Tác giả Lê Liên |
TẤM LÒNG ĐÔN
HẬU
Thơ: Trang Y
Hạ
Cảm nhận: Lê
Liên.
NHẮN TIN
Bậu nhắn tin: “có khỏe không...?”
Ta ngồi soi cõi mênh mông lòng
chiều
Vẫn còn nắn nót cô liêu
Vẫn còn ngân ngấn hồn diều đứt dây
Bậu nhắn tin: “và dạo nầy...?”
Ta đang ve vãn tỉnh say sóng đời
Cuối trời vất vả mây trôi
Cuối trời gió xé rách tơi lá vàng
Bậu nhắn tin: “có thở than...?”
Ta cười trên ngọn sóng tràn đó thôi
Chim khôn nào bỏ khung trời
Chim khôn báo bão phương người lạ
xa
Bậu nhắn tin: “có thiết tha…?”
Ta con bướm nhớ vườn hoa năm nào
Đôi khi lật sổ chiêm bao
Đôi khi hòa giọng ve vào trong mơ
Bậu nhắn tin: “có mần thơ?”
Ta cười ngặt nghẽo bên bờ nhân gian
Gọi người nào có hỏi han
Gọi người im ỉm hai hàng cây đi
Bậu nhắn tin: “sẽ tính gì…?”
Ta nằm sắp xếp: thị phi, dã tràng
Đem đi nung chín thành than
Đem đi sưởi ấm đông sang, gió về
Cảm ơn bậu - nhắn tỉ tê
Cùng trời cùng đất mình xê xích
hoài
Cần chi xuống chó lên voi
Cần nhau trong chốn lạc loài bậu
ơi.
Trang Y Hạ – 2016
Thơ lưu trong blogs trangyha
Ngày Xưa,
Khi chưa xử
dụng thư điện tử thì, người ta chỉ viết thư cho nhau khi có nhu cầu tinh thần,
tình cảm hay thông báo những gì cần thiết.
Tôi còn nhớ
mỗi mùa xuân về, Học Sinh chúng tôi có lại dịp viết THƯ MÙA XUÂN CHO CHIẾN SỸ (QLVNCH).
Rồi ở Trường
Nữ Trung Học Bùi Thị Xuân ĐaLat, lớp nhỏ chúng tôi học buổi chiều, các chị lớn
học buổi sáng. Chúng tôi kết nghĩa với nhau. Gọi đơn giản là Chị - Em - Hộc -
Bàn. Vì chúng tôi thường xuyên dùng những trang giấy nhỏ viết thư để lại cho
người ngồi cùng một vị trí với mình.... Ký ức này thật là Đáng Yêu!
Ngày xưa đó,
gần như người ta có nhu cầu chia sẻ tình cảm, họ quan tâm đến đời sống tinh
thần của nhau nhiều hơn bây giờ.
Mỗi khi có
điều chi cần trao đổi nhanh, gấp rút thì “đánh điện tín” hay còn gọi là “đánh
dây thép” (nói theo ngôn ngữ dân gian) cho người thân của nhau.
Sau này có
ĐTDĐ ngoài chuyện đàm thoại, còn có mục “NHẮN TIN”. Cũng thuận tiện khi có điều
khó nói, hoặc có chuyện quan trọng mà không nói ngay được với nhau.
Tin nhắn cũng
được xem như là một bức thư : ngắn gọn, xúc tích.
Cũng có những
mẩu tin nhắn không cần trả lời ngay.
Đơn giản là ta
có thông điệp nào đó cho nhau mà thôi!?.
Khi đọc bài
thơ TIN NHẮN của nhà thơ Trang Y Hạ tôi lại lan man, nghĩ về nó.
Bậu nhắn tin: “có khỏe không...?”
Ta ngồi soi cõi mênh mông lòng
chiều
Vẫn còn nắn nót cô liêu
Vẫn còn ngân ngấn hồn diều đứt dây
( Thơ Trang Y Hạ )
Thứ quý giá nhất trên đời này là sức khỏe thể chất và sự mạnh mẽ của tinh thần, nhất là với những người cao tuổi, (Ta ngồi soi cõi mênh mông lòng chiều)
Khi vào Tuổi
Hạc người thường lặng lẽ đếm thời gian để đo lường cuộc sống.
Họ nghiêm túc
nhìn lại cuộc đời mình. Dẫu có thế nào, thì họ vẫn trân quý và nuối tiếc một
thời đã qua. ngậm ngùi, nén lòng mình lại khi ở trong tình trạng bất đắc chí mà
do thời cuộc đưa đẩy, không tiện giải bày với ai:
Chao ôi! Ngôn
từ “ngân ngấn” làm cho lồng ngực của tôi muốn vỡ toang vì
nó không đủ dung lượng cho nỗi niềm chua chát... chảy ngược vào lòng!
Rồi lại “Hồn Diều dứt dây” khiến cho ta hụt hẫng đến tột độ. Bởi vì,
khi đã dùng hết sức lực và sự khéo léo để giữ cho quân bình ; hoặc duy trì một
điều gì đó trong cuộc sống mà không được ... thì tuyệt vọng biết bao (!?) Khi
mà ta đã có tuổi. Không còn có quỹ thời gian làm lại từ đầu.
Bậu nhắn tin: “ và dạo này...?”
Ta đang ve vãn tỉnh say sóng đời
Cuối trời vất vả mây trôi
Cuối trời gió xé rách tơi lá vàng
(Thơ Trang Y Hạ)
Cho dù sóng
gió thế nào, thì ta cũng không quản ngại đối mặt với những nan đề của cuộc
sống. (Ta đang ve
vãn, tỉnh say sóng đời,)
Phải chăng sự
tự do của mây trời là vô định ? Thương thay mây ở đây bị giới hạn bởi không
gian. Dồn đến sự cùng cực. Ôi! Tất cả chỉ là phù vân.
Cuối Trời vất
vả mây trôi
Gió xé rách tả
tơi lá vàng
( Thơ Trang Y Hạ )
Thực ra đây là
hai ẩn dụ mô tả về ngoại cảnh khách quan, bất khả kháng buộc phải tác giả phải
chấp nhận sự phũ phàng cho đến cuối cuộc đời. Có lẽ điều tế nhị này quá nhạy
cảm, ta nên ngầm hiểu bởi nhà thơ chẳng tiện nói ra.
Bậu nhắn tin: “có thở than...?”
Ta cười trên ngọn sóng tràn đó thôi
Chim khôn nào bỏ khung trời
Chim khôn báo bão phương người lạ
xa
( Thơ Tang Y Hạ )
“...ngọn sóng
tràn” ư? Sóng chỉ là
bước nhảy nhấp nhô của con nước lên xuống mà thôi. Phải chăng hình ảnh đó cho
ta liên tưởng đến cuộc bể dâu, làm vỡ tung nỗi niềm trắc ẩn của tác giả, dẫu có
tha hương nhưng lòng vẫn quy hướng về đất Mẹ.
Ở đoạn thơ đầu
tiên:
Vẫn còn nắn nót cô liêu
Đặt trong hoàn
cảnh:
Chim khôn nào bỏ khung trời
Chim khôn báo bão phương người lạ
xa
Nói lên Sự
tỉnh thức của tác giả khiến ta không khỏi nao nao chạnh lòng thương cảm.
Bậu nhắn tin: “có thiết tha…?”
Ta con bướm nhớ vườn hoa năm nào
Đôi khi lật sổ chiêm bao
Đôi khi hòa giọng ve vào trong mơ
( Thơ Trang Y Hạ )
Bướm và Ve là
hai loại côn trùng có tuổi đời rất ngắn. Đã vậy chỉ còn xuất hiện trong chiêm
bao và trong mơ thôi!? Phải chăng nỗi ám ảnh đó làm cho ta thấy thương cho
thân phận phù du của một kiếp người?
Hoài niệm, để
rồi thấm thía, để rồi cay đắng dỡ khóc mà phải cười, cười đến độ không kiểm
soát được cảm xúc khi ta lọt thỏm giữa cõi nhân gian này, mặc cho số phận cứ vô
tình trôi đi, mục tiêu và lý tưởng sống như hai đường thẳng song song mãi hoài
không gặp nhau!
Tự nhiên lòng
tôi chùng xuống, cảm thấy thương “người - bất - đắc – chí”.
Bậu nhắn tin: “có mần thơ?
Ta cười ngặt nghẽo bên bờ nhân gian
Gọi người nào có hỏi han
Gọi người im ỉm hai hàng cây đi
( Thơ Trang Y Hạ )
Thế nhưng, tự
đáy lòng mình tôi vẫn ngưỡng mộ khi nhận ra rằng dù Ta có “không đắc chí” nhưng
“ ta - không – hề - thất – chí” bao giờ! Mà phải bình tâm khi xây dựng
cho mình một sứ mạng mới :
Bậu nhắn tin: “sẽ tính gì…?”
Ta nằm sắp xếp: thị phi, dã tràng
Đem đi nung chín thành than
Đem đi sưởi ấm đông sang, gió về
( Thơ Trang Y Hạ )
Phải,
Có ai muốn
mình là con Dã Tràng hoài công se cát biển? Động từ “nung chín” này mới tuyệt
làm sao! Nó truyền động lực cho đời một cách vô điều kiện.
Với tôi, câu
thơ trên là trọng điểm của bài thơ rất hay này.
Bởi, Vỏ con Dã
tràng “nung Chín” lên thành than, vẽ đậm nét lên trang giấy trắng cuộc đời:
Tình yêu thương, Sự ấm áp, Lòng bao dung trước mọi nghịch cảnh.
Tôi yêu
từ “bậu” vô cùng!
Bởi đó là
phương ngôn “miền Trung” thân thiết, mà chỉ có tri âm tri kỷ mới âu yếm xưng
hô với nhau như thế!
Ở đây, bậu lại
cảm ơn “bậu - nhắn” là hai hay là một bản thể? ( “Tuy hai
mà một”, hoặc “tuy một mà hai”?)
Tôi tự nhủ
lòng mình cho dù tác giả có “Tự vấn” cũng chẳng sao! Vì chính ông cũng đã
thừa nhận mình “cô – liêu” ngay từ đầu rồi mà?
Cần chi xuống chó lên voi
Cần nhau trong chốn lạc loài bậu
ơi.
( Thơ Trang y Hạ )
Giữa cõi ta bà
này, tất cả chỉ là vô thường. Chẳng có chi để phô trương cả! Duy chỉ có tấm
lòng tử tế mới cần thể hiện cho nhau mà thôi!
Cho nên, tôi lấy câu kết thúc của bài thơ làm “Tâm Điểm” cho cả bài thơ.
Mười mấy năm
rồi tôi vẫn thích một tứ thơ lạc trôi trên mạng ( không rõ tác giả?) :
“Trăm năm
trước thì ta chưa gặp!
Trăm năm sau
biết gặp lại không ?
Cuộc đời sắc
sắc không không.
Thôi thì : HÃY
SỐNG HẾT LÒNG VỚI NHAU”.
Vâng, bài thơ
NHẮN TIN rất mộc mạc, nhưng giàu ẩn ý.
Viết về thân
phận một Con Người sa cơ, cho đến khi vào Tuổi Hạc, trải lòng với ngôn ngữ tự
sự rất tinh tế. Thanh tao.
Dàn ý mạch
lạc, khúc chiết. Bố cục chặt chẽ. Thi phong trong sáng dẫn dắt bạn thơ đi từ
nhịp khúc này đến nhịp khúc khác một cách tự nhiên, rất có thủy có chung. Đó
chính là bút pháp độc đáo của nhà thơ Trang Y Hạ.
Trong sâu lắng
của ý thơ. Tôi học được sự thấu cảm, lạc quan, lòng đôn hậu rất sống động trong
từng tin nhắn của tác giả giữa thế sự thăng trầm. Tôi yêu bài thơ NHẮN TIN này
biết bao!
Xin cảm ơn nhà thơ Trang Y Hạ rất nhiều.
Lê Liên
Đà Lạt, ngày
30.06.2022.