Tiểu sử và văn nghiệp
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành Chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem đây là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn sáng lập ra "Trường Thơ Loạn" được gọi là nhóm "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Quách Tấn, Nguyễn Đình, Chế Lan ViênNăm 1939 ông ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942 ông cho ra đời tập văn "Vàng Sao", tập thơ triết luận về đời với mầu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, sau ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh, viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[2].
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở Phòng Văn nghệ, Ban tuyên huấn Trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo "Văn học" (sau là báo "Văn nghệ"). Từ năm 1963 ông là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V, VI; Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
Chế Lan Viên là bố của nhà văn Phan Thị Vàng Anh.
Nguồn: vi.wikipedia.org/
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành Chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem đây là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn sáng lập ra "Trường Thơ Loạn" được gọi là nhóm "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Quách Tấn, Nguyễn Đình, Chế Lan ViênNăm 1939 ông ra học tại Hà Nội, sau vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942 ông cho ra đời tập văn "Vàng Sao", tập thơ triết luận về đời với mầu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, sau ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh, viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương[2].
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo "Văn học". Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở Phòng Văn nghệ, Ban tuyên huấn Trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo "Văn học" (sau là báo "Văn nghệ"). Từ năm 1963 ông là Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban thư kí Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V, VI; Ủy viên Ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật.
Chế Lan Viên là bố của nhà văn Phan Thị Vàng Anh.
Nguồn: vi.wikipedia.org/
Thu (I)
Chao ôi! Thu đã tới rồi sao ?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao.
Cũng mới độ nào trong gió lộng,
Nến lau bừng sáng núi lau xanh.
Bướm vàng nhẹ nhẹ bay ngang bóng
Những khóm tre cao rũ trước thành.
Thu đến đây! Chừ, mới nói răng ?
Chừ đây, buồn giận biết sao ngăn ?
Tìm cho những cánh hoa đang rụng,
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!
Trời ơi! Chán Nản đương vây phủ.
Ý tưởng hồn tôi giữa cõi Tang!
Chao ôi! Thu đã tới rồi sao ?
Thu trước vừa qua mới độ nào!
Mới độ nào đây, hoa rạn vỡ,
Nắng hồng choàng ấp dãy bàng cao.
Cũng mới độ nào trong gió lộng,
Nến lau bừng sáng núi lau xanh.
Bướm vàng nhẹ nhẹ bay ngang bóng
Những khóm tre cao rũ trước thành.
Thu đến đây! Chừ, mới nói răng ?
Chừ đây, buồn giận biết sao ngăn ?
Tìm cho những cánh hoa đang rụng,
Tôi kiếm trong hoa chút sắc tàn!
Trời ơi! Chán Nản đương vây phủ.
Ý tưởng hồn tôi giữa cõi Tang!
Xuân
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu ?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa,
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước ?
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng,
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây đem chắn nẻo xuân sang.
Ai biết hồn tôi say mộng ảo ?
Ý thu góp lại cản tình xuân.
Có một người nghèo không biết Tết,
Mang lì chiếc áo độ thu tàn.
Có đứa trẻ thơ không biết khóc,
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran.
Chao ôi mong nhớ, ôi mong nhớ,
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn!
Xuân về
Pháo đã nổ đưa xuân về vang động
Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong
Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rụng
Bên lau già, theo gió uốn lưng cong
Đôi bướm lượn. cánh vương làn sương mỏng
Chập chờn bay đem phấn điểm muôn hoa.
Cất tiếng hát ngây thơ trên cỏ rộng,
Đàn chim khuyên đua nhặt ánh dương sa.
Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ
Vài quả xanh khảm bạc hớ hênh phô,
Xoan vươn cành khều mặt trời rực rỡ,
Bên bóng râm lơi lả nhẹ nhàng đu.
Đây tà áo chuối non bay phấp phới
Phơi màu xanh lấp loáng dưới sương mai
Đây, pháo đỏ lập lòe trong nắng chói
Đây hoa đào mỉm miệng đón xuân tươi.
Nhưng lòng ơi sao không lên tiếng hát
Nhớ làm chi cảnh cũ những nghìn xưa
Lòng hỡi lòng! Kìa trời xuân bát ngát
Muôn sắc màu rạng rỡ dưới hương đưa
Hãy bảo ta: cành hoa đào mơn mởn
Khòng phải là khối máu của dân Chàm
Cành cây thắm nghiêng mình trong nắng sớm
Không phải là hài cốt vạn quân Chiêm!
Quả dừa xanh không phải đầu chiền sĩ,
Xác pháo rơi không phải thịt muôn người.
Hãy bảo ta: trời xuân luôn vui vẻ
Và bảo ta: muôn vật đợi ta cười.
Ta những muốn vui cười, ta những muốn
Dẹp sầu tư, ca hát đón xuân tươi
Nhưng, than ôi, xuân về trong nắng sớm
Mà lòng ta, đông lạnh giá băng thôi!
Hoa tháng ba
Tháng ba nở trắng hoa xoan
Sáng ra, mặt đất lan tràn mùi hương
Không em anh chẳng qua vườn
Sợ mùi hương... sợ mùi hương nhắc mình!
Thu (II)
Thu sang chơi! Vườn nghe có thu sang
Với cũ hoa phai, với cũ lá vàng
Ngày chừng buồn! Đêm chừng lên vội lắm
Cửa một lần - hơn ngàn phương phẳng lặng
Bỗng mang buồn đến khắp trước song thưa
Bỗng rộng trời thêm. Thu bỗng mờ mờ
Không còn nghe! Đàn tơ run màu sắc
Thanh âm tươi; đìu hiu trời cung bậc.
Vì qua đây, cất dậy, giữa xanh chiều
Đôi linh hồn đông lạnh phím cô liêu
Sương đã xuống, bụi chừng lên trong nhạc
Líu gặp lại, cổng mòn đi, gầy rạc
Điệu hò trầm: không gian hiện nên người
Lung linh về, chực khóc ở bên tai...
(Bình Định, 20-8-1939)
ĐỌC THÊM
THƠ Chế Lan Viên
Chế Lan Viên, Phạm Xuân Nguyên
Chế Lan Viên, Phạm Khải
Chế Lan Viên, Vương Trí Nhàn
Chế Lan Viên, Vũ Quần Phương 1
Chế Lan Viên, Vũ Quần Phương 2
Chế Lan Viên, Trần Hưng Nguyên
Bỏ trường mà đi, Chế Lan Viên
Quảng Trị trong thơ Chế Lan Viên, Huỳnh Văn Hoa
THƠ CHẾ LAN VIÊN, THI CA.NET
No comments:
Post a Comment