Phiếm luận Chu Vương Miện
Hai
nhân vật thượng thặng võ lâm giang hồ này xuất hiện
và cuối thời Chiến Quốc (vào khoảng cuối thế kỷ
thứ ba trước công nguyên). Những pho tác phẩm có liên
hệ xa gần đến hai nhân vật này là những tác phẩm
trường giang đại hải tiểu thuyết như Oanh Liệt Xuân
Thu gồm ba cuốn, kế đến là Chung Vô Diệm ba cuốn,
sau chót là Phong Kiếm Xuân Thu có một cuốn và chỉ
chuyên viết về ân oán giang hồ giữa hai nhân vật Tôn
Tẫn và Bàng Quyên mà thôi, y như cuốn La Thông Tảo Bắc
về đời nhà Đường nhưng chỉ viết về một nhân vật
La Thông con trưởng của tướng La Thành. Chúng tôi đọc
những pho sách này trên sáu mươi năm rồi và sau này cũng
không có thì giờ đọc lại, thành ra đoạn nhớ đoạn
không, tam sao thất bổn. Nhân có vị thân hữu Giáng
Ngọc viết một bài biên khảo về "Kế Sách" tức "Tam Thập Lục Kế, Tẩu Vi Thượng Sách", sợ độc
giả khó tiếp thu, nên chúng tôi phải gia công viết thêm
bài viết này để bổ sung cho bài viết của thân hữu
Giáng Ngọc.
Qua
các tác phẩm về thời nhà Đông Châu thì bộ truyện vài
ngàn trang mang tên là Đông Châu Liệt Quốc gần như
quá đầy đủ nhưng lại quá giản đơn, đọc chơi thì
không sao, nhưng dùng làm tài liệu tham khảo để khảo
cứu thì quá ngắn. Những cuốn khác như Chung Vô Diệm,
Oanh Liệt Xuân Thu, Phong Kiếm Xuân Thu thì lại vượt qua
giai đoạn giản kép (tức là rất ư là lòng vòng và dư
thừa).
Chuyện
là vầy, Tôn Tẫn là người con nuôi của nước Tề,
đời trước mẫu thân của Tôn Tẫn là Yên Đan công chúa, con của vua nước Yên (đất riêng ở Yên Kinh Hà Bắc
bây giờ là Kắc Kinh Bắc Bình), phu quân của công chúa
là phò mã Tôn Tháo nguyên soái của nước Yên (con ruột
của Tôn Võ Tử), hai người sanh đặng ba người con trai. Tôn Long và Tôn Hổ là hai con trai lớn theo cha tòng quân
giúp nước. Khi nước Tề và nước Yên có chiến tranh
thì tư lệnh quân của nước Tề là Hoàng Hậu Chung Vô
Diệm vốn là sao Mão Doãn Tinh trên thượng giới đầu
thai, kẻ đối địch với bà là công chúa Yên Đan lúc
đó đang mang bầu. Hoàng Hậu Chung Vô Diệm bấm tay biết
là quý tử, vì Tôn Võ Tử sẽ đầu thai trở lại vốn
là một tinh đẩu Võ Khúc Tinh xuống thế sau này sẽ là
một nhân vật tót chúng nhân tuyển cho giai đoạn chót
thời Đông Châu, và bà Chung Vô Diệm đưa ra một yêu
sách: Nếu bà bị thua, thì muốn làm gì thì làm,
nhưng nếu bà thắng thì đứa nhỏ trong bụng công chúa
khi sanh ra phải trao cho bà mang qua nước Tề nuôi làm con
nuôi, thế là hai vị nữ lưu chủ soái ô kê kẻ gíao
người kiếm, qua lại vài chiêu thì Hoàng Hậu Chung Vô
Diệm mang dây Cổn Tiên Thằng trong ba lô quăng lên không
trung và hô "biến", thế là Yên Đan công chúa
nước Yên bị trói gô lại, Chung Vô Diệm đến gần mà
nói rằng: Thật là có lỗi đắc tội với công
chúa quá, nếu công chúa chịu khó tìm hiểu ba chữ Chung
Vô Diệm thì đâu có chuyện hơn thua sự cố này xẩy ra?
Yên
Đan công chúa đựơc cởi trói hú hồn hú vía hỏi lại:
-Vậy
ba chữ Chung Vô Diệm có nghĩa là cái thứ gì ?
-Là
người đi tới đâu mà có Núi Lửa (tức Hỏa Diệm Sơn) thì ngay lập tức bị dập tắt mà sau này mãi mãi không
còn núi Lửa ở chốn đó phun lên nữa. Và
hai vị soái kết nghĩa nhận nhau làm chị em, có phúc cùng
hưởng, có họa cùng chịu.
Bây
giờ xin trở lại lý lịch Bàng Quyên, người nước Ngụy. Nước này nguyên ngày trước là nước Tấn, sát với
Tần và kết nghĩa Tấn Tần, là một nước cực lớn phía
bắc, nhưng bị ba đại thần chuyên quyền chia nước Tấn
ra làm ba khúc. Khúc một nửa tỉnh Thiểm Tây thuộc
quyền họ Hàn lập ra nước Hàn, tỉnh Sơn Tây thuộc
họ Triệu lập ra nhà Triệu, và phía dưới là tỉnh Hà
Nam vốn là Đông Kinh thuộc họ Ngụy lên thành lập nước
Ngụy, sau vùng đất này sửa lại là nhà Lương. Gia
đình của Bàng Quyên cũng thường thường. Bàng Quyên và
Tôn Tẫn trên đường tầm sư học đạo có kết nghĩa
kim lan là xuống chảo dầu lên núi đao vẫn có nhau, khi
hai người tìm đến được Động Quỉ Cốc vào yết kiến
tổ sư gia là Vương Hủ (tên tục cúng cơm), còn tên
giang hồ là Quỉ Cốc Tiên Sinh hay Vương Thoàn lão tổ,
tiên sinh bèn phán như thế này:
- Lão thì chỉ dậy cho những người thông minh mà
thôi, chớ
cù lần quá thì lão không dậy. Vậy thì ngay bây giờ lão
thử tài trí thông minh lanh lẹ của hai trò. Lão đang
ngồi đọc sách tại hàng hiên, hai người tìm cách nào
để lão phải ra tận ngoài cổng Cốc, thì kể như là
qua được một cửa ải.
Bàng
Quyên nói ngay :
-
Nói như vậy là sư phụ đã có chuẩn bị từ trước,
không có cách nào làm sư phụ di chuyển ra ngoài cổng Cốc
được, nhưng con có một cách, nếu sư phụ đi ra ngoài
Cổng Cốc thì con có cách dụ sư phụ vào trong nhà được.
Thế
là Lão Tổ đứng ngay dậy phăng phăng đi ra ngoài cổng
Cốc để chờ học trò dụ khị đi vào.
Ba
thầy trò ra tới nơi thì Bàng Quyên cười lên hô hố:
-
Con đã dụ được thầy ra ngoài ngõ Cốc rồi.
Vương
Hủ cười lên hô hố ô kê con gà quay tức thì, sau
đó thì tới phiên Tôn Tẫn.
*
Tổ sư gia Vương Hủ nhìn xuống thung lũng toàn đá tai mèo và
hoa dại, nhìn lên thì mây trắng bay, ba người đứng
nhìn trời nhìn đất rồi phát biểu:
-
Lúc nẫy Bàng Quyên đã làm xong nhiệm vụ, bây giờ đến
phiên Tôn Tẫn, vậy theo ý của trò thế nào là Nhân Quả
theo quan niệm của Phật Gia.
Tôn
Tẫn khom mình vái sư phụ một cái rồi khoanh tay bẩm:
- Đạo
Phật, Đạo Khổng, Đaọ Lão cùng một thời gian xuất
thế, nhưng chúng ta là người Chung Quốc có thể biết
về Đạo Khổng và Đạo Lão chớ Đao Phật viết bằng
chữ Pali mà ở mãi tận bên xứ Nepal thuộc Ấn Độ, hai nước lại không có giao lưu giao kéo gì cả, với
nữa, chữ Ấn Độ chúng ta có ai đọc và hiểu đâu.
Vương
Tổ Sư Gia nói :
-
Thầy dậy toàn là tuyệt chiêu, học xong là trèo lên đầu
thiên hạ mà ngồi, thành ra học trò của thầy không cần
đọc cũng hiểu, chớ ai ai cũng hiểu về Binh Pháp, về
Chiến Thuật Chiến Lược thì còn đánh chác gì được
nữa. Thầy và các con đều không biết chữ Pali và cũng
không hiểu gì về Đạo Phật, vì không ai biết cả nên
thầy mới hỏi đệ tử để xem kiến thức của đệ tử
ra sao, chớ ai cũng đọc, cũng biết, cũng am tường thì
thầy hỏi quả là quá thừa rồi. Thầy ví dụ như vầy, Khổng Tử là to con cũng chết, Mạnh Tử là đang khỏe
mạnh cũng chết, Trang Tử là đi đâu cũng trang điểm cho
đẹp cũng chết. Sư tử là thầy cũng chết và đệ tử
là học trò cũng chết, đại khái là như thế.
Tôn
Tẫn hít một hơi dài, rồi thong thả nói :
-
Đây là ngu ý của đệ tử, thầy bảo thì phải tuân
lời, không được từ chối, theo đệ tử thì nghĩa đen nhân quả nó như thế này, khi người ta làm đám hỏi
và đám cưới cho con cái trong nhà thì thường có những
chi tiết giống nhau, có nhiều quà bánh rượu trà, heo
quay dê quay. Những thứ quà lễ này không được để lộ
thiên, mà phải để vào trong một cái hộp, hay là cái
quả. Cái quả này có hai phần, phần đáy quả là để
đồ quà bánh rượu vào rồi đậy nắp quả lại, trên
quả thì chùm khăn đỏ tua vàng, nhưng nhân nào quả đó
, vì cái nhân khác nhau, như bánh kẹo, mứt hồng trà
thì quả thấp, cái nắp thấp, còn cái quả đựng rượu
thì phải cao hơn một chút vì chai rượu thường là cao,
và cái quả chứa con heo, con dê không phải là hình tròn,
mà là một cái khay dài hình chữ nhật, trên đó để vừa
con heo hay con dê, nắp quả thường là tấm vải đỏ, mà
cần hai người khiêng cho nó trang trọng hoành tráng, còn
các quả nhỏ thì có người bưng 1 tay, người bưng hai
tay tùy theo loại, như vậy cái nhân bên trong như thế
nào thì cái quả bên ngoài nó y như thế đó cho cân
xứng.
Tổ
sư gia Vương Thoàn nghe đệ tử Tôn Tẫn nói xong trầm
ngâm một lúc rồi nhìn Bàng Quyên mà nói :
-
Bàng Quyên, con có nghe rõ điều mà sư huynh của con vừa
nói không? Con có cần ghi chép lại để làm kinh nhật
tụng không? Thầy nhắc lại một lần nữa là con nhớ
câu này nằm lòng: Nhân nào thì quả nấy, gieo cái gì thì gặt cái nấy. Kể từ bây giờ
trở đi chúng ta là thầy và trò ...
CVM
No comments:
Post a Comment