Hiện đang cộng tác với báo Doanh Nhân và Pháp Luật
Tản mạn về quê hương
Tốt nghiệp Đại học Luật, mình về quê xin việc theo nguyện vọng của ba mình. Lần đầu tiên gặp anh Hoàng Anh Quyết, giám đốc Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Quảng Trị, mình đặt vấn đề việc làm là anh Quyết OK ngay bởi sếp Quyết là một lãnh đạo năng động có tư tưởng mở cửa "chiêu hiền đãi sĩ". Học luật về công tác ở ngành thương binh xã hội, mình được anh Quyết phân công làm chuyên viên tổng hợp Văn phòng Sở, chuyên viết báo cáo và soạn thảo công văn kiêm phụ trách chương trình dự án người hồi hương của UNHCR (Cao uỷ liên hợp quốc về người tỵ nạn, tỉnh Quảng Trị có nhiều người hồi hương. Ở các xã có nhiều người hồi hương thì sẽ được UNHCR đầu tư các công trình như đường - trường- trạm y tế từ 30.000 đến 50.000 USD mỗi công trình).
Vì hoàn cảnh gia đình lúc đó hay noó trắng ra là "cơm áo gạo tiền", cuối cùng mình cũng phải chia tay anh Hoàng Anh Quyết để vào lại Sài Gòn. Nhưng nhờ có thời gian công tác trong ngành thương binh xã hội tỉnh mà mình biết được Quảng Trị có gần 70 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia là Trường Sơn và Đường 9. Quảng Trị từng là vùng đất giới tuyến, nơi diễn ra chiến tranh ác liệt nhất, nên bây giờ vẫn còn hàng vạn chiến sĩ đang yên nghĩ trên mảnh đất này. Tấm ảnh trên đây chính là hình ảnh bà Phan Thị Tiếp quê ở tỉnh Thái Bình gọi hồn chồng tại một nghĩa trang liệt sĩ ở quê hương tôi - một cảnh trong bộ phim tư liệu "GỌI HỒN SAU CHIẾN TRANH" của đạo diễn người Pháp đã từng chiếu trên VTV1 khiến hàng triệu người xúc động.
"Có nơi mô như ở quê mình
Nghĩa trang trắng mỗi miền cát mặn.
Hạt lúa củ khoai giữa mùa Nam nắng
Bưng chén cơm ăn sao đắng cả lòng...".
Bốn câu thơ trên trong bài thơ Quê Mình của cố nhà thơ Tạ Nghi Lễ- một người con thân yêu nặng tình nặng nghĩa của quê hương Quảng Trị - đã phác hoạ cho bạn bè năm châu thấy được cái mảnh đất quê hương tôi như thế nào. Nghĩa trang nhiều là dấu hiệu nhận biết của thương hiệu Quảng Trị. Gió Nam (tức gió Lào) khô khốc cũng là "đặc sản" của Quảng Trị. Cho nên khi vào Google gõ cụm từ "nơi nhiều nghĩa trang liệt sĩ" hoặc "vùng đất gió Lào" thì chắc chắn cái tên Quảng Trị sẽ xuất hiện.
"Có nơi mô như ở quê mình
Khúc ruột thắt giữa hai miền đất nước,
Đất chật, họ tên không cần thêm chữ lót,
Cơ cực gì đeo đẳng suốt trăm năm...".
Cho đến bây giờ Quảng Trị vẫn còn nghèo lắm các bạn ạ.
Đã có một thời gian Quảng Trị nhập với Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên - trở thành tỉnh dài nhất Việt Nam, có khi đi tàu từ sáng đến tối vẫn chưa ra hết khỏi tỉnh Bình Trị Thiên. Những chàng thanh niên Bình Trị Thiên ngày xưa đi bộ đội thường tự hào vì ăn theo cái hỗn danh "lính Bình Trị Trời". Bao nhiêu năm "góp gạo thổi cơm chung", Quảng Bình, Quảng Trị vun vén xây dựng thành phố Huế đẹp mộng mơ. Chia tỉnh, bao nhiêu tinh hoa thuộc về Huế hết, Quảng Trị trở về với nghĩa trang và cát trắng, cái thị xã Quảng Trị sơ sài như một thị trấn vùng quê còn Đông Hà thì hoang sơ cùng gió Lào rát bỏng. Một thời gian dài, cái tên Quảng Trị chìm nghỉm vào quá khứ chiến tranh khiến nhiều đứa con của Quảng Trị khi xa quê thường mượn Huế làm quê gốc của mình. "Anh người ở đâu?". "Dạ em người Huế". Nhiều người đã từng tự ti "lạnh lùng" giới thiệu về gốc gác của mình như vậy. Đặc biệt là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng gốc gác Quảng Trị. Ôi, Quảng Trị có gì xấu đâu mà những đứa con Quảng Trị phải từ chối? Tại sao chúng ta không dám thừa nhận mình là người Quảng Trị?
Có người giải thích rằng nếu nói quê Quảng Trị thì không ai biết ở đâu. Hoặc là người ta nghe trọ trẹ là nói người Huế, thế thì giới thiệu Huế cho xong... Bao nhiêu là lời nguỵ biện cho hành vi từ chối quê hương khiến hội chứng "ăn theo" xứ cố đô có đất dung thân.
Câu chuyện "những đứa con tự từ chối" diễn ra trong một thời gian khá dài.
Thế rồi cho đến một ngày nọ cách nay khoảng chục năm, có một người Quảng Trị lần đâu tiên đã đặt vấn đề XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU QUẢNG TRỊ MẠNH". Người Quảng Trị nổi tiếng đó không phải là một vĩ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, chẳng phải là chủ tịch Hội đồng hương, mà chính là một doanh nhân- kỹ sư Lê Quốc Phong, giám đốc Nhà máy phân bón Bình Điền II, nay là Tổng giám đốc Công ty phân bón Bình Điền, một đứa con của quê hương Quảng Trị. Là một người lính đặc công đã có nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Campuchia, khi rời chiến trường để trở về làm chiến sĩ trên thương trường, anh Lê Quốc Phong cảm nhận được nỗi buồn khi gặp phải những trường hợp từ chối quê hương như Đăng Bình đã nêu ở trên. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh nhận ra những đứa con không dám nhận quê hương là vì mảnh đất ấy chưa làm cho họ cảm thấy TỰ HÀO. Từ đó mỗi lần đi đâu, gặp anh em đồng hương Quảng Trị anh Lê Quốc Phong luôn kêu gọi, vận động anh em chung tay xây dựng thương hiệu cho quê hương: Hành động thiết thực nhất là tuyên truyền để cho những người con Quảng Trị biết rằng Quảng Trị phải có nhiều danh nhân, người tài; những người con của Quảng Trị thành đạt phải hỗ trợ cho quê hương.
Danh nhân Quảng Trị ư? Người tài ư? Thì đây, Quảng Trị nhiều lắm. Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Đoàn Khuê, Nhạc sĩ Trần Hoàn, đạo diễn Lê Cung Bắc, đạo diễn Trần Ngọc Phong, diễn viên Mai Trần, ca sĩ Vân Khánh, Bảo Yến, Nhã Phương, doanh nhân Hồ Sĩ Thoảng, Lê Quốc Phong, danh hoạ Lê Bá Đảng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhà thơ Tạ Nghi Lễ, nhà báo người Quảng Trị thì một rừng mà cây đại thụ chính là Trần Trọng Trân và Phan Quang (mời bạn xem thêm bài Người Quảng Trị làm báo ở Sài Gòn của Đăng Bình cũng có trong Blog này)...
Ôi, viết phải vài ngày mới hết danh nhân và người tài Quảng Trị đấy chứ.
Tại TPHCM và Hà Nội hiện có rất nhiều người con Quảng Trị thành đạt. Họ có thể là doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ, nhà báo...
Hướng về quê hương, giúp quê hương ư? Anh Lê Quốc Phong vận động thành lập CLB những doanh nhân người Quảng TRị tại TPHCM, bây giờ là CLB Nghĩa tình Quảng Trị. Những người con của quê hương Quảng Trị đã đóng góp trên 1 tỷ đồng tạo nên quỹ TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG giúp các em sinh viên nghèo hiếu học. Bây giờ TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG đã trở thành một thương hiệu, mà chính do những người con Quảng Trị tại TPHCM "đẻ" ra nó và nuôi dưỡng nó.
Bây giờ thì Quảng Trị đã trở thành một thương hiệu mạnh. Phân bón Bình Điền nhãn hiệu Đầu Trâu đã và đang là người bạn đồng hành của nông dân với doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng. Người lèo lái Đầu Trâu chính là người Quảng Trị. Bidrico, thương hiệu nước giải khát nổi tiếng ở Việt Nam và các nước lân cận, chủ của nó, doanh nhân Nguyễn Đặng Hiến cũng chính là người Quảng Trị. Tổng biên tập tờ báo Mực Tím- tờ báo không thể thiếu của lứa tuổi học trò - các bạn có biết là người tỉnh nào không? Xin thưa, nhà báo Thế Chữ, tổng biên tập Mực Tím, cũng là người Quảng Trị. Nhà thơ Tạ Nghi Lễ là một người con Quảng Trị có công rất lớn trong việc xây dựng THƯƠNG HIỆU QUẢNG TRỊ, rất tiếc 49 ngày trước đây, anh đột quỵ rồi ra đi vĩnh viễn, để lại cho anh em Quảng Trị tại Sài Gòn niềm tiếc thương..
Bây giờ cái tên Quảng Trị trở thành thương hiệu rồi, ngoài Nghĩa trang Quảng Trị, gió Lào Quảng Trị, bão Quảng Trị, lụt Quảng Trị... còn có Phân bón Bình Điền Quảng Trị, rượu Xika Quảng Trị, nuôi tôm sú vùng cát Quảng Trị, hồ tiêu Quảng Trị, đất học Quảng Trị, nhà báo Quảng Trị, ca sĩ Quảng Trị, đạo diễn Quảng Trị, Cửa Việt Quảng Trị, Cửa Tùng Quảng Trị, Cồn Cỏ Quảng Trị, hàng rào Mắc na ma ra Quảng Trị...
Nếu bạn là người Quảng Trị, bạn có tự hào giới thiệu mình là người con của quê hương nghĩa trang liệt sĩ không? Rồi đây cái tên Quảng Trị sẽ được ghi vào sách Guiness với kỷ lục: " Tỉnh có nhiều nghĩa trang nhất thế giới".
Còn tôi, tôi rất tự hào.
'Tôi người con lưu lạc phương Nam
Nghĩ về quê hương như gà con nhớ mẹ
Đi mô cũng giọng mình trọ trẹ
Cuống rún đầu đời ai xa nỗi quê hương"
(Mẹ quê hương - Tạ Nghi Lễ).
Viết xong 23h đêm 11/9/2008 sau khi vừa đi dự 49 ngày nhà thơ Tạ Nghi Lễ về.
ĐĂNG BÌNH
Tốt nghiệp Đại học Luật, mình về quê xin việc theo nguyện vọng của ba mình. Lần đầu tiên gặp anh Hoàng Anh Quyết, giám đốc Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh Quảng Trị, mình đặt vấn đề việc làm là anh Quyết OK ngay bởi sếp Quyết là một lãnh đạo năng động có tư tưởng mở cửa "chiêu hiền đãi sĩ". Học luật về công tác ở ngành thương binh xã hội, mình được anh Quyết phân công làm chuyên viên tổng hợp Văn phòng Sở, chuyên viết báo cáo và soạn thảo công văn kiêm phụ trách chương trình dự án người hồi hương của UNHCR (Cao uỷ liên hợp quốc về người tỵ nạn, tỉnh Quảng Trị có nhiều người hồi hương. Ở các xã có nhiều người hồi hương thì sẽ được UNHCR đầu tư các công trình như đường - trường- trạm y tế từ 30.000 đến 50.000 USD mỗi công trình).
Vì hoàn cảnh gia đình lúc đó hay noó trắng ra là "cơm áo gạo tiền", cuối cùng mình cũng phải chia tay anh Hoàng Anh Quyết để vào lại Sài Gòn. Nhưng nhờ có thời gian công tác trong ngành thương binh xã hội tỉnh mà mình biết được Quảng Trị có gần 70 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia là Trường Sơn và Đường 9. Quảng Trị từng là vùng đất giới tuyến, nơi diễn ra chiến tranh ác liệt nhất, nên bây giờ vẫn còn hàng vạn chiến sĩ đang yên nghĩ trên mảnh đất này. Tấm ảnh trên đây chính là hình ảnh bà Phan Thị Tiếp quê ở tỉnh Thái Bình gọi hồn chồng tại một nghĩa trang liệt sĩ ở quê hương tôi - một cảnh trong bộ phim tư liệu "GỌI HỒN SAU CHIẾN TRANH" của đạo diễn người Pháp đã từng chiếu trên VTV1 khiến hàng triệu người xúc động.
"Có nơi mô như ở quê mình
Nghĩa trang trắng mỗi miền cát mặn.
Hạt lúa củ khoai giữa mùa Nam nắng
Bưng chén cơm ăn sao đắng cả lòng...".
Bốn câu thơ trên trong bài thơ Quê Mình của cố nhà thơ Tạ Nghi Lễ- một người con thân yêu nặng tình nặng nghĩa của quê hương Quảng Trị - đã phác hoạ cho bạn bè năm châu thấy được cái mảnh đất quê hương tôi như thế nào. Nghĩa trang nhiều là dấu hiệu nhận biết của thương hiệu Quảng Trị. Gió Nam (tức gió Lào) khô khốc cũng là "đặc sản" của Quảng Trị. Cho nên khi vào Google gõ cụm từ "nơi nhiều nghĩa trang liệt sĩ" hoặc "vùng đất gió Lào" thì chắc chắn cái tên Quảng Trị sẽ xuất hiện.
"Có nơi mô như ở quê mình
Khúc ruột thắt giữa hai miền đất nước,
Đất chật, họ tên không cần thêm chữ lót,
Cơ cực gì đeo đẳng suốt trăm năm...".
Cho đến bây giờ Quảng Trị vẫn còn nghèo lắm các bạn ạ.
Đã có một thời gian Quảng Trị nhập với Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên - trở thành tỉnh dài nhất Việt Nam, có khi đi tàu từ sáng đến tối vẫn chưa ra hết khỏi tỉnh Bình Trị Thiên. Những chàng thanh niên Bình Trị Thiên ngày xưa đi bộ đội thường tự hào vì ăn theo cái hỗn danh "lính Bình Trị Trời". Bao nhiêu năm "góp gạo thổi cơm chung", Quảng Bình, Quảng Trị vun vén xây dựng thành phố Huế đẹp mộng mơ. Chia tỉnh, bao nhiêu tinh hoa thuộc về Huế hết, Quảng Trị trở về với nghĩa trang và cát trắng, cái thị xã Quảng Trị sơ sài như một thị trấn vùng quê còn Đông Hà thì hoang sơ cùng gió Lào rát bỏng. Một thời gian dài, cái tên Quảng Trị chìm nghỉm vào quá khứ chiến tranh khiến nhiều đứa con của Quảng Trị khi xa quê thường mượn Huế làm quê gốc của mình. "Anh người ở đâu?". "Dạ em người Huế". Nhiều người đã từng tự ti "lạnh lùng" giới thiệu về gốc gác của mình như vậy. Đặc biệt là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng gốc gác Quảng Trị. Ôi, Quảng Trị có gì xấu đâu mà những đứa con Quảng Trị phải từ chối? Tại sao chúng ta không dám thừa nhận mình là người Quảng Trị?
Có người giải thích rằng nếu nói quê Quảng Trị thì không ai biết ở đâu. Hoặc là người ta nghe trọ trẹ là nói người Huế, thế thì giới thiệu Huế cho xong... Bao nhiêu là lời nguỵ biện cho hành vi từ chối quê hương khiến hội chứng "ăn theo" xứ cố đô có đất dung thân.
Câu chuyện "những đứa con tự từ chối" diễn ra trong một thời gian khá dài.
Thế rồi cho đến một ngày nọ cách nay khoảng chục năm, có một người Quảng Trị lần đâu tiên đã đặt vấn đề XÂY DỰNG MỘT THƯƠNG HIỆU QUẢNG TRỊ MẠNH". Người Quảng Trị nổi tiếng đó không phải là một vĩ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, chẳng phải là chủ tịch Hội đồng hương, mà chính là một doanh nhân- kỹ sư Lê Quốc Phong, giám đốc Nhà máy phân bón Bình Điền II, nay là Tổng giám đốc Công ty phân bón Bình Điền, một đứa con của quê hương Quảng Trị. Là một người lính đặc công đã có nhiều năm lăn lộn trên chiến trường Campuchia, khi rời chiến trường để trở về làm chiến sĩ trên thương trường, anh Lê Quốc Phong cảm nhận được nỗi buồn khi gặp phải những trường hợp từ chối quê hương như Đăng Bình đã nêu ở trên. Sau nhiều đêm suy nghĩ, anh nhận ra những đứa con không dám nhận quê hương là vì mảnh đất ấy chưa làm cho họ cảm thấy TỰ HÀO. Từ đó mỗi lần đi đâu, gặp anh em đồng hương Quảng Trị anh Lê Quốc Phong luôn kêu gọi, vận động anh em chung tay xây dựng thương hiệu cho quê hương: Hành động thiết thực nhất là tuyên truyền để cho những người con Quảng Trị biết rằng Quảng Trị phải có nhiều danh nhân, người tài; những người con của Quảng Trị thành đạt phải hỗ trợ cho quê hương.
Danh nhân Quảng Trị ư? Người tài ư? Thì đây, Quảng Trị nhiều lắm. Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Đoàn Khuê, Nhạc sĩ Trần Hoàn, đạo diễn Lê Cung Bắc, đạo diễn Trần Ngọc Phong, diễn viên Mai Trần, ca sĩ Vân Khánh, Bảo Yến, Nhã Phương, doanh nhân Hồ Sĩ Thoảng, Lê Quốc Phong, danh hoạ Lê Bá Đảng, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, nhà thơ Tạ Nghi Lễ, nhà báo người Quảng Trị thì một rừng mà cây đại thụ chính là Trần Trọng Trân và Phan Quang (mời bạn xem thêm bài Người Quảng Trị làm báo ở Sài Gòn của Đăng Bình cũng có trong Blog này)...
Ôi, viết phải vài ngày mới hết danh nhân và người tài Quảng Trị đấy chứ.
Tại TPHCM và Hà Nội hiện có rất nhiều người con Quảng Trị thành đạt. Họ có thể là doanh nhân, kỹ sư, bác sĩ, nhà báo...
Hướng về quê hương, giúp quê hương ư? Anh Lê Quốc Phong vận động thành lập CLB những doanh nhân người Quảng TRị tại TPHCM, bây giờ là CLB Nghĩa tình Quảng Trị. Những người con của quê hương Quảng Trị đã đóng góp trên 1 tỷ đồng tạo nên quỹ TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG giúp các em sinh viên nghèo hiếu học. Bây giờ TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG đã trở thành một thương hiệu, mà chính do những người con Quảng Trị tại TPHCM "đẻ" ra nó và nuôi dưỡng nó.
Bây giờ thì Quảng Trị đã trở thành một thương hiệu mạnh. Phân bón Bình Điền nhãn hiệu Đầu Trâu đã và đang là người bạn đồng hành của nông dân với doanh thu hàng năm trên 1.500 tỷ đồng. Người lèo lái Đầu Trâu chính là người Quảng Trị. Bidrico, thương hiệu nước giải khát nổi tiếng ở Việt Nam và các nước lân cận, chủ của nó, doanh nhân Nguyễn Đặng Hiến cũng chính là người Quảng Trị. Tổng biên tập tờ báo Mực Tím- tờ báo không thể thiếu của lứa tuổi học trò - các bạn có biết là người tỉnh nào không? Xin thưa, nhà báo Thế Chữ, tổng biên tập Mực Tím, cũng là người Quảng Trị. Nhà thơ Tạ Nghi Lễ là một người con Quảng Trị có công rất lớn trong việc xây dựng THƯƠNG HIỆU QUẢNG TRỊ, rất tiếc 49 ngày trước đây, anh đột quỵ rồi ra đi vĩnh viễn, để lại cho anh em Quảng Trị tại Sài Gòn niềm tiếc thương..
Bây giờ cái tên Quảng Trị trở thành thương hiệu rồi, ngoài Nghĩa trang Quảng Trị, gió Lào Quảng Trị, bão Quảng Trị, lụt Quảng Trị... còn có Phân bón Bình Điền Quảng Trị, rượu Xika Quảng Trị, nuôi tôm sú vùng cát Quảng Trị, hồ tiêu Quảng Trị, đất học Quảng Trị, nhà báo Quảng Trị, ca sĩ Quảng Trị, đạo diễn Quảng Trị, Cửa Việt Quảng Trị, Cửa Tùng Quảng Trị, Cồn Cỏ Quảng Trị, hàng rào Mắc na ma ra Quảng Trị...
Nếu bạn là người Quảng Trị, bạn có tự hào giới thiệu mình là người con của quê hương nghĩa trang liệt sĩ không? Rồi đây cái tên Quảng Trị sẽ được ghi vào sách Guiness với kỷ lục: " Tỉnh có nhiều nghĩa trang nhất thế giới".
Còn tôi, tôi rất tự hào.
'Tôi người con lưu lạc phương Nam
Nghĩ về quê hương như gà con nhớ mẹ
Đi mô cũng giọng mình trọ trẹ
Cuống rún đầu đời ai xa nỗi quê hương"
(Mẹ quê hương - Tạ Nghi Lễ).
Viết xong 23h đêm 11/9/2008 sau khi vừa đi dự 49 ngày nhà thơ Tạ Nghi Lễ về.
ĐĂNG BÌNH
CÙNG TÁC GIẢ
NHẠC SĨ VÕ CÔNG DIÊN:"CHUYẾN ĐÒ BIỀN BIỆT 28 NĂM
1 comment:
Xin cám ơn tác giả của những thao thức rất chân tình và thực tế! Đúng như vậy, tại sao ta không tự hào nói rằng: tôi là người Quảng Trị. Cuộc đời tôi 58 năm, tôi chỉ sống ở quê bằng con số lẻ: 8 năm. Nhưng tôi luoon hãnh diện nói rằng: tôi là người Quảng Trị! Khi có ai hỏi tôi quê ở đâu.
Góp ý admin: nên dịch leave your comment ra tiếng Việt, để đông đảo bạn đọc có thể tham gia!
Post a Comment