TIẾP THEO KỲ TRƯỚC:
CHÍ PHÈO DIỄN CA (1)
CHÍ PHÈO DIỄN CA (2)
3
Năm Thọ hắn vốn là
một tên
đầu bò đầu bướu rất ngang bướng.
Hồi bá Kiến mới làm lý trưởng,
nó ra mặt với lão kình nhau;
lý Kiến muốn trị có dịp nào.
Ít lâu, hắn dính vụ án cướp;
bị bắt giam, lý Kiến biết được
ngấm ngầm vận động cho vào tù.
Vẫn tưởng người Năm Thọ kể như
khi đời đã thất cơ lỡ vận
sẽ bỏ làng và đi xa hẳn.
Lý Kiến mừng thầm trong lòng mình
đã nhổ được trước mắt cái đinh.
Nào ngờ một tối nọ thong thả
lý Kiến một mình soạn giấy má
thì năm Thọ vác dao xộc vào.
Nó chận ngay cửa hết đường nào:
nếu kêu thì đâm chết lập tức.
Thì ra là nó vừa vượt ngục
về nhờ ông lý thẻ tùy thân
mang tên của một người luơng dân
và một trăm đồng bạc để trốn.
Nó lại bảo: nghe nó thì ổn,
nếu không nó sẽ đâm chết ngay,
rồi ra sao tới đó hẵng hay;
muốn sống với vợ con, nghe nó.
Dĩ nhiên, lý Kiến
nghe Năm Thọ,
nó đi phen ấy là mất tăm,
cũng không bao giờ trở về làng.
Nhưng thói đời, tre tàn măng mọc,
khó hết thằng du côn thất học.
Năm Thọ đi, lại Binh Chức về.
Mà thằng nầy, lúc ở nhà kìa,
nó ngạo ngược gì cho cam chứ!
Người ta gọi hắn cục đất nữa.
Ai bảo làm nó ư hữ làm,
quát một tiếng đã đái ra quần,
thuế bố một thì đóng quá hai
đến nỗi có con vợ hay hay,
bị người ta ghẹo cũng im lặng,
rồi về nhà nhè vợ la mắng
chứ chẳng dám ho he một lời;
thế đó: xưa nay cái nghề đời
hiền quá cũng hóa ngu là vậy,
đã nhịn thì chúng đè cho tới
không ngóc đầu lên được mới thôi.
Hắn quanh năm nghèo rớt mồng tơi
dù đã luôn làm việc cật lực;
chỉ vì một miếng không giữ được;
đứa nào nó vớ nó cũng xoay,
mà đứa nào xoay cũng chịu ngay.
Sau cùng bực quá, hắn đi lính.
Lại càng thêm tội! Nếu suy tính
không bực còn có vợ, tuy rằng,
thỉnh thoảng bị sây sớt vài thằng,
nhưng dù sao vợ mình còn đó.
Bực thì hóa ra bị mất vợ.
Bởi chị vợ trẻ, mới hai con,
mắt sắc như dao, má hồng hồng,
bỗng vắng chồng, của ngon bày trước,
hỏi thằng đàn ông nào chịu được?
Nhà chị Binh ở gần
bên đường.
Ông phó đánh bạc về ghé ngang;
anh trương tuần đi tuần cũng ghé;
anh hàng xóm mò sang; thậm chí
đến cái thằng hương Điền, già đầu,
đầy tớ lý trưởng, cũng mò vào.
Vợ binh Chức thành con nhà thổ,
cho bọn lý dịch làng đến đó
chuyển đổi nhau mà khỏi trả tiền.
Chính ngay lý Kiến, hồi trung niên
có đến ba vợ, cũng không nỡ;
và không nỡ bỏ, còn lợi nữa.
Mỗi lần chị Binh đi lãnh lương
hay đi lãnh măng đa của chồng,
phải mượn ông lý đi nhận thực.
Không ông lý nào lại chịu cực
ăn cơm nhà, đi chứng thực không,
dĩ nhiên không ai dại bỏ công.
Nhưng với lý Kiến thì không chỉ
tiền cơm rượu đều từ túi chị,
lại còn phải cho ngồi xe chung
và còn được ở lại tỉnh cùng.
Thế là mấy đồng bạc
đi đời;
mấy đứa con chị ngày mai rồi
chỉ được mấy cái kẹo đạn mút,
hay nếu hậu hĩnh ra thì được
mấy cặp bánh giầy giò mà ăn.
Thành thử công lao anh Binh làm,
rút lại cho chị Binh được hưởng
mỗi tháng một lần cuộc vui sướng
với ông lý nhà, chỉ thế thôi.
Chẳng hiểu anh ta
cũng biết rồi
mà chán cảnh nhà hay sao đấy
lính mãn hạn trở về không thấy.
Rồi ít lâu sau,
trát về làng
lệnh tróc nã, áp giải rõ ràng
ghi Trần Văn Chức, dân Vũ Đại.
Lý Kiến khai tên ấy thuộc loại
dân lưu tán lâu không trở về.
Khai hôm trước, hôm sau tức thì
hắn trở về cả làng thấy mặt.
Lý Kiến sai giao hắn tờ trát.
Hắn đến, mang vợ và hai con.
Không đợi cho ông lý nói xong,
hắn đưa ra con dao giết lợn,
tay cầm nhăm nhăm, miệng nói lớn:
“Chẳng giấu gì ông, án vừa rồi
là do tôi phạm tội giết người.
Nếu ông không thương, mà bắt trói
thì vợ con tôi phải chết đói.
Thôi thì đằng nào cũng chết thôi,
tôi đâm chết tại đây cho rồi,
ông bắt đi tù luôn cũng tiện.”
Mắt hắn đỏ ngầu; dao sắc bén,
chỉ trông thấy cũng lạnh gáy rồi.
Có thể lắm, hắn dám giết người,
khi đã dám giết con, giết vợ
thì hắn kiêng mạng sống ai nữa?
Lý Kiến sau một hồi đắn đo
rồi bảo hắn về ông liệu cho.
Liệu đây là giấu không ai biết
và mỗi lần trát về nhắc tiếp,
ông lại có cách để khai rằng:
vẫn chưa có tên Chức về làng.
Vậy là hắn cứ nghiễm nhiên sống
chính giữa quê hương cách yên ổn.
Và bây giờ mọi người xung quanh
thấy vợ hắn chính chuyên, trung thành,
chị chăm chỉ làm ăn nuôi hắn.
Những ông trưởng, ông phó chẳng đặng
nghĩ bụng: người ta có chồng rồi
mình chàng màng thì phải tội trời;
từ đó ai cũng ra tử tế
chỉ trừ có anh Binh không thế,
bởi Chức bây giờ rất ngang tàng.
Hắn ăn vườn đấy, nhưng thuế làng
chẳng thèm nộp dù chỉ một cắc.
Hắn chửi toáng nếu ai dám nhắc,
hắn chém ngay nếu ai cắm vườn,
lý trưởng bây giờ hắn coi thường
sinh chuyện là lý trưởng có lỗi
bởi vì che giấu đứa phạm tội.
Ấy thế, hắn cũng chưa vừa lòng.
Một hôm, nghĩ sao, bỗng khi không
hắn vác dao đến bảo lý Kiến:
- Hồi đi lính tôi nhớ rõ chuyện
gửi về nhà có đến bạc trăm.
Không biết vợ tôi tiêu gì chăng
hay cho trai mà tiền lại hết.
Tôi hỏi nó thì nó cho biết:
đàn bà ở nhà chỉ một mình,
không dám giữ tiền bạc ngay bên,
có đồng nào gửi ông lý cả.
Bây giờ tôi đến thưa ông trả,
ông tính toán xem được bao nhiêu.
đưa tôi mang về cháu nó tiêu.
Dù cho chỉ thiếu một đồng nhỏ,
tôi cũng không để yên chúng nó.
Lý Kiến nghe qua đã hiểu ngay:
“chúng nó” ở đây gồm những ai
có thể gồm cả ông trong đó.
Ông cười nhạt, “Thật ra không có,
thế này này, anh Binh tin tôi:
chị ấy gửi tiền là không rồi...”
Hắn nghe nói không,
trợn mắt quát:
- Thế thì thằng nào ăn đi chắc?
Lý Kiến vội vàng nói lấp ngay:
- Thế nhưng cần gì anh đến đây
cứ việc nói với tôi một tiếng.
Chị ấy trót tiêu rồi, xong chuyện,
anh có giết tiền cũng chẳng ra.
Lôi thôi chỉ sinh tội thôi mà.
Ông mở tráp, quăng
5 đồng bạc.
Hắn cầm “lạy ông” đúng phép tắc,
rồi xách con dao đi về nhà.
Từ đó hắn tử tế ông ta,
nhận mình là chân tay lý Kiến,
nhưng dù hắn không cần kiếm chuyện,
thỉnh thoảng lý Kiến cho tiền xài.
Cho mãi đến mới năm ngoái đây,
Binh Chức lâm trọng bệnh mà chết...
(Còn tiếp)
NGUYỄN TƯỜNG
New York
tuong_lan88@yahoo.com
No comments:
Post a Comment