TIẾNG LÒNG TRONG “CO VÀO
KÍ ỨC”
Phan Trang Hy
Cái tình của văn
chương muôn đời là cái tình của tri âm, tri kỉ. Cái
tình ấy có thể chợt đến, rồi đi, nhưng rồi cũng để
lại ấn tượng nào đó trong “cõi người ta” này. Cầm
trên tay tuyển tập thơ “Co
vào kí ức”
(Nxb Thanh niên, 2016) của ba nhà thơ là Hàn Quốc Sinh,
Chiêu Dương và Hàn Quốc Vũ, rồi đọc, và theo tôi, cái
đọng lại trong tôi là tình yêu và sự chiêm nghiệm của
lòng thơ.
Trước tiên, tình
yêu trong “Co vào
kí ức” là
những hoài niệm, nhớ thương, là một thời khắc khoải
tim yêu, là những mong chờ dáng mộng. Mãi tình yêu cứ
đẹp, cứ sầu:
“Tình yêu
như chiếc lá vàng mỏng mảnh
Lòng
giếng sâu e héo úa trăng ngà
Anh thảng
thốt nghe tiếng cười nửa miệng
Mộng tắt
đời nghiêng, buồn đến xót xa!”
(Thương
nhớ, tr23)
Nói đến tình yêu
là nói đến tiếng lòng mãi dễ gì quên mối tình thơ
ngây con gái, đâu dễ gì quên mối tình tuổi ngọc, tuổi
ngà? Sợ ai kia, sợ tình kia có còn? Sợ ai kia lãng quên
một khối tình trong kí ức: “Ai
sẽ mang hoa về/ Mùi hương em gái hoa?/ Ai sẽ đem nụ
cười/ Cài trong trái tim em/ Ai sẽ đem bình minh/ Gieo tình
ánh mắt ấy/ Xóa mờ đường đã qua/ Xóa phép màu nhung
nhớ/ Tình ơi! Ta đi thật rồi.”
(Lãng quên hoa
quỳnh, tr 115)
Vẫn là quỳnh hoa
một thuở. Vẫn là một thuở yêu nhau còn đọng lại
hương thơm của quỳnh, hương thơm của đời như mộng:
“Em về ngủ men
say/ Hương đời ru hương quỳnh/ Làm tan ra rượu em/ Múa
quay cuồng thâu đêm/ Biết em sau mùa quỳnh/ Nhạc hóa
lòng em/ Trắng trinh/ Trắng trinh/ Sao tượng đá em buồn?”
(Lặng lẽ hoa
quỳnh, tr 127)
Còn trong “Vách
đá lòng anh”,
“cái tình” quả là “cái chi chi” của anh, của em,
của những kẻ yêu nhau, nhưng… Cũng bởi chữ “nhưng”
ngăn cách. Không biết ai trách sự cách ngăn ấy. Như là
em đang trách em? Như là anh đang tự trách anh? “Ta
hơn em cuộc đời/ Ta thua em cuộc tình/ Quay quắt buồn
quay quắt che ngang/ Nụ cười kia nụ buồn cháy rụi/
Thiêu hồn chúng mình tan chảy đến vô duyên”
(tr 104)
Đâu phải tự trách
chính mình, đâu phải tự trách nhau. Trách gì nhau khi tình
chưa trọn. Mà ở đời này có cái gì trọn vẹn đâu mà
trách, mà hờn. Thôi thì lặng câm, nếu được: “Chợt
sững sờ về lại bến sông xưa/ Trả lại nửa đời
bỏng rát/ Tình thầm chưa dám ngỏ/ Lặng câm”
(Lặng câm,
tr 30)
Khi yêu, mấy ai
muốn xa nhau. Khi yêu, anh cứ ngỡ cùng em là một, và em
cũng tin rằng em và anh “tuy hai mà một”. Cả em, cả
anh đều muốn tan vào nhau như ánh sáng huyền diệu của
thiên hà trên kia, như dòng hơi thở bồng bềnh cột chặt
em vào anh. Biết là thế, biết là “Tình
dù không phân giới”,
thế mà “Sao
cười khóc vỡ thiên hà?”.
Để rồi, biết rằng yêu là cam chịu:
“Ôm vũ
trụ em chới với,
Lòng anh
vũ trụ lạc loài!
Bao la
dõi hoài không tới,
Khung
trời sâu thẳm chia hai!”
(Hai
vũ trụ, tr 78)
Cái thuở yêu,
ai đã, đang và sẽ yêu thì đâu quên được cái bổi hổi
bồi hồi, cái xao xuyến của “thuở ban đầu lưu luyến
ấy”. Rồi, cái hồn thơ, cái hồn được yêu, thèm yêu
như bay bổng, như chơi vơi, như “chếnh choáng” trong
cõi yêu: “Hồn
tôi chếnh choáng đi lạc lối/ Đến tận khu vườn tuyệt
mật kia/ Trời ơi! Thảng thốt lời chưa nói/ Môi cứ run
khúc nhạc đầm đìa.”
(Hình như,
tr 37).
Không những trải
lòng bởi chữ yêu muôn thuở, mà “Co
vào kí ức”
còn thể hiện chiêm nghiệm của những tâm hồn đớn đau
cho phận người.
Đời người
theo vòng sinh tử của tạo hóa, có khác chi hoa nở rồi
tàn, có khác chi đêm rồi ngày theo những biến thiên của
đất trời, theo biến thiên của hô hấp, của từng sát
na huyền nhiệm:
“Cuộc
đời biến thiên hàm số phôi pha huyền nhiệm,
Ta
giăng màn ngang mắt,
Mặc
thế nhân!
Nhìn
hoa búp – nở,
Nở -
búp,
Trẻ
tu oa,
Người
khóc chết,
Mơ
hồ!
Cuộc
vô thường,
Ai
hay?”
(Cuộc
vô thường, tr
47)
Qua bao biến thiên
cuộc đời, mới ngộ ra kiếp người là hữu hạn. Là
“con ong cuộc đời” hiểu được chất ngọt của hoa.
Nhưng, mấy khi hiểu được chất ngọt của “hoa quỳnh”,
“hoa của mê say”. Biết bao loài hoa trên đời này,
nhưng dễ gì làm “con ong” để thưởng thức hương
“hoa quỳnh” trọn vẹn? Thôi thì, phải chấp nhận như
là duyên kiếp chốn trần ai: “Đời
tôi bước qua/ Bao thành phố lớn/ Núi non gập ghềnh/ Ai
khổ, ai hơn/ Thì thôi nhé em/ Nhé em/ Nhé em đừng buồn”
(Con ong,
tr 124)
Đời buồn vui
là vậy. Có qua kiếp buồn mới hiểu trọn niềm vui. Có
qua hoan lạc mới sống trọn vẹn đắng cay, niềm đau của
kiếp người mộng mị: “Kia
mây trời mênh mông/ Xin lòng em mở rộng/ Thả nỗi niềm
bay đi/ Thả ngục tù khắc khổ/ Gió thênh thang cười
đùa” (Vui
ve sầu, tr 133)
Và có qua buồn
thương, tiếc nhớ mới thấy được tâm hồn đọng lại
những gì, mới cảm nhận được tình người, tình yêu
trong cuộc sống. Thời gian thành vết cứa trong lòng,
thành nỗi nhớ thương khôn nguôi: “Thời
gian rụng xuống cuộc đời/ Làm chao nỗi nhớ đầy vơi
tiếng buồn/ Xin em đừng để mưa tuôn/ Cho anh chết dưới
đêm sương lạnh lùng.”
(Thời gian rụng,
tr 19)
Trong bài “Hào
quang tâm linh”
(tr 56), Chiêu Dương đã thú nhận như con chiên quỳ trước
Chúa sám hối, để hưởng ân phước tắm gội tâm hồn
“cằn cỗi” như “sa mạc”:
“Ân
tình chi tâm hồn tỉ năm chai đá?
Văn
minh về những cuộc đời hoang hóa?
Vầng
dương nghệ thuật nhân sinh,
Chờ
hào quang tâm linh soi rạng rỡ
Tình
đời!”
Cũng thế, trong
“Một mai hiu
quạnh” (tr
128), Hàn Quốc Vũ như đã qua cuộc đời này từ trong
tiền kiếp:
“Một
mai tôi bước qua cuộc đời
Hiu
quạnh nào, chỉ dấu chân tôi
Một
mai tôi trả hơi thở này
Thân
bụi liền vùi xuống lãng quên”.
Để rồi qua
những thác ghềnh của cuộc đời, của tình yêu, của
những nhớ thương, của kiếp người muôn thuở, tiếng
lòng lại tỏa lên đóa hoa mơ mộng, tỏa lên ánh vàng
bình yên như Hàn Quốc Sinh trong “Co
vào kí ức”
(tr 27):
“Bao
yên ắng sắc vàng bình lặng
Có
ai hay dòng đời nghiệt ngã
Co
vào kí ức mơ trăng”.
“Co vào kí
ức” là tuyển
tập thơ của ba người đồng điệu, đồng cảm, đồng
tâm cất lên tiếng lòng thi ca là Hàn Quốc Sinh, Chiêu
Dương, Hàn Quốc Vũ. Tuy rằng, có chỗ hình ảnh, cấu
trúc, âm điệu thơ người này cảm, người kia không,
nhưng đáng quý là tập thơ đã thể hiện khát vọng cháy
bỏng muốn cống hiến tâm tình thơ đến với bạn đọc.
Tháng 2/2016
Phan Trang Hy
No comments:
Post a Comment