Tác giả Nguyên Lạc
BÀN VỀ CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK
Dẫn nhập:
“Nghề chơi cũng lắm công phu" (Truyện Kiều - câu 1201) nhất là VĂN CHƯƠNG, nghề chơi thanh cao nhất. Các cụ xưa nói vậy.
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các, cho người biết tay!
(Nguyễn Công Trứ)
(Nguyễn Công Trứ)
- Bây giờ sao? Còn thanh lịch, còn đài các không?
Tôi e rằng nghề chơi thanh cao này không còn được như vậy nữa. Người ta đã lợi dụng nó để "mưu đồ" cho lợi ích riêng tư, cho cái DỤC không lấy gì tốt đẹp của riêng mình. Bằng chứng rõ ràng nhất về điều này là việc xử dụng chữ LIKE trong Facebook. Chữ LIKE này vẫn tiếp tục bị "hiếp dâm" (từ của triết gia Phạm Công Thiện)
.
Trước khi vào phần chánh, xin tặng các bạn bài thơ "hết ý" của cụ Nguyễn Khuyến:
.
Đầu đường ngang có một chỗ lội
Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
Đàn bà đến đó vén quần lên
Chỗ tời đến háng, chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trông mỉm miệng cười
"Cái gì trông trắng giống con cúi?"
Vội vàng khép nép đứng liền thưa:
"Trót dại hở hang xin xá tội!"
Ông rằng: "mầy cũng chẳng tội gì!... "
Chỉ tội làm ông cứng con buội
Muốn tốt mày về bảo làng mày:
" Ra đây ông cho giống ông Cuội"
Cho nên làng ấy sinh ra người
Sinh ra rặt những thằng nói dối! ".
(Vũ phu đôi - Nguyễn Khuyến)[1]
"Sinh ra rặt những thằng nói dối! ", những "ông Cuội". Bái phục, cụ Nguyễn nói "thậm phải"
Mong rằng chúng ta không phải là cái đích cụ Nguyễn nhắm đến. Hãy không là "ông cuội", hãy thành thật với lòng và trân trọng hai chữ LIÊM SĨ
CHỮ LIKE TRÊN FACEBOOK
Xin mời các bạn đọc đoạn văn này trước:
[... Các bạn có bao giờ nghĩ rằng việc "like" một thứ gì đó trên Facebook sẽ mang lại ý nghĩa gì không? Có thể là do các bạn thấy thích thú về nội dung đó, hay là đây là người đưa tin nhanh nhất, hay cũng có thể đó là do bạn rất thích tính cách của người đăng bài này.
Facebook là một mạng xã hội ảo phổ biến nhất trong lịch sử - với gần hai tỷ người dùng trên toàn thế giới. Tính năng "like" đã được Facebook giới thiệu vào năm 2009, và tính năng này đã dần trở nên phổ biến đến nỗi nó đã trở thành một danh từ đúng nghĩa: một cái "like". Cách đây 7 năm, Facebook đã đạt được mức khoảng 1 tỉ "like" một ngày, chắc chắn con số đó hiện nay lớn hơn rất nhiều.
Đáng buồn thay, vì tính năng "like" vô hại này mà đã có một số hệ quả không khả quan tí nào. Ví dụ như ở Thụy Sĩ mới đây đã xảy ra sự việc một người đàn ông bị toà tuyên án phạt 4100 USD, lí do vì ông đã nhấn "like" nhiều bài đăng có tính chất xấu và hận thù trên Facebook. Còn ở Mỹ vào năm 2013, một nhóm nhân viên của công ty nọ đã bị sa thải vì "like" trang fanpage của đối thủ (những người nhân viên đã kiện cáo và đã thua ở phiên toà đầu tiên, nhưng sau đó lại thắng ở mục kháng cáo vì toà án cho rằng việc "like" là quyền tự do của mọi người).
Như vậy chúng ta thấy được mặc dù nút "like" này có vẻ như không có ý nghĩa gì và nó chỉ là một tính năng vô hại, nhưng chính nó đã gây ra hệ quả rất khó lường.... ]
( Ý nghĩa thực sự của nút "like" trên Facebook)[2]
.
Chữ LIKE trong Facebook có nghĩa là: tâm đắc, đồng cảm, đồng tình, thích .v.v..Nó bị lạm dụng "hơi nhiều". Các bạn Facebook (Facebooker) vung tay rất "hào phóng". Nguyên Lạc tôi xin mạn phép được bàn qua 4 phương diện sau đây:
1. Về Văn Chương, Nghệ Thuật.
Vì cảm tình, vì đãi bôi, "áo thụng vái nhau", vì tiếng tăm..v.v..các Facebooker nhiều khi chưa đọc, chưa thẩm định kỹ những bài văn, thơ, nhạc.v.v. đã vội vã bấm LIKE cho xong nợ. Họ đâu biết điều này sẽ xảy ra rất nhiều "tiêu cực".. Giả sử tác phẩm đó bị người hiểu biết phát hiện nó dở, nó thiếu sót, kém hiểu biết... thì không những tác giả bị phê phán, mà cả những người bấm LIKE cũng bị liên lụy "một giuộc" luôn. Nó giống như cái ngu "Cầm chầu" trong bốn cái ngu mà ai cũng biết! (Ở đời có bốn cái ngu / Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu). Cầm chầu mà gõ khen không chính xác sẽ bị người chửi.[3]
Lại nữa, tác giả thấy LIKE nhiều quá - đâu biết có khi người bạn mình không có đọc tác phẩm mình - tự sướng, tự tôn, tự thỏa mãn; do đó không tiến xa thêm được nữa.
Đây là điều Nguyên Lạc tôi kinh qua:
Có cô thi sĩ trẻ, hơi xinh viết một bài thơ có quá nhiều lời comment "hít hà" khen: Tuyệt, tuyệt, trong đó có rất nhiều ngài nổi tiếng. Bài đó có câu thơ như sau: "chuột kêu ríu rít trên cành". Tôi thắc mắc: Chuột sao kêu ríu rít, phải kêu rút rích chớ:
Chuột kêu rúc rich trong rương
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la.
(Câu hát ru Quảng Nam)
(Câu hát ru Quảng Nam)
"Chim chuột" sao?
Cũng vậy, khi mình like một comment nào đó, có nghĩa là mình tâm đắc với ý nghĩa của lời comment này và do đó phải chia trách nhiệm với người phát biểu lời này. Nếu lời này bị phát hiện là gian dối, xấu xa, thiếu hiểu biết .v.v... thì người like cũng phải nhận chịu những việc xấu xa này.
.
@. Tôi xin ghi thêm phần tích cực việc Click LIKE: - Còn một trường hợp là có đọc bài, đọc kỹ, biết rõ là không hay nhưng vẫn LIKE để khích lệ bạn bè. Chỉ là dấu hiệu để người kia ở nơi nào đó biết là ta vẫn còn bên cạnh.(Đỗ Phú).
Điều này đáng khích lệ vi tính thần trân trọng bạn, khuyến khic bạn tiến bộ; tuy nhiên nên giải thích riêng cho bạn hiểu và đừng lúc nào cũng LIKE
2. Về Tình Cảm.
Có những Ngài thi sĩ thường làm thơ THỔI ÔNG TIÊU (từ của Laiquangnam). Tôi xin giải thích rõ cụm từ này: - "Có những người Ấn -độ thường thổi tiêu để khuyến dụ con rắn hổ mang lờ đờ ngóc đầu lên từ trong giỏ rắn. Các Ngài thi sĩ muốn làm những bài thơ THỔI ỐNG TIẾU này để quyến rũ những con rắn - các nàng có nhan sắc - từ trong hang bò ra theo "ý đồ" của mình, sau đó bóp cổ con rắn".
Sẳn dây xin dẫn lời thi sĩ Hoàng Lộc:
"Những cô, nhất là các cô có nhan sắc, hễ post bài thơ nào thì cũng thường được mấy ông có chút tên tuổi nhào vô khen (LIKE) ríu rít. Họ khen có chủ ý đó. Yên chí là sau khi khen vài bài, quí cô sẽ nhận tin nhắn của mấy ông - khen (LIKE) thân mật hơn - gợi ý hơn và nhất định kết thúc bằng một trận tán tỉnh nam nữ rất ngang nhiên. Và cũng yên chí là khi tán không vô, sẽ không còn có cơ hội để quí cô được khen (LIKE) nữa - và coi chừng bị chê thẳng tay, một thời gian sau đó!" (lời của thi sĩ Hoàng Lộc)
3. Về Chính Trị:
Cũng giống như trên, nếu tác phẩm có dính líu đến chính trị, ngoài tác giả ra, những người LIKE - dù vô tình, không thẩm định trước - cũng bị liên lụy.
4. Về Pháp Lý:
Nếu bài của tác giả bị chính quyền, bất cứ nước nào kết tội như: kỳ thị, lạm dụng, xách nhiễu (abuse) đàn bà, trẻ em; hỗ trợ, liên hệ khủng bố .v.v... và .v.v... thì ngoài tác giả ra, các người bấm like cũng liên lụy pháp lý vì đồng tình.
Do các điều trên, xin các facebooker cẩn trọng và dùng LIKE cho thông minh!
@ Cẩn báo:
Tôi xin xác định rõ: đây chỉ là những gợi ý; quyền LIKE hay không là ở nơi bạn, bạn có toàn quyền, không ai có thể ảnh hưởng vào tự do của bạn cả.
*
PHỤ CHÚ
SƠ LƯỢC VỀ TRANH LUẬN
1. Đề nghị vài điều trong tranh luận :
- Mọi người đều có "hệ quy chiếu" riêng về sáng tạo và thưởng lãm nghệ thuật, thơ văn. Đừng nghĩ rằng hệ mình là đúng rồi áp đặt lên hệ của người. Phải trân trọng nhau.
- Trong tranh luận nên dùng kính ngữ: Tranh luận để tìm lẻ đúng sai, cùng nhau tiến bộ, chứ đừng xem như kẻ thù cần phải triệt hạ.
- Cố gắng tránh "nộ khí xung thiên". Nếu có, hãy cố "hạ hỏa", bình tĩnh lại. Hãy nhớ những lời vàng ngọc nầy:
" If you lose your temper, count up to ten before you do or say anything. If you haven' t calmed down, then count to a hundred, and if you have not calmed down after this, count up to a thousand". (Thomas Jefferson)
(Nếu bạn đang giận, hãy đếm từ một tới mười trước khi nói hay làm bất cứ điều gì. Nếu lòng chưa dịu, đếm tới một trăm, và nếu làm vậy mà vẫn chưa dịu, hãy đếm tới một ngàn) (Nguyen Lac)
- Dùng lý lẽ phản biện nhau, chú trọng vấn đề đang tranh luận, chứ không nên moi móc, mắng chửi, lăng nhục cá nhân một cách vô cớ. Nên tránh điều mà trong bóng đá gọi là "Bỏ bóng đá người"
Xin được dẫn ra một trường hợp tiêu biểu có thật để các bạn rõ điều tôi vừa nói
2. Một trường hợp tiêu biểu
Trong việc bình thơ, tôi và bạn tôi, nhà bình thơ Phạm Đức Nhì bình tập thơ của nhà thơ trẻ THV, một số "cái đuôi" -fan của nhà thơ đã bừng bừng lửa giận như muốn "đốt cả Facebook". Họ đã tấn công tôi và anh Phạm Đức Nhì như sau (Vì ngại làm giảm uy tín, tôi xin đuoc dấu tên những người này)
P T D: -"Phạm Đức Nhì là thùng rỗng, hỡm đời, loè người, thường dùng thuốc độc phê bình thơ. Đừng phí lời với người ấy. Những thứ ông ta viết ra có mấy ai like và comment đâu"
N V N: -"Phạm Đức Nhì và Nguyên Lạc kẻ tung người hứng. Cả hai ông trình độ chưa đầy cái lá mít, viết câu thơ còn chưa xong thì phê bình thơ cái con mẹ gì! Không phải muốn làm nhà phê bình văn học là dễ đâu nha, đừng láo đời nữa nhé!"
Đó là thói "bỏ bóng đá người" mà tôi vừa liên hệ đó các bạn
Đây là hồi đáp của tôi về những lời không mấy hay ho này
Nguyên Lạc: - " Bạn NVN, cảm ơn phản hồi, tuy nhiên những lời của bạn không mấy êm tai lắm. Xin cho tôi có vài điều với bạn: Hình như cái đầu bạn có "vấn đề".
Tôi có 2 điều cần nhắn nhủ bạn:
1. Bạn đã chơi xấu, dùng thủ đoạn mà trong bóng đá gọi là "bỏ bóng đá người":
- Tai sao?
- Vì bạn chưa giải thích được người phê bình sai ở đâu mà lại vội chửi người ta. Trong các trận đá bóng "quê mùa" thì được, còn nếu ở trận đấu quốc tế thì bạn sẽ bị chửi và bị đuổi ra sân vì hành vi thô bạo và bẩn thỉu của bạn.
2. Tôi nhớ có một nhà văn nổi tiếng Pháp (lâu quá quên tên!) đại khái nói rằng: "Người thực khách tuy không biết rán trứng nhưng cũng biết món trứng rán nào ngon hay tệ".
Tôi xin giải thích thêm, vì e rằng đầu óc của bạn có "vấn đề" nên không hiểu rõ:
- Bạn vào nhà hàng, gọi món ăn; dù bạn không là người thợ nấu , bạn cũng phân biệt được món nào ngon, món nào dở chứ, phải không? Chỉ khi nào bạn là kẻ "quê mùa" đói khát thì mới không phân biệt được thôi.
Tôi khuyên bạn nên đi gặp BS Tâm thần, hoặc trở lại trường để học lại đi!
***
Xin có vài lời cùng các bạn trẻ: - Còn trẻ mà có thói tự sướng này, thích nghe "a dua" "bầy đàn" khen đãi bôi rồi tưởng mình là nhất, hơn mọi người là điều tệ hại lắm, nó sẽ làm mình đứng lại không thể nào bay cao thêm đâu. Xin nhớ rõ!
Nguyên Lạc
............................
Ghi chú:
[1] Kỷ niệm 100 năm ngày mất của cụ Nguyễn Khuyến (1835-1909) - Laiquangnam
[2] Ý nghĩa thực sự của nút "like" trên Facebook
[3] "Cầm chầu": Người cầm chầu là người thủ vai đánh cái trống khen/chê khi phường hát chèo/hát bội đến diễn. Cầm chầu là một thú chơi tao nhã của bậc tao nhân mặc khách. Người cầm chầu, còn gọi là quan viên , phải biết khen, chê đúng chỗ, đúng lúc, chấm câu sao cho nhã, không đánh tống khẩu, đánh trống như đấm vào mồm ca nương. Giữa bàn dân thiên hạ mà đánh trượt, mải ngắm đào hát mà quên chấm câu, gõ trống không đúng chỗ, cần gõ để tán thưởng thì không gõ, thì thính giả chửi ông cầm chầu. Cầm chầu không được lợi lộc gì mà đôi khi còn bị chửi nên mới gọi là ngu.(Xin đón đọc bài viết Bàn Về Chim Cu - Nguyên Lạc - sẽ đăng)
1 comment:
Bài viết hay, phân tích chính xác
Post a Comment