Sáng hôm nay ngày 02 tháng 2 năm 2012 Đài PTTH Quảng Trị đã
xây dựng chương trình mừng xuân Quý Tỵ với chủ đề "Thư pháp Hoàng Tấn
Trung". Chương trình này sẽ được phát trên sóng truyền hình Quảng Trị vào
lúc 9 giờ 40 phút sáng mồng 02 Tết Quý Tỵ. Lan Anh xin giới thiệu bài trả lời
Phỏng vấn của anh và không gian tràn
ngập hương sắc mùa xuân đã về tại tư gia thư pháp HOÀNG TẤN TRUNG, 25 Hai Bà Trưng, Thị xã Quảng Trị.
NHÀ THƯ PHÁP HOÀNG TẤN TRUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUẢNG TRỊ
-PV: Quá trình anh đến với thư pháp như thế nào?
- NHÀ THƯ PHÁP HOÀNG TẤN TRUNG (NTP HTT): Về quá trình
tôi đến với thư pháp, tôi xin được nói như thế này: Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã thích những nét
chữ đẹp, tôi đã từng mượn vở của những người bạn cùng lớp để mang về nhà bắt
chước viết theo. Vì vậy, chữ của tôi ngày một đẹp hơn, được thầy cô giáo khen
ngợi. Nhờ chữ đẹp cộng với chút năng khiếu văn chương nên những bài văn của tôi
thường được điểm cao.
+ Sau này
lớn lên, mỗi khi gặp trên sách báo
hoặc thấy người lớn viết kiểu chữ fantizi (fantaisie)
là tôi rất thích bởi vì tôi cảm thấy trong nét chữ ấy có sự phóng khoáng, bay
bỗng, có hồn và hấp dẫn hơn.
+ Tôi lại là
người rất thích thơ, thích những câu danh ngôn, những lời hay ý đẹp của các bậc
thánh hiền và tôi thường học thuộc lòng.
Hồi ấy, tôi có thói quen là chép thơ hay
để tặng bạn bè và người yêu. Tôi đã từng dùng nhiều loại bút khác nhau, kể cả loại bút rông có nét to, chép thơ lên
những tờ giấy khổ lớn để tặng bạn bè.
+ Đầu năm
2000, lần đầu tiên tôi sang học tập ở
Séoul Hàn Quốc, ông giáo sư của Học viện Hành chính Quốc gia Hàn Quốc ( NIPA)
đã dẫn tôi đi xem một cung văn hoá truyền thống
của Hàn Quốc. Tôi đã say mê ngắm nhìn những bức thư pháp chữ Triều Tiên
và cả chữ Hán. Mặc dù không hiểu nội dung nhưng tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó
nó phiêu dạt, phóng đãng, hấp dẫn và tôi đã lấy làm thích thú.
+ Mùa hè năm 2000, lần đầu tiên festival Huế tổ
chức, tôi đến với không gian thư pháp Huế và say mê với những bức thư pháp của
Nguyệt Đình, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Phước Thành… và đứng chờ đến lượt để có
được một bức thư pháp mang về nhà treo, nhưng chờ mãi đến xế chiều vẫn không thể nào
có được vì người xin chữ quá đông.
Đường về Quảng Trị rất xa, ngồi trên xe tôi vừa nghĩ hay là
mình cứ tự “mày mò” tập viết, tự tìm cách khai phá con đường để đi! Rồi tự nhủ: “ Thư pháp có gì ghê gớm đâu? chỉ
vài cây bút lông, vài tờ giấy với lọ mực xạ là viết được. Một yếu tố làm cho
tôi tin tưởng và mạnh dạn hơn đó là, chữ
viết thường ngày của tôi xem ra cũng khá đẹp”. Thế là, ngày
hôm sau tôi ra hiệu sách mua 2 bút lông, 1 lọ mực xạ đem về mày mò tập viết. Mỗi buổi tối tôi chong đèn
luyện bút . Những bức thư pháp đầu tiên
tuy nét bút còn vụng về nhưng tôi
vẫn cảm thấy chúng đẹp và “rất có hồn”, sau đó
tôi mạnh dạn đem tặng những người
bạn thân. Trong số họ, có người khen, có người chê, có người động viên , thế là
tôi vững tin vào khả năng của mình và quyết tâm hơn. Cứ ngày ngày, đêm đêm đọc sách, tìm hiểu các
bậc đàn anh đi trước và rèn luyện từng con chữ . Cho đến ngày hôm nay tôi vẫn
còn rèn luyện: luyện cả bút và luyện cả tâm nữa !
- PV:“Nhà
thư pháp” - Cắt nghĩa ngắn nhất về cụm từ này ? Tác động biện chứng của thư
pháp đến nhân sinh quan, thế giới quan của con người cũng như đối với mùa xuân.
- NTP HTT: Một là: Nhà thư pháp, theo tôi, là người tạo ra cái đẹp của con
chữ, cái hồn của con chữ để mang lại giá trị thẩm mỹ cho con người. Hay nói cách khác , Nhà thư pháp là người thả
cái hồn mình vào nét bút và con chữ để tạo ra cái đẹp và thông qua những con
chữ đó nhà thư pháp đưa những lời hay ý
đẹp vào lòng người, gọi là “tải đạo”.
Hai là: Theo tôi, thư pháp có tác động biện chứng đến nhân sinh
quan và thế giới quan của con người. Khi đến với một một bức thư pháp người ta
thường quán tâm tới 2 điều : (1) chữ viết có đẹp không, có hồn không; (2) nội dung
như thế nào, nói lên điều gì?
+ Về nhân sinh quan, tức là quan niệm về sự sống của con
người; thư pháp có ảnh hưởng rất biện chứng đến nhân sinh quan của con người.
Ví dụ : khi xem một bức thư pháp đẹp người ta cảm thấy lạc quan, yêu đời hơn,
cũng như khi xem một bức tranh đẹp, bông hoa đẹp hoặc như khi ngắm một giai
nhân. Khi đọc nội dung bức thư pháp, trên đó
có những lời hay ý đẹp hoặc những
tư tưởng cao thượng người ta sẽ cảm nhận ra được những điều chân lý mà các bậc
thánh hiền, các nhà tư tưởng, các nhà thơ
muốn trao gửi, muốn truyền đạt lại ( gọi là tải đạo) . Khi ấy tâm hồn
con người ta cảm thấy thanh thản hơn, tự tin hơn, đáng sống hơn.
* Chẳng hạn như khi
đọc 2 câu thơ sau đây của nhà thơ nổi tiếng Li Băng Khalih Gibran:
“ Cám ơn đời một sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
( Thanks to life that everyday waking at dawn,
I have another day of loving”
Ta cảm thấy hình như mình cảm thấy yêu cuộc đời này hơn, dù
cuộc đời còn có biết bao khó khăn, vất vả, buồn tủi nhưng cuộc đời vẫn còn có cả
trăm ngàn lần đáng yêu.
* Hai câu: “ Ta đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ
ru” trong bài thơ Mẹ của nhà thơ Nguyễn
Duy ta cảm thấy yêu thương mẹ ta hơn và bao giờ cũng cảm thấy công lao như trời
biển của mẹ đối với con và chữ HIẾU trong ta sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn.
* Hoặc câu:“ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” của
Trịnh Công Sơn, người ta cảm thấy cần phải sống tốt hơn với mọi người, phải
biết yêu thương và tha thứ cho mọi người.
+ Về thế giới quan hay còn gọi là vũ trụ quan của con người
: Tức là Quan niệm về không gian và thời gian của con người tức là những xem
xét, suy nghĩ của con người về trời đất,
vạn vật và những sự biến đổi của chúng. Thư pháp có tác động biện chứng đến thế
giới quan của con người; nhưng theo tôi nó không rõ nét lắm và cũng không dễ gì
lý giải cho nó rach ròi được.
Ví dụ như câu:
“ Lâu đài, bờ bụi trời ngàn dặm ,/ Bị gậy, cân đai đất một hòn”; Khi đọc câu này người
ta cảm thấy qui luật của trời đất vũ trụ rất bình đẳng với tất cả mọi người.
Hạnh phúc đích thực của con người không phân biệt là căn nhà cao sang hay là
một túp lều tranh và cho dù anh làm quan to đến đâu cuối cùng của cuộc đời anh
cũng về với hòn đất như kẻ ăn xin mà thôi. Như vậy, vũ trụ quan của con người
lúc này nói như triết lý nhà Phật
: Cát bụi lại trở về với cát bụi .
Ba là: Đối với mùa xuân: Tác động biện chứng của thư pháp đối
với mùa xuân ?
Có lẽ đây là một vế của câu hỏi và có lẽ là từ trước đến nay chưa có ai đặt ra câu hỏi
nay, cho nên theo tôi đây là câu rất khó trả lời. Tôi xin được giải thích theo
quan điểm riêng của mình như thế này:
Như các bạn biết, mùa xuân là mùa
đầu tiên của một năm, mùa của ước mơ, của hy vọng, trăm hoa đua nở, ngàn cây
đâm chối nảy lộc… Vì vậy, người ta
thường triển lãm thư pháp, trưng bày thư pháp, mua tranh thư pháp vào mùa xuân
để cho con người cảm thấy tự tin hơn vui vẽ hơn, hạnh phúc hơn ngay từ đầu năm
mới. Thông qua hồn con chữ và nội dung cao đẹp của những bức thư pháp , nhân
sinh quan, vũ trụ quan của con người được nhìn nhận một cách khoa học, tích cực
và lạc quan hơn .
- PV: Năm mới Quý tỵ có dự định gì mới cho “Nghề thư
pháp” này Và sẽ có dự cảm như thế nào về
mùa xuân theo phong cách của một người
nghệ sĩ ?
- NTP HTT: Xin nói với tất cả mọi người
rằng, hiện nay thư pháp không phải là nghề của tôi, nghề của tôi là nghề làm
công tác kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, đối với tôi thư pháp là một niềm đam mê,
một thú chơi tao nhã giữa cuộc đời. Sau những ngày làm việc căng thẳng, vất vả
tôi thường tìm hiểu những lời hay ý đẹp của các bậc thánh hiền và cầm bút viết
thư pháp với 3 mục đích là: để giải trí, để luyện tâm và để học tập đạo làm người.
+ Năm Quý tỵ này tôi dự định :
* Sẽ tham gia viết thư pháp ở Chợ Đình Bích La vào sáng mồng Ba Tết, vì tôi
là người đầu tiên mang nghệ thuật thư pháp về lễ hội truyền thống độc đáo này
của quê hương Quảng Trị.
* Trưng bày và triển lãm thư pháp nhân ngày thơ Việt Nam
(rằm tháng Giêng) được tổ chức tại Bến
thả hoa Thành Cổ.
* Thêm nữa, theo lời của Hội thư pháp Đà Nẵng tôi sẽ gửi vài bức thư pháp vào trong đó để
tham gia triển lãm cùng với các bạn bè, đồng nghiệp.
Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên thư pháp chỉ là cuộc chơi,
chưa phải là nghề nghiệp cho nên thời
gian dành cho nghệ thuật thư pháp của tôi rất ít ỏi, vì tôi đang là một công
chức nhà nước nên thời gian không được
thoải mái như những nhà thư pháp khác.
PV: Dự cảm về
mùa xuân theo phong cách của một người
nghệ sĩ ?
NTP HTT: Thật ra
mọi người gọi tôi là nghệ sĩ hay “ gừng sĩ” gì cũng được! vì tôi là
người viết thư pháp nghiệp dư !
Mùa xuân đến, theo tôi mỗi người nghệ sĩ đều có những dự cảm
của riêng mình. Mùa xuân về sẽ mang lại sức sống mới cho con người và vạn vật.
Trời sẽ ấm dần lên sau những ngày đông giá lạnh, chim én bay về , bầu trời xanh hơn, cây cối đâm chồi nẫy lộc, trăm hoa
đua nở, muôn chim ca hót… Con người cảm thấy tâm hồn lâng lâng hơn, náo nức và yêu đời hơn. Hoa lá, sắc màu tươi đẹp làm cho
con người cảm thấy đam mê, tin yêu
và hy vọng hơn vào cuộc sống, dễ dàng
thông cảm và tha thứ cho nhau hơn.
Riêng mùa xuân này, dự cảm của tôi là không khí xuân sẽ ít
tươi vui hơn vì ảnh hưởng của việc suy giảm kinh tế thế giới, thu nhập của mọi
tầng lớp dân cư đều sụt giảm. Thêm nữa trong năm qua thiên tai: lũ lụt, bão tố, lỡ
đất, giá rét ở rất nhiều nơi
trong cả nước đã ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, tôi vẫn
tin tưởng rằng tất cả những khó khăn thách thức rồi sẽ qua đi, con người vẫn
phải có nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, vẫn phải lạc quan yêu đời, phải
sống làm việc với trách nhiệm và bổn phận của mình. Nền kinh tế của đất nước chúng ta sẽ vẫn tiếp tục phát triển, sẽ tranh thủ được các cơ
hội, vượt qua những thách thức để hội nhập vào dòng chảy phát triển của kinh tế
toàn cầu. ./.
PV: Xin trân trọng
cám ơn nhà thơ , nhà thư pháp Hoàng Tấn Trung
***
Võ Văn Hoa gởi đăng.
***
Võ Văn Hoa gởi đăng.
No comments:
Post a Comment