Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, December 12, 2018

BỆNH VĨ CUỒNG - MEGALOMANIA / Nguyên Lạc



                          Nhà bình thơ Nguyên Lạc



BỆNH VĨ CUỒNG - MEGALOMANIA

DẪN NHẬP
Đúng ra thì Nguyên Lạc tôi cũng không muốn mất thời giờ cho những chuyện như thế này, luôn muốn dành thời giờ quý báu cho những chuyện về văn chương, nhưng nghĩ lại phải "động não" viết bài này cung cấp thông tin cho độc giả hiểu về cái bệnh mà một số người mắc phải: Bệnh Vĩ Cuồng - Megamonia.
Có 2 lý do để viết:
-- Thứ nhất: Trong bài PHÊ BÌNH LỐI BÌNH THƠ "BẺ CONG" tôi phê phán XYZ (xin dấu tên vì lịch sự) và các ông bà "vái"ông , tôi nhận được Email từ anh Phú Đoàn - Văn Nghệ Quảng Trị - chuyển đến tôi trong đó có câu hỏi của anh Thương Nguyễn (CVM) hỏi nhà thơ lão thành ở Hà Nội NK (tôi xin phép viết tắc để dấu tên) về anh XYZ nầy. Đây là câu trả lời của ông NK: "XYZ là một anh người Hà Nội, làm thơ có một số bài thơ tình đọc trên trung bình, ... anh ta bị bệnh Vĩ cuồng,  hoang tưởng tự cho mình là Nhà thơ lớn, được một số vị “ bốc thơm” lên quá mức.". Trong câu trả lời này có chữ VĨ CUỒNG.
-- Thhai: Nhà thơ NAT (tôi cũng xin tạm dấu tên) cũng vướng bệnh VĨ CUỒNG, xem mình "nhất thiên h". Anh NAT này tôi gọi là "Người đi trên mây" (tên quyển sách của có nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng) với nghĩa xa rời hiện thực, huyễn tưởng. Anh NAT càng ngày càng "mục hạ vô nhân", coi trời đất không có ai, càng ngày càng đưa cái "Tôi" lên "đỉnh".  
Hãy xem đây những lời comments của anh đối với tha nhân:
-- Đối với thi nhân hiện đại: Anh chê là "triết lý con tiều thơ con cóc ..." 
-- Đối với tiền nhân: Anh NAT có những lời mạo phạm tiền nhân như Nguyễn Du  (tôi ngại ghi ra đây những lời này nhưng  tôi có lưu bằng chứng, không thêm tht, sẽ đưa ra nếu có tranh luận)
Anh thường "tự sướng", cho mình thông thạo mọi thứ, thay vì không biết thì "đứng dựa cột".
Thấy các anh XYZ và NAT muốn tung cánh bay cao "lên mây" mà "cục đá" (cái tôi) càng ngày càng lớn, càng nặng, tôi e các anh sẽ gẫy cánh, rơi vào "hố thẳm" nên bắt buộc tôi phải viết bài nầy để giúp anh "nhẹ cánh" bằng cách bớt "cái Tôi" của các anh: "Cái Tôi đáng ghét" (Le moi est haissable) /aimable của Blaise Pascal (1623-1662)
Đó là hai lý do tôi viết bài về bệnh VĨ CUỒNG
Trước khi đi vào phân tích căn bệnh, tôi xin ghi ra đây những triệu chứng hiển lộ của hai ngài XYZ và NAT.

CÁI TÔI TỰ SƯỚNG
1. XYZ, ông nhà thơ "đương đại" tự phong, được "phe ta" vái nhau nào là: NHÀ THƠ LỚN THỜI ĐẠI, THI BÁ, MỘT NHÀ KIỆT TÁC THƠ TÌNH, THIÊN TÌNH CA TRÁC TUYỆT... Tôi đã có lần phê bình về lối bình "bẻ cong" ngòi bút (mix too much water with their ink – Goethe), thế mà ngài vẫn tiếp tục "mục hạ vô nhân", coi trời đất không có ai; mới đây ngài lại tiếp tục dùng "lời có cánh" để khen "phe ta" vì "ý đ với bài "Trúc Thanh với bản tình ca Xô - Nát"
Tôi thật sự không biết ngài hiểu XÔ -NÁT như thế nào mà dùng "lời có cánh" so sánh  thơ Trúc Thanh với bản tình ca Xô - Nát. Người xưa có nói:  "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe"

2. Người đi trên mây NAT
Lên FB ghé thăm các trang nhà NAT, tôi thường gặp dưới các bài (stt)  đã post của anh những câu viết như thế nầy bên dưới
..................................................................
Đã được viết ( sáng tạo ) bằng Tiếng Việt
bởi NAT
...................................................................
Tôi cố gắng"động não" và xin được ghi ra đây vài hiểu biết gởi đến anh "Người đi trên mây" NAT
Câu viết này: - Đã được viết (sáng tạo) bằng Tiếng Việt - có hai vấn đề:

--  Bài đã viết bằng tiếng Việt, Người Việt đọc thì biết rõ đây là tiếng Việt, chứ chẳng lẽ đây là tiếng Tàu, tiếng Lào, tiếng Cam - pu - chia... Dù cho là người nước ngoài biết tiếng Việt đọc (họ đã học tiếng Việt) thì họ cũng biết đây là tiếng Việt, ghi chi vậy?
Riêng người nước ngoài không học tiếng Việt, không biết tiếng Việt, xem vì hiếu kỳ không biết thằng "cha căng chú kiết" này "vẽ" cái lằng nhằng "con còng con cua" gì đây,  thì anh NAT phải viết bằng tiếng nước ngoài để warning họ rằng đây là tiếng Việt, chứ không phải tiếng hoặc hình "nước lạ". Thí dụ đối với người Anh, Mỹ hoặc các nước hiểu biết Anh ngữ thì ghi như vầy: Made in Vietnamese, Created in Vietnamse, Written in Vietnamse v.v... Nhớ là không phải ma-dê- inh...  như các quan "đỉnh cao trí tuệ" nói.
--  Người viết câu này "vô tình" chê độc giả NGU DỐT, muốn "dạy" người đọc. Rõ ràng đây là tiếng Việt sao còn phải ghi thêm: -- "Đã được viết bằng Tiếng Việt"?. Viết như vậy chẳng phải là chê người đọc DỐT, không phân biệt được tiếng nào là tiếng nào sao? Hay là muốn nói rằng tiếng Việt tệ lắm, tôi bắt buộc phải viết chớ thật ra tôi không muốn viết bằng thứ tiếng này.
Sao chê người đọc  NGU DỐT?
-- Nhớ xưa tôi thường bị chê DỐT bằng câu: "Tao nói bằng tiếng Việt nhe mậy !"
Do đó câu viết bằng tiếng Việt của NAT có thể cùng ý này" "Tác gi viết bằng tiếng Việt nhe, biết chưa?"
 Người xưa thường nói: "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Đừng "tự sướng" mình hiểu biết hơn người mà chê tha nhân ngu dốt

@ Ý kiến tôi:
Ngôn ngữ tự bản chất không có cao thấp, sang hèn. Cao thấp, sang hèn là do ở người sử dụng nó. Sử dụng nó như công cụ phục vụ cho tư dục thì thấp hèn; còn cho cái đẹp, cho ích lợi tha nhân thì cao sang.
Gặp một người giúp đỡ người khác trong tai biến, câu nói của người bình dân: - Đ M, mày làm tao thấy "đã quá" và câu: -"Đồng chí chủ tịch, đồng chí bộ trưởng muôn vàn kính yêu", giữa hai câu nói, câu nào cao sang hơn câu nào?
Hoặc
ây nè con, vài chỉ vàng, mồ hôi công sức của cha mẹ tích luỹ, con hãy giữ lấy đem trao cho người để lên tàu "tìm đường vượt thoát". Ra nước ngoài, học hỏi, cố gắng làm việc xứ người rồi giúp đỡ anh em, giúp đỡ quê hương", với câu: "Đồng chí Stalin muôn vàn kính yêu "Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi! / Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?/ Thương cha, thương mẹ, thương chồng /Thương mình thương một, thương Ông thương mười" (Tố Hữu)" - câu nào cao sang hơn câu nào?
@ Ý nghĩ rời: Thấy bạn NAT ghi rõ fans đã khen mình nào là GS, PTS, Nhà Toán học, BS, Nhà khoa học... tôi hoảng quá định bỏ chạy, nhưng nghĩ lại thấy các ngài này cũng bị cho là NGU DỐT như tôi mà vẫn hít hà khen NAT, do đó an lòng và tự nghĩ: -- Thế ra các ngài ấy cũng giống như mình, có khi còn tệ hơn nữa vì mình dù gì cũng comment vài lời "cự nự". Từ đó tôi mới rút ra kết luận:
 -- Các ngài mà trước tên có gắn "râu ria" thường "không khá" bằng những người "bình thường", hiểu theo nghĩa CHÂN THẬT, THÀNH THẬT của Phùng Quán trong"Lời mẹ dặn"

VĨ CUỒNG (MEGALOMANIA)
Megalomaniac- ‎ ‎Noun-(plural megalomanias)
A psychopathological condition characterized by delusional fantasies of wealth, power, or omnipotence. (obsolete) narcissistic personality disorder. An obsession with grandiose or extravagant things or actions. (Wiktionary)
[Một tình trạng tâm lý học đặc trưng bởi những tưởng tượng ảo tưởng về sự giàu có, quyền lực hoặc toàn năng. (lỗi thời) rối loạn nhân cách tái. Một nỗi ám ảnh với những điều hay hành động hoành tráng hoặc ngông cuồng]

Tiếng Pháp là mégalomanie, và tiếng Anh là megalomania. Cũng như nhiều từ có tính triết lý hay ho khác, đây là từ gốc Hy Lạp: megalo có nghĩa là vĩ (vĩ đại, to lớn), còn mania có nghĩa là cuồng (điên cuồng), nên từ tiếng Việt tương đương hẳn là vĩ cuồng.

 1. BỆNH N
-- Trong Paris By Night 119, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn có nói đại ý như sau:
" Người đời thường trọng người có học, nể người có tiền và sợ người có quyền. Từ đó đưa tới ba mặc cảm: Sợ bị chê nghèo; sợ bị cho là nhà quê, không văn mình và sợ bị cho là ít học, dốt. Cái mặc cảm sợ thua kém, sợ bị coi thường nầy dẫn đến "bệnh nổ", khoe khoang quá đáng cái mình có và cả cái mình không có (Có thể tạm dịch là selfie = tự sướng, duy ngã độc tôn (độc nhất là ta) thị dục huyễn ngã (*) (thích được người khác coi là quan trọng (A feeling of importance) ". Bệnh nổ có thể xem là trạng thái nhẹ của bệnh Vĩ cuồng (megalomania)

-- Tôi có một người bạn cùng quê chỉ là trung sĩ "không phi hành" (không lái máy bay, chỉ tu bổ máy bay khi nó trở về đậu trên phi trường), khi đến đảo Bidong - Malaysia gặp phái đoán Mỹ phỏng vấn để định cư, anh đã "nổ" mình là trung úy Pilot (phi công lái máy bay) Anh đã bị Mỹ "xù" không cho định cư tại Mỹ. Các bạn thấy sự nguy hiểm của "bệnh nổ" chưa?
Bây gi chúng ta thử xét xem bệnh Vĩ cuồng (megalomania) ra sao.

2. BỆNH VĨ CUỒNG
a. Định nghĩa:
-- Medical Definition of megalomania. : a delusional mental illness that is marked by feelings of personal omnipotence and grandeur (Merriam-Webster)
[ Định nghĩa y học của megalomania: Một bệnh tâm thần ảo tưởng, được đánh dấu bằng cảm giác toàn năng và vĩ đại cá nhân ]
Bệnh Vĩ cuồng  là một bệnh về tâm lý hay tâm thần, đặc trưng của nó là sự ảo tưởng về mình: Nghĩ mình to lớn, vĩ đại nhiều hơn là thực tế.
Tất nhiên, không ai tự nhận mình vĩ cuồng khi đang vĩ cuồng cả, chỉ có người ngoài nhìn vào thấy được qua các triệu chứng thôi. Và y học cũng bó tay với bệnh này.
Bệnh Vĩ cuồng không những chỉ là bệnh cá nhân, mà còn có thể là bệnh tập thể nữa. Cả một tập thể, hay thậm chí cả một quốc gia, có thể ảo tưởng về mình, tưởng mình “nhất thế giới”, là “trụ cột của cách mạng”, “trụ cột của hòa bình”, hay “vượt thiên hạ” mà quên mất thực trạng của mình. Chính điều này là một bi kịch.
b. Triệu chứng và nguyên nhân
-- Một người bị Bệnh vĩ cuồng (megalomania), thường cho cái TÔI của mình quá lớn, cái TÔI của mình rất đáng yêu ch không phải "Cái Tôi đáng ghét" (Le moi est haissable) /aimable của Blaise Pascal (1623-1662) trong Les pensées . Mình là "number one", "duy ngã độc tôn", là HƠN tất cả mọi người
 Theo tôi, nó là do sự ẩn ức nào đó từ nhỏ đã đi vào TIỀM THỨC . Ẩn ức này thường là mặc cảm thua sút, tự ti, sự khiếm khuyết về nhân dáng bên ngoài hay sự bất cập về tâm sinh lý .v.v...Nó thường dẫn đến sự tự sướng, huyễn ngã [*] tự cho mình là hơn tất cả mọi người để bù lại sự khiếm khuyết của riêng mình. Trong định nghĩa của Wiktionary có nói đến "narcissistic personality disorder"
Theo Sigmund Freud (một bác sĩ người Áo) cái TIỀM THỨC chi phối mọi hành xử của Ý THỨC, các hành động của con người. Cái VĨ CUỒNG này đã nằm trong TIỀM THỨC, do đó nó chi phối tất cả các hành xử hàng ngày của bạn. Kết quả là những người Vĩ cuồng coi thường tất cả mọi người.
Không chỉ có những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” mới vĩ cuồng, cả những người có địa vị cao, học thức cao, v.v. cũng có thể thành con bệnh. Lịch sử thế giới không thiếu gì các ca bệnh vĩ cuồng nổi tiếng như Napoleon, Hitler, Stalin, Mao...
Khi một người ở địa vị thấp mà vĩ cuồng, thì bất quá chỉ thành kẻ lập dị, nhưng lên đến địa vị cao hơn mà vĩ cuồng, thì không chỉ hại riêng cho họ, mà còn hại cho bao người xung quanh, hại cho cả một thế hệ, hại một dân tộc
Những người này mà nắm quyền lãnh đạo thì khủng khiếp thấy đất nước, nhân loại. Bệnh này phải cần các bác sĩ Phân tâm học:
 "Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (E: id; F:Le Ca; G: das Es), cái tôi (E: Ego; F:Le Moi; G: das Ich) và cái siêu tôi (E: Super ego; F: Le Surmoi; G: das Über-Ich). Trong đó nói rõ con người luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó” [Wikipedia]

LỜI KẾT
Trước khi chấm dứt bài này, tôi xin tặng XYZ và "Người đi trên mây" NAT  các câu này của Will Durant và Leo Tolstoy, nhà văn nổi tiếng Nga (Russia)
1. "Bạn đừng bao giờ nói xấu ai cả. Những lời nói xấu, không sớm thì muộn, luôn luôn sẽ rớt vào đầu những kẻ thốt ra, và có thể làm hại cho sự thành công của ta trên đường đời. Nói xấu người khác là một cách bất lương để tự khoe minh. Nếu không nói được những lời nhân từ, khuyến khích thì thôi, đừng nói gì cả. Chẳng làm gì đôi khi là khôn, nhưng chẳng nói gì cả thì lúc nào cũng là khôn.
Người đời nay quá trọng về trí tuệ và coi thường tư cách! Chúng ta đã luyện trí tuệ cho sắc bén mà để cho cái ý thức tự chủ nhạt đi.
Nhân loại khôn hơn mỗi người chúng ta. Do đó mà một số người nông nổi tự khoe, theo thuyết duy trí, mới có cái vẻ khó thương: Họ chỉ biết một phần nhỏ thôi, không biết được toàn thể. Sự nhũn nhặn làm tôn kiến thức của ta lên, cũng như sự e lệ làm tôn vẻ đẹp của người nữ! " ( Will Durant )

2. Ignorance in itself is neither shameful nor harmful. Nobody can knows everything. But pretending that you know what you actually do not know is both shameful and harmful.
Knowledge is limitless. Therefore, there is a minuscule difference between those who know a lot and those who know very little. (Leo Tolstoy)

Sự thiếu hiểu biết tự nó không có gì đáng nhục nhã và nguy hại cả. Không ai biết hết mọi thứ. Tuy nhiên, giả vờ rằng mình biết cái thật sự mình không biết mới vừa đáng nhục nhã và đáng nguy hại.
Kiến thức thì vô tận. Do đó, sự khác biệt rất nhỏ giữa những người hiểu biết nhiều và những người hiểu biết ít.
                                                                          Nguyên Lạc
.......................
Ghi chú
[*] Huyễn là rực rỡ vẻ vang. “Thị dục huyễn ngã” (the desire to be important) là lòng muốn được người khác cho mình là vẻ vang, quan trọng. Đắc Nhân Tâm – Nguyễn Hiến Lê

No comments: