CHỊ HOÀI
Truyện ngắn của Ngô Hương Thủy
Truyện ngắn của Ngô Hương Thủy
Tháng chín năm 1977, tôi cầm quyết định
của Sở Giáo dục Phú Khánh về giảng dạy ở Trường cấp III An Cư huyện Tuy An. Ông
Trưởng phòng tổ chức cười cười bảo: “Cô về đấy tha hồ mà ngắm đầm Ô Loan xinh
đẹp và ăn đặc sản sò huyết trứ danh”. Đám sinh viên cùng nhận nhiệm sở nhìn tôi
như ghen tị.
Chuyến xe đò ọp ẹp, già nua thả tôi xuống bên vệ đường hoang vắng trên quốc lộ I cách thị xã Tuy Hòa khoảng ba mươi lăm cây số. Chú lơ xe như thấu hiểu sự lo lắng của cô gái lần đầu đi xa, nhiệt tình bày vẻ: “Cô vào đầu kia hỏi bà chủ quán. Huyện Tuy An đây rồi”. Nói xong, chú ta đập thùm thùm vào cửa xe, hét bác tài: “Tới luôn”.
Lếch thếch với cái vali gồm chăn mùng, áo quần, sách vở…tôi thở dốc hỏi bà chủ quán về ngôi trường. Miệng đầy trầu, bà lắc đầu lia lịa trước cái giọng Huế chắc mới nghe lần đầu. Tôi thất vọng ngồi thừ người trên cái ghế đẩu. Bất chợt, một gương mặt trẻ thơ thò ra sau cửa liếp: “Trường Đồi đó bà ngoại ơi!”. Gương mặt tôi giãn ra cùng với một câu đăc sệt Phú Yên từ miệng bà chủ quán “Dzẫy na!”.
Thằng bé trai khoảng mười tuổi nhiệt tình dẫn cho tôi vào con đường đất cách quán khoảng 300 mét. Không những thế, nó còn xách giúp tôi cái túi nhỏ. Tôi nhủ thầm “Số mình hãy còn may!”. Đi khoảng mười phút, tôi hỏi nó: “Còn xa không em?”. Nó chỉ tay: “Kia kìa”.
. Nhìn từ xa đã thấy trên ngọn đồi trọc không cây cối, duy nhất một dãy phòng học đứng chơ vơ trong nắng chiều hiu hắt. Ngôi trường cấp ba đây ư? Cảm tưởng đầu tiên của tôi là sự thất vọng đến ngỡ ngàng. Một ngôi trường hoàn toàn khác với hình dung của cô sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học thành phố!
Thằng bé đi nhanh và đứng chờ tôi trên đồi. Con dốc đi lên khấp khểnh đầy đá. Nó đập cửa một căn nhà nhỏ bên tay phải dãy phòng học có treo cái trống ở bên ngoài:
-Bác Thạch ơi! Có ai hỏi nè…
Tiếng lộc cộc trên nền xi măng và cánh cửa mở rộng. Khuôn mặt nhầu nhỉ của một người đàn ông hiện ra. Khi thấy tôi đang thở, những nét nhăn giãn rộng:
-Cô giáo mới về trường a? Cô giáo ngồi nghỉ cho đỡ mệt. Hôm nay chủ nhật, ông Hiệu trưởng về nhà, trường không có ai…
Tôi cám ơn thằng bé bằng một cái vuốt tóc. Người đàn ông rót cho tôi chén nước trà nguội ngắt và giới thiệu:
-Tôi là Thạch, bảo vệ trường kiêm đánh trống. Tôi sẽ đưa cô xuống nhà tập thể của giáo viên bên dưới.
Lại phải kéo lê cái va li xuống chân đồi. Ông Thạch tỏ ý muốn xách giùm nhưng tôi cản lại vì nhận ra bên trái của ông là một cái chân giả. Và âm thanh lộc cộc phát ra từ đây mỗi khi ông di chuyển.
Nhà tập thể nằm dưới đồi phía bên tay trái mà khi đi lên tôi đã sơ ý không nhận ra. Nó gồm ba gian cũ kỹ và tàn tạ như ngôi trường. Ông Thạch đưa tôi vào gian cuối và gọi:- Cô Hoài ơi, cô Hoài…
Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị Hoài là một gương mặt tai tái dấu tích của căn bệnh sốt rét kinh niên. Mớ tóc xác xơ như khẳng định thêm điều này, hai cái kẹp ba lá tuột dài trên mái. Không cần ông Thạnh giải thích, chị hiểu ngay và đón tiếp tôi bằng giọng của người miền ngoài:
-Lính mới phải không ? Vào đây, vào đây em…
Một căn phòng nhỏ khoảng hai mươi mét vuông với hai chiếc giường cá nhân song song, ở giữa là cái bàn học sinh chắc giành cho việc soạn bài. Bên trong bức màn con công đã cũ che ngang thấp thoáng mấy cái áo trên móc. Chị đặt cái va li của tôi ở cuối giường:
-Đây là giường cô Nhung dạy Sinh nhưng cô ấy đã chuyển về Nha Trang. Bây giờ nó sẽ là giường của em.
Nhiệt tình của chị làm cho tôi cảm thấy an lòng dù đang ngổn ngang trăm mối. Chị múc nước từ trong chiếc xô sắt cho tôi rửa bụi đường. Sau này tôi mới biết để có một xô nước sạch chúng tôi phải đi xa gần ba trăm mét.
Qua lời chị Hoài, tôi được biết căn phòng đầu tiên là của ông Hiệu trưởng tên Xuân người Phú Yên tập kết ra Bắc từ năm 54, cuối tuần hay về làng ở bên An Ninh; phòng bên cạnh của ông Quyền dạy Toán quê đâu tận trên Tây Bắc. Ông là giáo viên chi viện cho miền Nam. Ông vào đây đem theo một thằng con bảy tuổi, mặt ngơ ngác khờ khạo. Và phòng còn lại là của chúng tôi. Một số giáo viên nam khác đựơc bố trí ở tạm nhà dân, những ngôi nhà tôn hoặc tranh tre nứa lá nép dưới những ngọn đồi trọc xơ xác tiêu điều.
Tối hôm ấy chị Hoài mời tôi ăn cơm với cá nục kho và một đĩa rau lang luộc. Cơm được trộn thêm nắm mì sợi. Chúng tôi ăn tối trong ánh đèn tù mù, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng. Ông Thạch đem xuống cho tôi ba khúc sắn luộc. Nhìn chân ông tập tễnh đi lên ngọn đồi, tôi hỏi nhỏ chị Hoài:
-Ông này là bộ đội phục viên hả chị?
Chị Hoài cười phá lên:- Lính ngụy trăm phần trăm đấy.
Tôi thiếp ngủ trong tiếng hát của chị: “Đi chiến trường gùi trên vai nặng trĩu, đàn Ta Lư em cất tiếng vang lừng mừng thắng trận quê em… Tính tính tính tính tang tang tình…”
***
Đời giáo viên giúp tôi hiểu thêm về ngôi trường và đồng nghiệp. Đây là trường cấp ba đầu tiên của huyện được mở sau 1975. Trước đây, học sinh phải vào tận Tuy Hòa. Trường vẻn vẹn bảy lớp chia làm hai ca. Buổi sáng, một lớp 12 loe ngoe hai mươi mấy em và hai lớp 11; chiều có bốn lớp 10. Huyện Tuy An là một vùng bán sơn địa của tỉnh Phú Yên. Học sinh từ các xã An Hòa, An Dân, An Hiệp trở ra; Ngân Sơn, Chí Thạnh vào; La Hai, An Chấn, An Định xuống… Gần thì đi xe đạp, xa phải ở trọ trong các nhà dân, cuối tuần về nhà cơm đùm gạo bới.
Trường nguyên là ủy ban xã của chế độ cũ. Ngoài bốn phòng học, căn nhà liền kề được ngăn ra làm ba với một phần là kho sách, một phần chứa các thiết bị trường học, phần còn lại là phòng nghỉ của giáo viên giữa giờ lên lớp, vừa là phòng hội họp, lại vừa là nơi ở tạm thời của ông Thạch. Dấu tích những viên đạn còn chi chit trên tường. Giáo viên chỉ mười hai mạng chia làm hai tổ tự nhiên và xã hội. Một cô giáo trước tôi đã bỏ trường vì không chịu nổi gian khổ. Chị Hoài là người nữ duy nhất bám trụ từ ngày lập trường.
Chị Hoài người Hà Tĩnh, quê bên dòng sông Ngàn Phố, hết lớp 10 tình nguyện đi Thanh niên xung phong từ sau Tết Mậu Thân. Đất nước thống nhất, về quê thì mẹ đã mất, anh trai có gia đình, chị học tiếp mấy tháng theo chế độ ưu đãi người có công rồi được phân bổ vào Nam. Chị làm Bí thư Đoàn trường và giảng dạy môn Chính trị.
Những năm tháng chiến trường đã tạo cho chị một tính cách mạnh bạo. Nói to, lời lẽ bỗ bã, xốc vác trong công việc. Đã hai mùa hè, chị tình nguyện ở lại giữ trường; xin một đám đất hoang trồng sắn, khoai; dẫn học trò đi lao động luôn vượt chỉ tiêu…
Ông Quyền sống khép kín với căn phòng ít khi mở rộng cửa. Cánh cửa sổ nhỏ xíu làm gian nhà đắm trong thứ ánh sáng lờ mờ. Hai cha con ăn số lương thực tiêu chuẩn ít ỏi mỗi tháng. Thi thoảng chị Hoài lại dúi cho thằng bé củ khoai, mẩu sắn. Thằng bé sợ bố như sợ cọp, không bạn bè, sống lủi thủi nhìn thấy thương.
Nhân vật thứ ba nữa là ông Thạch. Qua chị Hoài, tôi mới biết thời trai trẻ ông là lính Địa phương quân của chế độ cũ. Trường Đồi là nơi trước đây tiểu đội ông đóng quân bảo vệ xã. Khoảng năm 1970, du kích tấn công, ông bị thương cụt một chân. Ủy ban xã dời ra quận Chí Thạnh, ông ở lại giữ cơ sở vật chất. Sau 75, đây trở thành trường cấp III. Những người dân địa phương thích làm ruộng, không ai muốn làm chức phu trường. Ông Thạch nghe nói lại có bà con xa với Hiệu trưởng. Và đó là những nguyện nhân khiến ông được nhận làm hợp đồng tại trường. Ông Thạch không vợ con, ngày trực trống, đêm bảo vệ, ngủ trên cái ghế bố -dấu tích thời còn đi “lính ngụy”- đặt tạm bợ trong kho sách. Thỉnh thoảng mua được miếng “ thịt tiêu chuẩn”, ông kho mặn ăn dài ngày. Ông không xấu nhưng nhìn dáng đi tội nghiệp ấy tôi cứ liên tưởng đến nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết của Victor Hugo . Chị Hoài hay nói “Tay du kích nào đó bắn dở. Gặp tao có khi lão Thạch đã bể gáo”. Có lẽ cái mặc cảm “lính ngụy” khiến ông ít nói trước sự tếu táo ồn ào của chị Hoài. Ông Xuân Hiệu trưởng tương đối dễ chịu; thầy Khiêm dạy Sử Địa, thầy Túy dạy Lý Hóa, thầy Yên dạy Thể dục sống nhờ trong các xóm. Chúng tôi chỉ gặp nhau khi trùng giờ lên lớp, khi dắt học trò đi lao động, khi họp hội đồng trong đêm bên ngọn đèn dầu được vặn bấc lớn, tỏa ra thứ ánh sáng đỏ quạch, khói đen nghi ngút. Cuộc sống đều đặn, nhàn nhạt, lâu lâu lóe lên một điểm sáng phố phường khi được về Nha Trang công tác hoặc học chính trị ở Tuy Hòa.
Nếu không có chị Hoài, có thể tôi sẽ bỏ nhiệm sở như cô Nhung. Thôn có tên Phú Tân nhưng chẳng Phú cũng chẳng Tân. Trường cách quốc lộ I khoảng tám trăm mét. Đứng trên đỉnh đồi không một bóng cây có thể nhìn thấy những chuyến xe chạy trên đường càng khơi gợi nỗi nhớ nhà. Mùa Nam cồ , những cơn gió cuồn cuộn như lốc xoáy cuốn cát bụi vào phòng học. Và cái đầm Ô Loan với lời ca ngợi của ông Trưởng phòng Tổ chức cũng chắng có chút thơ mộng nào. Nó chỉ đẹp qua ca dao khi ngắm từ con đèo Quán Cau: “ Lẻ loi như cụm núi Sầm. Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan”. Tôi và chị Hoài đã nắm tay nhau đi dọc theo con đường dẫn xuống đầm. Hai bên bờ, heo được thả từng đàn , thấy người thoải mái giương mắt nhìn. Mùa hạ, những con bọ chét tha hồ cắn nát người tôi. Chị Hoài bảo “tại máu em ngọt”. Chúng tôi cũng chưa hề được nếm con sò huyết nào như lời ông Trưởng phòng Tổ chức.
Nói cho công bằng, ở đây tôi cũng có những niềm vui nho nhỏ. Đó là khi được chị Hoài mượn xe đạp chở ra đập Hải Yến dầm mình trong làn nước mát, khi theo học trò lên An Định mùa làm mía được phụ huynh mời uống nước chè hai ngọt ngào, khi ra Ngân Sơn ăn sắn nước Phường Lụa và hiểu tại sao nhà văn Võ Hồng có những câu văn đẹp về quê hương ông. Thôn Ngân Sơn được bao bọc bởi những rặng tre xanh ngắt. Phải chi trường được dời ra khoảng mươi cây số thì hay biết bao nhiêu!
Chị Hoài có một cuốn sổ tay đã sờn bìa. Cuốn sổ xã nhà tặng buổi lên đường vào Nam chiến đấu được chị ấp iu đặt dưới gối.Trang đầu tiên có vẽ hình đôi chim câu tung cánh bay vào trời xanh. Trong cuốn sổ chị viết những bài thơ hào hùng của Tố Hữu như Ta đi tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca mùa Xuân 61…; những bài hát như Cô gái vót chông, Tiếng đàn Ta Lư, Chiếc gậy Trường Sơn…Trong các buổi văn nghệ, hội họp, lao động bao giờ chị cũng khuấy động không khí bằng thứ âm thanh cao vút. Những bài hát giúp tôi nhận ra chị từ xa, những bài hát xua tan thứ không khí ẩm mốc của mùa đông, những bài hát có tác dụng giúp học sinh vượt năng suất…
Ba năm sau hòa bình chưa kịp giúp chị Hoài phục hồi sức lực. Thân hình chị như đài khí tượng thông báo thời tiết khi chuyển mùa. Có những buổi sáng trời nóng nhưng chị run rẩy trong chăn. Có khi đang dạy chị lảo đảo và học trò phải dìu xuống khu tập thể. Thế nhưng ngày mai, chị lại xông xáo, lại đề ra kế hoạch thi đua, lại cất tiếng hát “Cuộc đời vẫn đẹp sao…”
Một điều chắc chắn là chị Hoài không có người yêu. Một năm nhận thưa thớt vài bức thư có nét chữ to cộ của ông anh ở quê. Chị đang ở vào lớp tuổi trẻ đang qua già sắp tới. Tuổi xuân của chị đã trôi trên những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn. Có một ông đồng hương đóng quân ở Sông Cầu thi thoảng ghé chơi nhưng thấy hai người chỉ “mày tao chi tớ” như những người bạn đồng phái.Thú vui của chị là nghêu ngao những bài ca hào hùng một thuở thanh niên!
Những đêm khuya nhìn bóng chị Hoài hắt trên tường tôi cảm nhận một nỗi buồn đến nao lòng. Hết soạn bài, chấm bài thì lôi mớ len cũ ra đan cho đứa cháu nhỏ ở xa. Hình như chị cũng chẳng thuận thảo mấy với người chị dâu để háo hức về nhà dịp hè, dịp tết. Có khi nào nỗi buồn cũng là một thứ gia vị cho người ta nhấm nháp?
Khu tập thể không có giếng. Muốn lấy nước sinh hoạt chúng tôi phải đi lên cái giếng của bệnh viện cũ cách đó khoảng ba trăm mét. Để khỏi mất công, chúng tôi thường ôm áo quần lên tắm giặt vào ban đêm và băng qua khu vườn hẹp của ông Hoàn. Ông này góa vợ, có ba đứa con trai lộc ngộc hay cãi nhau ỏm tỏi. Ông Quyền có lần nửa đùa nửa thật định làm mối ông Hoàn cho chị Hoài nhưng chị quay ngoắt: “Có mà hâm. Tôi chưa điên!”.
Chị Hoài hay mắng tôi với thứ tình “tiểu tư sản” khi thấy tôi vui buồn bên lá thư vừa nhận được của người yêu. Chị ném cho tôi cuốn Ruồi trâu, cuốn Thép đã tôi thế đấy bảo: “Đọc đi, đọc đi. Lãng mạn cho lắm vào”. Có lần tôi cáu tiết bảo: “Chị thì có ai yêu mà biết lãng mạn!”. Nói xong cảm thấy ân hận ngay vì sự độc ác của mình. Nhưng chị Hoài như thản nhiên và lại tất tả với “kế hoạch, chỉ tiêu” của nhà trường.
Cứ thế, cuộc sống của tôi trôi qua bên cái dáng đi khổ sở của ông Thạch, sự năng nổ của chị Hoài, sự cần cù chịu khó của những đứa học trò quê hiền lành chân chất…
Một đêm đang mơ màng, tôi sực tỉnh dậy vì tiếng ú ớ phát ra từ chiếc giường chị Hoài. Tôi tốc cái màn bộ đội lên, khuôn mặt nhăn nhúm thảm hại, mớ tóc nhễ nhại mồ hôi hiện ra. Chị bíu chặt tay tôi, rên khe khẻ, người trằn lên đau đớn. Cuối tuần, Hiệu trưởng Xuân đã về nhà, phòng ông Quyền phát ra tiếng ngáy như kéo bể, tôi cầm đèn pin chạy lên đồi gọi ông Thạch.
Chiếc chân gỗ vội vã theo tôi xuống đồi. Ông nói tôi đỡ chị Hoài tựa vào gối, kéo áo chị lên, đưa cho tôi đồng bạc trắng hoa xòe bảo cạo gió. Dưới ánh đèn tù mù, cả hai bàng hoàng nhận ra một vết sẹo lớn vắt chéo tấm lưng trần. Như sốt ruột trước những cử chỉ chậm chạp, ông Thạch giật lấy đồng bạc cạo mạnh, những vạch màu đỏ chạy dài trên da. Ông Thạch bảo tôi nấu một nồi nước lớn rồi lộc cộc đi vào bóng tối. Mười phút sau ông trở về với một ôm lá tre, lá sả… Chị Hoài như khỏe ra sau nồi nước xông. Chị nằm thiêm thiếp . Ông Thạch nói nhẹ: “Tốt rồi” và lặng lẽ đi lên. Suốt cả tuần, ông đi kiếm những lá thuốc Nam dặn tôi nấu cho chị Hoài uống.
Sau này khi đã bình phục, chị Hoài cứ chất vấn tôi sao lại để tay “lính ngụy”cạo gió, rằng hắn ta đã thấy cái sẹo của chị chưa. Chị cũng cho biết đó là vết thương sau trận bom B52 khi làm đường ở Đường 9 Nam Lào.
Cuối năm học, Hiệu trưởng Xuân về hưu. Hiệu trưởng mới tên Nghĩa từ Phòng Giáo dục huyện chuyển về. Việc đầu tiên của ông ta là cắt hợp đồng với ông Thạch vì “ Lý lịch không trong sáng”. Ông Thạch có một tuần để thu xếp trước khi nghỉ việc.
Có lẽ như tiên đoán được sự việc, ông Thạch không có gì ngạc nhiên. Ông vẫn lê cái chân tập tễnh lên xuống ngọn đồi trọc, vẫn đánh những hồi trống cuối cùng của năm học. Tôi cũng thấy lòng hơi áy náy nhưng một mùa hè rực rỡ đang hiện ra trước mắt. Tôi sẽ gặp người yêu, sẽ lại thấy ánh sáng văn minh của phố thị. Tôi nghĩ ông Thạch là một người tốt nhưng mình cũng chẳng giải quyết được gì.
Chị Hoài có vẻ ray rứt. Mùa hè này chị tiếp tục xung phong ở lại quản lý trường. Trước hôm tôi về thành phố , chị rụt rè đề nghị anh em giáo viên mở một cuộc liên hoan và cũng để chia tay ông Thạch. Tốt thôi. Sống ở đời cần có cái tình!
Vậy là chúng tôi gom hết số tem phiếu, chực chờ để mua được các suất “thịt tươi” ở cửa hàng tận ngoài Chí Thạnh. Tôi xin học trò một quả đu đủ xanh làm gỏi. Chị Hoài lúi húi băm thịt làm món chả giò. Anh chàng Khiêm chịu khó quạt than… Mùi thơm bay lên ngào ngạt trong khu tập thể.
Đêm ấy lại có trăng. Trăng mười hai chưa tròn nhưng đủ gieo xuống trần gian thứ ánh sáng nên thơ, quyến rủ. Thầy Túy dạy Lý ôm chiếc đàn guitar độc tấu những bản nhạc cổ điển dịu dàng. Thầy Yên đi vào xóm kiếm đâu ra can rượu trắng. Ông Quyền cũng tươi tỉnh hẳn ra, chắc ông vui vì sắp về với người vợ vùng cao Tây Bắc. Chúng tôi ngồi quanh chiếc chiếu trải rộng giữa sân trường. Ngọn gió Nam mái hiu hiu. Chia tay năm học, chia tay ông Thạch và tạm xa chị Hoài. Ngày mai người xuôi Nam, kẻ ngược Bắc…
Ông Thạch có vẻ cảm động không nói được gì nhiều. Những ly rượu nhỏ chuyền tay nhau. Tôi cũng ráng uống cạn ly. Mùi rượu thơm ngây ngất, nồng nàn. Chưa bao giờ tôi thấy đồng nghiệp mình dễ thương đến thế. Bây giờ tôi mới biết tửu lượng chị Hoài rất cao. Những ly rượu được chị dốc cạn. Chị còn chê rượu có pha củ mỳ nên vị hơi khê. Chị bảo chị có nghề nấu rượu gia truyền. Có dịp nào đó chị sẽ trổ tài. Chúng tôi chúc ông Thạch ba ngày còn lại vui vẻ, chúng tôi hạch hỏi chị Hoài về chuyện tình trước khi vào quân ngũ, chúng tôi nài nỉ anh chàng Khiêm tán cô bán hàng thương nghiệp huyện để giáo viên có suất mua ưu tiên…
Trăng lên giữa đỉnh trời cuộc vui mới giải tán. Và trưa hôm sau, khi đã ngồi yên vị trên chuyến tàu vào Nam tôi mới nhớ ra tối hôm qua, trong buổi liên hoan, lần đầu tiên chị Hoài không hát bài “ Cuộc đời vẫn đẹp sao…”
Chuyến xe đò ọp ẹp, già nua thả tôi xuống bên vệ đường hoang vắng trên quốc lộ I cách thị xã Tuy Hòa khoảng ba mươi lăm cây số. Chú lơ xe như thấu hiểu sự lo lắng của cô gái lần đầu đi xa, nhiệt tình bày vẻ: “Cô vào đầu kia hỏi bà chủ quán. Huyện Tuy An đây rồi”. Nói xong, chú ta đập thùm thùm vào cửa xe, hét bác tài: “Tới luôn”.
Lếch thếch với cái vali gồm chăn mùng, áo quần, sách vở…tôi thở dốc hỏi bà chủ quán về ngôi trường. Miệng đầy trầu, bà lắc đầu lia lịa trước cái giọng Huế chắc mới nghe lần đầu. Tôi thất vọng ngồi thừ người trên cái ghế đẩu. Bất chợt, một gương mặt trẻ thơ thò ra sau cửa liếp: “Trường Đồi đó bà ngoại ơi!”. Gương mặt tôi giãn ra cùng với một câu đăc sệt Phú Yên từ miệng bà chủ quán “Dzẫy na!”.
Thằng bé trai khoảng mười tuổi nhiệt tình dẫn cho tôi vào con đường đất cách quán khoảng 300 mét. Không những thế, nó còn xách giúp tôi cái túi nhỏ. Tôi nhủ thầm “Số mình hãy còn may!”. Đi khoảng mười phút, tôi hỏi nó: “Còn xa không em?”. Nó chỉ tay: “Kia kìa”.
. Nhìn từ xa đã thấy trên ngọn đồi trọc không cây cối, duy nhất một dãy phòng học đứng chơ vơ trong nắng chiều hiu hắt. Ngôi trường cấp ba đây ư? Cảm tưởng đầu tiên của tôi là sự thất vọng đến ngỡ ngàng. Một ngôi trường hoàn toàn khác với hình dung của cô sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học thành phố!
Thằng bé đi nhanh và đứng chờ tôi trên đồi. Con dốc đi lên khấp khểnh đầy đá. Nó đập cửa một căn nhà nhỏ bên tay phải dãy phòng học có treo cái trống ở bên ngoài:
-Bác Thạch ơi! Có ai hỏi nè…
Tiếng lộc cộc trên nền xi măng và cánh cửa mở rộng. Khuôn mặt nhầu nhỉ của một người đàn ông hiện ra. Khi thấy tôi đang thở, những nét nhăn giãn rộng:
-Cô giáo mới về trường a? Cô giáo ngồi nghỉ cho đỡ mệt. Hôm nay chủ nhật, ông Hiệu trưởng về nhà, trường không có ai…
Tôi cám ơn thằng bé bằng một cái vuốt tóc. Người đàn ông rót cho tôi chén nước trà nguội ngắt và giới thiệu:
-Tôi là Thạch, bảo vệ trường kiêm đánh trống. Tôi sẽ đưa cô xuống nhà tập thể của giáo viên bên dưới.
Lại phải kéo lê cái va li xuống chân đồi. Ông Thạch tỏ ý muốn xách giùm nhưng tôi cản lại vì nhận ra bên trái của ông là một cái chân giả. Và âm thanh lộc cộc phát ra từ đây mỗi khi ông di chuyển.
Nhà tập thể nằm dưới đồi phía bên tay trái mà khi đi lên tôi đã sơ ý không nhận ra. Nó gồm ba gian cũ kỹ và tàn tạ như ngôi trường. Ông Thạch đưa tôi vào gian cuối và gọi:- Cô Hoài ơi, cô Hoài…
Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị Hoài là một gương mặt tai tái dấu tích của căn bệnh sốt rét kinh niên. Mớ tóc xác xơ như khẳng định thêm điều này, hai cái kẹp ba lá tuột dài trên mái. Không cần ông Thạnh giải thích, chị hiểu ngay và đón tiếp tôi bằng giọng của người miền ngoài:
-Lính mới phải không ? Vào đây, vào đây em…
Một căn phòng nhỏ khoảng hai mươi mét vuông với hai chiếc giường cá nhân song song, ở giữa là cái bàn học sinh chắc giành cho việc soạn bài. Bên trong bức màn con công đã cũ che ngang thấp thoáng mấy cái áo trên móc. Chị đặt cái va li của tôi ở cuối giường:
-Đây là giường cô Nhung dạy Sinh nhưng cô ấy đã chuyển về Nha Trang. Bây giờ nó sẽ là giường của em.
Nhiệt tình của chị làm cho tôi cảm thấy an lòng dù đang ngổn ngang trăm mối. Chị múc nước từ trong chiếc xô sắt cho tôi rửa bụi đường. Sau này tôi mới biết để có một xô nước sạch chúng tôi phải đi xa gần ba trăm mét.
Qua lời chị Hoài, tôi được biết căn phòng đầu tiên là của ông Hiệu trưởng tên Xuân người Phú Yên tập kết ra Bắc từ năm 54, cuối tuần hay về làng ở bên An Ninh; phòng bên cạnh của ông Quyền dạy Toán quê đâu tận trên Tây Bắc. Ông là giáo viên chi viện cho miền Nam. Ông vào đây đem theo một thằng con bảy tuổi, mặt ngơ ngác khờ khạo. Và phòng còn lại là của chúng tôi. Một số giáo viên nam khác đựơc bố trí ở tạm nhà dân, những ngôi nhà tôn hoặc tranh tre nứa lá nép dưới những ngọn đồi trọc xơ xác tiêu điều.
Tối hôm ấy chị Hoài mời tôi ăn cơm với cá nục kho và một đĩa rau lang luộc. Cơm được trộn thêm nắm mì sợi. Chúng tôi ăn tối trong ánh đèn tù mù, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng. Ông Thạch đem xuống cho tôi ba khúc sắn luộc. Nhìn chân ông tập tễnh đi lên ngọn đồi, tôi hỏi nhỏ chị Hoài:
-Ông này là bộ đội phục viên hả chị?
Chị Hoài cười phá lên:- Lính ngụy trăm phần trăm đấy.
Tôi thiếp ngủ trong tiếng hát của chị: “Đi chiến trường gùi trên vai nặng trĩu, đàn Ta Lư em cất tiếng vang lừng mừng thắng trận quê em… Tính tính tính tính tang tang tình…”
***
Đời giáo viên giúp tôi hiểu thêm về ngôi trường và đồng nghiệp. Đây là trường cấp ba đầu tiên của huyện được mở sau 1975. Trước đây, học sinh phải vào tận Tuy Hòa. Trường vẻn vẹn bảy lớp chia làm hai ca. Buổi sáng, một lớp 12 loe ngoe hai mươi mấy em và hai lớp 11; chiều có bốn lớp 10. Huyện Tuy An là một vùng bán sơn địa của tỉnh Phú Yên. Học sinh từ các xã An Hòa, An Dân, An Hiệp trở ra; Ngân Sơn, Chí Thạnh vào; La Hai, An Chấn, An Định xuống… Gần thì đi xe đạp, xa phải ở trọ trong các nhà dân, cuối tuần về nhà cơm đùm gạo bới.
Trường nguyên là ủy ban xã của chế độ cũ. Ngoài bốn phòng học, căn nhà liền kề được ngăn ra làm ba với một phần là kho sách, một phần chứa các thiết bị trường học, phần còn lại là phòng nghỉ của giáo viên giữa giờ lên lớp, vừa là phòng hội họp, lại vừa là nơi ở tạm thời của ông Thạch. Dấu tích những viên đạn còn chi chit trên tường. Giáo viên chỉ mười hai mạng chia làm hai tổ tự nhiên và xã hội. Một cô giáo trước tôi đã bỏ trường vì không chịu nổi gian khổ. Chị Hoài là người nữ duy nhất bám trụ từ ngày lập trường.
Chị Hoài người Hà Tĩnh, quê bên dòng sông Ngàn Phố, hết lớp 10 tình nguyện đi Thanh niên xung phong từ sau Tết Mậu Thân. Đất nước thống nhất, về quê thì mẹ đã mất, anh trai có gia đình, chị học tiếp mấy tháng theo chế độ ưu đãi người có công rồi được phân bổ vào Nam. Chị làm Bí thư Đoàn trường và giảng dạy môn Chính trị.
Những năm tháng chiến trường đã tạo cho chị một tính cách mạnh bạo. Nói to, lời lẽ bỗ bã, xốc vác trong công việc. Đã hai mùa hè, chị tình nguyện ở lại giữ trường; xin một đám đất hoang trồng sắn, khoai; dẫn học trò đi lao động luôn vượt chỉ tiêu…
Ông Quyền sống khép kín với căn phòng ít khi mở rộng cửa. Cánh cửa sổ nhỏ xíu làm gian nhà đắm trong thứ ánh sáng lờ mờ. Hai cha con ăn số lương thực tiêu chuẩn ít ỏi mỗi tháng. Thi thoảng chị Hoài lại dúi cho thằng bé củ khoai, mẩu sắn. Thằng bé sợ bố như sợ cọp, không bạn bè, sống lủi thủi nhìn thấy thương.
Nhân vật thứ ba nữa là ông Thạch. Qua chị Hoài, tôi mới biết thời trai trẻ ông là lính Địa phương quân của chế độ cũ. Trường Đồi là nơi trước đây tiểu đội ông đóng quân bảo vệ xã. Khoảng năm 1970, du kích tấn công, ông bị thương cụt một chân. Ủy ban xã dời ra quận Chí Thạnh, ông ở lại giữ cơ sở vật chất. Sau 75, đây trở thành trường cấp III. Những người dân địa phương thích làm ruộng, không ai muốn làm chức phu trường. Ông Thạch nghe nói lại có bà con xa với Hiệu trưởng. Và đó là những nguyện nhân khiến ông được nhận làm hợp đồng tại trường. Ông Thạch không vợ con, ngày trực trống, đêm bảo vệ, ngủ trên cái ghế bố -dấu tích thời còn đi “lính ngụy”- đặt tạm bợ trong kho sách. Thỉnh thoảng mua được miếng “ thịt tiêu chuẩn”, ông kho mặn ăn dài ngày. Ông không xấu nhưng nhìn dáng đi tội nghiệp ấy tôi cứ liên tưởng đến nhân vật Quasimodo trong tiểu thuyết của Victor Hugo . Chị Hoài hay nói “Tay du kích nào đó bắn dở. Gặp tao có khi lão Thạch đã bể gáo”. Có lẽ cái mặc cảm “lính ngụy” khiến ông ít nói trước sự tếu táo ồn ào của chị Hoài. Ông Xuân Hiệu trưởng tương đối dễ chịu; thầy Khiêm dạy Sử Địa, thầy Túy dạy Lý Hóa, thầy Yên dạy Thể dục sống nhờ trong các xóm. Chúng tôi chỉ gặp nhau khi trùng giờ lên lớp, khi dắt học trò đi lao động, khi họp hội đồng trong đêm bên ngọn đèn dầu được vặn bấc lớn, tỏa ra thứ ánh sáng đỏ quạch, khói đen nghi ngút. Cuộc sống đều đặn, nhàn nhạt, lâu lâu lóe lên một điểm sáng phố phường khi được về Nha Trang công tác hoặc học chính trị ở Tuy Hòa.
Nếu không có chị Hoài, có thể tôi sẽ bỏ nhiệm sở như cô Nhung. Thôn có tên Phú Tân nhưng chẳng Phú cũng chẳng Tân. Trường cách quốc lộ I khoảng tám trăm mét. Đứng trên đỉnh đồi không một bóng cây có thể nhìn thấy những chuyến xe chạy trên đường càng khơi gợi nỗi nhớ nhà. Mùa Nam cồ , những cơn gió cuồn cuộn như lốc xoáy cuốn cát bụi vào phòng học. Và cái đầm Ô Loan với lời ca ngợi của ông Trưởng phòng Tổ chức cũng chắng có chút thơ mộng nào. Nó chỉ đẹp qua ca dao khi ngắm từ con đèo Quán Cau: “ Lẻ loi như cụm núi Sầm. Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan”. Tôi và chị Hoài đã nắm tay nhau đi dọc theo con đường dẫn xuống đầm. Hai bên bờ, heo được thả từng đàn , thấy người thoải mái giương mắt nhìn. Mùa hạ, những con bọ chét tha hồ cắn nát người tôi. Chị Hoài bảo “tại máu em ngọt”. Chúng tôi cũng chưa hề được nếm con sò huyết nào như lời ông Trưởng phòng Tổ chức.
Nói cho công bằng, ở đây tôi cũng có những niềm vui nho nhỏ. Đó là khi được chị Hoài mượn xe đạp chở ra đập Hải Yến dầm mình trong làn nước mát, khi theo học trò lên An Định mùa làm mía được phụ huynh mời uống nước chè hai ngọt ngào, khi ra Ngân Sơn ăn sắn nước Phường Lụa và hiểu tại sao nhà văn Võ Hồng có những câu văn đẹp về quê hương ông. Thôn Ngân Sơn được bao bọc bởi những rặng tre xanh ngắt. Phải chi trường được dời ra khoảng mươi cây số thì hay biết bao nhiêu!
Chị Hoài có một cuốn sổ tay đã sờn bìa. Cuốn sổ xã nhà tặng buổi lên đường vào Nam chiến đấu được chị ấp iu đặt dưới gối.Trang đầu tiên có vẽ hình đôi chim câu tung cánh bay vào trời xanh. Trong cuốn sổ chị viết những bài thơ hào hùng của Tố Hữu như Ta đi tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Bài ca mùa Xuân 61…; những bài hát như Cô gái vót chông, Tiếng đàn Ta Lư, Chiếc gậy Trường Sơn…Trong các buổi văn nghệ, hội họp, lao động bao giờ chị cũng khuấy động không khí bằng thứ âm thanh cao vút. Những bài hát giúp tôi nhận ra chị từ xa, những bài hát xua tan thứ không khí ẩm mốc của mùa đông, những bài hát có tác dụng giúp học sinh vượt năng suất…
Ba năm sau hòa bình chưa kịp giúp chị Hoài phục hồi sức lực. Thân hình chị như đài khí tượng thông báo thời tiết khi chuyển mùa. Có những buổi sáng trời nóng nhưng chị run rẩy trong chăn. Có khi đang dạy chị lảo đảo và học trò phải dìu xuống khu tập thể. Thế nhưng ngày mai, chị lại xông xáo, lại đề ra kế hoạch thi đua, lại cất tiếng hát “Cuộc đời vẫn đẹp sao…”
Một điều chắc chắn là chị Hoài không có người yêu. Một năm nhận thưa thớt vài bức thư có nét chữ to cộ của ông anh ở quê. Chị đang ở vào lớp tuổi trẻ đang qua già sắp tới. Tuổi xuân của chị đã trôi trên những cánh rừng đại ngàn Trường Sơn. Có một ông đồng hương đóng quân ở Sông Cầu thi thoảng ghé chơi nhưng thấy hai người chỉ “mày tao chi tớ” như những người bạn đồng phái.Thú vui của chị là nghêu ngao những bài ca hào hùng một thuở thanh niên!
Những đêm khuya nhìn bóng chị Hoài hắt trên tường tôi cảm nhận một nỗi buồn đến nao lòng. Hết soạn bài, chấm bài thì lôi mớ len cũ ra đan cho đứa cháu nhỏ ở xa. Hình như chị cũng chẳng thuận thảo mấy với người chị dâu để háo hức về nhà dịp hè, dịp tết. Có khi nào nỗi buồn cũng là một thứ gia vị cho người ta nhấm nháp?
Khu tập thể không có giếng. Muốn lấy nước sinh hoạt chúng tôi phải đi lên cái giếng của bệnh viện cũ cách đó khoảng ba trăm mét. Để khỏi mất công, chúng tôi thường ôm áo quần lên tắm giặt vào ban đêm và băng qua khu vườn hẹp của ông Hoàn. Ông này góa vợ, có ba đứa con trai lộc ngộc hay cãi nhau ỏm tỏi. Ông Quyền có lần nửa đùa nửa thật định làm mối ông Hoàn cho chị Hoài nhưng chị quay ngoắt: “Có mà hâm. Tôi chưa điên!”.
Chị Hoài hay mắng tôi với thứ tình “tiểu tư sản” khi thấy tôi vui buồn bên lá thư vừa nhận được của người yêu. Chị ném cho tôi cuốn Ruồi trâu, cuốn Thép đã tôi thế đấy bảo: “Đọc đi, đọc đi. Lãng mạn cho lắm vào”. Có lần tôi cáu tiết bảo: “Chị thì có ai yêu mà biết lãng mạn!”. Nói xong cảm thấy ân hận ngay vì sự độc ác của mình. Nhưng chị Hoài như thản nhiên và lại tất tả với “kế hoạch, chỉ tiêu” của nhà trường.
Cứ thế, cuộc sống của tôi trôi qua bên cái dáng đi khổ sở của ông Thạch, sự năng nổ của chị Hoài, sự cần cù chịu khó của những đứa học trò quê hiền lành chân chất…
Một đêm đang mơ màng, tôi sực tỉnh dậy vì tiếng ú ớ phát ra từ chiếc giường chị Hoài. Tôi tốc cái màn bộ đội lên, khuôn mặt nhăn nhúm thảm hại, mớ tóc nhễ nhại mồ hôi hiện ra. Chị bíu chặt tay tôi, rên khe khẻ, người trằn lên đau đớn. Cuối tuần, Hiệu trưởng Xuân đã về nhà, phòng ông Quyền phát ra tiếng ngáy như kéo bể, tôi cầm đèn pin chạy lên đồi gọi ông Thạch.
Chiếc chân gỗ vội vã theo tôi xuống đồi. Ông nói tôi đỡ chị Hoài tựa vào gối, kéo áo chị lên, đưa cho tôi đồng bạc trắng hoa xòe bảo cạo gió. Dưới ánh đèn tù mù, cả hai bàng hoàng nhận ra một vết sẹo lớn vắt chéo tấm lưng trần. Như sốt ruột trước những cử chỉ chậm chạp, ông Thạch giật lấy đồng bạc cạo mạnh, những vạch màu đỏ chạy dài trên da. Ông Thạch bảo tôi nấu một nồi nước lớn rồi lộc cộc đi vào bóng tối. Mười phút sau ông trở về với một ôm lá tre, lá sả… Chị Hoài như khỏe ra sau nồi nước xông. Chị nằm thiêm thiếp . Ông Thạch nói nhẹ: “Tốt rồi” và lặng lẽ đi lên. Suốt cả tuần, ông đi kiếm những lá thuốc Nam dặn tôi nấu cho chị Hoài uống.
Sau này khi đã bình phục, chị Hoài cứ chất vấn tôi sao lại để tay “lính ngụy”cạo gió, rằng hắn ta đã thấy cái sẹo của chị chưa. Chị cũng cho biết đó là vết thương sau trận bom B52 khi làm đường ở Đường 9 Nam Lào.
Cuối năm học, Hiệu trưởng Xuân về hưu. Hiệu trưởng mới tên Nghĩa từ Phòng Giáo dục huyện chuyển về. Việc đầu tiên của ông ta là cắt hợp đồng với ông Thạch vì “ Lý lịch không trong sáng”. Ông Thạch có một tuần để thu xếp trước khi nghỉ việc.
Có lẽ như tiên đoán được sự việc, ông Thạch không có gì ngạc nhiên. Ông vẫn lê cái chân tập tễnh lên xuống ngọn đồi trọc, vẫn đánh những hồi trống cuối cùng của năm học. Tôi cũng thấy lòng hơi áy náy nhưng một mùa hè rực rỡ đang hiện ra trước mắt. Tôi sẽ gặp người yêu, sẽ lại thấy ánh sáng văn minh của phố thị. Tôi nghĩ ông Thạch là một người tốt nhưng mình cũng chẳng giải quyết được gì.
Chị Hoài có vẻ ray rứt. Mùa hè này chị tiếp tục xung phong ở lại quản lý trường. Trước hôm tôi về thành phố , chị rụt rè đề nghị anh em giáo viên mở một cuộc liên hoan và cũng để chia tay ông Thạch. Tốt thôi. Sống ở đời cần có cái tình!
Vậy là chúng tôi gom hết số tem phiếu, chực chờ để mua được các suất “thịt tươi” ở cửa hàng tận ngoài Chí Thạnh. Tôi xin học trò một quả đu đủ xanh làm gỏi. Chị Hoài lúi húi băm thịt làm món chả giò. Anh chàng Khiêm chịu khó quạt than… Mùi thơm bay lên ngào ngạt trong khu tập thể.
Đêm ấy lại có trăng. Trăng mười hai chưa tròn nhưng đủ gieo xuống trần gian thứ ánh sáng nên thơ, quyến rủ. Thầy Túy dạy Lý ôm chiếc đàn guitar độc tấu những bản nhạc cổ điển dịu dàng. Thầy Yên đi vào xóm kiếm đâu ra can rượu trắng. Ông Quyền cũng tươi tỉnh hẳn ra, chắc ông vui vì sắp về với người vợ vùng cao Tây Bắc. Chúng tôi ngồi quanh chiếc chiếu trải rộng giữa sân trường. Ngọn gió Nam mái hiu hiu. Chia tay năm học, chia tay ông Thạch và tạm xa chị Hoài. Ngày mai người xuôi Nam, kẻ ngược Bắc…
Ông Thạch có vẻ cảm động không nói được gì nhiều. Những ly rượu nhỏ chuyền tay nhau. Tôi cũng ráng uống cạn ly. Mùi rượu thơm ngây ngất, nồng nàn. Chưa bao giờ tôi thấy đồng nghiệp mình dễ thương đến thế. Bây giờ tôi mới biết tửu lượng chị Hoài rất cao. Những ly rượu được chị dốc cạn. Chị còn chê rượu có pha củ mỳ nên vị hơi khê. Chị bảo chị có nghề nấu rượu gia truyền. Có dịp nào đó chị sẽ trổ tài. Chúng tôi chúc ông Thạch ba ngày còn lại vui vẻ, chúng tôi hạch hỏi chị Hoài về chuyện tình trước khi vào quân ngũ, chúng tôi nài nỉ anh chàng Khiêm tán cô bán hàng thương nghiệp huyện để giáo viên có suất mua ưu tiên…
Trăng lên giữa đỉnh trời cuộc vui mới giải tán. Và trưa hôm sau, khi đã ngồi yên vị trên chuyến tàu vào Nam tôi mới nhớ ra tối hôm qua, trong buổi liên hoan, lần đầu tiên chị Hoài không hát bài “ Cuộc đời vẫn đẹp sao…”
*
Hai tháng trời trôi nhanh như chớp mắt.
Tháng Tám, tôi trở lại trường với niềm vui. Ông chú chồng tương lai hứa sẽ thu
xếp cho tôi một chỗ dạy ở thành phố trong năm tới. Tôi không quên mua quà cho
chị Hoài là một cái kẹp đồi mồi thay cho cái kẹp ba lá quê mùa.
Chị Hoài đón tôi với một nụ cười nhợt nhạt, làn da vẫn tái xanh. Tôi kêu lên “Chị ốm hả?”. Chị gật đầu “Chị khó ở cả tuần nay”. Bữa cơm chiều hôm ấy có thật nhiều món tôi mang về nhưng chị Hoài chỉ ăn được lưng bát rồi trùm mền nằm. Tôi cố thật nhẹ nhàng cho chị nghỉ ngơi.
Trường đã có bảo vệ mới. Một anh thanh niên khỏe mạnh và bặm trợn phù hợp chức năng nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhớ tới cái vẻ lầm lũi và bước chân lộc cộc của ông Thạch. Không biết ông ấy bây giờ ra sao.
Giáo viên bước vào năm học mới bằng một tuần chính trị ở Tuy Hòa. Chúng tôi vui vì được kéo dài những ngày hè muộn, được rong chơi trên bờ biển, được ăn món bún mắm nổi tiếng ở chợ thị xã…Sau một năm trời gắn bó, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn. Cả bọn ngồi trên chiếc xe Lam chuyện trò rôm rả. Chị Hoài vẫn còn ốm nhưng là Bí thư Đoàn trường, chị không thể bỏ khóa học. Cứ buổi sáng nghe báo cáo, buổi chiều thảo luận, buổi tối kéo nhau đi quán cà phê Vị Thủy giá ba hào. “Cuộc đời vẫn đẹp sao…” dù chị Hoài có những cơn ớn lạnh vào buổi chiều. Dấu ấn chiến tranh vẫn chưa tha chị?
Buổi sáng, tôi ra cái chợ chồm hổm bên đường mua cháo cho chị Hoài. Ông Quyền tay cầm khúc bánh mì đi tới thì thầm vào tai tôi “Cô biết không? Bà Hoài chửa buộm đấy”. Chửa buộm là gì?. Tôi ngơ ngác. Ông Quyền tinh quái đưa cánh tay dứ dứ trước bụng…
Chị Hoài đón tôi với một nụ cười nhợt nhạt, làn da vẫn tái xanh. Tôi kêu lên “Chị ốm hả?”. Chị gật đầu “Chị khó ở cả tuần nay”. Bữa cơm chiều hôm ấy có thật nhiều món tôi mang về nhưng chị Hoài chỉ ăn được lưng bát rồi trùm mền nằm. Tôi cố thật nhẹ nhàng cho chị nghỉ ngơi.
Trường đã có bảo vệ mới. Một anh thanh niên khỏe mạnh và bặm trợn phù hợp chức năng nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhớ tới cái vẻ lầm lũi và bước chân lộc cộc của ông Thạch. Không biết ông ấy bây giờ ra sao.
Giáo viên bước vào năm học mới bằng một tuần chính trị ở Tuy Hòa. Chúng tôi vui vì được kéo dài những ngày hè muộn, được rong chơi trên bờ biển, được ăn món bún mắm nổi tiếng ở chợ thị xã…Sau một năm trời gắn bó, chúng tôi cảm thấy gần nhau hơn. Cả bọn ngồi trên chiếc xe Lam chuyện trò rôm rả. Chị Hoài vẫn còn ốm nhưng là Bí thư Đoàn trường, chị không thể bỏ khóa học. Cứ buổi sáng nghe báo cáo, buổi chiều thảo luận, buổi tối kéo nhau đi quán cà phê Vị Thủy giá ba hào. “Cuộc đời vẫn đẹp sao…” dù chị Hoài có những cơn ớn lạnh vào buổi chiều. Dấu ấn chiến tranh vẫn chưa tha chị?
Buổi sáng, tôi ra cái chợ chồm hổm bên đường mua cháo cho chị Hoài. Ông Quyền tay cầm khúc bánh mì đi tới thì thầm vào tai tôi “Cô biết không? Bà Hoài chửa buộm đấy”. Chửa buộm là gì?. Tôi ngơ ngác. Ông Quyền tinh quái đưa cánh tay dứ dứ trước bụng…
Bây giờ thì không giấu ai được rồi.
Những cơn nghén làm chị Hoài nôn khan. Cái bụng chị cũng đã lùm lùm sau vạt áo.
Chị không hé môi với tôi nửa câu và tôi cũng không dám hỏi điều gì. Những bữa
ăn thường bị bỏ dỡ .Tôi chỉ dám yên lặng chăm sóc chị với những hành động nhỏ
nhặt. Một ly nước nóng, một trái khế xanh… Mấy tay thầy giáo trẻ cũng không còn
ghé chơi. Những cái nhìn tò mò của học sinh và phụ huynh khi đi ngang… Đây chỉ
là một vùng đất nhỏ!
Chi bộ Đảng đã có những buổi họp riêng vào buổi tối. Sau những buổi ấy, ông Quyền tránh gặp chị Hoài dù chúng tôi vẫn ở sát nhau. Dáng đi của chị Hoài nặng nề hơn, khuôn mặt lạnh căm. Tay bảo vệ mới tỏ ra nhiều chuyện. Hắn ta thì thào ông Quyền là người phê phán chị Hoài nặng nề nhất :“vi phạm đạo đức Cách mạng, không xứng đáng ở trong hàng ngũ Đảng viên, không là tấm gương sáng cho học sinh…” Hiệu trưởng mới thì cứ khăng khăng buộc chị Hoài nói rõ ai là tác giả của cái bào thai trong bụng chị “để tránh gây hoen ố cho nhà trường”. .. Cuối cùng Chi bộ quyết định một buổi họp Hội Đồng sẽ đưa vấn đề của chị Hoài ra và công bố hình thức kỷ luật.
Nhưng sẽ không bao giờ có buổi họp ấy vì khi tôi vào Nha Trang họp chuyên môn, một buổi sáng tinh mơ chị Hoài đã lẳng lặng bỏ đi …
Mọi người có vẻ nhẹ nhõm với cái kết cục bất ngờ ấy. Hiệu trưởng nói to: “Thiếu chút nửa trường ta mất danh hiệu tiên tiến, công sức phấn đấu của anh em đổ xuống sông xuống bể…”Nhìn nụ cười của ông ta tự dưng tôi ớn lạnh. Cũng kể từ đó cho đến lúc rời trường ,tôi không còn bắt chuyện với ông Quyền nữa
Chị Hoài ra đi để tôi lại với sự trống vắng đến ngỡ ngàng. Tôi tự dằn vặt đã không gần gũi chị hơn. Tại sao chị không bày tỏ với tôi? Nhưng quả thật tôi cũng chẳng biết làm gì…Suy cho cùng tôi chỉ là một cô gái trẻ chưa có kinh nghiệm với cuộc đời. Tôi cũng đặt ra nhiều câu hỏi không biết chị Hoài lỡ dại với ai? Tay bạn trai đồng hương đôi lần ghé? Có khi nào là ông Thạch trong ba đêm còn ở lại trường? Hay một đêm sáng trăng chị Hoài đi qua vườn ông Hoàn và…? Hoặc là một người nào đó chăng? Chẳng ai giải thích giùm tôi.
Nửa tháng sau Sở bổ sung giáo viên về trường. Không chỉ một mà hai. Chiếc giường cá nhân của chị Hoài được chuyển cho cô giáo mới. Khi lật chiếc chiếu của chị, tôi nhận ra chị Hoài đã bỏ quên cuốn sổ tay cũ kỹ yêu quý. Tôi lật từng trang. Những bài thơ Tố Hữu… những bài hát hào hùng… và trang cuối cùng là bốn câu thơ lỡ dở của Nguyễn Đức Mậu:
Chiến tranh đã tắt từ lâu
Vườn cau trái rụng, giàn trầu héo hon
Nửa đêm gió lạnh trăng mòn
Có người nghe tiếng ru con khóc thầm
Ôi, chị Hoài!!!
Cuối năm học, tôi được thuyên chuyển như lời hứa của ông chú chồng tương lai. Giã từ những kỷ niệm với chị Hoài! Giã từ những cơn Nam mái và Nam cồ! Giã từ ngôi trường cho tôi nỗi buồn nhiều hơn niềm vui!
Sau này tôi nghe trường đã đổi ra thị trấn Chí Thạnh, được xây dựng rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn, tiện nghi hơn và đặc biệt trường đã có tên của vị Tổng Bí thư thứ nhất.
Có hai lần tôi ngồi trên xe hơi đi qua vùng đất ấy. Đầm Ô Loan nhìn xa vẫn đẹp với làn nước trong xanh. Con đèo Quán Cau đựợc san lấp mở đường đã biến thành một con dốc. Và nhìn từ xa, ngôi trường Đồi vẫn chơ vơ qua làn bụi mỏng. Không biết bây giờ nó thuộc cơ quan nào…
Chi bộ Đảng đã có những buổi họp riêng vào buổi tối. Sau những buổi ấy, ông Quyền tránh gặp chị Hoài dù chúng tôi vẫn ở sát nhau. Dáng đi của chị Hoài nặng nề hơn, khuôn mặt lạnh căm. Tay bảo vệ mới tỏ ra nhiều chuyện. Hắn ta thì thào ông Quyền là người phê phán chị Hoài nặng nề nhất :“vi phạm đạo đức Cách mạng, không xứng đáng ở trong hàng ngũ Đảng viên, không là tấm gương sáng cho học sinh…” Hiệu trưởng mới thì cứ khăng khăng buộc chị Hoài nói rõ ai là tác giả của cái bào thai trong bụng chị “để tránh gây hoen ố cho nhà trường”. .. Cuối cùng Chi bộ quyết định một buổi họp Hội Đồng sẽ đưa vấn đề của chị Hoài ra và công bố hình thức kỷ luật.
Nhưng sẽ không bao giờ có buổi họp ấy vì khi tôi vào Nha Trang họp chuyên môn, một buổi sáng tinh mơ chị Hoài đã lẳng lặng bỏ đi …
Mọi người có vẻ nhẹ nhõm với cái kết cục bất ngờ ấy. Hiệu trưởng nói to: “Thiếu chút nửa trường ta mất danh hiệu tiên tiến, công sức phấn đấu của anh em đổ xuống sông xuống bể…”Nhìn nụ cười của ông ta tự dưng tôi ớn lạnh. Cũng kể từ đó cho đến lúc rời trường ,tôi không còn bắt chuyện với ông Quyền nữa
Chị Hoài ra đi để tôi lại với sự trống vắng đến ngỡ ngàng. Tôi tự dằn vặt đã không gần gũi chị hơn. Tại sao chị không bày tỏ với tôi? Nhưng quả thật tôi cũng chẳng biết làm gì…Suy cho cùng tôi chỉ là một cô gái trẻ chưa có kinh nghiệm với cuộc đời. Tôi cũng đặt ra nhiều câu hỏi không biết chị Hoài lỡ dại với ai? Tay bạn trai đồng hương đôi lần ghé? Có khi nào là ông Thạch trong ba đêm còn ở lại trường? Hay một đêm sáng trăng chị Hoài đi qua vườn ông Hoàn và…? Hoặc là một người nào đó chăng? Chẳng ai giải thích giùm tôi.
Nửa tháng sau Sở bổ sung giáo viên về trường. Không chỉ một mà hai. Chiếc giường cá nhân của chị Hoài được chuyển cho cô giáo mới. Khi lật chiếc chiếu của chị, tôi nhận ra chị Hoài đã bỏ quên cuốn sổ tay cũ kỹ yêu quý. Tôi lật từng trang. Những bài thơ Tố Hữu… những bài hát hào hùng… và trang cuối cùng là bốn câu thơ lỡ dở của Nguyễn Đức Mậu:
Chiến tranh đã tắt từ lâu
Vườn cau trái rụng, giàn trầu héo hon
Nửa đêm gió lạnh trăng mòn
Có người nghe tiếng ru con khóc thầm
Ôi, chị Hoài!!!
Cuối năm học, tôi được thuyên chuyển như lời hứa của ông chú chồng tương lai. Giã từ những kỷ niệm với chị Hoài! Giã từ những cơn Nam mái và Nam cồ! Giã từ ngôi trường cho tôi nỗi buồn nhiều hơn niềm vui!
Sau này tôi nghe trường đã đổi ra thị trấn Chí Thạnh, được xây dựng rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn, tiện nghi hơn và đặc biệt trường đã có tên của vị Tổng Bí thư thứ nhất.
Có hai lần tôi ngồi trên xe hơi đi qua vùng đất ấy. Đầm Ô Loan nhìn xa vẫn đẹp với làn nước trong xanh. Con đèo Quán Cau đựợc san lấp mở đường đã biến thành một con dốc. Và nhìn từ xa, ngôi trường Đồi vẫn chơ vơ qua làn bụi mỏng. Không biết bây giờ nó thuộc cơ quan nào…
***
Năm 2010, vợ chồng tôi quyết định “hấp
hôn”bằng một chuyến du lịch Đà Lạt. Thành phố cao nguyên lờ mờ trong màn sương
có sức quyến rũ kỳ lạ. Đứng trên những con dốc chúng tôi đắm mình trong vẻ đẹp
kỳ ảo của đất trời tháng mười một. Chồng tôi cứ xuýt xoa tiếc mình không phải
là họa sỹ để có thể tái tạo bức tranh của thiên nhiên. Thay vì đi quanh phố xá,
chúng tôi leo ngọn LangBian, len lỏi vào các buôn làng người Chil ở Lạc Dương, dự
một buổi rượu cần còn nguyên vẻ hoang sơ rừng núi…
Chuyến đi làm tôi có cảm tưởng được trẻ lại dăm tuổi. Đến ngày thứ năm, chồng tôi sực nhớ ra nên đi thăm một ông cậu ở vùng đất Đạ Tẻh: Cậu Chương.
Cậu Chương là con nuôi của bà ngoại chồng tôi. Cậu hiền lành, tốt tính chỉ phải tội có quá nhiều con. Nhớ năm đầu tiên về làm dâu đến chúc Tết nhà cậu, tôi phát hoảng vì gần một tiểu đội sắp hàng chờ mừng tuổi. Những năm khó khăn, nhà cậu mợ toàn phải ăn bo bo. Bà ngoại hay nhiếc “Đẻ cho lắm vào!” rồi sau đó lại dúi cho mấy bơ gạo. Năm 1981 cậu mợ quyết bỏ quê đem gia đình đi theo chính sách di dân mở khu kinh tế mới ở phía tây tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi cũng làm kiếp tha hương, chưa hề gặp lại cậu sau ngần ấy năm, chỉ nghe nói đại gia đình cậu bây giờ khá vững vàng. Thôi thì tiện đường ghé thăm và cũng để biết thêm một vùng đất mới.
Từ quốc lộ 20 xe đưa chúng tôi rẽ vào phía tay phải. Con đường càng lúc càng thấp dần. Mùa khô đã trở về nhưng thời tiết vẫn mát lạnh. Trên cùng chuyến xe nhưng chúng tôi lại nghe hành khách nói nhiều giọng khác nhau. Chồng tôi tò mò hỏi thì mới biết huyện tập trung nhiều cư dân từ nhiều tỉnh như Hà Tây, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định…Dấu ấn quê hương thể hiện qua những cái tên như xã Mỹ Đức, Quốc Oai, Triệu Hải, Hương Lâm, An Nhơn…Tôi bồi hồi nhớ đến những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt đường khát vọng nói về tình quê của cha ông đi mở đất:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…
Hai đứa con cậu Chương đã chờ sẵn ở bến xe trung tâm của huyện. Nhìn hai cậu thanh niên cao lớn khỏe mạnh với trang phục áo Pull quần Jean đúng mốt, cỡi xe máy tôi không hình dung ra đây là những đứa bé xanh rớt, mũi dãi năm nào.
Cậu mợ đón chúng tôi trước căn nhà rộng được bao bọc bởi những cây điều sai trái. Hai ông bà tóc bạc nhưng khỏe mạnh với nụ cười tươi rói. Vây quanh ông bà bây giờ không phải con cái mà là bầy cháu mười lăm đứa. Những cậu con trai đều được chia đất sống gần gũi chung quanh, chỉ “ới” một tiếng là năm phút sau có mặt đầy đủ.
Bữa ăn tối được bày ra trên hàng hiên.Trăng thanh bình. Gà vườn thịt dai và ngọt, rau sạch xanh mướt trên dĩa, hạt cơm mới thơm phức…. Cậu Chương nâng ly rượu trên tay:
-Uống đi anh chị, uống đi các con…Uống để ôn lại những tháng ngày gian khổ. Đất chẳng phụ người bao giờ.
Ngày đặt chân lên vùng kinh tế mới này, nhìn cảnh đồi núi hoang vu, cỏ tranh bao phủ, cậu Chương không tránh khỏi sự nản lòng. Một số gia đình đã quay về quê cũ hoặc chạy dạt lên Bảo Lộc làm thuê, buôn bán qua ngày. Nhưng nhớ lại lời thề độc ngày bỏ quê, nhìn lại đàn con mười đứa, trong số có sáu thằng, cậu mợ nhất quyết bám trụ.
Vậy rồi ngay lúc còn ăn gạo trợ cấp đầy mọt, mấy cha con đã lo vỡ đồi trồng lương thực ngắn ngày như khoai sắn, vào rừng đốn gỗ cắt tranh lợp nhà, tìm nơi đất trũng cấy lúa… Máu, mồ hôi, nước mắt đã đổ xuống nhưng gia đình cậu đã có cái ăn.
Đất lành chim đậu, vùng đất mới chiêu tụ nhiều gia đình khắp các vùng miền. Người ta cần đất, người ta thèm đất và người ta cải tạo đất để có những khu vườn trù phú, những cánh đồng màu mỡ hôm nay… Đateh trở thành một miền đất nhiều người mơ ước. Một vài căn nhà ở trung tâm huyện đẹp như biệt thự của người thành phố nhưng hỏi ra mới biết chủ nhân của nó là những người chịu khó làm ăn thành đạt. Nhìn những vườn điều, những hàng bơ sai trái, những mẫu cao su mới được đưa vào đầu tư, tôi nghĩ về công lao của những người mở đất. Đứa cháu cả cầm đũa giục chồng tôi:
-Uống đi anh, rượu Đạ tẻh nổi tiếng cả tỉnh Lâm Đồng. Ai về đây cũng kiếm mươi lít mang đi. Không hiểu do gạo, nước hay do người nấu…Chắc là cả ba.
Mợ Chương ngắt lời: “ -Mai xuống bà An kiếm cho anh mày chục lít . Rượu Đạ tẻh ngon nhưng ngon nhất ở đây phải là rượu bà An.Uống đậm mà không đau đầu. Rượu ấy chỉ người quen mới mua được…”
Bữa cơm rộn rã trong niềm vui sum họp của những người tha hương.
Chuyến đi làm tôi có cảm tưởng được trẻ lại dăm tuổi. Đến ngày thứ năm, chồng tôi sực nhớ ra nên đi thăm một ông cậu ở vùng đất Đạ Tẻh: Cậu Chương.
Cậu Chương là con nuôi của bà ngoại chồng tôi. Cậu hiền lành, tốt tính chỉ phải tội có quá nhiều con. Nhớ năm đầu tiên về làm dâu đến chúc Tết nhà cậu, tôi phát hoảng vì gần một tiểu đội sắp hàng chờ mừng tuổi. Những năm khó khăn, nhà cậu mợ toàn phải ăn bo bo. Bà ngoại hay nhiếc “Đẻ cho lắm vào!” rồi sau đó lại dúi cho mấy bơ gạo. Năm 1981 cậu mợ quyết bỏ quê đem gia đình đi theo chính sách di dân mở khu kinh tế mới ở phía tây tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi cũng làm kiếp tha hương, chưa hề gặp lại cậu sau ngần ấy năm, chỉ nghe nói đại gia đình cậu bây giờ khá vững vàng. Thôi thì tiện đường ghé thăm và cũng để biết thêm một vùng đất mới.
Từ quốc lộ 20 xe đưa chúng tôi rẽ vào phía tay phải. Con đường càng lúc càng thấp dần. Mùa khô đã trở về nhưng thời tiết vẫn mát lạnh. Trên cùng chuyến xe nhưng chúng tôi lại nghe hành khách nói nhiều giọng khác nhau. Chồng tôi tò mò hỏi thì mới biết huyện tập trung nhiều cư dân từ nhiều tỉnh như Hà Tây, Quảng Trị, Thừa Thiên, Bình Định…Dấu ấn quê hương thể hiện qua những cái tên như xã Mỹ Đức, Quốc Oai, Triệu Hải, Hương Lâm, An Nhơn…Tôi bồi hồi nhớ đến những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca Mặt đường khát vọng nói về tình quê của cha ông đi mở đất:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân…
Hai đứa con cậu Chương đã chờ sẵn ở bến xe trung tâm của huyện. Nhìn hai cậu thanh niên cao lớn khỏe mạnh với trang phục áo Pull quần Jean đúng mốt, cỡi xe máy tôi không hình dung ra đây là những đứa bé xanh rớt, mũi dãi năm nào.
Cậu mợ đón chúng tôi trước căn nhà rộng được bao bọc bởi những cây điều sai trái. Hai ông bà tóc bạc nhưng khỏe mạnh với nụ cười tươi rói. Vây quanh ông bà bây giờ không phải con cái mà là bầy cháu mười lăm đứa. Những cậu con trai đều được chia đất sống gần gũi chung quanh, chỉ “ới” một tiếng là năm phút sau có mặt đầy đủ.
Bữa ăn tối được bày ra trên hàng hiên.Trăng thanh bình. Gà vườn thịt dai và ngọt, rau sạch xanh mướt trên dĩa, hạt cơm mới thơm phức…. Cậu Chương nâng ly rượu trên tay:
-Uống đi anh chị, uống đi các con…Uống để ôn lại những tháng ngày gian khổ. Đất chẳng phụ người bao giờ.
Ngày đặt chân lên vùng kinh tế mới này, nhìn cảnh đồi núi hoang vu, cỏ tranh bao phủ, cậu Chương không tránh khỏi sự nản lòng. Một số gia đình đã quay về quê cũ hoặc chạy dạt lên Bảo Lộc làm thuê, buôn bán qua ngày. Nhưng nhớ lại lời thề độc ngày bỏ quê, nhìn lại đàn con mười đứa, trong số có sáu thằng, cậu mợ nhất quyết bám trụ.
Vậy rồi ngay lúc còn ăn gạo trợ cấp đầy mọt, mấy cha con đã lo vỡ đồi trồng lương thực ngắn ngày như khoai sắn, vào rừng đốn gỗ cắt tranh lợp nhà, tìm nơi đất trũng cấy lúa… Máu, mồ hôi, nước mắt đã đổ xuống nhưng gia đình cậu đã có cái ăn.
Đất lành chim đậu, vùng đất mới chiêu tụ nhiều gia đình khắp các vùng miền. Người ta cần đất, người ta thèm đất và người ta cải tạo đất để có những khu vườn trù phú, những cánh đồng màu mỡ hôm nay… Đateh trở thành một miền đất nhiều người mơ ước. Một vài căn nhà ở trung tâm huyện đẹp như biệt thự của người thành phố nhưng hỏi ra mới biết chủ nhân của nó là những người chịu khó làm ăn thành đạt. Nhìn những vườn điều, những hàng bơ sai trái, những mẫu cao su mới được đưa vào đầu tư, tôi nghĩ về công lao của những người mở đất. Đứa cháu cả cầm đũa giục chồng tôi:
-Uống đi anh, rượu Đạ tẻh nổi tiếng cả tỉnh Lâm Đồng. Ai về đây cũng kiếm mươi lít mang đi. Không hiểu do gạo, nước hay do người nấu…Chắc là cả ba.
Mợ Chương ngắt lời: “ -Mai xuống bà An kiếm cho anh mày chục lít . Rượu Đạ tẻh ngon nhưng ngon nhất ở đây phải là rượu bà An.Uống đậm mà không đau đầu. Rượu ấy chỉ người quen mới mua được…”
Bữa cơm rộn rã trong niềm vui sum họp của những người tha hương.
*
Tôi theo cháu gái xuống xóm mua “rượu bà An” theo lời dặn của mợ Chương. Qua con dốc, bức tranh đồng quê thanh bình hiện ra trước mắt . Một nếp nhà gỗ xinh xắn nép mình trong vườn cây xanh. Hàng cau thẳng trước nhà gợi nhớ khung cảnh của làng quê xứ Bắc. Đàn gà con lúc thúc theo mẹ bới quanh đống rơm, làn khói bếp nhẹ nhàng lan tỏa…Đứa cháu đẩy nhẹ cánh cổng:
-Bà An ơi! Để cho nhà cháu ít rượu…
Người đàn bà bước ra từ cửa căn nhà ngang, nói to:
-Mới sáng sớm mà đã mua rượu. Bảo bà mày cho ông uống lắm vào rồi hư người đi. Chờ bà chút nhá. Mới ru thằng cháu ngủ cho mẹ nó lên trường…
Giọng nói bỗ bã quen quen đánh thức tiềm thức. Ai thế nhỉ? Người đàn bà nào dáng tất tưởi thế kia. Mái tóc bạc ngẩng đầu lên. Tôi bàng hoàng..Chị Hoài? Đúng là chị Hoài của hơn ba mươi năm trước. Thời gian qua đi nhưng tôi chưa thể nhầm. Tôi thốt lên : “ -Chị Hoài! Em đây, Thu ngày xưa của chị đây!”
Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Ngỡ ngàng. Xúc động. Quả đất tròn nhưng gặp nhau trong khung cảnh như thế này thì thật là điều khó tưởng tương. Chị Hoài nắm chặt tay tôi:
-Chị cũng không ngờ …Chị mừng lắm, vui lắm em…
Chị Hoài tíu tít đưa tôi lên nhà trên. Chị ấn tôi ngồi xuống bộ bàn ghế giữa nhà, vội vã pha trà chế nước:
-Chờ chị chút. Chị ra vườn hái ổi cho em ăn!
Tôi theo cháu gái xuống xóm mua “rượu bà An” theo lời dặn của mợ Chương. Qua con dốc, bức tranh đồng quê thanh bình hiện ra trước mắt . Một nếp nhà gỗ xinh xắn nép mình trong vườn cây xanh. Hàng cau thẳng trước nhà gợi nhớ khung cảnh của làng quê xứ Bắc. Đàn gà con lúc thúc theo mẹ bới quanh đống rơm, làn khói bếp nhẹ nhàng lan tỏa…Đứa cháu đẩy nhẹ cánh cổng:
-Bà An ơi! Để cho nhà cháu ít rượu…
Người đàn bà bước ra từ cửa căn nhà ngang, nói to:
-Mới sáng sớm mà đã mua rượu. Bảo bà mày cho ông uống lắm vào rồi hư người đi. Chờ bà chút nhá. Mới ru thằng cháu ngủ cho mẹ nó lên trường…
Giọng nói bỗ bã quen quen đánh thức tiềm thức. Ai thế nhỉ? Người đàn bà nào dáng tất tưởi thế kia. Mái tóc bạc ngẩng đầu lên. Tôi bàng hoàng..Chị Hoài? Đúng là chị Hoài của hơn ba mươi năm trước. Thời gian qua đi nhưng tôi chưa thể nhầm. Tôi thốt lên : “ -Chị Hoài! Em đây, Thu ngày xưa của chị đây!”
Chúng tôi ôm chầm lấy nhau. Ngỡ ngàng. Xúc động. Quả đất tròn nhưng gặp nhau trong khung cảnh như thế này thì thật là điều khó tưởng tương. Chị Hoài nắm chặt tay tôi:
-Chị cũng không ngờ …Chị mừng lắm, vui lắm em…
Chị Hoài tíu tít đưa tôi lên nhà trên. Chị ấn tôi ngồi xuống bộ bàn ghế giữa nhà, vội vã pha trà chế nước:
-Chờ chị chút. Chị ra vườn hái ổi cho em ăn!
Căn nhà gọn gàng như thói quen chu tất
của chị. Trên tường treo những bức ảnh gia đình. Ảnh chị Hoài mặc áo dài nhung
màu xanh, ảnh một cặp vợ chồng ngày cưới, ảnh đứa cháu lẫm chẫm bước đi… Chị
Hoài cắt những miếng ổi trắng tươi, hướng theo ánh mắt tôi:
-Chị đấy. Ngày lên lão bảy mươi đấy. Con trai và con dâu kia. Cháu nội đầu lòng đang ngủ. Con dâu mới bầu đứa thứ hai…
Niềm vui ngời sáng trên mặt chị. Tôi hỏi chị:
-Sao tên chị lại là An? Làm em chẳng nhận ra.
Chị cười: “ -Tên thằng cu. Ở đây người ta gọi theo tên con. An là xã An Cư đấy . Em nhớ không?”
Một khoảng lặng giữa hai chị em. Ôi! Những ngày sao tôi muốn quên…
Chị Hoài kể sau những đêm kiểm điểm trong căn phòng trên ngọn đồi heo hút ấy chị đã bỏ đi. Chị không thể về quê vì miệng lưỡi xóm làng, vì gia đình người anh quá nghèo. Chị lang thang ở bến xe Nha Trang hai đêm rồi tình cờ gặp một gia đình Hà Tây đi kinh tế mới, chị đã quyết định theo họ… Tủi thân, cay đắng, đoạn trường nhưng rồi cũng qua…Đôi bàn tay một thuở Trường Sơn đã tưởng được thong thả với ngòi bút viên phấn lại tiếp tục sứt sẹo, chai sần.Thằng An đã sinh ra và lớn lên ở trên quê hương mới.Thời gian như một cái chớp mắt. Năm nay nó đã ba mươi hai tuổi đang làm ngoài thị trấn, con dâu dạy trường Tiểu học gần nhà. Chị vẫn khỏe, ở nhà trông cháu nội. Rảnh rổi lại nấu mẻ rượu cho người quen kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống không giàu nhưng an ổn, hạnh phúc. Nhìn mắt chị, tôi hỉểu đây là sự thật.
Chia tay tôi, chị thì thầm: “- Thu biết không, chị không bao giờ ân hận vì những gì đã xảy ra…”
Và tôi cũng chẳng cần hỏi chị về người bố của thằng An. Điều đó quả thật là không cần thiết.
-Chị đấy. Ngày lên lão bảy mươi đấy. Con trai và con dâu kia. Cháu nội đầu lòng đang ngủ. Con dâu mới bầu đứa thứ hai…
Niềm vui ngời sáng trên mặt chị. Tôi hỏi chị:
-Sao tên chị lại là An? Làm em chẳng nhận ra.
Chị cười: “ -Tên thằng cu. Ở đây người ta gọi theo tên con. An là xã An Cư đấy . Em nhớ không?”
Một khoảng lặng giữa hai chị em. Ôi! Những ngày sao tôi muốn quên…
Chị Hoài kể sau những đêm kiểm điểm trong căn phòng trên ngọn đồi heo hút ấy chị đã bỏ đi. Chị không thể về quê vì miệng lưỡi xóm làng, vì gia đình người anh quá nghèo. Chị lang thang ở bến xe Nha Trang hai đêm rồi tình cờ gặp một gia đình Hà Tây đi kinh tế mới, chị đã quyết định theo họ… Tủi thân, cay đắng, đoạn trường nhưng rồi cũng qua…Đôi bàn tay một thuở Trường Sơn đã tưởng được thong thả với ngòi bút viên phấn lại tiếp tục sứt sẹo, chai sần.Thằng An đã sinh ra và lớn lên ở trên quê hương mới.Thời gian như một cái chớp mắt. Năm nay nó đã ba mươi hai tuổi đang làm ngoài thị trấn, con dâu dạy trường Tiểu học gần nhà. Chị vẫn khỏe, ở nhà trông cháu nội. Rảnh rổi lại nấu mẻ rượu cho người quen kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống không giàu nhưng an ổn, hạnh phúc. Nhìn mắt chị, tôi hỉểu đây là sự thật.
Chia tay tôi, chị thì thầm: “- Thu biết không, chị không bao giờ ân hận vì những gì đã xảy ra…”
Và tôi cũng chẳng cần hỏi chị về người bố của thằng An. Điều đó quả thật là không cần thiết.
Viết ở Trại sáng tác Đateh
Ngô Hương Thủy
Ngô Hương Thủy
No comments:
Post a Comment