Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, August 16, 2021

K. Ở LẦU NGƯNG BÍCH - Thơ Chu Vương Miện

 

Nhà thơ Chu Vương Miện

K. Ở LẦU NGƯNG BÍCH

Thơ Chu Vương Miện

-


16 tuổi K. vì thời thế phải bán mình chuộc cha

Bị Mã Giám Sinh phá trinh xong

Giao cho mụ Tú Bà quản lý

Bị nhốt cầm chân nơi lầu Ngưng Bích

Chờ làm gái chơi cho quan khách

Sống chả ra cái chó gì? chết ngay chưa chết?

Hoàn cảnh nhố nhăng ngẫm tương lai quá mệt

Mây trắng cồn xa sóng lùa bãi cát

Đời con ghế đến đây kể như chấm dứt

“rửa đít trắng tay“ nơi sòng bài chiếu bạc

Cố nhân cố chia Kim Trọng lẽo đẽo nẻo Liêu Dương

Tang chú tang cha chờ lòi con mắt

Hết Sở Khanh đến quy nô

Hết con hầu con ở đầu xanh chen đầu bạc

4 bề xa trông 4 bề bát ngát

Gia đình xiêu tàn mỗi kẻ mỗi nơi

May thuê vá mướn nay nơi này mai nơi khác

Ôi thời Giã Tĩnh triều Minh

Phía duyên hải giặc Oải Lùn phá phách

Trong đất liền lũ Từ Hải hoành hành

Lũ tham quan ô lại thoải mái tưng bừng

Làm bá tánh sống dở người dở vật

Con ghế mang “vật trời cho“ thí cô hồn cho trời

Cho đất

Kẻ đĩ hạng sang kẻ đĩ đứng đường

Dứơi những mái lầu lợp ngói âm dương

Nơi túp lều tranh gió lùa lất phất

Những Vương Quan chừ nghèo mạt rệp

3 chữ thánh hiền đang tụng câu cơm

Thấm thoát thoi đưa chân cứng đá mềm

Sống lãng đãng trên bầu trời âm phủ

Nguyễn Huy Tự Nguyễn Du giờ này đang ngủ

Chờ sáng mai tay cung nỏ lứơi đi săn

Ôi lẫy lừng danh “liệp lộ Hồng Sơn“

Đang phới phới 1 phía trời Hồng Lĩnh


Chu Vương Miện


READ MORE - K. Ở LẦU NGƯNG BÍCH - Thơ Chu Vương Miện

KÝ ỨC - HỒN TA - HỒN QUÊ - Trần Thị Hồng Châu đọc thơ Đặng Xuân Xuyến

 


KÝ ỨC - HỒN TA - HỒN QUÊ

 (Đôi dòng cảm nhận khi đọc HỒN QUÊ 

của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến)


       Khi trên đầu đã 2 thứ tóc, đã sống đủ dài, đã trải nghiệm đủ lao đao lận đận, đã biết thế nào là “lên voi xuống chó”... đáng lẽ phải cố quên, cố buông bỏ, thi tôi lại cứ nghĩ nhiều về sự sống. Chả phải là vì còn nuối tiếc điều gì, mà chỉ là vì những mảng dĩ vãng không mời mà cứ ùn ùn đến...

      Chả kể là tôi đang ở đâu, tâm trạng ra sao, thích hay không thích thì nó vẫn bất chợt xuất hiện những hình ảnh con người, sự việc… không cho ta quyền lựa chọn. Nhiều thứ tưởng chừng đã chìm sâu vào dĩ vãng muốn tìm, bây giờ có bới đất lật cỏ lên cũng chả thấy. Như cầu ao, bến nước sau nhà… hay một nơi nào đó đã ôm ấp một thời, một đoạn rất là đắm đuối và cũng vô cùng xót xa muốn đào sâu chôn chặt... thì nó lại nhảy bùm vào hộp KÝ ỨC. Nó ám ảnh, níu kéo… bắt tâm tưởng ta nhớ lại…

     Có những KÝ ỨC nhớ lại làm ta giật mình, trăn trở, làm cho nước mắt ta chảy, mũi ta cay, cổ ta nghẹn cứng và đôi khi cũng có cả những thứ làm ta bật cười…

     Và mỗi lần như thế KÝ ỨC cho ta biết thương, biết yêu hơn, biết hiểu thấu thế nào là đau là buồn hơn, biết tha thứ và ân hận nhiều hơn… KÝ ỨC dạy dỗ ta, làm ta thức tỉnh, nuôi tâm hồn ta lớn…. 

     KÝ ỨC của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến còn cho ta thấy được HỒN QUÊ.

 

     HỒN QUÊ

Ta về gặp lại hồn quê 

Mẹ ta xưa quẩy nắng về hong mưa 

Một đời sướng thiếu khổ thừa 

Mẹ đan hạnh phúc vặn vừa nỗi đau 

Heo may trở dạ mùa sau 

Mẹ se gió lạnh khỏi nhàu nắng tươi 

Chắt chiu ủ ấm nụ cười 

Mẹ nhen lửa giữ cho “Người ở xa” 

Tháng Mười, tháng Bảy, tháng Ba 

Mẹ gom gió lạnh mưa sa bão dồn 

Đổ vào sẫm đỏ hoàng hôn 

Mẹ ru ta nặng trĩu hồn quê Cha 

Ta về gặp lại hồn ta 

Mẹ ta thì đã đi xa cuối trời... 

Hà Nội, sáng 06 tháng 03.2018 

ĐẶNG XUÂN XUYẾN 

------------------- 

     (Báo Việt Luận Úc Châu - Viet’s Herald on Friday, 12 March, 2021.) 

     Đọc bài thơ, trong đầu tôi liền hiện ra ngay một bức tranh được nhà thơ Đặng Xuân Xuyến tài tình dùng KÝ ỨC của mình để vẽ trên nền thơ lục bát một HỒN QUÊ khi tác giả: "TA VỀ GẶP LẠI HỒN QUÊ." 

     Vậy HỒN QUÊ mà Đặng Xuân Xuyến gặp là gì? Sao được gọi là Hồn? có hình hài, dáng vóc, tính cách ra sao?... Chả chữ nào nói đến, mà chỉ thấy HỒN QUÊ vô cùng trừu tượng được lồng cùng bóng hình của MẸ trong ký ức nhà thơ ồ ạt tràn về. 

     Phải chăng HỒN QUÊ đối với nhà thơ này không phải là mấy cảnh quan Cổng làng, Mái đình, Cây đa… tất cả những thứ đó sẽ thay đổi theo năm tháng. Chỉ có cảm xúc của Trời Đất cho vùng quê nghèo khó này cái nắng, cái gió, cái mưa, cái bão khó ưa, khó sống vẫn muôn đời chứng nào tật nấy… mới là HỒN QUÊ. Mẹ đã gắn bỏ, đã chịu đựng với nó … để nuôi mình khôn lớn. 

     MẸ, người đàn bà yếu đuối hết lòng vì chồng, vì con phải chống chỏi, vật lộn với một HỒN QUÊ không hiền lành chút nào, mưa không thuận gió không hòa, quanh năm mưa dầm, bão nổi… nên đời mẹ “SƯỚNG THIẾU, KHỔ THỪA”. 

     Khi HỒN QUÊ trái gió trở trời, mùa vụ thất bát “tháng mười, tháng bảy, tháng ba”… 

     "Mẹ se gió lạnh khỏi nhàu nắng tươi 

     Chắt chiu ủ ấm nụ cười 

     Mẹ nhen lửa giữ cho “Người ở xa”..." 

     Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến được "Mẹ ru ta nặng trĩu hồn quê Cha" nên dù đi đâu, ở đâu vẫn luôn muốn quay về, vì nơi đây anh có rất nhiều KÝ ỨC đã khắc sâu, hằn kỹ trong tâm khảm tác giả: 

     "Ta về gặp lại hồn ta 

     Mẹ ta thì đã đi xa cuối trời..." 

     Với thể thơ lục bát, chỉ vỏn vẹn có 3 khổ rưỡi mà nhà thơ Đặng Xuân Xuyến đã khắc họa nên hình ảnh, tính cách một HỒN QUÊ khắc nghiệt, một người MẸ đảm đang, chịu thương chịu khó điển hình cho những vùng quê Bắc Bộ Việt Nam. 

     Chắc chắn những người con đã sinh ra và lớn lên ở những vùng quê này, dù họ đang ở đâu thì KÝ ỨC về quê hương cũng đang nuôi lớn tâm hồn họ. Khi họ trở lại thăm quê thì cũng sẽ gặp HỒN QUÊ mỗi người, mỗi vẻ. Có lẽ là qua hình bóng Cha, bóng Chị, bóng Bà và cũng có thể là người thương khác... 

     Đúng như nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: "Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!". 

     Bài thơ HỒN QUÊ thật hay! Cảm ơn nhà thơ Đặng Xuân Xuyến! 

     Tôi xin giới thiệu đến bạn đọc. 

*. 

Dresden ngày 05 tháng 08/2021 

TRẦN THỊ HỒNG CHÂU 

Meissner Str 316a, 01445 Radebeul, Germany

Email: hongt4368@gmai.com 



READ MORE - KÝ ỨC - HỒN TA - HỒN QUÊ - Trần Thị Hồng Châu đọc thơ Đặng Xuân Xuyến

Sunday, August 15, 2021

TRĂNG RẰM VU LAN – Thơ Tịnh Bình

 
 

 
TRĂNG RẰM VU LAN
 
Ngày về quê cũ xa xăm
Bên song thổn thức trăng rằm Vu Lan
Một chiều con sáo sang ngang
Trông vời quê mẹ cũ càng tháng năm
 
Sông dài cá lội mù tăm
Hiên quê mưa nhỏ lặng thầm lệ ngâu
Chong đèn thao thức đêm thâu
Dầu vơi bấc cạn càng sầu càng thương
 
Còn đâu ngày cũ chân phương
Vườn sau hoa bưởi đưa hương khẽ khàng
Trăng tàn khúc dế râm ran
Đầu nôi cánh võng dịu dàng ca dao
 
Mẹ về khói bếp xôn xao
Cơm quê ấm dạ ngọt vào lòng con
Bể dâu bao cuộc vuông tròn
Gian lao đời mẹ đa đoan gánh gồng
 
Nợ đời mẹ trả chưa xong
Thâm ơn con mãi tạc lòng không quên...
 
TỊNH BÌNH
(Tây Ninh)
 
READ MORE - TRĂNG RẰM VU LAN – Thơ Tịnh Bình

KHÚC NGUYỆT CẦM – Thơ Nguyên Lạc

 
 


KHÚC NGUYỆT CẦM
 
1.
Im lòng đêm vẳng u hoài
Muôn trùng nức nở so dây nguyệt cầm
Nhạc sầu rợn buốt thinh không
Thấu hồn cô lữ huyễn mong bên trời!
Bao năm rồi đó trăng ơi!
Cái đêm trăng đó dâng đời hương trinh
Cái đêm điếng ngất say tình
Cái đêm hương mật từng miền thịt da
Cái đêm hạnh phúc vỡ òa
Cái đêm trăng đó theo ta một đời
 
2
Lắng đêm một bóng bồi hồi
Muôn trùng điệp khúc bi ai nguyệt cầm
Cung sầu vọng buốt hư không
Rực chi trăng hở bóng hình đêm xưa?
 
Trăng kia trắng đến bất ngờ
Lay chi tâm thức lời thơ sầu vần?
Soi chi rõ kiếp tha hương?
Sáng chi sương điểm đoạn trường lưu vong?!
 
Ngưng đi hỡi khúc nguyệt cầm!
Cách chi quên được mà không nhớ người?
Bao năm chia biệt đôi nơi
Vẫn đêm trăng đó rạng ngời nguyên trinh
Cái đêm điếng ngất say tình
Làm sao đây hở? Vẫn còn y nguyên!
 
Đêm nay cô lữ muộn phiền
Nguyệt cầm điệp khúc vọng miền cố nhân!
Cố nhân người hỡi cố nhân
Em ơi có nhớ đêm trăng thuở nào?
 
Nguyên Lạc
READ MORE - KHÚC NGUYỆT CẦM – Thơ Nguyên Lạc

CỘT CỜ LŨNG CÚ DẤU MỐC CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA | VỚI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - Thơ Nguyễn Văn Trình



Cột cờ Lũng Cú

dấu mốc chủ quyền biên giới Quốc gia

                                   Nguyễn Văn Trình


Lên Hà Giang 

điểm địa đầu Tổ Quốc

tham quan cột cờ Lũng Cú (1)

Quốc Kỳ tung bay trên đỉnh ngọn núi Rồng

núi non trùng điệp dưới chân cột cờ

xen kẽ những thửa ruộng bậc thang

nhuốn một màu vàng thơ mộng

vẻ đẹp hoang sơ và lãng mạn

đặc trưng của núi rừng Hà Giang

nơi cực Bắc của nước Việt thân yêu…


Lên Hà Giang 

điểm địa đầu Tổ Quốc

tham quan cột cờ Lũng Cú

bước trên những bậc thang bằng đá

lên cao tận đỉnh cột cờ

ngắm nhìn những tuyệt tác thiên nhiên

Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ

những bản làng thấp thoáng phía xa xa…

mang vẻ đẹp đơn sơ, bình dị hiền hòa

càng lên cao, khung cảnh thêm huyền ảo

ruộng bậc thang thảm vàng màu lúa chín

và màu hồng phơn phớt của Tam giác mạch

để lại cho du khách 

những cảm giác tự hào nước Việt thân yêu

khi đặt chân lên mảnh đất biên cương …


Lên Hà Giang 

điểm địa đầu của Tổ Quốc

khám phá những nét đẹp

của cột cờ Lũng Cú

cột cao chừng ba mươi ba mét

kiểu dáng hình bát giác truyền thống

chân, bệ có tám mặt phù điêu bằng đá

chạm khắc rất tinh xảo

hoa văn trống đồng Đông Sơn

và những họa tiết

minh họa từng giai đoạn 

phát triển của đất nước…

giữa thân cột cờ 

có cầu thang đi bộ lên trên đỉnh cột  

Quốc Kỳ Việt Nam tung bay ngạo nghễ

giữa bầu trời xanh, đất Việt hùng anh

dưới chân cột cờ

có nhà lưu niệm, trưng bày

các dụng cụ lao động, trang phục…

sản phẩm văn hóa các dân tộc Hà Giang

du khách có thêm những trải nghiệm thú vị

về đời sống văn hóa, tinh thần 

của đồng bào nơi vùng biên Tổ Quốc

càng thêm yêu đất nước vô cùng…


Lên Hà Giang 

điểm địa đầu Tổ Quốc

tham quan cột cờ Lũng Cú

dấu ấn thiêng liêng 

nơi cực Bắc kiên trung

du khách sẽ cảm nhận thêm

về lòng tự hào dân tộc

về một vùng biên ải của Tổ Quốc ta

tươi đẹp, mạnh giàu

mà ra sức, dựng xây bảo vệ

để trường tồn nước Việt mãi ngàn sau …


                       Hà Giang, 2018

                              NVT

Chú thích: 

(1) Cột cờ Lũng Cú: Là cột cờ quốc gia, nằm trên núi Lũng Cú, hay còn gọi là núi Rồng ( Long Sơn). Núi có độ cao 1470 mét so với mặt nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ có lịch sử rất lâu đời, có từ thời Lý và đã trải qua nhiều lần phục dựng và tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác, có độ cao trên 30 mét, khánh thành vào ngày 25/9/2010. Là một địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của tỉnh Hà Giang ngày nay.




Với cao nguyên đá Đồng Văn

                            Nguyễn Văn Trình


Với Cao nguyên đá Đồng Văn (1)

tham quan “Công viên địa chất toàn cầu” (2)

ngỡ ngàng trước biển mây bàng bạc

trên Cổng Trời Quản Bạ

Dốc Bắc Sum ngoằn ngoèo, uốn lượn

thung lũng Sủng Là

những ngôi nhà, tường chình xinh xắn…

cánh đồng hoa mạch, phớt hồng dịu nhẹ

chiêm ngưỡng dinh thự Vua Mèo

trải qua hàng trăm năm mưa, nắng

vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc đặc trưng

của nhà Vương vùng cao độc đáo

gợi bao điều lịch sử xa xưa …


Với Cao nguyên đá Đồng Văn

giữa muôn trùng đá và đá

quê hương sinh sống 

của đồng bào các dân tộc

Mông, Dao, Tày , Nùng , Lô Lô và Pu Péo…

với văn hóa bản sắc, truyền thống 

và sự hiếu khách, thân tình 

con người vùng cao hào phóng 

đã tạo sức hấp dẫn cho du khách

khi đến với Công viên địa chất toàn cầu

ấn tượng và khó quên

về một miền biên ải xa xôi

nhưng thấm đẫm tình người dịu ngọt…


Với Cao nguyên đá Đồng Văn

từ trên đỉnh Mã Pì Lèng

nhìn xuống 

dòng sông Nho Quế thơ mộng

tựa sợi chỉ xanh, lượn cong mềm mại

dưới chân núi mờ xa

xung quanh là những vách đá 

dựng đứng và hiểm trở…

ngắm Bãi đá Mặt Trăng

tạo bởi các dãy núi đá vôi hùng vĩ

đã phong hóa

hàng trăm nghìn phiến đá lô nhô

nằm chen chúc nhau

làm nên các hoang mạc đá bạt ngàn

trải dài đến hút tầm mắt 

tạo cảm giác mênh mông …


Cao nguyên đá Đồng Văn

Công viên địa chất toàn cầu

từ lâu đã là điểm hẹn du lịch khám phá

của du khách gần xa

về với vùng đất Hà Giang nơi địa đầu cực Bắc

Tổ Quốc Việt Nam anh hùng, tươi đẹp

Lòng thấy tự hào và thiêng liêng

Khi biên giới, chủ quyền quốc gia được giữ vững …


                         Hà Giang, 2018

                                  NVT



Chú thích: 

(1) Cao nguyên đá Đồng Văn, là cao nguyên trải rộng trên 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Nơi đây là điểm tham quan du lịch khám phá rất hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, khi về với mảnh đất Hà Giang tươi đẹp, điểm địa đầu của Tổ Quốc Việt Nam. 

(2) Cao nguyên đá Đồng Văn, được UNESCO công nhận là: “ Công viên địa chất toàn cầu” vào ngày 3/10/2010. Đó không chỉ là niểm tự hào của người dân Hà Giang, mà còn là niềm tự hào của toàn thể nhân dân Việt Nam.








READ MORE - CỘT CỜ LŨNG CÚ DẤU MỐC CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA | VỚI CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - Thơ Nguyễn Văn Trình

SÀI GÒN THÁNG BẢY – Thơ Nhật Quang

 
 

 
SÀI GÒN THÁNG BẢY
 
Sài Gòn sáng ban mai hồng trên phiến lá
Tháng Bảy về, bằng lăng vẫn ngát hương
Có hay chăng, lòng người khắc khoải buồn vương?
Con phố ngủ trong lặng sầu, thanh vắng
 
Sài Gòn giờ giấu niềm vui vào thầm lặng
Quán xá, nhà hàng lặng lẽ, những xót xa
Cà phê buồn chát đắng chỉ mình ta
Ngồi đếm giọt tháng ngày dài ly cách
 
Sài Gòn, gió vẫn lay hàng me xanh ngát
Nhưng đâu biết lòng em vẫn hoang mang
Giấu môi cười… sau lớp vải khẩu trang
Khi Cô-vít đang rập rình bóng tối
 
Sài Gòn ơi! Đâu áo dài phất phới
Tháng Bảy sân trường lặng tiếng ve than
Hàng phượng vỹ đâu hoa thắm nồng nàn
Cổng trường giờ chỉ lá khô vương xào xạc
 
Sài Gòn chiều, bóng em về ngơ ngác
Phố im lìm, hun hút bước cô đơn
Đâu hẹn hò… mà đôi mắt em dỗi hờn
Chờ nhau nhé em ơi! Ngày mai đời êm lắng.
 
                                               09 / 07 / 2021
                                                 Nhật Quang
 
READ MORE - SÀI GÒN THÁNG BẢY – Thơ Nhật Quang

NGÀY MAI CỦA NƠI CHỐN ÁM MUỘI KHÔNG NGỜ - Thơ Khaly Chàm


 
                               Nhà thơ Khaly Chàm


ngày mai của nơi chốn ám muội không ngờ
 
mở trang kinh con chữ nhảy nhót
tĩnh lặng ngả màu đêm mù câm hồn vía an nhiên
em nghịch ngợm bứt lìa ánh sáng chảy ra từ những ngón tay
ném thẳng vào vách thời gian ngân vang lung linh sắc giới
tôi lom khom quỳ mọp cúi đầu sát trên hai bàn tay ngửa
nhưng luôn lo sợ động từ namo thuần khiết sẽ vón cục hỗn loạn trong vọng tưởng
 
ngày chiêm bao mắt loài cú phát tán tiếng nói có mùi chồn
chạm đau diếng câu thơ hổn hển thở ra chớp lửa tình yêu tinh khoái lạc
xác ma dại tôi khát đói lời gọi tên từ phía bình minh
thèm ve vuốt mặt trời nhìn nó tự nhiên lăn tròn bi hài rơi xuống đáy vực
có thể thấy trên trời những đám mây máu đang bay
và bão nổi lên trong khoảng rỗng yết hầu âm u mềm mại
người ta bắt đầu lên cơn run rẩy nhưng vẫn há miệng để hát
 
mơ hồ về cố xứ xa lắc xa lơ
tín điều hiện hình tàn tro chờ giờ nhắm mắt
đen nhẽm anh em dòng tộc úp mặt vào đất dần tan loãng nơi cuối trời bến đỗ
ngày mai sẽ nở ra nhiều giả định xám mờ ảo ảnh
ngày mai của nơi chốn ám muội không ngờ
em choàng ôm tôi bài thơ ngơ ngác rùng mình
bất chợt, xương rồng trên cát trổ hoa giữa hoan lạc lưu đày
 
khaly chàm
locninhbgk - 7/2018
 
READ MORE - NGÀY MAI CỦA NƠI CHỐN ÁM MUỘI KHÔNG NGỜ - Thơ Khaly Chàm