Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, March 12, 2024

VŨ TRỤ THÁI HÒA - Lê Quang Thái

 

Tác giả LÊ QUANG THÁI

(1942-2020)

Nguyên quán: Cổ Thành, Thị xã Quảng Trị,

-Cử nhân Giáo khoa Việt văn (Đại học Văn khoa Huế)

-Cử nhân Giáo khoa Triết học (Đạo học Văn Khoa Huế)

-Cao học Tâm lý Giáo dục (Đại học Sư phạm Sài Gòn).



VŨ TRỤ THÁI HÒA

Lê Quang Thái


"Thái bình, thành bình là hoài bảo lớn lao và lâu dài mà xưa nay mỗi người, mỗi nhà, mỗi làng mạc hoặc thôn xóm và cả đất nước đều chung lòng mong ước..."

Tứ Phương viết vũ

Tự cỗ lai kim viết trụ       

 Thái bình, thành bình là hoài bảo lớn lao và lâu dài mà xưa nay mỗi người, mỗi nhà, mỗi làng mạc hoặc thôn xóm và cả đất nước đều chung lòng mong ước.

Tại Kinh sư, bốn phương đều vọng về cửa khuyết, cửa không của thủ phủ Thuận Hóa xưa, cố kinh Phú Xuân - Huế đã một thời rạng rỡ với danh thơm: Đất Thừa Thiên Huế trai hiền, gái lịch…




Cảnh tượng trời đất thanh bình được biểu hiện rõ nét và giàu ý nghĩa của câu đối và được khảm sành sứ rất thần thái ở hai trong 4 trụ biểu trước công viên Thương Bạc.

Thuở ấy, người sông Hương mỗi ngày mỗi thơm lên, đẹp thêm theo kế thuật trồng người: "Thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm"

Nét tinh anh trong thuật trồng người như đã toát lên từ nét chữ và ý nghĩa hai vế của câu đối thời danh và Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm sáng tác và được chạm khắc năm Đinh Sửu, 1937: 

VŨ KHÍ THÁI HÒA THIÊN NGỌC BẠCH Y  THƯỜNG  HỘI

KINH SƯ THỦ THIÊN ĐỊA THÀNH DANH VĂN VẬT SỞ ĐÔ

Tạm Dịch:

Cảnh đẹp Thái Hòa, áo xiêm lụa trắng khai mở hội,

Đất lành Kinh Sư, tiếng tăm văn vật rạng thành đô

                                                                              (Thành Trai)

Xưa, làng nước mở hội đầu xuân được gọi là Đại hội như sách "Quốc Văn Giáo khoa thư" đầu thế kỷ 20 đã chú thích tỏ rõ. Xuân này, Xuân Canh Dần đầu tiên phục hồi lễ cầu QUỐC THÁI DÂN AN, mở đầu cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuyệt Diệu và hạnh phúc thay!

Các thuật ngữ được dùng từ tứ tự thành ngữ "VŨ TRỤ THÁI HÒA" mới đọc qua tưởng chừng như ngôn ngữ thế tục; nhưng ngẫm suy theo lối tĩnh tâm mới nhận ra là ngôn ngữ thiền gia. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm không nói thiền, viết thiền mà sâu lắng vẫn "rất thiền" để bay khoát vào thiên nhiên và vũ trụ nhiệm mầu.

Là đồng bào Phật tử, chúng tôi đã cảm nhận và trực nhận ra được lẽ diệu kỳ của văn chương chữ nghĩa long ẩn, bàng bạc, phảng phất "Hương Đạo" và "Chất Thiền" qua hình ảnh và hình tượng lúa DE An Cựu, sen Hồ Tịnh hoặc nữa là Hương thơm Thạch Xương bồ xuất phát từ hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch hòa loảng vào hai giồng chảy sông Hương và sông Bồ đều hợp lưu qua ngã ba Sình đổ ra biểu Đông bát ngát nghìn trùng. Đó là những  đặc sản của Phước địa Thuận Hóa mà không nơi nào có được.

Kế thế Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, năm 1941 cụ Vân Bình Tôn Thất Lương viết "Hương Giang Hành", thể kể tài "hành" của văn học cổ điển với lời viết thâm hậu:

"Nhúng ngòi bút sắt ghi trên giấy,

Phong thơ gởi tặng Thạch Xương Bồ

Bền lòng hãy giữ tánh cao cô

Ở với nước trong nơi suối thẳm,

Đừng ra lây đục với giang hồ"

Chúng tôi trộm nghĩ và xem đây như thêm một "thông điệp" của người xưa, nhiều thế hệ đi trước ân cần nhắn gởi, tuyền  trao lại cho người "Người Sông Hương" hôm nay.

                                           

                                                                     L.Q.T

Nguồn: lieuquanhue.vn, 02/06/2012

 

 

No comments: