Nhà bình thơ Châu Thạch
ĐỌC
“NGŨ NGÔN TÌNH” THƠ TRẦN MAI NGÂN
Châu Thạch
Trước hết, đọc cài đầu đề của bài thơ là “Ngũ Ngôn Tình” cho ta hiểu đây là thứ
ngôn ngữ của tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa hẹp là bài thơ sáng tác
theo thể ngũ ngôn (năm chữ) nói về tình yêu. “Ngũ Ngôn Tình” hiểu theo nghĩa rộng là 5 thứ ngôn ngữ có trong kho
báu của tâm hồn để hai người yêu nhau đem tặng nhau và làm giàu lâu đài tình ái
của mình. Lời nói yêu thương, quà tặng ý nghĩa, thời gian cho nhau, hành động
cao thượng và cử chỉ trao nhau là 5 ngôn ngữ tình yêu cần và đủ để cuộc tình
thăng hoa mà các nhà nghiên cứu đã rút ra từ kinh nghiệm tình trường, qua bao
nhiêu thế hệ con người.
Nhà thơ Trần Mai Ngân trong ẩn ý, muốn đề cập đến ngôn
ngữ đó trong quá khứ cuộc tình, thứ ngôn ngữ mà không thể lấy “tam đoạn luận” để hiểu nó được. Cho nên
khi đọc thơ “Ngũ Ngôn Tình Yêu” ta
cũng không thể đi vào thơ bằng cái suy luận “Tam Đoạn”, thứ cơ bản mà thầy đã
khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học triết.
Thật vậy, đọc khổ đầu bài thơ, dễ có kẻ đã ném đá vì
chưa cảm thụ được cái hay của “Ngũ Ngôn
Tình”:
Ngày
không mưa không nắng
Tôi
chẳng vui chẳng buồn
Thời
gian không gian...lặng
Một
nhịp sầu đang tuôn!
Có người sẽ ném đá ngay vào câu thơ “Một nhịp sầu đang tuôn!”. Họ sẽ hỏi rằng:
Tâm trạng người thơ lúc ấy “chẳng vui, chẳng
buồn” sao lại cảm nhận được “Có một
nhịp sầu đang tuôn!”. Họ sẽ lý luận rắng: “Tôi đã vô cảm, không buồn không vui, thế thì theo ‘tam đoạn luận’ mọi
vật quanh tôi sẽ cũng không buồn, không vui như tôi.”
Để phản biện lại những lời chỉ trích hàm hồ ấy, trước
hết ta phải hiểu với nhau rằng, “chẳng
vui, chẳng buồn” không phải là vô cảm. “chẳng
vui chẳng buồn” là tâm trạng xảy ra giữa sự buồn và sự vui mà thôi. Khi Kiều
ngồi trước Lầu Ngưng Bích, nàng nhớ cha mẹ, nhớ người tình, buồn cho tấm thân của
mình đến độ ngồi trên cao mà nàng nghe “Ầm
ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Lúc đó mới chính là lúc Kiều như ngất đi
và trở thành vô cảm. Ngược lại khi Kiều chẳng vui chẳng buồn, đàn cho khách
chơi hoa nghe thì nàng không thấy hứng thú gì, nhưng sự cảm nhận thế giới chung
quanh thì không mất được.
Ta hãy nghe một lần Bùi Giáng trong tâm trạng chẳng
vui chẳng buồn:
Mùa
xuân lại với chim về đã mỏi
Với
cá về mây nước cũng lang thang
Anh
nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở
con mắt cũng mơ màng cỏ lá.
(Không đủ gọi)
Có phải chăng nhắm con mắt hay mở con mắt nhà thơ đều
mơ màng, có nghĩa là nhà thơ đang chìm trong tâm trạng “chẳng vui chẳng buồn”. Thế nhưng Bùi Giáng vẫn nghe được “Mùa xuân lại với chim về đã mỏi” và “Với
cá về mây nước cũng lang thang”. Phải chăng những điều đó là “một nhịp sầu đang tuôn” mà Trần Mai Ngân cũng như Bùi Giáng, đã
nghe ở trong không gian và trong cả thời gian, nhưng Trần Mai Ngân đã diễn đạt
trong thơ mình một cách khác mà thôi.
“Chẳng
vui chẳng buồn” có khi là lúc tâm hồn trống rổng nhưng
cũng có khi là lúc tâm hồn bình an nhất. Các nhà sư thiền định, khi họ “chẳng vui chẳng buồn” là đã đạt được sự
bình an, tâm tư lắng đọng, không bị cảnh bên ngoài chi phối, vượt lên sự buồn
vui thường tình, thực sự vững chắc an trú trong trong hạnh phúc tỉnh lạc của
mình. Lúc đó nếu ta nói các thiền sư “chẳng
vui chẳng buồn” là vô cảm thì xin lỗi, phải nói nặng một câu là “tư duy rất thấp kém”. Ai cũng biết rằng
Phật và các vị Bồ Tát vui chơi trong cõi Thường Hằng, họ “chẳng vui chẳng buồn” nhưng họ vẫn nghe “một nhịp sầu đang tuôn” trong cõi ta bà của nhân loại trong từng
phút từng giây.
Tất nhiên người viết bài nầy không bao giờ dám dùng
cái tâm trạng “chẳng vui chẳng buồn”
của Trần Mai Ngân để so với các bậc tu hành. Thế nhưng chủ ý của người viết là
đem các vị ấy ra để minh chứng cho khổ thơ “Ngày
không đông không hạ/ Tôi chẳng vui chẳng buồn/Thời gian không gian … lặng/Một
nhịp sầu đang tuôn” là một khổ thơ hay, đặt cảm xúc ngưng tụ giữa vui buồn
của nội tâm mình một cách hợp lý trong cuộc tình sầu dài năm tháng, dài như
dòng sông tuôn chảy lặng lờ qua bao thế kỷ mà người thơ luôn nghe trong tận
cùng tâm cảm của mình dầu đã đóng cả cửa tâm hồn mình lại.
Qua hai khổ thơ sau, nhà thơ Trần Mai Ngân thổ lộ rõ
hơn nữa, cái “chẳng vui chẳng buồn”
chính là sự hờn giận, trách móc chất chứa trong tim yêu nhiều, yêu lắm. Ta hiểu
thêm, “chẳng vui chẳng buồn” là một
cách nói ý nhị của nguời con gái đã yêu và yêu sâu đậm:
Mây
không trôi dừng lại
Im
ắng trắng tinh khôi
Lời
xa xôi không nói
Có
nói cũng vậy thôi!
Ngày
không Đông không Hạ
Sao
sốt lạnh trong ta
Mấy
cánh hoa giã biệt
Bỗng
thành người lạ xa...
Có người lấy câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” của Nguyễn Du để trách Trần
Mai Ngân đã nghịch lý khi thổ lộ mình chẳng buồn chẳng vui mà lại đế cảm xúc
tràn lên trong mỗi câu thơ.
Người hiểu như thế thì thà đừng đọc thơ. Bởi vì khi viết
như thế Nguyễn Du chỉ đề cập đến tâm trạng của người tác động vào mắt mình khi
nhìn ngoại cảnh. Thế nhưng có khi nhờ cảnh làm cho người buồn hóa vui mà cũng
có khi tại cảnh làm cho người vui hóa buồn. Đó là Nguyễn Du chỉ nói ở vế cảnh bị
thụ động bởi tâm trạng người. Ngược lại tâm trạng người bị thụ động bởi cảnh
thuộc về một vế khác mà Nguyễn Du không đề cập đến. Ở bài thơ nầy Trần Mai Ngân
viết “Ngày không mưa không nắng”, “Mây
không trôi dừng lại”, “Ngày không đông không hạ” làm cho nhà thơ nghe “Có một nhịp sầu đang tuôn” và thấy “Hai bàn tay rỗng tuếch” là đem cảnh tác
động vào tâm hồn người, nghĩa là tâm trạng người bị thụ động bởi cảnh, khác
hoàn toàn với việc người buồn làm cảnh buồn theo.
Nhà thơ La Thụy đã nói: “Thơ có những cái nghịch lý mà. Hàn Mạc Tử khi viết bài Tình Quê ‘Gió
chiều quên ngừng lại/ Dòng nước luôn trôi đi/ Ngàn lau không tiếng nói/ Lòng
anh dường đê mê’.” Khi ‘gió chiều quên ngừng lại’ thì làm sao ‘ngàn lau không
tiếng nói được’.
Nếu đem “Tam đoạn
luận” vào đây để bình, có lẽ Hàn Mạc Tử bi ném đá là nhà thơ ngớ ngẩn
chăng? Hay là người dùng thứ tam đoạn luận dốt nát?
Nhà thơ La Thụy viết thêm: “Thơ viết bằng tâm cảm, thể hiện tâm cảnh”.
Hiểu như thế ta sẽ thấy rằng Trần Mai Ngân đã hòa nhập
tâm cảm của mình trong tâm cảnh của vạn vật, cho tất cả đều ngưng tụ lại bên
tình yêu, nhưng tình yêu ấy không ngưng tụ, nó như dòng sông buồn vẫn tuôn chảy
tháng năm.
Khi ta đứng bên dòng sông nào đó, để tâm hồn lắng đọng
cùng với vạn vật yên bình, ta sẽ hiểu câu thơ của Trần Mai Ngân bằng tâm cảm của
ta, thì sẽ thấy rằng câu thơ vô cùng tuyệt mỹ.
Ở khổ thơ chót, vẫn trong tâm trạng không vui không buồn,
Trần Mai Ngân đã sống lại với quá khứ bằng một mơ ước rất hảo huyền:
Thoáng
mây mưa đã qua
Hai
bàn tay rỗng tuếch
Bám
tìm vào không trung
Tưởng
mộng cũ trùng phùng...
Chỉ “Mộng cũ
trùng phùng thôi” còn tình cũ chắc không bao giờ quay lại!
Nhà thơ đã tìm trong cái mông lung vô định của không
trung và bám vào đó bằng đôi bàn tay rỗng tuếch của mình.
Đọc như thế mỗi chúng ta đều hiểu được ý thật của câu
nói “Tôi chẳng vui chẳng buồn”.
Trần Mai Ngân nói “Tôi
chẳng vui chẳng buồn” bởi vì người ấy đã “Lời xa xôi không nói”, “Mấy cánh hoa giã biệt/Bỗng thành người xa lạ”.
Đây là lời của một kẻ muốn đóng con tim nhưng con tim lại cứ nghịch với mình.
Con tim ấy cứ mở ra cho dỗi hờn thổn thức, cho nỗi đau làm vạn vật ngưng lại
trong tâm cảm mình, nhưng thực ra mọi vật vẫn vận hành và con tim thì tê tái,
vì thế nó mới thành thơ “Ngũ Ngôn Tình”
được.
Bài thơ ngũ ngôn của Trần Mai Ngân tất nhiên không để
ca tụng thứ ngũ ngôn tình theo nghĩa làm thăng hoa cho những mối tình trai gái,
Thế nhưng nếu cuộc tình không được thụ hưởng thứ ngôn tình thăng hoa đó, thì
không khi nào nó biến thành một bài thơ được. Trần Mai Ngân đã dùng bài thơ ngũ
ngôn (5 chữ) để nói về cuộc tình có đầy đủ năm ngôn ngữ của tình ở một thuở nào
đó mà nay đã mất đi.
Bài thơ được viết sâu nhiệm trong những ẩn dụ, bằng những
ngôn từ tiềm tàng tri thức, tưởng như người thơ đóng hết ngũ quan lại nhưng thật
sự mở ra bằng ngôn ngữ tình thơ vô vàn cảm xúc.
Châu Thạch
NGŨ
NGÔN TÌNH
Ngày không mưa không nắng
Tôi chẳng vui chẳng buồn
Thời gian không gian...lặng
Một nhịp sầu đang tuôn!
Mây không trôi dừng lại
Im ắng trắng tinh khôi
Lời xa xôi không nói
Có nói cũng vậy thôi!
Ngày không Đông không Hạ
Sao sốt lạnh trong ta
Mấy cánh hoa giã biệt
Bỗng thành người lạ xa...
Thoáng mây mưa đã qua
Hai bàn tay rỗng tuếch
Bám tìm vào không trung
Tưởng mộng cũ trùng
phùng...
Trần Mai Ngân
27-11-2017
2 comments:
Xin được vài hàng góp ý bài này:
Tác giả phê bình thơ thì lo phê bình thơ, còn lôi người khác vào làm gì, dùng những lời "khía cạnh" để "hạ nhục" người .Giỏi là tự mình ngoi lên chứ đừng đạp người xuống cho mình cao hơn. Tôi biết ông này để cập tới tôi, Nguyên Lạc vì có liên quan đến Trần Mai Ngân (thi sĩ mà tôi chỉ viết lời comment vui với ý xây dựng chứ không phải một bài viết phê bình), Luận đề "Tam Đoạn Luận" và góp ý của nhà thơ La Thụy.
1. Trược hết xin nói rõ: Comment đến Thi sĩ TMN chỉ vui và xây dựng, không phải là bài viết phê bình mà ông Châu Thạch lại "moi" cố tình "chụp lấy" để "phục thù". Để công tâm, mời các Facebooker đọc STT của tôi, nó cũng có xuất hiện trên trang FB của Phú Đoàn - La Thụy
CÂU CHUYỆN VĂN CHƯƠNG VỀ TÍNH LOGIC TRONG THƠ
https://www.facebook.com/stevngy50/posts/1456131857861167
2. Sau đây tôi xin góp ý 2 trong rất nhiều điều "cần bàn lại" trong bài viết của Châu Thạch
a. "Cho nên khi đọc thơ “Ngũ Ngôn Tình Yêu” ta cũng không thể đi vào thơ bằng cái suy luận “Tam Đoạn”, thứ cơ bản mà thầy đã khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học Triết" - CT
-- "...thứ cơ bản mà thầy đã khai trí khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học Triết" - CT
Tôi biết các chữ "khi ta còn ấu trỉ mới tập tò học Triết" là CT muốn "cạnh khóe" tôi. Xin CT cho biết lởp nào ta "mới tập tò học Triết" ?
Nhớ trước 75, chỉ đến lớp Đệ nhất (12) mới bắt đầu học Triết: Tâm lý học và Luận Lý Học. Trong Luận Lý Học có dạy Tam Đoan Luận. Nền GD/XHCN thì chắc chắn là không có dạy nó, chỉ có dạy Chính Trị, ở đại học thì không biết sao.
Ông CT có học Triết ở trung học không mà "cạnh khóe" là tôi "ấu trỉ"? Nhiều người đã nói với tôi, trong đó có cả nhà lão thành CVM rằng CT vừa đậu Tú Tài 1 là vào trường Sĩ quan Bộ binh Thủ Đức ngay, ra trường Chuẩn uý, đến 75 cấp bậc Đại uý, đâu có học đến lớp Đệ nhất.
Để chứng minh CT có học Triết, rành Tam Đoạn Luận, để người ta không cho là NÓI DỐC, xin ông đưa ra chứng chỉ hay băng̀̀ cấp lớp Đệ nhất- Tú tài 2. Nếu ông không đưa ra thì những điều ông nói từ đây về sau chẳng ai tin nữa.
À mà lạ, Đ/u mà sao không đi HO qua Mỹ ông? Không có "học tập cải taọ"? Gia đình có công CM?
b. "Lúc đó nếu ta nói các thiền sư “chẳng vui chẳng buồn” là vô cảm thì xin lỗi, phải nói nặng một câu là “tư duy còn ngắn”
Ai cũng biết rằng Phật và các vị Bồ Tát rong chơi trong cõi Thường Hằng, họ “chẳng vui chẳng buồn” nhưng họ vẫn nghe “một nhịp sầu đang tuôn” trong cõi ta bà của nhân loại trong từng phút từng giây"- CT
-- Tôi biết “tư duy còn ngắn” là ông ám chỉ tôi. Xin vài lời cùng ông:
Nếu tôi không phải là tín đồ Chúa, tôi không thể hiểu rõ về "đạo pháp Chúa" thì tôi không dám nói về đạo pháp này. Nếu tôi không phải là tín đồ Phật, nghiên cứu rành Phật pháp, thì tôi không dám nói về Phật pháp. Không rành Phật pháp mà giảng Phật thì người ta cười cho.
c. - Chúa đã dạy BÁC ÁI và tôi thấy ông thường giảng đạo Chúa trên FB, nhớ đừng làm ngược lời Chúa
Vài hàng cùng ông. Trân trọng
Hôm qua tôi đã nói: "Không rành Phật pháp mà giảng Phật thì người ta cười cho". Ông "khía cạnh" tôi “tư duy còn ngắn" về THIỀN, vậy tôi xin hỏi ông rành về THIỀN nào?
- Bắc tông Đaị thừa -bánh xe lớn, đầy huyề bí - từ Đại Hán -Tăng Sán- phương Bắc vào VN
- hay Nam tông - Nguyên thủy, Tiểu thừa, bánh xe nhỏ- từ hướng Nam lên
- Thiền từ Thiền sư Tỳ Ni Ða Lưu Chi vào Việt Nam sau năm 582, ở tại chùa Pháp Vân Tự
- Thiền từ Vô Ngôn Thông 759?-826, Năm 820, qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ ngày nay thuộc Hà Nội, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông.
- Hay là Thiề VN từ Thiền phái Trúc Lâm là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông
Đó là nhưng dòng THIỀN, xin cho tôi biết rồi chê tôi “tư duy còn ngắn"
Người xưa thường nói: "Biết thì nói, không biết thì dựa cột mà nghe" nói "tầm phào" tôi e... Chào ông
Post a Comment