợi dây
-chẹn = nhánh ( chẹn ló = nhánh lúa )
-Cổ = củ (cổ khoai lang = củ khoai lang )
-Cồn : Vùng đất nhô cao hơn so với xung quanh ( Cồn Tiên , đảo Cồn Cỏ ...)
-Cơn : cây , cơn đèn = cây đèn ,cơn chuối = cây chuối
-Có Mang : chỉ người phụ nữ đang mang bầu ( bụng mang dạ chửa)
-Cột: Trụ, gốc. Cột điện = Cây trụ điện; cột cây = Gốc cây
-côộc= cộc VD: bấp cái cộộc ngã cái uỵch
-Cột( động từ) : trói , buộc, siết chặt ( muốn ngủ lâu cột trâu cho trặt = muốn ngủ lâu buộc trâu cho chặt)
-Còm : còng. Lưng còm = lưng còng ...cúi thấp lưng xuống.
-Coi : xem , nhìn. đi coi phim = đi xem phim ; mi coi chi rứa = mi nhìn gì vậy.
-Cợ: Cỡ
-Có chi mô nờ = có gì đâu nào
-Cổi = cởi VD: Chú Lợi cổi cùn dảy xuống rào tắm = Chú Lợi cởi quần nhảy xuống sông tắm
-cợi = cưỡi VD: Cu Bo cợi lưng ngựa
-Cưa : Đi tán tỉnh , làm quen ( quan hệ trai gái )
-Cươi: Sân trước
-Chao: Rửa qua trên bề mặt nước. Đem bó rau heo ra chao sạch đất rồi cắt chơ đừng dác Long hí! Chao cẳng (vùng Vĩnh Linh)= Rửa (sơ qua) chân.
-Chắc: Nhau. Chắc chắn (phổ thông) = Chắc nụi khác In chắc = Giống nhau, ưa chắc hoặc ưng chắc = Yêu nhau
-Chầu: Chờ : chầu chực, chờ đợi; Chầu rìa: chờ chực một bên. Chà: ui chầu = ui chờ = Ôi chà!
-Chẹp: Chẹp bẹp = Nằm sát ván (đau chẹp bẹp = Ốm liệt giường)= bị đè đến mỏng dính; Chẹp mỏ: Cãi bị thua, nói bị người ta phản đối nên thua;
-Chẹ= chiếu VD: lấy chiếc chẹ ngoài hàng rào vô cho mạ (By Tre Làng)
-Chin: Chân, cẳng. Chin bàn = chân bàn = cẳng bàn.
-Chỉn: Sợi chỉ, Chỉn chu = Chỉnh chu.
-chi dữ rứa = sao nhiều thế VD: Mua bông hồng cho Vi chi dữ rứa (by Vi)
-Chun: Chui (Chui rúc, chui qua).
-Chự: Giữ. Chự dà = giữ nhà = trông coi nhà cửa
-Chực : Rình rập , chờ đợi , ( thằng ăn trộm đứng chực ... = thằng ăm trộm đứng rình rập ...) ăn chực = chờ đợi người khác dùng bữa là nhào vào ăn. ăn ké.
-Chắc : Cứng ( vững chắc) và còn nghĩa khác là " chắc" khi đứng riêng biệt thì nó không có nghĩa , nhưng khi ghép với từ khác lại có nghĩa như : Đập chắc= đánh nhau ; đứng một chắc = đứng một mình
-Chấp : tỏ ý thách thức (tau chấp luôn cả hai thằng mi = Tao thách luôn cả hai thằng mày )
-Chành rành : ý nói người vô duyên rolling on the floor) (Thành ngữ QT: Chành rành chựa rựa)
-Cấu = cào VD: con mèo cấu mặt của Bo = con mèo cào mặt của Bo
-Cón: Lạnh cóng
-Cù: Rủ (Cù rủ). Muội với Bờm cù chắc đi chơi.
-Cụ = cậu VD: Con của O Vi sẽ kêu eng Nguyen bằng cậu hay dượng hè ??
-Cù két: Tọc lét, cù kít.
-Cùn: Quần. O Vi mặc cùn lòi tún!
-Cùn = thiếu sắc bén ( Rựa cùn = rựa không sắc ; lý sự cùn = lý sự thiếu sắc bén)
-Cựa: Cửa. Cựa đường = Cổng ngõ
-Cúi: Trốt cúi = đầu gối, Cái cúi = Cái (đầu) gối.
-Cơn: Cây - Cơn chanh = Cây chanh
-Chà bong= dăm bông (miền nam), ruốc (miền bắc)
VD: ăn cơm với chà bong
-Chạn: Chạn Bếp: Kệ, giá treo trên ông đầu râu để đựng củi sấy, thức ăn, đồ màu
- Chành rành, chèng rèng= lanh chanh, việc không ai nhờ cũng làm VD: O Vi nớ chành rành lắm, không ai mượn hết cũng xong vô mần
-Chạp: Làm cỏ mộ (tảo thanh) - Giỗ chạp: cúng Ông Bà
-chũi = chổi VD: Cu Bo mô rồi cầm cấy chũi ra xuốc cươi coi
-Chụm = đun, nấu VD: Thằng Mưa chụm cấy nồi rau heo cho mạ tề
-Chợn: Giỡn. Ví dụ: chợn chó chó lờn mặt
-Chờng = Giường ( Chú Bờm mần o Hà sập chờng )
-Chộ: Thấy, nằm mơ By Nguyen. (bựa qua nằm chộ = Hôm qua nằm mơ; Eng Tâm đi với mèo bị vợ chộ = Cry)
-Chổ: Nhổ Chổ nác méng = Nhổ nước bọt
-Chọ: có nghĩa đống - một đống,(by Bo) một khoảng, một số (ít). Đau bụng, Toa lét khôn vô, thằng Bo ra góc vườn mần y một chọ!!!! rolling on the floor rolling on the floor
-Chúc mồng = con chim chào mào
-Chụp = bắt,tóm lấy,vồ lấy, cầm lấy (chụp cái thằng nớ lại = bắt cái thằng kia lại ; thằng nớ chụp bụ o tê ...) by nguyentuan
-cực chảng đãn : sự vất vả, mệt nhọc
-Côống : cống (côống thoát nước = cống thoát nước)
-Chôồng=chồng, xếp VD:Chồồng cái ghế lên cái bàn, chôồng chén dịa...
-Chạng vạng = chập tối VD: Mưa Ham chơi quái, ngày mô cũng chạng vạng mới về, ba mi biết thì chết
-chạng ạng = to bè ,khá to,rất to
- Chặng: Một đoạn, một khúc . Eng Tuấn ngó to con rứa mờ cấy nớ O khám được có chặng chơ mấy! rolling on the floor
-Chảng hảng ( đứng chàng hảng , nằm chảng hảng, ngồi chảng hảng ): Thế đứng , ngồi hoặc nằm giang rộng, giạng háng (banh rộng , mở rộng) hai chân. VD : O Vi con cấy mà nằm chàng hảng thiệt vô duyên = O Vi con gái nằm dạng háng thật vô duyên )
-Cù = rũ rê , lôi kéo ( Thằng Bo nó cù o Vi đi chơi rồi = Thằng Bo nó rũ o Vi đi chơi rồi)
D

Vần D hay được dùng thay thế âm NH: Dư - Như ; Dà = Nhà ; Dớp = Nhớp
-Dái : con nhái. vd: đêm ni lên ái tử bắt dái hè
-Dệ: Dễ.
-Den = mồi lửa, thổi lửa, chụm lửa VD: O Vi den nồi cơm răng mà nó khét hết hè.
-Dệ ngai, dễ ngai=coi thường By Nguyen
VD: đừng có dệ ngai cấy thằng dỏ đó, ngó do dỏ rứa chứ cái mỏ hắn dài...một tấc
-Dên= thồi, thường cho lúa chảy từ thúng xuống nôống rồi gió thổi hạt lép bay đi (từ ni phải 20 điểm đó)
VD: trời gió to ra dên lúa
-Dịa: Cái đĩa; Cách phát âm khác là địa. Ngốc mập rứa mà bựa mô cũng ăn cả dịa cơm bun!
-Dị = mắc cở, thẹn thùng VD: Chú Bờm cứ dòm O chăm chăm O dị òm
-Dói= chưởi, kêu, la (từ ni lấy ít nhất cũng 20 điểm O hi)
VD: hôm qua nguyentuan đập thằng Bo mạ thằng Bo tới dói
-Dòm, dìn: Nhìn (By Bo)
-Dôi : dư ra , thừa ra , phát sinh thêm ( Khối lượng thực tế dôi ra so với dự toán ban đầu = khối lượng thực tế thừa ra ( phát sinh) thêm so với dự toán ban đầu )(By Nguyentuan)
-dọi : đi theo VD: tau mắc đi làm, đừng có chạy dọi (Bo)
-Dú: Thu, dấu, Dú chuối: Ủ chuối cho chín.
-Dít : kì, kì lưng ; Cu Bo mỗi khi tắm xối xối là xong chớ có dít đất côi thân hình mô = Cu Bo mỗi khi tắm dội dội là xong chứ có kì đất trên thân mình đâu. (Bo, O Vi)
-Dắn = nhắn VD : Dắn tin cho eng Tuấn = nhắn tin cho anh Tuấn
-dãy đực = Con heo nái khi thời kì động đực (by Nguyentuan)
-Diều : nhiều , diều tiên= nhiều tiền
-dỏ dỏ: nho nhỏ VD: Cu Bo dỏ dỏ rứa mà chuyện chi cũng rành (by Vi)
-Dư ri=như thế này
-Dư rứa=Như thế kia VD: phải làm dư ri này=phải làm như thế này
- Dư thiệt= như thật VD: chú bờm nói dư thiệt nờ, có ma mô nó yêu chú=Chú bờm nói như thật, không có ma mô yêu chú
-Du = dâu VD: con du của già làng khéo ăn khéo nói ghê
-Dúm củi, dúm bếp= mồi lửa VD: Vô dúm cái bếp cho mạ cái (Tre Làng)
-Doọc= mệt VD: sao mà dọoc cái thai quái= sao mệt cái thai quá
-Dà=Nhà VD: cái dà đó to thiệt= cái nhà đó tô thật
-Dôông= chồng VD Hai cấy dôông đập chắc trước cươi (ví dụ rất kinh điển)
-Dường dịn= nhường nhịn VD: Một điều dịn chín điều lèng
-Dịn= nhịn, cũng có ý hường nhịn VD: Sáng ni dịn đói đi học
-dãy mã, dẫy mã= chạp mộ, sửa sang lại mồ mã VD: năm rồi nguyentuan về quê dãy mã
Đ

-Đao: Con Dao
-Đạ: Đã. Đạ ngá = Đã ngứa.
-Đạ chận: đã giận ( chận là giận) VD : táng một bớp tai cho đạ chận = táng một bớp tai cho đã giận (By Bo & nguyentuan)
-Đá giò lái= đá quay một vòng ra sau làm đối phương bất ngờ, cũng có thể chỉ sự thất bại bất ngờ trong tình yêu
VD: thằng nớ bị đá giò lái rồi
-Đái: Dái , tinh hoàn ( thắt đái = Hai hòn dái bị tụt vào trong ) VD: O Vi đá làm chú Lợi bị thắt đái = o Vi đá làm chú Lợi bị thắt dái) by nguyentuan rolling on the floor rolling on the floor
-Đại chẳng = to lớn by nguyentuan
-Đai = dai ( đai dư thịt trâu tra = dai như thịt trâu già)
-Đám= dám, tỏ ý thách thức (by Già Làng)
VD: Mi đám đụng vô cái móng chân tau không?
- Đéng = điếng ( Chú Bờm cắm o Hà một méng ở háng đau đéng= Chú Bờm cắn o Hà một miếng ở háng đau điếng )
- Đéng(danh từ) = Ráy tai
-Đập: Đánh. vd : Đập chắc = đánh nhau (O Vi thêm)
-Đìa = ao , hồ
-địu = dây dun VD: mấy chạc địu mắc chắc khở khôông ra = mấy sợi dun mắc nhau gở không ra
-Đam = con cua đồng (nguyentuan)
-Đàng: Đường. Con đàng xưa em đi (By Nguyen) . Đàng quan: Đường lớn (by Vi)
-Đặt trẹt= ngày đầu tiên cho heo con ăn (từ ni đáng giá 50 điểm)
VD: heo con nó sắp lớn rồi đặt trẹt chưa O
-Đấy = đái ( o Vi nậy rồi còn đấy trấm = Cô Vi lớn rồi còn đái dầm ) By nguentuan
-Đị: Đõm, Đĩ. Làm đị = Làm đỏm = Làm bộ = Làm dáng = Làm Đõm = làm Đĩ : Chỉ sự se sua trang điểm ăn diện của chị em khác làm ! = đi làm ! : Bán Trôn nuôi miệng
-Đọ: Đó. Đọ tề = Đó kìa.
-Đi mánh = đi buôn lậu
- Đi Sim = Trai gái đi tỏ tình ( dân tộc Vân Kiều )
- Đi bỏ trầu = Dạm hỏi trước khi cưới
-Độ cợ : ước đoán kích cỡ ( o Vi cao độ cợ 1,6 m = 0 vi cao khoảng 1,6 m ) (by Nguyentuan)
-Đọa: Mệt By Bo VD: Mỗi lần thằng Bo vô cho có một từ mần eng cập dật bắt mệt!
-Đòn triêng : Đòn gánh (By nguyentuan)
-Đôi: Ném, (By Nguyen)
-Đột: Cái lu (sành sứ)
-Đớp= ăn VD: ê, mi đớp chưa=ê, mi ăn chưa
-Đờn = Đàn ( đánh đờn = đánh đàn) (by Nguyentuan)
-đúc tạc= giống nhau như in VD:Thằng con hàng xóm răng mà giống chú Bờm đúc tạc rứa hèo
-Đốn: Chặt, đống. Lấy rạ đốn cơn tre = Lấy rựa chặt cây tre; Rác đỏ cả đốn = Rác đổ cả đống.
-Đợt: long nhong (ý vô bổ). Bé Mèo mới đi đợt về độ, cái đồ... ! Việc dà thì khôn chịu mần!
-Đợ: Đỡ. Đi xe đạp cho đợ tốn xăng! rolling on the floor. Ở đợ: Giúp việc, đầy tớ. TN: Bán vợ đợ con
-Đỡ: Mắc cỡ, xấu hổ.
-Đọi: cái tô (Thành ngữ QT: Lời nói đọi máu)
-Địa: Cái đĩa.
-Đụa = đũa, đôi đũa gắp đồ ăn VD: Eng Nguyen ăn theo kiểu tây chừ cầm đụa không được mà gắp đồ ăn.
-Đụi (có vùng, có khi đọc là ụi): Húc (by Bo)
-Đụn = đống ( đụn rơm = đống rơm ) By nguyentuan. Eng Tuấn đi ra ngoài hè ẻ cả đụn ui chao là gớm!!!! Không nghe đâu Không nghe đâu
-Để đèng = để dành VD: chừ ăn một méng béng thôi để đèng ngày mai ăn = giờ ăn một miếng bánh thôi để dành ngày mai ăn
-Đệc = khờ
-đéng -> ráy tai -> đéng trít lỗ tai rồi tề.coi mà khươi ra
-Đợng = đựng VD: lấy cái rổ đợng bó rau = lấy cái rổ đựng bó rau
-Đôông đôông : nóc nhà
-Đùi cui = dùi cui VD: Mưa cứ khóc hoài bị ba lấy cấy đùi cui khỏ một cấy
-Đi đồng= đi ỉa, hay chỉ người đi ỉa ngoài hè, ngoài lòi, ngoài đồng VD: Hôm nay con nó đi đồng chưa+ hôm nay con nó đi cầu (ỉa) chưa
-Đưới = dưới ( lên côi rừng ,xuống đưới biển = lên trên rừng , xuống dưới biển )
-Được nời = làm tới VD: Chìu chú Lợn quái nên chú được nời = Chiều chú Lợn quá nên chú làm tới (by Vi)
E

-Eng: Anh , Eng tam = anh em
-Ẻ: Đại tiện
-ếc : ếch VD: Túi qua Thanh Nhiên đi câu 1 oi ếc (By Thanh Nhien)
G

-Gác đờ bu: Chắn bùn xe (P)
-Gác đờ sên: Chắn xích, hộp xích xe (P)
-Gáy: Trạng, nói trạng. O Vi biết chi về DTT mà bày đặt gáy!
-Gặm: Cắm. Gặm cơn = trồng cây (tương đương/xem thêm: cặm)
-Gân: Liều, gắng, cố
-Ghi đông= tay lái xe dạp-
VD:Ghi đông bị quẹo rồi
-Gáo = Dụng cụ có cán cầm để múc nước ( Bà con kiểm tra các nơi khác có dùng từ này không ?)
-Guậy: Phá (Xem thêm Quấy)
-Giặc = Giật ( Giặc dây thì động rừng = giật dây thì động tới rừng )
-Giò: Chân, cẵng, cẵng chân. Què giò = què cẵng = què chân
-Gò: Tán gái
-Gớm, gớm guốc: Bẩn, Dơ bẩn (tương đương/xem thêm tởm)
-Gác - Măng - rê: Cái tủ bếp (P)
-Gác đờ co = người cận vệ ( Từ Pháp hóa )
H

-Hà= thường nói để trẻ nhỏ hả miệng khi cho ăn
VD: hà nè con= hả miệng đi con
-Hè: Khoảng đất ngoài nhà, sát vách
-hôi xoong = mùi hôi của nước tiểu VD: Mưa nậy rồi mà còn đấy trấm hôi xoong quá (by Vi)
-Họt: Học tập, học hỏi.
-Họoc dọi= làm theo, copy lại ý của ai đó...(dọi có rồi nhưng dọi này nghĩa khác à nghe)
VD: O Vi họọc dọi chú Bờm làm từ điển (vd thôi nghe, đừng chận nghe O rolling on the floor)
-Họn : Họng (viêm họn = viêm họng) Nguyentuan)
-Hôn = Hông (By: Vi) Bồn em trẹo hôn = Bồng em vẹo hông
-hộn = hỗn VD: Thằng Mưa dỏ mà nói hộn ghê ta ơi (By Vi)
-Hun = Hôn ( chú Bờm hun o Hà = chú Bờm hôn o Hà ) by nguyen tuan - Thiệt khôn rứa, mần rứa được à?/ By BỜM
-Hèo : (nhẹ hơn) hử , hở , răng ngu rứa hèo = sao ngu thế hử
I

-Ì: Ừ. Ì đọ: Ừ đó
-In: Giống - In chắc = Giống nhau.
-Inh: Ồn.
-"Im" ->bóng dim ->đi vô trông im mà đứng
K

-Khoai xẫm= khoai bị nước ngâm nước mưa hay bị ngập lụt
VD: Thằng mô ăn khoai xẫm mà địt hôi thế
-Khu: Mông, Khu=mông Cái khu O nớ sệ rứa chắc mắn con lắm. -Khu: đít. TN: Cong khu = Cực lực, hết sức (Cong đít lên mà làm!)
-Khun = khôn VD: chú Lợi nậy rứa chứ chưa chắc khun hơn thằng Mưa mô nờ = chú Lợi lớn vậy chứ chưa chắc khôn hơn thằng Mưa đâu à .
-Khớn: chừa, khiếp Xem xêm (Tương đương): Tởn
VD chú Bờm dại 1 lần rồi mà vẫn chưa khớn
-Kí: Cái - Kí lô - Ki lô (trọng lượng), Kí ni nì = cái này này.
-Kị: Giỗ (Ông Bà). Hôm ni kị Mệ = Hôm nay giỗ Bà.
-Kiết=kiết mọt, keo kiệt, tận cùng (By nguyen) VD: thằng nớ hênh hoang rứa chơ nghèo kiết xác
-Khui= mở VD: khui cái chai bia=mở cái chai bia
-khở = gở VD : Bờm ngồi buồn khở cứt mụi = Bờm ngồi buồn gở cứt mũi
-khéo , chảu = đẹp ( con nớ coi cũng khéo đó = cô đó nhìn cũng đẹp đó )
-khải = gải VD: Eng Nguyen ngồi khải ghẻ ngá = anh Nguyen ngồi gải ghẻ ngứa
-khươi-> lấy ra -> khuơi cái nút chai tui với
-khôông: không , khôông biết = không biêt
-Khôông ai đáy= không ai dạy VD: đổ ba trợn con không ai đáy
-Khoóc = khóc ( 0 Hà khoóc hết nước mắt vì Bờm = 0 Hà khóc hết nước mắt vì Bờm)
L

-Lả: Lửa
-Lã: Nước lã = nác lã = nước lạnh (chưa đun sôi)
-Lái : Lưới (dùng đánh bắt cá)
-Láng = trơn , nhẵn , phẳng , ( láng xậy = bóng loáng)
-Lại: Cái lưỡi (By Vi) Lọi lại = gãy lưỡi. O Vi nói diều mà chưa bị lọi lại!
-lạt = nhạt ( tình cảm chi mà lạt dư nước Ôốc = tình cảm gì mà nhạt như nước ốc )
-Lạt lẽo = lạnh nhạt , thờ ơ ( Lúc ni o Vi đối xử với tui lạt lẽo quái = Lúc này o Vi đối xử với tui lạnh nhạt quá )
-Lắng : Lạnh , nguội ( Con không ăn cơm đi cả lắng mất = Con không ăn cơm đi kẻo nguội mất )
-Lay cay: (gây) phiền hà, (ưa) rắc rối, (thích) phức tạp
-Lậy: Lấy
-Ló: Lúa
-Lộ : lỗ ,lời lộ = lời lỗ
-lô cốt= công sự dùng trong chiến đấu phòng ngự
-lò xô= bếp dầu thường để nấu nướng VD: Có cái lò xô không cho mượn về nấu cơm bựa ni hết củi rồi
-Lon ghi gô (lon gui gô): Lon bằng nhôm, màu trắng, của quân đội ngày xưa dùng đựng cơm, lương khô.
-Loi: Đấm, thụi (Xem thêm thụi) - By: Vi
-Lòi : Dư, thừa , lồi , lộ ra , phơi bày ra , đưa ra , hở hang ... VD : O vi mặc quần để lòi lộ tún ; con rắn rắn lòi đầu ra khỏi hang ; dấu đầu lòi đuôi = dấu đầu hở đuôi.
-Lọi: Gãy. Lọi giò = gãy chân.
-Lâm: Lầm, sa lầy, sa đà.
-Lẹo: Bị nhọt ở mi mắt Nghiã khác (từ lóng) là giao hợp
-Lèng: Lành. Áo quần lèng lặn = Áo quần lành lặn = ăn mặc chỉnh chu.
-Leng pheng= Lén phén = xớ rớ lại gần. O Vi leng pheng với chú Phúc có ngày ăn H2SO4 đậm đặc. (By Nguyen
-Lơng xơng: Lơm xơm; ko biết rõ,chắc là ko có việc gì làm,cứ đi tàm bậy tàm bạ............... By Bo
Thằng Ku Bo nó chạy lơng xơng một chút nữa là nó trợt chin bổ lăn quay = Thằn Ku Bo nó chạy loanh quanh vòng vòng một tí xíu nữa là sẩy chân té lăn quay added Vi
-Lợ: Lỡ - Đao Lợ: Dao Lỡ = Dao cau (Huế) - Loại dao dài, bản lớn; Lợ thời = lỡ thời, lỡ làng.
-Lờ: Đồ vật dùng bắt cá, Bộ phận sinh dục nữ
-Lồông: Lồng, vùng (động từ) Lồn lên = lồng lên = Vùng lên. Lồn ! dệ xợ = Lồng lên (mãnh liệt) dữ dội! (Chú Bờm mất vệ sinh by Vi)-Lộ: Lỗ, cái lỗ. Buôn ri lộ rồi, cua chui vô lộ.
-Loọc = Luộc ( loọc rau = luộc rau)
-Lộ nghẹ: Mồ hóng bám quanh xong nồi (By Bo)
- Lộ khu = lỗ đít VD: lộ khu eng Nguyen toàn là sẹo = lỗ đít anh Nguyen toàn thẹo (by Vi)
-Lảm nhảm: Nói nhiều, nói đi nói lại một chuyện.
-Lúi húi -. mần chi mà lúi húi đưới bếp rứa. Lúi húi nớ nghĩa là cặm cụi làm chi đó By Bo.
-Lưa = còn VD : Vi ăn méng béng ni nếu lưa thì eng Tuấn ăn = Vi ăn miếng bánh này nếu còn thì anh Tuấn ăn (By Vi)
-Lủng: Thủng. Quần bị lủng 1 lộ đại chang nơi mông (By Vi)
-Luynh = Dầu Nhớt (nhờn) bôi trơn động cơ
-liệng= ném, quăng VD: cái đồ dỡ hơi đó liệng quách cho rồi
-Leng queng : loanh quanh
M

-Ma leng: Ma lanh, ranh mương By Bo. Cu Long ma lanh lắm! rolling on the floor rolling on the floor
-Mạ: Mẹ (By Nguyentuan)
-May ơ= đùm, hai cái trục trước và sau của xe đạp nơi gắn tăm vô đó
-Mần: Làm (By Nguyentuan)
-Mần lẫy= giận hờn, làm cái chi đó không vừa và cắt ngang giữa chừng không làm nữa VD: O Vi mần lẫy không ăn cơm tề
-Mắc = bận VD: O Vi mấy ngày ni mắc việc quái bơ chú Bờm nối thơ một chắc
-Mi : Mày (By Nguyentuan).
-Miềng:mình (chỉ người đang nói) By Be_oanh - Bé Oanh còn dỏ mờ đám nói: Miềng biết yêu rồi!!! rolling on the floor
-Mụ : bà già , Chỉ phụ nữ đã có chồng: con mụ ni, mụ nớ. Mụ = Mệ Bà cô Nội, Mệ Bà cô ngoại. Thưa mụ mà về đi con!
-Mự = mợ VD : Mự là vợ của cụ = Mợ là vợ của cậu
-Mụi : Mũi /By Vi - Cái mặt của chú Bờm không chổ mô dòm ra vẻ hết, mui sứt, mẹng rộng chạc oạc, mụi trẹt, néc lông cả bợng. Rứa mà Vi ưng bất đoạ!
-Mụt = Chỉ khối u trên cơ thể ; mầm cây mới đâm chồi.. ( mụt nhọt ; mụt măng)
-Mun=tro VD: xúc mun đổ hầm cầu
-Mẹng: Miệng VD: cấy mẹng chú Bờm to in cấy trạc
-Mệ= bà VD: mệ nội=bà nội
-Mo = Cái gàu múc nước
-Mỏ: Miệng VD: Mỏ con nớ dài hai phân
-Mỏ ác = một vị trí trên chỏm đầu con người ( huyệt Bá hội )
- Màng tang = Thái dương ( một vị trí trên cơ thể con người )
-Mợ= mỡ bôi xe hay mỡ ăn VD: Cho xin chút mợ bôi xe
-Mô : đâu VD: đi mô cho tau đi với
-Mọoc: Mọc. Mọt cơn = Mọc cây
-Mơi=mai VD: Ngày mơi đi chơi nghe
-Mót = lượn lặt những cái gì còn sót lại ( mót lúa , mót đậu ...)
-mốt= kia VD: Ngày mốt đám cưới eng
-Một phân hai sãi=Một vừa hai phải (TN)
-Mắt trọ trọ = Mắt mở to , trố , nhìn mà không chớp mắt...
-Mẹc: Mặc, ăn mặc; Nghĩa khác (do cách phát âm) là cái trẹt -xem thêm cái trẹt.
- Méc = mách ( đem kể lại một chuyện gì đó cho người khác ) VD : Mi là thằng ăn trộm , tau về méc mạ tau .
-Mẹt: chỉ con gái, phụ nữ: thị mẹt).
-Méng: Miếng. O Vi ăn chi ngon rứa, cho xin méng!
-Mói: Muối VD: Mói mặn dệ sợ = muối nặn dể sợ
-Mồng trót : cái phao câu của loài long vũ (gà , vịt)
-Mồng đóc : Âm vật (Một vật nhỏ nằm ở bộ phận sinh dục phụ nữ -
-Mén: Nhỏ VD: Thằng Mưa mén mén mà ranh mương = thằng Mưa nhỏ nhỏ mà ranh mương
-Mẹng: Miệng
-Mẽng trèng , mẽng chai = mãnh vỡ của gạch ngói , chai lọ thủy tinh ...
-Mò : Sờ soạng , sờ mó (By Nguyentuan) Mò: Đi mò mò = đi không ai thấy = đi mà ít thấy.
-Mui: môi (Mui méng = mui miếng = môi méng = Môi). Vi ăn chùng dính đầy mui mén mà cại!
-Mửa= ói, nôn VD: Chú bờm mới uống có 2 chai mà mửa tùm lum
-Moóc = Móc ( moi moóc = moi moóc ( hay để ý đến chuyện riêng tư của người khác )
-mược= mặc, từ ni mà chưa có thiệt vô lý hết sức
VD: Chú Phúc không chịu mược cùn thì cho chú ở lỗ
N

-Náng : nướng, nước thịt VD: Hôm qua O náng một con tôm hùm thiệt là to
-Năng = Căng ( Khi xưa C moọc trước răng , bây chừ răng rụng C vẫn năng dư đờn - Hò Quảng Trị
-Nạo: Làm nạo = Làm đại = Làm cho rồi - Khác Nạo vét!
- Nạm: nắm
-Nằm trấp = nằm úp mặt
-Nằm ngả = nằm ngữa mặt
-Nằm Nơi = Phụ nữ đang nghĩ ngơi sau khi sinh đẻ
-năm ngoái = năm vừa rồi VD: Năm vừa rồi QT ít thành viên hơn năm ni
-Ngợ = ngượng VD: Tình cờ gặp người yêu củ, O ngợ kinh khủng
-Nậy: Lớn. Thằng Mưa mới đó mà chừ nậy ghê hè!
-Nần bà : đàn bà , phụ nữ
-Ngá: Ngứa. Thấy QTO mấy bựa ni bị hack mà ngá gan!
-Ngáng = chặn ngang , chắn lại.. ( đưa chinh ngáng mần thằng nớ bổ trấp =đưa chân chặn lại làm thằng kia té sấp )
-Ngó: Thấy, nhìn thấy, nhìn.
-Ngọ, cựa ngọ = Ngõ, cửa ngõ VD: Dà em có hoa vàng trước ngọ
-Ngót: Hết, Hết sạch, hết cỡ.
-Nhỡi: Chơi. Đi nhỡi = đi chơi.
-Nác: Nước. Uống méng nác = Uống miếng nước. Nác lã = nước chưa đun sôi.
-Nè: Cành của cây tre (Chỉ các cành lá sau khi róc khỏi thân cây tre)
-Neng: Răng (cái răng)
-Néc: Nách
-Ngái: Xa (xa xôi, cách trở).
-Ngạ = Hết ( Khi đứng riêng không có nghĩa , khi kết hợp các từ khác nghĩa là HẾT . VD : Chừng đó là ăn không ngạ rồi = chừng đó là ăn không hết rồi )
-Ngoảy: Quay, ngoái, ngoảnh. Ngoảy đi: Quay đi; Ngoảy lại: Ngoái lại = Ngoảnh lại.
-Ngoẻn: ăn (Tả ý ăn nhanh chóng). Địa Gà bự rứa mà eng Nguyen ngoẻn xí bơ hết
-Ngủ cục: Ngủ gục
-Nì, Ni: Này
-Nỏ: Không. Nỏ biết = Không biết
-Nôống= cái nia lớn, cái ni hình như chỉ có Quảng trị
VD: lấy cái nô ống dên lúa
-Nơm= chơm
VD: Cái nơm= cái chơm
-Nớ : đó , cấy nớ = cái đó
-Nót: nuốt
-Nói láo = nói sai sự thật , nói dối
- Nói ba láp ba đế = nói năng thô thiển thiếu suy nghĩ
- Nói cà lăm = nói lắp , nói lặp
- Nói Trạng = nói phóng đại , tự đề cao mình
- Nước méng = Nước miếng , nước bọt
-Nốp: Nốp rọt = Nóng ruột (có vùng đọc là nốt rọt)
-Nốt: Dân vạn đò
-Nờ: Nào (từ đệm) Có chi mô nờ = có gì đâu nào.
-Núp: Trốn. Tè núp (tè núp tích bắn): Trò chơi Đánh trận giả của trẻ con.
-Núm = cầm một vật gì đó - Ví dụ :: Chú Bờm đi mô cũng núm cấy lưng cùn kẻo sợ bị tuột = Chú Bờm đi đâu cũng cầm cái lưng quần kẻo sợ bị tuột By Vi
-Nứng : Hiện tượng cương cứng của dương vật , âm vật
-Nôốc = Chỉ những người dân sống trên vạn đò
-Nhớp = bẩn, dơ
-Nẹt : Đuổi, rượt VD: mần chi mà như bị ma nẹt rứa ??
-Nọ : Không. " Nọ biết nơi tề"
-Nút lại : hôn nhau ( dùng lưỡi)
-Nghị = Suy nghĩ ( nghị mãi không ra = suy nghĩ mãi không ra )
-Nóng hủi=nóng quá VD: O nớ không biết phải sốt không mà nóng hủi
O

-Oi= giỏ đựng cá
VD: Cho eng mượm cái oi đi nơm cá
-Ồ ngai: Gai con mắt
-Ôn: Ông, Nhớ lại (phổ thông)
-Ỏm: ồn ào, ỏm tỏi: Ồn ào quá (ý coi thường, khinh)
-Ồ ngai: Gai mắt (sự việc chướng tai gai mắt)
-Òm:từ này phải đi theo 1 từ nữa mới có nghĩa tăng lên nghĩa của từ trước nó, như thúi òm, dê òm...
-Thúi òm=quá hôi. Đứa mô ăn khoai xẫm mà địt thúi òm
-Ốc dộc: Hổ thẹn! Tệ quá đi, mắc cỡ quá đi
-O=cô, dì VD: O vi=cô Vi
-Ôông= ông VD Ôông nớ bơ hớ ghê , đái giửa đàng
-Ơn say=từ ni khó giả thích lắm, vì chỉ có người QT mới nói VD:Mới mấy năm mà nó lớn dữ vậy hà, ơn say chưa, nếu không gặp nhau ngoài đường không nhận ra
-Ót = Gáy (Vị trí nằm phía sau tiếp giáp đầu và cổ )
- Ở lổ = Không mặt quần áo , khỏa thân ( Bắt gặp chú Bờm với o Hà ở lổ )
-ôống troóng = cuống họng
P

-Phét: Nói láo, nói trạng. Nói phét tấu: Nói Khoác lác
-Phét mơ tuya: Dây khoá kéo (P)
-Phỉnh= lừa, nói dối VD: Thằng nớ bị phỉnh (lừa) mà không biết
-Phạng giường= Làm sạch cỏ bờ của ruộng lúa VD: Hôm ni rẻng không đi phạng giường cho cậu cái
-Phuốc tăng= cổ xe đạp
Q

-Quớ: Hoảng. Lúa quớ = Loạng quạng
-Quệ = mệt, nhừ tử, mỏi
-Quẹp: (tính từ) thua thiệt, Quẹp mỏ = Trít mồm, ăn hết quẹp mỏ! (câu hỏi tu từ) = ăn hết thì lấy gì mà ăn?
-Quẹt: Dễ dàng (ý khinh thường - đồ quẹt nớ tau làm xí xong)
-Quái: Lạ, quá, kỳ. Quái ghê = Lạ ghê = Lạ nhỉ; Lỳ quái = Lỳ quá; Quái lạ = Kỳ lạ; lạ quái = Lạ quá.
-Quấy: Phá, khuấy, guậy, quậy. Đừng quấy = Đừng phá khuấy, đừng khuấy, đừng guậy= Đừng quậy phá.
-Quào = một động từ cào, cấu
-Quáng ca = quáng gà ( người bị bệnh về mắt )
-Quén = vén ( chú Lợi ngủ dậy không quén mùng = chú Lợi ngủ dậy không vén mùng )
R

-Rập: Đạp mái.
-Rặt rặt = Con chim sẻ
-Răng: Sao - Vì răng? = Tại sao?
-Rọ= cái lồng xúc heo
VD: lấy cấy rọ xúc heo trên chàn bếp
-Rế = con dế mèn
-Rọt: Bụng, lòng dạ
-Rọn: Ruộng, Rọn ló = Ruộng lúa (Nói rọn thôi là đủ nghĩa ruộng lúa-Người QT chỉ gọi duy nhất nơi trồng lúa là ruộng)
-Rún: Lỗ rốn, lỗ tún, Eng Tâm cấy rọt thì to, rún tòi cả thước rứa mà còn dậu!
-Rạ: Rựa, gốc của cây lúa. Cơn rạ = cây rựa (Cây như cây mác nhưng cỏ mũi khoằm mỏ két)
-Rứa: Thế - Rứa à = Thế à.
-Reng: Ồn ào không đáng có (bựa qua nhậu xí mà mụ vợ reng ỏm y!) Reng: Vùng Long Hưng = Răng
-Rím: Giấu kỹ (Thành ngữ QT: Rím rím mà rịm ra troi nghĩa là: Im lặng vậy mà trung tiện là ra giòi)
-Xối = dội
-Rớ = Cất vó ( một hình thức đánh bắt cá )
-Rào : Con sông nhỏ , con suối
-Rẽng : rãnh rổi. VD: Rẽng quá nọ bít mần chi nơi
-Rêng = rên rỉ VD: Khi túi O nghe eng Tuấn rêng dữ dằn
-Rờ=sờ VD: ê rờ xem cái bánh xe tau có xẹp không= sờ xem cái bánh xe coi có xẹp (hết hơi) không
-Rú = Rừng cây thấp ở đồng bằng
S

-sạc rê= vắt chỉ, vắt sổ VD: đem áo quần (mới cắt) đi sạc rê
-Sập: Cái Sập - rương lớn dùng để đựng (Lương thực dự trữ, vật dụng..) Phía trên nằm ngủ.
-Sẩy cỏ (có người gọi trẩy cỏ): Tảo mộ
-Sáng trợt = khoảng thời gian từ 7 giờ - 8g30 sáng ( ngủ chi mà sáng trợt mới dậy = ngủ dậy muộn )
-Săng = gỗ ( lẻ săng = khúc gỗ )
-Séc= tò ý thách thức với những việc khó làm
VD: tau séc mi đó có dám tán O Vi không?
-Sèm: Thèm. Thấy mà sèm = Thấy mà thèm
-Sẹo: Thẹo. Mặt tui mụn diều nên cả sẹo y!
-Sốn: Sống.(By Nguyentuan) ''Sốn trong đời sốn, cần có một tấm lòng!"
-Sớn xác: Lanh chanh lập cập bất cẩn -> cái tội sớn xác ko chịu bỏ
-Su: Sâu (chỉ độ sâu).
-Sói : hói ( sói trôốc = hói đầu)
-Sương= gánh VD: đi sương cho mạ đôi nước
T

-tắn = rắn VD: con tắn= con rán
- Tấy = con rái cá ( thú mỏ vịt )
-Trấy: trái VD: Trấu dâu ni chua dệ sợ = trái dâu này chua kinh khủng
-Tầm vất tầm vơ : tam vất tứ vơ
-Tau, tui : tao , tôi , mình...
-Táp: Đớp, cắn, ăn (Thường dùng cho súc vật) Bị chó táp = bị chó đớp = bị chó cắn.
-Thần đân: (Lỳ, liều) Không vâng lời can ngăn để tiếp tục làm 1 việc gì đó - Vẹ đừng mà cứ làm thần đân!
-Tra: Già, Gác gỗ trên cao sát mái. Ông nớ tra òm = Ông đó già ghê! Ló bỏ lên tra cả lụt = Lúa chất lên gác tránh lũ.
-Thẹo: Sẹo
-Trặt = chặt ( cột cho thật trặt= cột cho thật chặt )
-Trặc: dụ dỗ con ve leo lên cành của mình rồi bắt
-Théc: Ngủ. (đi ngủ)
-Trẹt: cái Dần lúa gạo (thúng mủng dần sàn),Trẹt: Mỏng (tẹt). Trẹt lẹt: chỉ độ dầy (quá mỏng, không như mong muốn)
-Thinh: Im, làm thinh. TN: Thinh như đột đột = Êm như díp = Im như cái lu. Thinh nào = Im lặng nào = Làm thinh đi.
-Thỗ : Dỗ (dụ dỗ , nói nhỏ nhẹ , nói dịu ngọt ...(VD: thỗ em cho nó nín đi = dỗ em cho nó nín đi)
-Thổ: Đánh đập. Đừng hỗn tau thổ chết tổ mi chừ.
-Thùi địt (thù địt): Cây lá mơ. Nói nghe thùi địt = Nói chả ra gì = Nói nghe vô duyên.
-Thụi: Đấm.
-Trẹo = Vẹo
-Trít: (trịt) Bịt, bịt lại, bị bí, kiết. Trít ống nước = bịt ống nước, Trít mọt = kiết mọt: keo kiệt, bủn xỉn (Lỗ nhỏ như lỗ mọt mà cũng ... trít luôn);
-Tréc = Cái xoong nồi bị hư hỏng được dùng vào việc khác
-Tróc: (Động Từ) Tróc trọ = Gõ đầu, Tróc ly nước = Uống ly nước, Tróc cái = Làm (một) cái.
-Troi: Con giòi (bọ ruồi)
-Trọi = gõ ( dùng tay gõ vào đầu gối hoặc đầu )
-Tron: Trong; Nước tron = Nước trong; Tron nớ = Trong kia.
-Trọt: Chỗ trước mấi hiên, hàng giọt nước mái trước nhà
-Trốt: Đầu người, động vật. Trốt cúi: Đầu gối.
-Trôn: Bộ phận sinh dục Nữ.
-Trôộng = lủng, rách.
-Truồng= chuồng VD truồng heo nhà eng sạch như khách sạn
-Trọ: Như Trốt, sọ (đầu sọ)
-Trợt = trượt ( trợt chin bổ xuống cống = trượt chân ngã xuống cống)
-Trú: Trấu (vỏ lúa)
-Tru: Con Trâu
-Trù : Trầu. ăn trù = ăn trầu. .... Em chi mà em, mấy chú danh lên, mệ kiếm mấy đồng ăn trù!!!... rolling on the floor
-Trù = định VD: Tau trù ngày mai đi câu cá mà ngày mai trời mưa rồi
-Trự : Đồng ( đơn vị tiền tệ ) VD : Không có một trự mà ăn trầu = Không còn một đồng mà ăn trầu By nguyentuan
-Tưng tửng[/b]=mát mát, điên điên (nghĩa là chưa điên nhưng có chạm chi đó) Chú Phúc tưng tửng rứa mà giỏi ghê
-Trảy: Rôm sảy (trẻ em) Nổi trảy: Nổi nóng, nổi giận
-Tàu bay = máy bay
-Trẩy: Làm sạch sẽ, Trẩy mộ = Tảo mộ, Trẩy cây: cắt bỏ cành lá, trẩy khoai (sắn): dỡ vồng khoai (sắn) thu hoạch. Cu Long hoang ra trẩy cơn roi đập đã = Cu Long hư ra chặt (rồi vót) cây roi đánh đã.
-Trày = Chày ( tiếng trày trên sok BomBo = tiếng chày trên sok bom bo )
-Tràng=sàng VD tràng gạo=sàng gạo
-Trậm trầy trậm trật = lơ ngơ, hậu đậu, trật lên trật xuống
-Trữa: Giữa, ở giữa
-Trừa = chừa, để dành VD: Chú Lợi ăn kẹo mà không trừa cho O một méng = chú Lợi ăn kẹo mà không chừa (để dành) cho O một miếng
-Trùi = Vật nhọn bị bào mòn ( cái đục này trùi quá = cái đục này mòn quá )
-Trến: Doạ, hù doạ (By Vi)
-Trệt: Mệt, hết sức. trệt kẹng = mệt, mệt quá (Kẹng: chân)
-Túm:Tóm, nắm, bắt, giữ, gom (động từ)
-Tún: Lỗ rốn, lỗ rún.
-Túi = tối ( trời túi như đêm 30 )
-Tẹt mốt: Phích nước (P)
-Tê: Kia VD: qua bên tê lấy tau cấy áo = qua bên kia lấy tôi cái áo (
-Tề: Kìa VD: Bên nớ tề = bên kia kìa
-Tế: Cúng, chưởi, mắng (la rầy như đang cúng tế!). Cái nớ để mà tế à (câu hỏi tu từ)= Cái đó để mà làm gì (để mà cúng à!). Bựa qua ITCOM bị mạ tế = Hôm qua ITCOM bị mẹ mắng.
-Tọa: ngồi VD: mời quý vị an tọa = mời quý vị ngồi
-Toóc = Gốc rạ còn lại sau khi gặp lúa
-Tọa lọa: Tan nát, tóa hỏa (Thành ngữ QT: Tọa lọa tầm tinh - Hư hỏng tan nát hết/hoặc = tóa hỏa tam tinh).
-Tòi: Lòi ra, thòi ra.
-Tởm, tởm lợm: Dơ, Dơ bẩn (Tương đương/xem thêm: gớm, gớm guốc)
-Tởn: Khiếp
-Tợp: Húp, uống. Tợp tớp: Tưởng bở, tưởng dễ ăn!, lanh chanh, tưởng dễ.
-Trạc= cái rổ thường dùng để gánh phân
VD: Xúc phân vô cái trạc gánh lên trồng khoai
-tự thị = tự tiện VD: Chú Bờm tự thị chỉnh sửa bài của eng Tuấn mần eng nớ giận tím gan = chú Bờm tự tiện chỉnh sửa bài của anh Tuấn làm anh đó giận tím gan
-Trẹt= cái nhỏ hơn cái nốông, thường đựng những cái nhỏ để phơi, có khi dùng cho heo con ăn
VD: Cho mượn cái trẹ về phơi dưa cải
-Trỉa -> gieo trồng -> O Vi đi trỉa đậu với Bo ko?
-Triếc = con ngõng trời
-Trúc: Bổ, té. O Vi diện kiến dung nhan Bờm bơ trúc ngữa, quái đẹp, choáng!
-Trung : trong , trung dà = trong nhà
-Trốốc cúi = đầu gối VD: Trốc cúi O bị sưng một cục
-Trôông= mong, ngóng
VH: Mấy hôm ni Binhminh đi mô o Vi trôông đọa hi
-Thiệt=thật VD:Nói như thiệt=nói như thật
-Trôống= thường chỉ đem cá cho vào thau nước, hay chậu nước khi chưa mần thịt
VD: Đem mấy con cá tràu trốông cho mạ cái
-Trôồng= dọn, sắp xếp VD: Ăn xong rồi mà không ai trôồng chén đọi hết= ăn xong rồi mà không ai dọn chén bát hết
-Truống= đem xuống VD: truống nồi cơm xuống cho mạ cái
-té ra= thì raVD: té ra thằng Mưa nó ưa O nớ à
-Thúi òm= hôi quá VD: đứa mô xả mà thúi òm
-Tù tê= ngày kìa
U

-Un = vun , vón lại , gom lại ( un luống rau = vun luống rau )
-Um: Ồn (Chỉ sự ồn ào). Chuyện không có chi mà làm um y!
-Ưng: Ưa, Thích, muốn
V

-Vẹ: vẽ, bảo (chỉ bảo)
-Vọt: Nhảy vọt, phóng
-Vồn: Vồng. Vồn khoai, vồn sắn = Vồng khoai Vồng sắn. Đi xớt vồn khoai = Đi vun vồng trồng khoai
-Vá - Cái Vá: Môi (muỗng lớn)
-Vày = vò VD : Vày nạm rơm ( vò nắm rơm)
-Vứt: Vất (Vất bỏ)
-Vụng = Vũng , hố ( Vụng bom = hố bom )
X

Âm X hay dùng thay âm S - Xướng dệ xợ = Sướng dễ sợ, xổ xách = sổ sách .....
-Xán: Quănng, ném (by nguyen).
VD: Ê bà tợn là tau xán cái Phụ Khoa trữa mặt đó!
-Xàm Xàm: Nói tầm bậy, nói lung tung.
-Xăm= lốp xe đạp
VD: Đi cửa hàng mua mấy cái xăm xe đạp
- Xắp : Cắt ( đi xắp tóc = đi cắt tóc ) By nguyentuan. Eng Tuấn chuyên môn đi xắp tóc bằng lại, dổ râu bằng neng! rolling on the floor rolling on the floor
-Xeng: Màu xanh
-Xên: Cái xẻng
-xéc = xách ( chú Bờm đi xéc nước cho o Vi tắm )
-Xâm: Xâm xoàng. Bựa qua việc diều làm xâm luôn = Hôm qua việc nhiều làm xâm xoàng luôn!, Xâm mình, liều mình.
-Xỏ: Xâu (xâu chỉ luồn kim) TN: Xỏ lá, xỏ que=xỏ lá ba que = lươn lẹo, ranh mương
-Xớ rớ = Léng phéng = Leng pheng (Xem thêm leng pheng)
-Xum: Xúm. Xum vô = Xúm vào
-Xót= giả, làm cho nhỏ ra VD: Đi xót cho mạ ít mói= đi giả (cho nhỏ ra) cho mạ ít muối
-Xọc=chọc, thường dùng khi lấy cái que, đùi đưa vào một cái lỗ VD: lấy cái que xọc vô cái hang
Y

-Ỷ y: tin chắc chắn. Việc tọa lọa rồi mà còn ỷ y - Hỏng việc tơí nơi mà còn chắc chắn
-y chang , y đúc = chỉ hai hiện tượng hay hai sự vật gióng nhau ( hai đứa ni gióng nhau y chang )

http://www.langnhachkiem.net/Quang-Tri-Que-Huong-toi/1/4/
READ MORE -

Monday, July 13, 2009

Thơ LÊ VĂN HOAN

Mời các bạn đọc thơ của Lê Văn Hoan trên Blog của Đức Tiên



Thơ Lê Văn Hoan

READ MORE - Thơ LÊ VĂN HOAN

Monday, July 6, 2009

PHAN DUY NHÂN

Tên thật Phan Chánh Dinh.

Sinh năm 1941 tại Quảng Trị.

Bút danh Phan Duy Nhân , Nguyễn Chính, Dương Phù Sao, Thiết Sử ( bút danh do Hội Sinh viên sáng tác, Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966-1967 chọn khi đăng bài thơ Thư gởi các bạn sinh viên trong tuyển tập thơ Tiếng hát những người đi tới).

Thơ đăng trên các tạp chí Sài Gòn ( như Bách Khoa, Văn Học,…) từ những năm 1960.

Trước công tác ở Ban Tôn giáo Chính phủ, nay đã nghỉ hưu.

Hiện ở tại TP Hồ Chí Minh.



Ngưỡng vọng

Thơ Phan Duy Nhân



Em mến yêu anh là sự sống

Trong anh như nhựa tiếp cây đời

Vươn cành xanh lá qua giông bão

Anh uống tình Em mà thắm tươi!

Những nắng gió trên đường đi tới

Những khuya trăng chia sẻ vui buồn

Em trong anh tim hồng trong ngực

Vượt lên cùng trăm núi nghìn sông...

Anh viết những bài thơ bất tận:

Em cho anh thêm một tâm hồn

Anh làm nước sông dài chẳng cạn

Chảy từ nguồn sâu thẳm yêu thương

Mỗi người có riêng mình thần thánh

Quan-thế-âm hay Ma-ri-a...

Anh cầu nguyện cùng em buổi sáng

Cho mỗi ngày mỗi bước đi xa.

Là Em và thơ và triết học

Yêu Em vô hạn tới vô cùng...

Say đắm cho Em thành có thật

Đến trọn đời vằng vặc vầng trăng.



Đêm hạ huyền ở Cửa Việt


" Vùi trong ngực

nằm yên

ngoan thế nhé,

Ngoài kia trăng

Đêm đã sáng đâu mà..."

Anh nhớ quá gọi thầm em thảng thốt

Những nụ hồng hôn mãi chỉ là hoa!

(Khúc dạo)

Trời trở lạnh Em dụi Đầu vào ngực

Không ngủ được ư Em

Đêm hãy còn dài!

Chưa dành nổi cho Em những gì êm ấm nhất

Mỗi thu về quê biển vẫn heo may...!

Tin cẩn giữa vòng tay, dịu dàng bé nhỏ

Lắng tim Em thơ dại bồi hồi

Gốc bồ đề trầm tư mà giác ngộ

Vượt trăm lần phiền não tới an vui...

Bền bỉ lạc đà mịt mùng sa mạc

Cho anh uống qua Em từng giọt cam lồ

Tựa vào em băng ghềnh vượt thác

Vạm vỡ tâm hồn phơi phới cơn mưa...

Giá lạnh qua rồi

không còn cay đắng nữa

Ai thương yêu không mở rộng lòng mình?

Cháy rực lò cao xanh ngời ngọn lửa

Nồng nhiệt yêu đời từ tha thiết yêu Em!

Những gian khổ tháng ngày gió bụi

Tạ ơn đời còn lại ngọt ngào Em

Suốt đầu nguồn từ trăng rằm diệu vợi

Chảy suốt trăm năm qua giao hưởng êm đềm.

Sắp rạng đông rồi

vườn bên chim đã hót

Xin cúi hôn vầng trán thiên thần

Đâu chỉ giấc mơ

Em nồng nàn giữa ngực

Với thủy triều trên biển cũng trào dâng...!


Tháng chín

P.D.N

Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)



Vĩ thanh


Mới gió Lào khô đã heo may Hà Nội

Chon von đỉnh núi giong buồm

Thuở trước thiền sư làm chính ủy

Câu thơ tới giờ còn mang gươm!

Thơm dấu hài thêu khuya chuyện cũ

Giữa Hàng Đào cô Tấm có là em?

Ôi em đẹp với vô cùng mà đời ta có hạn

Gió lộng vẫn ngang trời

trong đáy mắt hồ Gươm...


Hà Nội, những mùa sen 1990



Phan Duy Nhan

Quán tưởng



Nhắm mắt để nhìn em thật rõ

Thanh thoát trong tôi một đóa hồng

Đêm sáng lên từ tia lửa nhỏ

Hồn tôi nắng sưởi giá băng tan...


Mùa xuân TP Hồ Chí Minh 2007




Thư cho mẹ và chị

Phan Duy Nhân


Đầy nước mắt đi trong chiều biển động

Thân san hô sóng vỗ một đời tròn

Trông cây tùng gặp bão cũng cong lưng

Đời kiêu mạn chẳng còn tâm sự với

Con nhớ lại sắt se lời mẹ dạy

Những đêm qua ngõ hẹp phố phường sâu

Đầu gối trên tay nghe đường máu chạy

Trong tim con ngựa mỏi muốn quay đầu

Những buổi sáng nằm vùi trên gác trọ

Những chiều hôm mong đợi chẳng ai về

Tình thuở trước đắp cao dần nấm mộ

Trong lòng con cỏ mọc đã vàng hoe

Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn

Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ

Xương từng ống hút dần theo lũ quạ

Ngó lui mình rỗng tuếch chúng bay xa

Thơ với ngô khoai bánh mì giữa chợ

Có kiên gan Lã Vọng cũng buông cần

Khí phách văn chương công bằng cách mệnh

Xưng lỡ anh hùng không lẽ đến xin ăn?

Con đã ngấy những ngày thư viện đói

Nói khôi hài kinh kệ những ai xưa

Khi rách áo xem ra chiều thủ lợi

Không manh tâm thiên hạ cũng nghi ngờ…

Ngần ấy bụi con mang về với mẹ

Hận nghìn đời trong đáy mắt chưa nguôi

Thân đau yếu em quỳ bên gối chị

Lòng lênh đênh muốn lặng cứ trôi hoài

Con phiêu bạt ngỡ thân tàn ma dại

Chẳng còn gì nguyên vẹn để đem dâng

Xin mẹ rót cho con lời phủ dụ

Ngửa hai tay xin chị nhận em cùng

Cho ánh mắt đau buồn nay tỏ rạng

Soi xuống lòng ẩn hiện ánh trăng trong…


(Huế, tháng ba, 1962)

Phan Duy Nhân



Tự tình với Huế

Phan Duy Nhân


Huế duỗi tay mềm anh gối nhé

Sông Hương thơm trải lụa xanh chìm

Trăng rằm lộng lẫy phong lan nở

Mê mải vùi trong say đắm em…

Thức giấc mưa sương gợn nét mày

Não nùng em tựa ấm bên vai

Anh cùng cung điện xuôi theo nhạc

Mỗi giọt dư âm mỗi dấu giày…

Ngày cứ tròn căng nỗi khát khao

Đêm đêm ngây ngất nụ hôn đầu

Trăm năm sau nữa qua Thành Nội

Anh vẫn còn em, ta có nhau!

Đôi lá thuyền trôi giữa thực hư

Mênh mang sông bến lắng câu hò

Ôm trong Huế tình yêu dịu ngọt

Da diết Nam Bình điệu hát ru

Em vẫn trong anh giữa nắng ngày

Giữa trời xanh mát núi xanh mây

Cơm thường mỗi bữa em chăm chút

Giấc ngủ mơ màng thơm cánh tay

Mỗi lần về Huế rồi xa Huế

Anh cứ rưng rưng nỗi tạ từ

Đâu chỉ chia tay cùng kỷ niệm

Nồng nàn trong Huế vẫn em xưa…


Phan Duy Nhân



Hành thiền

Kính tặng Tôn sư tôi,

Hòa Thượng Thích Trí Quang



Tròn đầy mùa rỗng lặng

Biển vô lượng thủ triều

Ôi thương đời vạn dặm

Vân du vượt suối đèo

Đường về tâm hết động

Tuyệt chiêu mà vô chiêu!

Thôi hòa lòng với bụi

Thanh tịnh vầng trăng treo.

PDN



Trầm luân nào có chừa ai

Dương Đức Quảng


Nhiều người biết đến ông vì ông là người khá nổi tiếng trong phong trào đấu tranh ở đô thị miền Trung những năm kháng chiến chống Mỹ, từng bị bắt và bị tù Côn Đảo. Ông chính là Phan Duy Nhân từng đảm trách nhiều vị trí quan trọng của Đảng và Nhà nước...


Sau giải phóng 1975, ông đã trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, trước khi nghỉ hưu từng giữ chức Quyền Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ. Ông là Phan Chánh Dinh, tức nhà thơ Phan Duy Nhân, tức Nguyễn Chính, một nhân vật mà “cuộc đời vinh quang chung không ít, trầm luân riêng cũng nhiều”.

Bị tù vì… một bài thơ

Tôi quen biết ông từ năm 1974 tại tỉnh Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ. Tết Đinh Hợi 2007, tôi gặp lại ông tại TP Hồ Chí Minh sau gần chục năm ông rời Hà Nội vào Nam công tác và về hưu trong đó. Gặp nhau sau nhiều năm xa cách, lại trong ngày đầu xuân, dẫu lúc đầu không muốn, nhưng rồi, như ông nói vui "nể lòng người cũ vâng lời một phen", ông đã bộc bạch với tôi về cuộc đời của mình...

Phan Duy Nhân sinh năm 1941, quê Quảng Trị, nhưng lại sống từ nhỏ ở Đà Nẵng. Tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, ông là thương binh, trải qua ba lần bị thương và ba lần bị địch bắt, tù đầy, trong đó có 6 năm bị giam ở nhà tù Côn Đảo.

Lần đầu tiên Phan Duy Nhân bị bắt là vào năm 1959, khi vừa 18 tuổi. Lần thứ hai anh bị bắt vào năm 1965. Năm đó, sau cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm 1/11/1963, phong trào đấu tranh đô thị tiếp tục diễn ra sôi nổi ở Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ…

Ở Huế, một số anh chị em học sinh, sinh viên ra tập san Nhận thức, đăng nhiều bài viết cổ vũ tinh thần đấu tranh của giới trẻ, kêu gọi đồng bào tham gia phong trào yêu nước.

Phan Duy Nhân vừa dạy học vừa theo học các chương trình chứng chỉ tại Viện Đại học Huế; cùng một số trí thức, sinh viên tham gia phong trào đấu tranh tại thành phố này. Một lần, từ Hội An, anh nhờ một người bạn đem bài thơ anh mới sáng tác ra Huế gửi cho các bạn cùng phong trào để đăng trên tờ Nhận thức.

Không biết vì lý do gì mà bài thơ ấy đã lọt vào tay An ninh Quân đội Sài Gòn. Lập tức Phan Duy Nhân bị bắt. Bài thơ ấy có đoạn: "Hãy đứng dậy tất cả/ Đấu tranh không mất gì/ Trừ cái gông trên cổ/ Trừ dây xiềng trên tay/ Hãy chiếm mỗi ngã tư/ Trái tim làm khí giới…/ Cùng anh em đồng đội tiến lên.../”.

Tôn Thất Xứng, Thiếu tướng Tư lệnh Vùng 1 chiến thuật Quân đội Sài Gòn trực tiếp gặp anh. Xứng cầm bài thơ do chính tay Phan Duy Nhân viết đưa ra trước mặt anh, ngọt nhạt:

- Ai dạy cho anh Tuyên ngôn Cộng sản để anh biến thành thơ ca kêu gọi nổi loạn này?

Phan Duy Nhân đáp:

-Tôi làm bài thơ này là từ suy nghĩ và cảm xúc của tôi, nay mới nghe ông nói nó giống với Tuyên ngôn Cộng sản! Quả thật tôi có đọc Tuyên ngôn Cộng sản ở thư viện Đại học Huế từ bản in bằng tiếng Pháp.

Nó có một câu rất hay, đập vào tôi rất mạnh. Câu ấy kêu gọi người nô lệ đấu tranh không mất gì cả, có mất chăng chỉ là mất cái xiềng mà thôi. Còn trong bài thơ của tôi, cái gông là do tôi nghĩ ra!

Xứng sa sầm nét mặt, hỏi lại anh có đúng là tại thư viện Đại học Huế có bản Tuyên ngôn Cộng sản không, và vẫn cố giữ cái giọng ngọt nhạt như trước:

- Anh nói vậy thì tôi biết vậy. Thôi được, anh là người có học, lại dạy văn, hôm nay tôi tạo điều kiện cho anh ở lại đây, để anh có thời gian suy nghĩ viết cho tôi bài bình giảng về bài thơ của anh!

Thế là Phan Duy Nhân bị đưa về giam tại Trại giam số 11 của Quân đoàn 1, bị An ninh Quân đội Sài Gòn dùng cực hình tra tấn cốt tìm ra đầu mối tổ chức cách mạng hoạt động bí mật tại Hội An và Đà Nẵng. Sau nửa năm bị giam giữ, không khai thác được gì ở anh, lại thấy dư luận bên ngoài bất lợi, chúng phải thả anh ra.

Sau đó, có dịp trở lại thư viện Đại học Huế, Phan Duy Nhân thử tìm lại cuốn Tuyên ngôn Cộng sản mà anh đã đọc thì không còn. Chắc sau ngày bắt anh, viên Thiếu tướng Tôn Thất Xứng đã cho người vào lấy đi!


Bàn thờ người sống và ngày trở về

Năm 1966, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ Thành ủy, Phan Duy Nhân được cử tham gia hoạt động công khai trong phong trào đấu tranh của Phật giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên Đà Nẵng.

Anh là Ủy viên Thường vụ của Ban lãnh đạo “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng”, phụ trách kế hoạch tranh đấu; Ủy viên liên lạc miền Vạn Hạnh của Phật giáo miền Trung, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, đồng thời là cán bộ đấu tranh chính trị của Thành ủy Đà Nẵng trong cuộc đấu tranh nổi dậy làmchủ thành phố Đà Nẵng 76 ngày đêm.


Sau khi cuộc nổi dậy bị đàn áp, bị lộ, Phan Duy Nhân phải thoát ly lên chiến khu. Tết Mậu Thân năm 1968, anh được giao làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời TP Đà Nẵng sau khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy chiến thắng.

Sáng mùng 1 Tết, anh dẫn đầu cuộc biểu tình, thị uy của bà con phật tử và đồng bào TP Đà Nẵng từ trung tâm thành phố đi chiếm trụ sở chính quyền. Đoàn biểu tình kéo từ Chùa Tỉnh hội Phật giáo ra đường Ông Ích Khiêm thì bị địch đàn áp. Phan Duy Nhân bị bắn gãy chân và bị bắt đem về Ty Cảnh sát Gia Long, sau đó bị giải qua Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình và nhà lao Kho Đạn, Đà Nẵng.

Ngày 16/9/1968, Phan Duy Nhân bị đầy đi Côn Đảo. Năm 1970, do có một người bạn tù cùng bị giam với anh bị đánh đập đến chết, tin tức trong tù đưa ra làm nhiều người lầm tưởng anh đã hi sinh.

Bạn anh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, một sinh viên cùng hoạt động trong phong trào đấu tranh ở Huế, lúc đó đang công tác ở chiến khu Trung ương Cục, đã viết một bài báo để tưởng nhớ anh, nhan đề: "Phan Duy Nhân, một nhà thơ trẻ biết xung phong".

Bài báo ấy được in trên Báo Văn nghệ giải phóng và được Đài phát thanh giải phóng phát đi. Tờ Đất nước của một nhóm trí thức và sinh viên yêu nước xuất bản nửa công khai hợp pháp ở Sài Gòn cũng đăng bài tưởng niệm anh.

Tại một quán cà phê trên đường Lê Lợi, Sài Gòn, một số bạn bè của anh ngày trước, trong đó có cả P.N.N., một cây bút chống Cộng nhiều người biết, đã tổ chức một buổi gặp mặt để tưởng nhớ anh.

Tin anh bị chết trong tù đến tai cha mẹ anh, khi ấy ông bà đã về sinh sống tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, làm cả hai như rụng rời chân tay. Sau khi người em gái của anh bị chết đuối, rồi người em trai tật nguyền lại bị bom Mỹ giết, mẹ anh đã khóc hết nước mắt, nay lại nghe tin anh - người con duy nhất còn lại bị chết trong tù, bà cụ phát bệnh, bị tâm thần rất nặng.


Nguồn: http://antgct.cand.com.vn/


Hà Khánh Quân -

Phan Duy Nhân Trên Con Đường Từ Thức


Trong bài viết Gởi Những Người Bạn Trẻ, nhà biên khảo Hoàng Nguyễn, cũng là thầy hiệu trưởng trường trung học Phan Châu Trinh – Đà Nẵng Nguyễn Đăng Ngọc, đã “hướng nhìn theo chiều hoài niệm”, gởi về các học trò cũ của ông những tình cảm, những suy nghĩ rất chân tình. Những người học trò cũ đó, được ông cho biết: “... tất cả đều trên 40 tuổi, cái tuổi không còn ngập ngừng gì nữa ở cuộc đời (tứ thập bất hoặc!), đã biết gánh chịu trách nhiệm cho ngày nay và hôm mai”. Bài viết không trực tiếp so sánh, đánh giá sự khác biệt của lễ nghĩa sư đồ, giữa thời kỳ điện toán với những niên khóa vừa quay gót không lâu. Nhưng cái ngụ ý của người viết, bạn đọc ai cũng hiểu ra.

Cái tình bao la của người thầy không cho phép thiên vị trong đối xử. Xã hội Việt Nam chúng ta, con người vẫn thường trực bị đẩy vào hai thế đứng đối nghịch. Đám học trò của thầy Ngọc cũng không nằm ngoài sự chia phân ấy. Nhưng dù ở bên này hay bên kia lý tưởng, những người học trò vẫn được người giáo dục mình nhớ đến đồng đều và trìu mến. Học được tính bao dung chân tình của người thầy cũ. Tôi bớt hẳn nỗi ngại ngùng, bị người khác đội cho mình cái mũ không vừa đầu, để viết về một dòng thơ quí, mà tác giả đã ngã sang hướng nghịch chiều với quốc kỳ màu vàng của tôi.

Khởi từ đầu thập niên sáu mươi, tại thành phố Đà Nẵng, lớp sinh hoạt thơ văn trung niên và sắp về già như: Thái Can, Vũ Hân, Quốc Dân,Việt Trữ, Hồ Mộng Thiệp, Trần Gia Thoại, Tô Như, Thanh Phương, Anh Đô, Hoàng Trọng Thược... hình như chỉ thu hẹp sinh hoạt trong địa bàn thành phố. Cùng lúc đó, trong đám học sinh, nở rộ việc thành lập thi đàn, bút nhóm. Có vóc dáng và nghiêm chỉnh nhất trong những tập họp này là nhóm Cùng Đi Một Đường. Tôi không rõ ai khởi xướng, ai giữ chân nhóm trưởng. Nhưng thành viên của nhóm, hết thảy, với tôi, đều bạn thân tình : Phan Duy Nhân, Huy Giang, Lam Hồ, Tô Yên, Hồ Cư. Trong năm tay viết, có đến ba nhân vật tập tành... khuynh tả. Và cả năm đều có bài đăng khá đều đặn trên các tuần báo, nguyệt san, tạp chí tại Sài Gòn.

Huy Giang tên thật Nguyễn Đăng Trừng, hiện hành nghề luật tại Sài Gòn.

Lam Hồ tên thật Nguyễn Hữu Nuối, viết mạnh và đều nhất thời bấy giờ, nhưng đã sớm gác bút khi hành nghề dạy học, hiện vẫn ở Đà Nẵng.

Tô Yên tên thật Lê Văn Nghĩa, trở thành thiếu tá binh chủng Thiết giáp VNCH, đã hy sinh ở mặt trận Quế Sơn Quảng Nam năm 1972.

Hồ Cư dùng tên thật làm bút hiệu, đã biệt tích khá lâu trong những ngày anh lên rừng “làm cách mạng”.

Phan Duy Nhân là người tôi đang níu thơ anh để lang thang hôm nay.

Tôi đã được đọc ba, bốn bài viết có liên quan đến Phan Duy Nhân trong mấy năm vừa qua, không lâu lắm. Những bài viết được thực hiện bởi những người bạn anh, hoặc ít ra khá thân với anh. Trên tạp chí Văn Học tại Hoa Kỳ, anh trai của nhà văn Hồ Đình Nghiêm, anh Hồ Đình Nam, hiện định cư tại Anh Quốc, viết một bài. Những bài khác của các nhà văn Phan Nhật Nam (tác giả Dựa Lưng Nỗi Chết, Dọc Đường số 1...vv) và Nguyễn Chí Thiệp (tác giả Trại Kiên Giam và Việt Nam Khát Vọng Dân Chủ Tự Do). Cả hai nhà văn nổi tiếng chống cộng này, đều là bạn học cùng trường Phan Châu Trinh với Phan Duy Nhân. Phan Nhật Nam cùng nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng (hiện ở Toronto, Canada) học trên Phan Duy Nhân một lớp. Nguyễn Chí Thiệp ngồi cùng với Phan Duy Nhân một dãy bàn, trong suốt bốn năm đệ nhất cấp. Quan hệ thân mật trong tình bạn học, những bài viết của hai ông nhà văn rất chân tình dù đưa ra nhiều điều đáng suy ngẫm.

Thơ Phan Duy Nhân thường được “đi” trên tạp chí Bách Khoa, do ông Lê Ngộ Châu điều hành. Tòa soạn Bách Khoa nằm ở số 160 trên đường Phan Đình Phùng Sài Gòn. Dưới đây là Cuối Năm Rời Nhà Trọ, được tác giả xếp vào tập Ngậm Ngải Tìm Trầm. Nhưng tập này đến nay hình như vẫn chưa được xuất bản:

lòng trống không mà mưa cuối năm !

tre câm cam chịu nỗi cơ hàn

chăn đơn đời ngủ không đành dậy

tay vắt ngang mày đợi bóng trăng

này lối thầm xưa ngùi kỷ niệm

này vuông cửa sổ ngắm, chiều rơi

mai sương như khói lên đầu ngõ

giọt nến đêm dài thêm tủi thôi

cau vút thân vời cao chín bậc

thầm ru chim phượng ngủ trong lòng

bạn bè mộng thấy dăm ba bận

ai biết ta nằm đây nữa không ?

mơ ước xa như người đã khuất

cam thua cau mặt lật con bài

mưa chiều tượng mỏi im như Phật

từng giọt buồn rơi qua kẽ tay

trang sách, vuông khăn, vài vạt áo

vò lòng cúi mặt bước chân ra

chỉ cần mưa ngớt cho đôi chút

trời rộng xin đừng gió thổi qua !

Cả bài thơ toát ra một nỗi buồn lặng lẽ, đơn độc. Hơi thơ như những nhịp đập bồi hồi của trái tim. Những buổi chiều cuối năm, vốn mang sẵn một nỗi buồn rất thiêng liêng, rất vô cớ. Ở đây, cái ngậm ngùi bát ngát ấy, lại được lan tỏa bởi nhiều nguyên nhân. Người khách trọ hẳn là kẻ cô độc đã lâu, không rõ vì lý do gì phải rời nơi cư ngụ tạm bợ của mình. Tác giả không nói. Và chúng ta, tưởng chỉ nên chú tâm vào cái hoạt cảnh chia ly, giàu tâm trạng của người ra đi.

Với nỗi lòng trống không, chẳng chút tình nào đọng lại, người khách trọ buồn bã nhìn quanh. Ngoài trời dày kín những ngọn mưa sướt mướt. Cái lạnh của không gian thổi buốt cái lạnh trong lòng. Dù không đành rời bỏ nơi chốn hẩm hiu, nhưng biết không thể lưu lại, người khách trong những giây phút sau cùng, cố nằm nướng vắt tay ngang mày, nghĩ đến một ngày tươi sáng hơn. Và trong khoảnh khắc anh chợt nhận diện được những thân mật, những tình nghĩa, lâu nay đã sống bên cạnh mình. Đó chính là con đường, từng nâng đỡ những bước ngậm ngùi đi về. Đó chính là cánh cửa, từng thao thức chờ đợi để cùng chứng kiến, những buổi sớm mai sương đầy như khói, những đêm xuống chậm như từng vệt nhễu của ngọn đèn chong. Đời người rồi cũng mòn hao thầm lặng như sự đi đến vô tình của đêm, ngày. Để vượt qua những hoài nghi, hướng đến cái chí cao chín bậc của mình, không cách nào khác hơn là dựa vào cái mơ ước, vẫn nuôi trong lòng. Người khách trọ quyết thử thời vận thêm một lần nữa. Sá gì những giọt mưa, kể chi những nỗi buồn. Tất cả đang rụng xuống, lọt qua kẽ tay, khi con đường xanh mở ra trước mặt. Một chuyến khởi-hành-mới bắt đầu. Hành lý không khác những lần trước là bao. Vẫn một vuông khăn, một trang sách cùng vài vạt áo. Nhưng lần này có thêm được một tấm lòng, dù đã vò nhàu. Ý chí nuôi dưỡng một lý tưởng vẫn còn lóe lên niềm tin, chỉ cần mưa ngớt cho đôi chút...

Người lữ hành trong Cuối Năm Rời Nhà Trọ không xa lạ. Đó chính là Phan Chánh Dinh ngoài đời. Anh sinh năm 1941 tại Quảng Trị, nhưng trưởng thành tại Đà Nẵng. Gia đình anh nằm trong thành phần lao động, nhưng vật chất khả quan, chỉ khá nghèo niềm vui, bởi anh có vài người em không tốt số trong cuộc sống. Nhờ thân phụ là một viên chức nhỏ của ngành hỏa xa, cả gia đình được chung sống trong căn nhà nhỏ, tường xây mái ngói, ngay trạm đổi đường tàu, chạy ngang đường Ông Ích Khiêm. Tuổi niên thiếu của anh ở đó, cùng những đường ray (rail), những sỏi đá và những cánh cửa màu lá già, thường trực đựng đày những dòng thơ anh viết, xóa mỗi ngày. Phan Chánh Dinh theo học tại trường Phan Châu Trinh. Trường trung học công lập này cho anh nhiều bằng hữu thân thiết.

Cuộc đời thơ của Phan Chánh Dinh sinh động dưới hai bút hiệu Phan Duy Nhân và Dương Phù Sao. Mỗi bút hiệu không chỉ có ý nghĩa mà còn bao trùm cả hoài vọng của người mang nó. Ở bút hiệu thứ hai, thành hình theo lắp ghép: họ của người yêu, cộng một động từ, cộng một biểu tượng.

Phan Duy Nhân bắt đầu làm thơ năm 1957. Một năm sau bài được đăng trên các tạp chí văn học tại Sài Gòn, nhiều nhất trên tờ Bách Khoa. Nhịp viết của anh bất ngờ lơi dần trong năm 1966. Cũng từ dấu mốc này, cuộc đời chính trị của một Nguyễn Chính, một Thiết Sử được mở ra với nhiều thay đổi dập dồn, bất ngờ.




Con Đường Từ Thức của Phan Duy Nhân chọn cho mình, xem ra ngược chiều với vị quan đất Kinh Bắc ngày xưa. Một người lơ là danh phận, chỉ hết lòng với thơ phú. Một người tạm gác cái mơ mộng thi ca để đi tìm công danh, dưới hình thức thực thi lý tưởng.

Tuyệt đỉnh của chức vụ trên Con Đường Từ Thức của mình, Phan Chánh Dinh có trong tay Quyền Trưởng Ban Tôn Giáo của chính phủ (CHXHCNVN). Một chức sắc nghe còn khá lạ tai. Không rõ quyền hạn rộng đến đâu ? Sự thành công này, có thật sự giúp cho Phan Chánh Dinh sống một đời dễ chịu, từ vật chất đến tinh thần ? Ngày nay, câu trả lời, ít ra, đã rõ cho một trong hai lãnh vực thiết thực nêu trên.

Chưa vào động Phi Lai, chưa gặp Giáng Hương, nhưng với chặng đường thơ đã qua, với thực tài, Phan Chánh Dinh đã làm nên một Phan Duy Nhân, óng ánh trong vườn thơ Việt Nam, đó là điều không thể không nhìn nhận. Nhìn lại chặng đường anh đã đi, chúng ta thấy: từ 1961 đến 1964, nhất là trong năm 1962, Phan Duy Nhân viết được nhiều bài thật xuất sắc. Tiêu biểu như bài Thơ Cho Mẹ Và Chị, trích trọn vẹn dưới đây :

Đầy nước mắt đi trong chiều biển động

Thân san hô sóng vỗ một đời tròn

Trông cây tùng gặp bão cũng cong lưng

Đời kiêu mạn chẳng còn tâm sự với

Con nhớ lại sắt se lời mẹ dạy

Những đêm qua ngõ hẹp phố phường sâu

Đầu gối trên tay nghe đường máu chạy

Trong tim con ngựa mỏi muốn quay đầu

Những buổi sáng nằm vùi trên gác trọ

Những chiều hôm mong đợi chẳng ai về

Tình thuở trước đắp cao dần nấm mộ

Trong lòng con cỏ mọc đã vàng hoe

Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn

Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ

Xương từng ống hút dần theo lũ quạ

Ngó lui mình rỗng tuếch chúng bay xa

Thơ với ngô khoai bánh mì giữa chợ

Có kiên gan Lã Vọng cũng buông cần

Khí phách văn chương công bằng cách mệnh

Xưng lỡ anh hùng không lẽ đến xin ăn?

Con đã ngấy những ngày thư viện đói

Nói khôi hài kinh kệ những ai xưa

Khi rách áo xem ra chiều thủ lợi

Không manh tâm thiên hạ cũng nghi ngờ…

Ngần ấy bụi con mang về với mẹ

Hận nghìn đời trong đáy mắt chưa nguôi

Thân đau yếu em quỳ bên gối chị

Lòng lênh đênh muốn lặng cứ trôi hoài

Con phiêu bạt ngỡ thân tàn ma dại

Chẳng còn gì nguyên vẹn để đem dâng

Xin mẹ rót cho con lời phủ dụ

Ngửa hai tay xin chị nhận em cùng

Cho ánh mắt đau buồn nay tỏ rạng

Soi xuống lòng ẩn hiện ánh trăng trong…

Vịn những dòng thơ của thể tám chữ, không quá gò bó ở kỹ thuật vần điệu, một người con trai nhà nghèo theo học ở thành phố, đã quặn thắt gởi tâm sự của mình về cho mẹ và chị. Nguồn thơ bát ngát, không bày tỏ những nhớ thương thường thấy ở những người con xa nhà. Nhưng uất nghẹn những suy tư về thân phận, về cuộc sống.

Bằng kỹ thuật vẽ lại những hình ảnh thường mục kích trong đời sinh viên, (Những buổi sáng nằm vùi trên gác trọ/ Những chiều hôm mong đợi chẳng ai về... Ngã bảy ngã ba hẹn hò bè bạn/ Áo cơm nhau nhờ vả đến bao giờ...), lồng vào đó những xúc cảm, những suy nghĩ bi quan (Tình thuở trước đắp cao dần nấm mộ/ Trong lòng con cỏ mọc đã vàng hoe... Xương từng ống hút dần theo lũ quạ/ Ngó lui mình rỗng tuếch chúng bay xa) tuy có phần cường điệu, nhưng nhờ âm ngữ và hình ảnh, giúp những câu thơ trở nên linh động, có hồn. Phan Duy Nhân cũng dựng lại cái khí chất người xưa, để bày tỏ cái bản lĩnh, cốt cách của một nam nhi giàu ý chí, qua tám câu rất thu hút ( Thơ với ngô khoai bánh mì giữa chợ... Không manh tâm thiên hạ cũng nghi ngờ…) Nhưng cái buồn thâm trầm, đọc được rõ những xót xa, nằm ở ba đoạn tuyệt vời nhất, đó là khổ bốn câu thứ hai, và hai khổ cuối cùng. Lời mẹ dạy (con nhớ lại sắt se lời mẹ dạy) chính là cái phao để tác giả có đủ can đảm dàn trải, phơi bày những tâm sự. Thơ Phan Duy Nhân, hình như bài nào cũng có một ưu điểm khác, đó là sự trong sáng, một niềm tin lấp lánh ở cuối bài:

Cho ánh mắt đau buồn nay tỏ rạng

Soi xuống lòng ẩn hiện ánh trăng trong

Những suy tư về một hiện thực xã hội không được hoàn hảo, đã thấy thấp thoáng trong bài vừa dẫn trên. Ở Đường Bay Của Thơ, dù vẫn còn rất nhẹ nhàng, Phan Duy Nhân cũng đã vẽ lên một tâm cảnh u buồn:

“... giây phút ấy, tới cầm tay nỗi chết

sau lưng anh phường phố vẫn điêu tàn

máu một giòng, rơi hờn như giọt đá

thơ một lời dội lại tiếng kêu van

thôi từ đó xa bay ngoài hiện tại

anh đưa tay bồng thân thể lên đường

tiễn chân người, xanh xao cành lá lay

em cúi đầu thân huệ vốn lưng ong”

(Bách Khoa 123-1962)

Không khó để hình dung hiện trạng xã hội trong thời chiến tranh. Vì thế, ở đây không phô bày, lặp lại nhiều tài liệu đã thành sách. Hậu quả của bom đạn không dành riêng ai. Vết thương nặng, nhẹ có thể khác nhau. Nỗi đau buồn tủi nhục của đất nước dù có chia đều, thế hệ trẻ hẳn phải gánh chịu trực tiếp và nặng nề hơn. Ý thức rõ được trách nhiệm này, những tay thơ như Phan Duy Nhân, Phan Trước Viên, Đynh Hoàng Sa, Phan Nhự Thức, Lữ Quỳnh, Thái Tú Hạp, Thành Tôn, Lê Vĩnh Thọ... , muốn dành cái quyền giới thiệu những thảm cảnh chiến tranh, đồng thời bày tỏ thái độ của mình trước cuộc chiến. Riêng Phan Duy Nhân căm phẫn đến mức nào ?

“... cho anh một chỗ đứng nào trên hành lang

để anh nhìn niềm bi thương đang diễn hành dưới đất

...

anh quẳng ra khỏi vuông cửa sổ toa tàu

trang nhật báo em cầm trên tay

in đầy tin thời sự

anh sinh ra bé nhỏ mọn hèn

muốn giấu em chuyện người da vàng trên Trung Hoa lục địa

buổi sớm lệnh còi đồng phục sắp hàng đôi

anh muốn giấu em những hội nghị tài binh

nâng cốc

chế bom

trên đầu dân thuộc địa

anh muốn giấu em chuyện người mẹ kê đầu trên đường sắt

ngăn con tàu chở lính sang Alger

anh muốn giấu em những tin tức quê hương gần gũi

những khuya xung phong những ngày nước độc

những hận thù trói buộc

những giới tuyến phân chia anh em bè bạn xứ sở gia đình

...

anh buổi sáng vẫn mang giày mặc áo

phố hôm nay - vẫn đó, phố bao giờ

bước có nghìn lần nhịp gõ cũng còn khô

sống vẫn đi vòng không ra ngoài cát bụi

tuổi thơ người ta không ra ngoài nước mắt

con tim người dây kẽm cũng còn chia...”

(Văn Học 19 – 5-1964)

Anh vẫn sử dụng ngôn ngữ giản dị. Điều nổi bật: những nét vẽ trầm uất mỗi ngày hình như được chăm chút rõ hơn. Khuôn mặt của thời cuộc được nhìn rộng từ thế giới, trước khi dừng lại với thực tại quê nhà. Những điều bi quan anh muốn giấu, chính là những điều anh khẩn thiết nói ra. Sự mâu thuẩn này không có gì lạ. Nó như một nghệ thuật buộc người nghe phải chú ý hơn. Nó cũng làm cho sự lặp lại được tự nhiên hơn, và chuyện đã xảy ra, được lặp lại cũng trở nên mới . Thật ra những hình ảnh bi thảm của cuộc chiến được dựng lên trong Con Đường Từ Thức (tên bài thơ), không có gì mới lạ. Thậm chí những hình ảnh bi thảm cũng chưa đủ mức bi thảm so với hiện thực ngoài đời. Giá trị của bài thơ, vẫn nằm trong thể cách bày tỏ tình cảm, bên cạnh những hình ảnh được dùng để đánh động sự chú ý của người đọc. Ngôn từ của Phan Duy Nhân không mới. Tùy theo ý tưởng, anh đặt bên cạnh những câu thật giản dị, một vài câu giàu chất thơ, từ đó cả chụm chữ đều ngát hương thi ca:

“... anh không muốn môi em hồng mắt sáng

mười lăm mười bảy ngây thơ

mỗi lời sầu làm mát một mùa thu...”

Trong bài tổng quan cho cuốn biên khảo Văn Học Việt Nam Hiện Đại – Thi Ca và Thi Nhân, tác giả Cao Thế Dung có đưa ra nhận xét:

“... Về ý và kể cả ngôn từ, nhiều nhà thơ đã cố vươn cao để cho khác cái cũ – nghĩa là cái đã được nói trong thơ tiền chiến. Và đã thành công qua ý hướng đó như Phan Duy Nhân, Hà Nguyên Thạch, và những bản sắc mới gần đây như Tần Hoài Dạ Vũ, Luân Hoán, Thành Tôn...”

(Thi Ca Và Thi Nhân trang 325)

“Ý hướng đó” của ông Cao Thế Dung là gì ? Phải chăng đó là những mô tả, phân tích cùng nhận định về chiến tranh. Nguồn thơ có nội dung như thế, về sau được gọi là thơ phản chiến. Tôi nghĩ, dù có phản chiến hay chỉ nêu ra một hiện thực đau buồn của đất nước, nguồn thơ này, đã manh nha từ những bài viết nặng lòng yêu quê hương. Căn cứ vào đời chính trị tiếp nối liền sau đời thơ, có thể nói thơ Phan Duy Nhân không nằm trong dòng thơ phản chiến. Những người làm văn học hiên nay đã xếp anh vào hàng ngũ những nhà thơ dấn thân, cùng Trần Quang Long, cùng Phan Trước Viên... Theo định nghĩa trong Từ và Ngữ Việt Nam của ông Nguyễn Lân, “dấn thân là hy sinh thân mình” dĩ nhiên sự hy sinh này thường dành cho tổ quốc.

Mùa hạ năm 1963, Phan Duy Nhân hành nghề gõ đầu trẻ, cho một vài trường trung học tư nhân tại Hội An, nơi cư ngụ của Ngân Hà, vợ anh sau này. Anh có viết một số bài ký tên Dương Phù Sao. Bài trích dưới đây, có lẽ đậm đà hình ảnh quê hương nhất trong thơ anh. Bài thơ khởi đầu bằng một cảnh sắc chợt đến trong tâm trí anh: Bến sông Hoài êm ả với dòng nước thì thầm đang nằm đợi những con thuyền ra khơi trở về. Bến sông đó cũng là cõi lòng của người anh yêu. Sự liên tưởng, thi vị hóa không khó lắm, bởi vì nỗi nhung nhớ của anh cộng thêm cái hiện thực, ngôi nhà người đẹp họ Dương nằm ngay bên bờ sông

“anh nhớ quê hương phố chợ âm thầm

tre cúi ngọn ưu phiền chiều xuống chậm

nước thì thầm trôi vòng ôm xóm vạn

bến ngậm buồn nghe ngóng mắt thuyền thon

Đi xa đã nhớ, về gần lại nỗi nhớ như nhiều hơn. Tác giả thấy mình đang cầm trong tay những chiếc lá, những cọng rêu, những mùi hương, những ngọn khói. Đọt nắng vàng hình như cũng đậu lại, chia xẻ cái hạnh phúc: anh được người mẹ gắp chia lời dịu ngọt . Đẹp biết bao nhiêu, khi anh trân trọng đặt môi mình lên bậc cửa, nơi người mẹ già từng đứng quyến luyến mỗi lần anh đi xa. Nỗi nhớ nhung như chất men, lặng lẽ ngấm vào tim anh. Không đặt tay lên ngực, anh cũng nhận ra, đó là những giọt lệ, anh đang ủ trong vuông khăn, lận theo bên mình.

khi anh về đôi chút lá phù dung

đôi chút rêu mềm nằm ve vuốt ngói

mượt đất thơm đường, bao dung lòng mẹ đợi

bữa cơm chiều anh chị nắng chắt chiu

ngày xuống bên thềm với gió dìu theo

bao nhiêu nhớ bao nhiêu buồn thuở trước

đôi đũa mẹ gắp chia lời dịu ngọt

mến thương đời xao xuyến ngực như tơ

anh muốn hôn lên bậc cửa mong chờ

nơi chân mẹ dẫn lên lời quyến luyến

xin một vuông khăn gói thầm nỗi hẹn

ủ trong lòng từng giọt nước mắt khô

chuyến xe qua chiều bữa đó mơ hồ

Không những chỉ với: đôi chút rêu mềm nằm ve vuốt ngói , và đôi đũa mẹ gắp chia lời dịu ngọt , mà cả đoạn thơ cho thấy cái tài dùng chữ, trang điểm cho hình ảnh trong thơ Phan Duy Nhân. Bài thơ còn tám câu nữa. Và cũng như thói quen, cuối bài, là những nụ thơ trong sáng:

“trời gió lộng, chim bay thèm trở lại

nhớ mẹ cười mát lụa xuống vai con”

Phan Duy Nhân nói năng trôi chảy, lưu loát. Anh rất có tài hùng biện. Nhờ có trí nhớ tuyệt vời, anh thuộc nhiều điển tích, nhiều mẩu chuyện trong cổ sử Trung Hoa, nên thường đưa vào câu chuyện mình kể, dẫn chứng điều mình đang nói. Nhờ đó, anh thuyết phục nhanh chóng những người đang lắng nghe. Trong lớp, vào giờ thực tập thuyết trình, anh gần như không bao giờ thua cuộc. Nhưng anh rất nhát gái. Trước năm 1975, trái tim của nhà thơ, hình như chỉ có một bóng dáng duy nhất: Dương Thị Ngân Hà. Người con gái này trở thành người bạn đời, và tạo nguồn cảm hứng cho Phan Duy Nhân, viết một chùm thơ tình mang tên Thơ Của Hà.

Vẫn sử dụng thể thơ nhuần tay, những khúc tình ca cho Hà không thiếu những câu đẹp:

“... đã mấy mươi năm anh chờ, em đợi ?

hồn em trong thơm ngát một vuông khăn

anh yêu thương thơ cũng mọc như rừng

dẫu tới trăm năm em vẫn còn mười sáu

để mắt vẫn rụt rè, chim nhìn chưa dám đậu

hờn sâu xa anh thức dậy chập chờn

em thơ ngây phải động chút u buồn

...

anh sẽ cười buồn làm em rơi nước mắt

thế giới chúng mình lênh đênh mùa mưa

anh biến thành thuyền, em biến thành thơ

ta sẽ dong chơi cùng vầng trăng mời mọc”

(Thần Thoại, tạp chí Bách Khoa số 121, 15-01-1962)

“... tay em dài mỗi ngón lá phong lan

hãy góp cho nhau mươi cánh phương thảo trắng

nước mắt làm mưa thu, môi hồng làm nắng sáng

để anh dựng lâu đài trên ngực cao nguyên

để anh ngó xuống đời bằng cặp mắt vành khuyên

bằng đôi cánh bồ câu vỗ lên vầng trán biếc

với buổi sớm tình ca, buổi chiều nhã nhạc

với trái tim em, anh tiếp tục lên đường”

(Bày tỏ Bách Khoa 126, 01-4-1962)

Thơ tình Phan Duy Nhân có nhiều ý mới, nhưng hình như những dòng thơ hiện diện, bằng đường trí óc hơn là từ trái tim. Cái chân tình cũng thiếu vắng khá nhiều. Ở nhiều đoạn có nét óng mượt rất gần hơi thơ Nguyên Sa:

“... anh chỉ còn đây lời rượu ngọt

cùng thơ tâm sự, mắt du thuyền

tương lai thôi hãy mềm như lụa

mà gói đời anh trong áo em...”

(Thơ Cầu Nguyện Bách Khoa 124, 01-3-1962)

Có cả cái diễm tình của Đinh Hùng:

“... vầng trăng dại rơi gầy trong giếng mắt

thoáng mây bay trông rất đỗi ngập ngừng

cây rũ lá vàng thơ buồn rụng cánh

chân nai đi khe khẽ động chim rừng...”

(Rừng Vàng, Bách Khoa, 125 – 15-3-1962)

Nhìn tổng thể thơ Phan Duy Nhân, thật ra rất khó phân biệt rõ ràng từng chủ đề khác nhau. Tình yêu lứa đôi, tình quê hương, bàng bạc trong khắp niềm thao thức về thân phận con người. Những hoài nghi, những băn khoăn luôn luôn thắp sáng, từng dòng suy tư trong thơ anh. Nhưng cái xuất sắc nhất, chính là nguồn thơ khơi dậy tình yêu nước, đả phá những bất công xã hội. Tính chất mạnh mẽ trong từng dòng thơ có giá trị như những lời thúc giục, nếu không muốn nói là xách động.

“... Độc lập, hòa bình, công bằng, nhân đạo

Mắt em thơ hớn hở nụ cười tròn

Nòi giống Việt thương yêu đời sống Việt

Triệu con người vươn lên từ cõi chết

Yêu anh em, yêu xã hội công bằng

Người yêu người xây dựng đến muôn năm

(Tiếng Hát của Người Đi Tới)

Vẫn còn đó anh em hàng triệu đứa

Yêu thương nhau cùng mở rộng vòng tay

Khi chết đi tim người xin để lại

Anh mang theo khoảng trống lấp không đầy

Thân băng hoại nhưng niềm tin hiện hữu

Cùng tui em đi đốt lửa mặt trời

Chúng ta sống bằng máu người đã chết

Người nối người dĩ vãng nối tương lai

Vì trên mặt đất nầy cây đã mọc

Vì hoa đời anh hái cả hai tay

Nên cuộc sống khác ngày giờ hý viện

Vô duyên như giấc mộng chẳng tròn đầy

...

Thân xác ấy thôi rồi tan rã hết

Vào hư vô không giọt máu hồng tươi

Tôi đã dặn khi giã từ cuộc sống

Nhớ cho tôi xin lại trái tim người

(Trái Tim Còn Lại)

Nguồn cảm hứng này chắc chắn xuất phát từ trái tim. Sự uất ức thường dẫn đến những ngôn từ, hành động phản kháng mạnh mẽ. Nhưng đó chưa hẳn là lòng yêu nước. Ở tuổi mười tám, hai mươi, quả khó dằn lòng trước cảnh bị áp bức đồng bào ruột thịt. Nhưng Phan Duy Nhân đã mục kích những thảm cảnh gì ? từ đâu ? trong những năm đầu của thập niên 60, tại một thành phố yên bình như Đà Nẵng ? Lòng căm phẫn vì ngoại cảnh, vì yêu nước trong trường hợp Phan Duy Nhân thật đáng ngờ. Và nguyên nhân cụ thể, đủ để cho Phan Duy Nhân hãnh diện xác nhận, thể hiện qua bài viết của ông Dương Đức Quang, phổ biến trên trang tramhuong.com:

“... Năm 14 tuổi Dinh đã biết cha mình là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng tại nội thành Đà Nẵng, thường xuyên đón cán bộ về họp tại nhà. Trong số cán bộ đó có ông Hồ Vinh, một thày giáo dạy Dinh, trong kháng chiến chống Pháp từng là phóng viên của báo Nhân Dân tại Khu V. Cũng chính qua cha và người thày giáo này mà Dinh sớm giác ngộ cách mạng, trở thành người liên lạc cho tổ chức cách mạng hoạt động bí mật tại Đà Nẵng. Tháng 2-1957, vì một kẻ phản bội tố giác, thày giáo Hồ Vinh bị địch bắt, bị tra tấn đến chết, nhiều cán bộ khác cũng bị bắt, tổ chức cách mạng bí mật bị phá vỡ, cha con Dinh phải tạm ngừng hoạt động. Những năm tháng học trung học tại trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng sau đó, tuy bị mất liên lạc với tổ chức nhưng sẵn lòng yêu nước, Dinh vẫn nung nấu một ý chí cách mạng, sẵn sàng “nổi loạn”, chống đối chế độ độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ. Năm 15 tuổi, Dinh viết bài thơ yêu nước đầu tiên gửi đăng trên một tờ báo ở Sài Gòn, lấy tên là Phan Duy Nhân, nguyện là “một người con họ Phan vì nhân dân...”

Phan Duy Nhân đã dùng cái tài thơ của mình để mở đường phục vụ cho lý tưởng của mình, điều này không có gì sai trái nhưng đã hao hụt tình bằng hữu, một điều anh đã từng lo lắng:

mở mắt cột đèn nhìn ca rô giữa phố

bỗng ngại suốt đời xa lạ hết anh em

(Bày Tỏ)



Theo tôi, Phan Duy Nhân đúng là một người làm thơ, hơn thế nữa, anh là một nhà thơ rất vững tay trong làng thơ Việt Nam. Thật tình tôi đã rất mừng khi Phan Chánh Dinh vớt lại lưng lưng ly hạnh phúc lứa đôi, sau đứt đoạn vì hoàn cảnh. Tiếp đến anh vượt qua luôn chiều dài mười mấy năm im lặng (tính từ sau 1975) để trở lại với thi ca. Và điều quan trọng hơn, thơ anh vẫn còn nhiều người yêu thích:

Mới gió Lào khô đã heo may Hà Nội

Chon von đỉnh núi giong buồm

Thuở trước thiền sư làm chính ủy

Câu thơ tới giờ còn mang gươm!

Thơm dấu hài thêu khuya chuyện cũ

Giữa Hàng Đào cô Tấm có là em?

Ôi em đẹp với vô cùng mà đời ta có hạn

Gió lộng vẫn ngang trời

Trong đáy mắt hồ Gươm...

(Vĩ Thanh - Hà Nội, những mùa sen 1990)

Nhắm mắt để nhìn em thật rõ

Thanh thoát trong tôi một đóa hồng

Đêm sáng lên từ tia lửa nhỏ

Hồn tôi nắng sưởi giá băng tan...

(Quán Tưởng, 2007)

Em mến yêu anh là sự sống

Trong anh như nhựa tiếp cây đời

Vươn cành xanh lá qua giông bão

Anh uống tình Em mà thắm tươi!

Những nắng gió trên đường đi tới

Những khuya trăng chia sẻ vui buồn

Em trong anh tim hồng trong ngực

Vượt lên cùng trăm núi nghìn sông...

Anh viết những bài thơ bất tận:

Em cho anh thêm một tâm hồn

Anh làm nước sông dài chẳng cạn

Chảy từ nguồn sâu thẳm yêu thương

Mỗi người có riêng mình thần thánh

Quan-thế-âm hay Ma-ri-a...

Anh cầu nguyện cùng em buổi sáng

Cho mỗi ngày mỗi bước đi xa.

Là Em và thơ và triết học

Yêu Em vô hạn tới vô cùng...

Say đắm cho Em thành có thật

Đến trọn đời vằng vặc vầng trăng.

(Ngưỡng Vọng)

Dưới trang phục mới của đời thường phảng phất mùi kinh kệ, thơ Phan Duy Nhân vẫn còn mang gươm. Hy vọng mũi gươm này đã biết xoay chiều hướng đến một kẻ thù đích thực của dân tộc. Để nhà văn Phan Nhật Nam thở phào xóa đi những nghi vấn về bạn mình. Và hai chữ hào kiệt được tác giả Dựa Lưng Nỗi Chết, có cơ hội dùng lại. Mong thay (1) .

Hà Khánh Quân

(1) PNN từng gọi PDN là kẻ hào kiệt


Nguồn : luanhoan.net

READ MORE - PHAN DUY NHÂN