Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, April 4, 2012

NGỠ NGÀNG ĐỔI THAY THÁP MƯỜI - Bút ký của Lê Bá Lư

         Đã khá lâu tôi mới có dịp về thăm lại Tháp Mười, một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp, thành lập cách đây hơn 30 năm, từ một vùng đất chua phèn,  còn nhiều hoang sơ, thuộc khu vực Đồng Tháp Mười - Tây Nam bộ.

     Từ trung tâm thành phố Cao Lãnh, men theo Quốc lộ 30  hướng về Quốc lộ 1A khoảng gần 10 km, đến ngã 3 Ông Bầu, ô tô rẽ trái vào tuyến đường N2, đi thêm chừng 30km đến Thị trấn Mỹ An -  trung tâm huyện lỵ Tháp Mười. Dọc đường đi, xe chạy với tốc độ chậm, mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới đến nơi, bởi nhiều đoạn đường đang thi công mở rộng, tráng nhựa cùng nhiều cây cầu kiên cố đang xây dựng. Đường N2 là một phần của đường Hồ Chí Minh chiến lược tại khu vực Nam bộ, đi qua 8 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với tổng chiều dài 440 km. Cách đây 30 năm, về Tháp Mười, chúng ta chỉ có thể đi bằng thuyền, hoặc xe đạp trên con lộ đất chật hẹp phải qua nhiều cầu khỉ, mất hết nửa ngày trời.




     Tuyến N2-  đường Hồ Chí Minh đi vào Tháp Mười đang xây dựng.
      Tôi thật sự ngỡ ngàng trước đổi thay của Tháp Mười. Vùng đất nghèo khổ ngày xưa trong ký ức:  nhà cửa đa số là tranh lá ẩm thấp; đường sá, cầu cống chật hẹp, lầy lội; giao thông đi lại chủ yếu là ghe thuyền; chợ búa nghèo nàn, hàng hóa chủ yếu là  nông- thổ - thủy sản địa phương; trường học, bệnh xá đơn sơ; những cánh đồng ngập phèn sản xuất năm một vụ lúa,  chỉ giải quyết được cái ăn cho người dân; mùa nước lũ hàng năm coi như thất nghiệp…; cái ăn cái mặc của người dân hầu như chỉ cầu trời cho được no, được ấm…




     Tháp Mười, trước mắt tôi bây giờ là một đô thị mới, với nhiều công trình hạ tầng khang trang, hiện đại. Phố chợ, siêu thị, quán xá sầm uất. Đường sá rộng rãi, hầu hết là bê tông và tráng nhựa, nhộn nhịp xe máy. Nhiều ngôi nhà cao tầng đã mọc lên san sát. Khu hành chính, trường học, bệnh viện xây dựng chính quy, hiện đai…Các em học sinh đồng phục sạch sẽ, chỉnh tề… Điện, Đường, Trường , Trạm - ước mơ bao thế hệ của người dân nơi đây đã thành hiện thực.  Những ao sen hoa nở 4 mùa; những cánh đồng lúa bạt ngàn tốt tươi. Hệ thống trạm bơm điện đảm bảo nguồn nước tưới cho đồng lúa sản xuất mỗi  năm 3 vụ và chống úng, chống ngập trong mùa lũ, đã làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới, người dân  ấm no và yên tâm sống hòa bình với lũ dữ… Ai đã từng về đây một lần cách đây vài chục năm mới thấy hết sự đổi thay kỳ diệu của Tháp Mười.
      Ông Đinh Minh Dũng, Phó chủ tịch UBND huyên Tháp Mười cho biết, huyện có diện tích 517,7 km2, với số dân hơn 140.000 người. Từ lúc mới thành lập, Tháp Mười  là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Đồng Tháp; đất đai bị chua phèn, mọc đầy cỏ hoang, lúa chỉ sản xuất mỗi năm 1 vụ  nhờ vào nước trời. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, huyện đã vươn lên nhiều mặt. Tiềm năng và thế mạnh của Tháp Mười đã được khai phá. Đến nay sản xuất lúa đã tăng lên 3 vụ/năm. Diện diện tích gieo trồng đã tăng lên gần 100.000 ha/năm; sản lượng lúa năm 2011 đạt gần 600.000 tấn, tăng gấp 10 lần so với thời kỳ huyện mới thành lập, trong đó gần 70% dành cho xuất khẩu.
    Theo lãnh đạo huyện, tiềm năng huyện được khai phá và đời sống nhân dân được nâng cao có nhiều nguyên nhân, trong đó khâu đột phá là Chương trình điện khí hóa nông thôn đã mang lại hiệu quả to lớn nhất. Đến nay 98,5% hộ dân Tháp Mười đã sử dụng lưới điện quốc gia. Hệ thống trạm bơm điện phát triển đều khắp đã giải quyết  nhiều khó khăn cho nhân  dân. Đến nay, 88% diện tích gieo trồng được tưới từ nguồn nước các trạm bơm điện, giúp nông dân chủ động gieo trồng và giảm giá thành sản xuất. Các trạm bơm điện còn giúp chống úng, thoát ngập  trong mùa lũ. Hệ thống kênh mương và đê bao, cống đập chằng chịt  đã tạo thành hệ thống giao thông nông thôn liên hoàn cho nhân dân đi lại dễ dàng, thuận lợi.
                                          

Trạm điện 110 KV
        
      Cùng với mở rộng diện tích gieo trồng, tăng vụ, huyện chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận động và tạo điều kiện cho nông dân sử dụng các giống lúa năng suất cao, có khả năng chống sâu bệnh và sử dụng phân bón hiệu quả; đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong quy trình sản xuất, từ làm đất, chăm sóc cho đến thu hoạch. Hiện nay, hơn 80% nông dân Tháp Mười đã thu hoạch lúa tươi và sấy bằng máy, đã làm tăng chất lượng hạt lúa để xuất khẩu ổn định. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã làm giảm đáng kể lực lượng  lao động nông nghiệp; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp qua các ngành nghề khác.

  Cơ giới hóa nông nghiệp
                            
   Huyện đang triển khai xây dựng các cánh đồng mẫu rộng từ 100 đến 300 ha sản xuất lúa hàng hóa, tạo nguồn nguyên liệu xuất khẩu ổn định; hình thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã sản xuất để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân, tránh tính trạng nông dân bị tư thương thao túng giá lúa. Nông dân còn được ngân hàng hỗ trợ vốn đầu tư ngắn hạn thực hiện các dự án ngắn ngày và cho vay dài hạn để mua tư liệu sản xuất…
      Ngoài đẩy mạnh phát triển cây lúa, huyện còn khuyên khích nông dân trồng các loại cây hoa màu có thế mạnh.  Tháp Mười hiện có hơn 1.000 ha diện tích ao hồ trồng sen và hàng ngàn ha trồng các loại hoa màu khác. Nhiều trang trại nuôi heo và tôm, cá, nhất là tôm càng xanh và cá rô đồng đang phát triển mạnh trên địa bàn..
      Sản xuất công nghiệp cũng đang phát triển khá mạnh, nhiều nhà máy cơ khí chế tạo đã mọc lên trên địa bàn để sản xuất các công cụ máy móc phục vụ nông nghiệp.  Một số nhà máy sản xuất hàng may mặc,  giày da xuất khẩu, chế biến lương thực… đã  hình thành, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, trong đó có một số nhà máy của các nhà đầu tư nước ngoài có quy mô sử dụng đến hơn 3.000 công nhân.
     Huyện đã quy hoạch xây dựng 1 cụm công nghiệp và 2 khu công nghiệp, tổng diện tích hơn 400 ha và sẵn sàng “trải thảm đỏ”, tạo mọi thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hoạt động.
      Thương mại, dịch vụ cũng đang trên đà phát triển mạnh. Trên địa bàn huyện có 18 chợ hoạt động. Một số doanh nghiệp từ nhiều nơi đã đến đầu tư xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại. Huyện đang tập trung phát triển hệ thống chợ trên địa bàn với nhiều hình thức, như Nhà nước đầu tư;  kêu gọi doanh nghiệp đầu tư trên cơ sở cho thuê đất  hoặc mua đất với giá ưu đãi để xây dựng chợ, khu thương mại….             


      Công tác y tế, giáo dục, an sinh xã hội của Tháp Mười đã đạt những thành tựu đáng kể. Tất cả trẻ em trong độ tuổi đều được tới trường. Học sinh thi tốt nghiệp phổ thông các cấp hàng năm đạt tỷ lệ cao. Năm học 2010- 2011, học sinh tốt nghiệp PTTH đạt tỷ lệ 99,05% , là đơn vị đứng đầu tỉnh Đồng Tháp. Sức khỏe người dân được chăm lo chu đáo, với hệ thống cơ sở y tế gồm 1 bệnh viện và 13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được huyện quan tâm. Hộ nghèo của huyện chỉ còn hơn 11%. Hộ dân sử dụng nước sạch đạt 90%...
       Qua hơn 30 xây dựng và phát triển, diện mạo Tháp Mười đã có những đổi thay to lớn trên mọi lãnh vực. Từ một vùng đất hoang sơ, đồng chua nước mặn, huyện đã trở thành một trung tâm kinh tế, một vùng đô thị mới với nhiều tiềm năng phát triển. Tháp Mười như một bông sen tươi đẹp đang hé nở giữa vùng Đồng Tháp Mười mênh mông - vựa lúa khổng lồ phía Nam Tổ quốc.

                                                                Lê Bá Lư
READ MORE - NGỠ NGÀNG ĐỔI THAY THÁP MƯỜI - Bút ký của Lê Bá Lư

Tuesday, April 3, 2012

ƯỚC NGUYỆN NGÀY VỀ - Lê Cảnh Tiến


Bao giờ về lại quê hương
Bích La Đông mãi vấn vương một thời
Ngày nào tiếng Mẹ ầu ơi
Ru con man mác giữa trời mùa Đông
Mơ về thăm lại dòng sông
Đôi bờ Vĩnh Định nhớ nhung thuở nào
Về thăm lại xứ Mồ Cao
Lúa vàng mà mượt chim chao lưng trời
Về thăm bến Cọi một thời
Đêm trăng gánh nước từng lời hẹn trao
Mồ Chương xóm cũ năm nào
Bên căn nhà nhỏ biết bao nghĩa tình
Về thăm quê buổi bình minh
Bến Cầu còn đợi ân tình dở dang
Ngày xưa đây bến đò ngang
Đưa em qua tận Đình làng cầu may
Cửa Chùa ngày ấy còn đây
Anh cùng em với tháng ngày sẻ chia
Giờ đây kẻ ở người đi  
Bao năm nhung nhớ mãi ghi trong lòng
Anh về ghé lại vạt Đùng
Thăm từng nấm mộ yên lòng nghìn thu
Về đây thăm lại Cột Mồ
Thăm khu Cồn Bói, thăm bờ Nương Hoang
Hà Canh đây buổi chiều vàng
Bóng ai còn đó ? Phải nàng chờ ta !
Cửa Rào yêu mến thiết tha
Cồn Ông đất Thánh tinh hoa ngàn đời
Về thăm quê lại bồi hồi
Nỗi lòng xa xứ ngàn đời khó quên

LÊ CẢNH TIẾN

letien3010@gmail.com
Bích La Đông, Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị

READ MORE - ƯỚC NGUYỆN NGÀY VỀ - Lê Cảnh Tiến

Saturday, March 31, 2012

THƠ NHẶT VỘI TRÊN ĐƯỜNG* - Hồ Sĩ Bình đọc thơ Đinh Tấn Phước



Tôi quen với Phước từ thời còn ở Đại học Sư phạm Huế, cùng một khóa nhưng khác khoa, anh học toán và sau này anh lấy bằng tiến sĩ toán học, có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học thuộc ngành giáo dục và hàng không. Cứ ngỡ là anh theo nghiệp toán thì rất xa lạ với thơ. Thế nhưng sau nhiều năm gặp lại, không ngờ anh lại xuất bản trong vòng mấy năm 2 tập thơ : Gió mùa (Nxb Hội Nhà văn) và Chạm bóng (Nxb Văn học )

-Tác phẩm đạt Giải thưởng Thơ 2009 của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và mới đây là n bài thơ ngắn.

Khác với 2 tập thơ trước, tập thơ mới nhất nghe cái tên không đã gợi lên hình ảnh cái chất toán ở con người tác giả. Nói đến toán là người ta nghĩ đến tư duy logic, thiên về trí tuệ, lý tính mà thơ lại thiên về cảm xúc. Đọc n bài thơ ngắn, bỗng dưng 2 cái thuộc tính tưởng như đối lập đấy lại trộn lẫn giao hòa, tạo ra những liên tưởng bất ngờ thú vị. Nói là ngắn, tưởng là gọn nhưng lại không gọn, giản dị mà không hề giản lược bởi vì thơ anh ý tại ngôn ngoại buộc người đọc phải trầm tư nghĩ ngợi, đào sâu tự vấn của một kiểu thơ có lượng từ rất ít ỏi mà chiều kích thông tin thì trải rộng. Tác giả như mời gọi người đọc tiếp tục suy ngẫm theo cảm nhận của riêng mình.

Nhiều bài thơ vang vọng một âm hưởng thiền, nói mà như tịnh không, không mà như nói, dửng dưng nhẹ nhàng mà khơi gợi thâm thúy. Thơ thiền xưa Vương Duy viết : Sơn lộ nguyên vô vũ / Không thủy thấp nhân y (Đường núi vốn không có mưa / Chỉ màu xanh hư không ướt áo người). Tại sao trời không mưa mà ướt áo người. Chỉ với tinh thần tánh không, trung quán bao la mới thấy màu xanh hư ảo là chốn trần ai, chở nặng thân phận con người. Nhặt đâu đó trong thơ Phước, phong vị thiền vẫn ẩn hiện như con nhện nước / lăn tăn / chiều giông gió (Bài 29). Chiều giông gió phải chăng là khổ nạn trần thế  đầy âu lo bất trắc mà con người bé nhỏ như con nhện nước loay hoay tất tả xuôi ngược. Tất cả như giấc mộng huyễn hóa, như bọt nước lăn tăn trong dòng nghiệp lực. Bài thơ đầy ấn tượng, thiết tha với đời mà không bám víu, giải thoát mà không lìa bỏ.

Tập thơ gồm 101 bài, phần lớn sử dụng thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, trường dụ và đối lập. Miêu tả hình ảnh hiện thực, cụ thể để biểu đạt liên tưởng đến một ý tưởng khác, tả cái cụ thể để nói đến cái trừu tượng. Và để khắc họa hình ảnh một cách ấn tượng sâu sắc là những kết thúc bất ngờ gần như đối lập:

thẻ tôi đeo
tôi sửa
lại lật trái, tôi không sửa (Bài 99)

n bài thơ ngắn, là con số nguyên tự nhiên bất kỳ trong tập hợp từ 1 đến 10, 100, 1000… nên phải hiểu 101 bài thơ ngắn là một chặng đường thơ với những nghĩ suy bất chợt, những phát hiện tình cờ. Tác giả không hề có ý thức lập ngôn gì to tát nên trong thơ không thiếu những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc nhưng thật là se buốt tâm can. Chỉ là ký ức sống dậy của chim chèo bẻo / cánh đồng vừa
gặt / tuổi thơ
(Bài 32); là nỗi cô đơn trên đường về với Đom đóm khuya / lạnh ngắt/ lối về (Bài 31) là Nắng trẻ con / trên mặt sông / long lanh và nhẹ; là ngọn tre / cánh cò / mong manh chiều gió (Bài 94), là động đậy cánh sen /có gì / tan loãng (Bài 18). Những hình ảnh đan xen của nhiều tâm trạng, khi bồi hồi bổi hổi, khi nhẹ lòng một chút niềm vui, khi dùng dằng nỗi nhớ… nhưng có điều tất cả đều mong manh, đìu hiu nhuốm màu phai nhạt. Những tứ thơ nhiều khi bất chợt nhặt vội trên đường của một tâm hồn lắm đa đoan trần thế lại dạt dào cảm xúc. Con người ấy luôn hé lộ trong thơ sự giằng xé nội tâm nhiều khi đầy mâu thuẫn, xung đột, mà biết đâu thơ đã làm tâm hồn anh cảm thấy cân bằng hơn.

 Nói là nhặt vội trên đường nhưng thơ của Đinh Tấn Phước có khi mang một tính  khái quát cao. Những hình ảnh nặng lắm lòng người, đầy thương cảm, như tiếng vọng kêu gào : tiếng sóng / chạm bát cơm dân chài / mặn chát (Bài 2), hay vẩn vơ triết lý đậm chất suy tưởng : chỉ có kiến là giỏi / bò qua đêm thâu / ngủ ở linh hồn (Bài 11); là nỗi cô đơn khủng khiếp của thi nhân trước trang giấy : mang câu thơ / đi qua một câu thơ / chiều sa mạc (Bài 19).

n bài thơ ngắn đầy chất ngẫu hứng. Ngôn ngữ thơ được nén lại như không thể dồn nén hơn được nữa, gần như vô ngôn thiền định, nhưng có lẽ đánh thức nơi tâm hồn người đọc bởi một thế giới nội tâm đa cảm và đầy bất an của nhà thơ. Chọn cho mình một kiểu thức thể hiện trong thơ một cách khiêm cung nhưng chứa đầy sự an nhiên tự tại của một con người nhiều từng trải suy nghiệm, thơ của anh là thơ của một người nhìn ra mọi sự phù du của thế sự.

Hồ Sĩ Bình
hosibinh@gmail.com 


(*) n bài thơ ngắn. Đinh Tấn Phước . NXB Văn học - 2012.
 dinhtanphuoc1@yahoo.com.vn

READ MORE - THƠ NHẶT VỘI TRÊN ĐƯỜNG* - Hồ Sĩ Bình đọc thơ Đinh Tấn Phước

RAU TONG - Lê Đăng Mành


   Thuộc họ Rong nhưng sống đời tinh khiết chỉ mọc ở “trằm, bàu” nước chảy, thân mềm ẻo lả thả tóc bồng bềnh theo dòng nước. Là món ăn dân dã của người quê đôi bờ sông Ô Lâu thuộc Bắc Thừa Thiên - Huế và Nam Hải Lăng, là cây trời cho khỏi trồng mọc nhiều ở dưới đáy sông hồ vùng nước ngọt có đất pha cát trắng tinh như “trằm, bàu” ở Thôn Niêm thuộc xã Phong Hòa - Thừa thiên Huế thu lượm trong mùa thu đông mò tìm rất khổ cực, bán nhiều ở chợ Hôm Ưu Điềm (chợ chiều Ưu Điềm) và các chợ nhỏ ở những vùng phụ cận. Vì mang thân phận “rong” nên giá rất “bèo”.

     Rau tong ăn sống, cách chế biến đơn giản ít hao tốn: Mua về mở giây buộc, rau bung ra như mái tóc thề xanh rêu ngan ngát, tay cầm trên “troốc  ác”(1), gốc của cây rong,  mà rung cho tim non và rong bèo rơi rụng rồi cắt, nhưng vặn đứt từng đoạn khoảng 10cm thì ăn ngon hơn cắt, nhồi sơ cho mềm nhàu rồi rửa sạch trộn thêm húng quế, rau thơm diếp cá cải con để ăn.

     Quan trọng là nước chắm, rau tong thì quấn quýt gắn bó với mắm "đuốc"(2) nên “nhị vị tri âm” gặp nhau “mới bắt”, kho "nác đuốc"(3) mỡ heo phải giã chứ không xắt, đổ mỡ vào chảo hay “tréc”(4) đất nung phi khử gia vị nghe thơm, đánh quậy "nác đuốc" lóng cặn rồi cho vào, "nác đuốc" sôi mỡ nổi lềnh bềnh, đập ớt tươi, củ ném củ hành thêm vào đốt rơm lửa nhỏ sôi đều là được.

     Đi đồng (làm ruộng) về đập chân cái bộp, rũ bụi ngoài thềm, thoảng mùi ngầy ngậy khói rơm quyện hòa cùng hơi thơm "nác đuốc" trong “tréc” tỏa ra thơm lừng nằm cạnh “đúa”(5) rau tong bên nồi cơm nóng hoặc môn khoai “sỏn sẻn e ấp” nghiêng nằm chờ đợi… Nghe tiếng Mạ kêu hỏi ai mà không cuống cẳng quay về?

     Ăn theo lối phàm phu mới ngon, nghĩa là: bới cơm ra chén, gắp một nùi rau chan nước ruốc lên, ớt tươi nằm vắt đỏ lòm “vô tâm và” cả búng nhai ngồm ngoàm rau ráu mới thẩm thấu cái hương vị cay, chát, ngọt, bùi vô phân biệt của Rau Tong, cùng đinh cũng như Quan viên một lần ghé gắp thì muôn thuở không quên trong cái se lạnh của hơi đông quê nhà.

    Ăn cao lương mỹ vị như cung đình còn xâu xé, hơn thua, ghét ganh thừa mứa thì mần răng “thế tử“(6) khỏi "thề lê"(7) cái “rọt”(8)  đi hút mỡ, ăn như rứa răng bì nổi với rau tong.

     Món rau tong rất hiền như đời của rau. khi sống là nơi nương náu của tôm tép rong rêu trong cơn mưa lũ dữ, khi hoá thân rau là bạn của tiêu hành ném ớt cay sè. Cho nên từ cổ chí kim chưa nghe ai ăn rau tong bị rối loạn tiêu hoá hoặc tiêu chảy.

     Người viết ở quê khi trái mùa cũng quay quắt nhớ Rau Tong,nên “mần nghếch”(9) cảm khái đôi ba vần gửi tặng bạn lữ tha hương và người quê Văn Quỹ mến yêu .




Nh mùa rau tong!

Ngút ngàn độộng(10) cát Thôn Niêm
Đưới trằm(11) lấp lánh Mạ(12) tìm Rau Tong
Bồng bềnh rau lướt sóng đông
Rét run triêng gióng(13) Mạ còng lưng sương(14)
Phận nghèo rau cũng cảm thương
Chêm(15) cùng khoai sắn đoạn trường giêng hai
Đời con phiêu bạt trần ai
Cao lương thì kệ(16), nhớ hoài Rau Tong

    

CHÚ THÍCH:

(1)-Tróc ác : đnh đu
(2)-
ruc (mm ruc)
(3)-
nước ruc, nước chm làm t mm ruc
(4)-Tréc: bng đt nung dùng đ kho tht cá, min Nam gi là “t” (cá rô kho t)
(5)-Đúa: r rá đan bng tre
(6)-Thế tCon c ca chúa hay ca vua chư hu.
(7)-Th
lê: lê môt cách nng nhc
(8)-Rt: rut, ni tng ca cơ th.
(9)-Mn nghếch: làm nhng điu vô ích v vn
(10)-Độộng cát: cn cát, gò cát
(11)-Đưới trm: dưới bàu, dưới ao, h
(12)-M: m
(13)-Triêng gióng: quang gánh
(14)-Sương (đng t): gánh
(15)-Chêm: nêm, nhét thêm, kèm thêm.
(16)-K: b qua, xem như không có gì

 ledangmanh@gmail.com

READ MORE - RAU TONG - Lê Đăng Mành

Thursday, March 29, 2012

Chùm thơ của Sông Thu, Võ Làng Trâm, Thu Vân


          CƠN MƯA GIỮA HẠ

Đang khi nóng bức gặp cơn mưa
Ào vội ra sân thỏa thích đùa
Tới tấp vòi sen phun mát mặt (1)
Ì ầm tiếng pháo đón giao thừa (2)
Khum tay hứng nước làm ly uống
Nhắm mắt xoay mình để gió đưa...
Tiếng vợ trong nhà kêu lảnh lót:
"Ô hay! Cái tật mãi không chừa!"

             (Cơn mưa chiều 21/3/2012)
(1)Nước mưa quất vào mặt như nước vòi sen
(2)Tiếng sấm nổ ì ầm như tiếng pháo giao thừa
Sông Thu
             songthu195@yahoo.com.vn 

 
Bài họa
 
VỀ VỚI NHA TRANG
Thời tiết bốn mùa ít ngập mưa
Nói ra bạn bảo tớ hay đùa
Ngoài nầy nắng gió trời ban đủ
Trong đấy triều dâng đất hóa thừa
Muốn sướng quanh năm nhờ kẻ đón
Ham vui hàng tháng kiếm người đưa
Nha Trang phố biển nên tìm đến
Nghỉ đưỡng ,ăn chơi chẳng chuyện chừa . . .
                                     VLT
volangtram@yahoo.com.vn


TÌNH CỜ

Nắng hạn khô cằn chợt đổ mưa
Ngàn cây tỉnh giấc lắt lay đùa
Lá hoa thay áo khoe hương sắc
Ong bướm no say hút mật thừa  
Con tạo xoay vần không kẻ đẩy
Cuộc đời xuôi ngược, chẳng ai đưa
Hồng nhan kỳ ngộ, cơ may gặp
Tri kỷ vô duyên, vận rũi chừa
                         Thu Vân


READ MORE - Chùm thơ của Sông Thu, Võ Làng Trâm, Thu Vân

Hoàng Yên Linh - VỌNG CỔ BUỒN...


Hát đi em vọng cổ buồn
Đàn lên câu nhớ câu hờn câu thương
U Minh bông tràm tỏa hương
Nước ròng nước lớn nhịp buông mái chèo
Hát đi em đời gieo neo
Sáng qua Tắc Cẩu đêm neo Tháp Mười
Phách đàn gõ nhịp buông lơi
Đôi câu vọng cổ rối bời đêm thâu
Về đâu ... Sông nước về đâu
Mà sao điệu lý qua cầu xót xa
Buồn đi buồn lại mình ta
Sao câu vọng cổ em ca ngậm ngùi .

Ngày mai vạn dặm cô đơn
Mang theo câu vọng cổ buồn phương Nam
Ầu ơi chim sáo lạc đàn
"Vào ra trông luống tin chàng, chàng ơi ..."
Lời ca gởi gió mây trôi
Gởi người phiêu bạt quê người biết chăng
U Minh hương tràm mênh mang
Chim chiều gọi bạn não lòng tha phương
Để rồi bạc tóc pha sương
Hoài Lang da diết nặng vương cuối trời
Ra đi ... Là hết một đời
Mang theo câu vọng cổ buồn ... Người ơi


                              HOÀNG YÊN LYNH
                              hoangmylinh@live.com
READ MORE - Hoàng Yên Linh - VỌNG CỔ BUỒN...

Đình Thu - CHUYỆN Ở TRẦN GIAN


Viết tặng Xuân Điểm

Cứ bớt
Đừng thêm
Nỗi đau sẽ mất

Sống hồn nhiên
Mọi thứ sẽ giản đơn

Chuyện ở đời
Đừng có thiệt, hơn
Vạn vật chẳng bao giờ tuyệt đối

Phải thật thà
Đừng gian dối
Giấc ngủ luôn ngập tràn yêu thương

Cứ sống bình thường
Mọi điều sẽ không phức tạp

Ở trần gian
Xin đừng cúi rạp
Nhân cách !
Chính là sự phân định của muôn loài

Đình Thu
dinhthubank@yahoo.com.vn
READ MORE - Đình Thu - CHUYỆN Ở TRẦN GIAN

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn - ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT


 (Từ trang 71 đến trang 80)

Cảm Tác Đầu Xuân
(Mùa xuân đầu tiên của Thiên kỉ 3)

Nghe đàn chim én giục nhau
Xanh non thế kỉ nôn nao đâm chồi
Phút giây hoà hội đất trời
Cõi tâm tỉnh thức: yêu người - yêu ta…
Chén xuân chúc Thiên kỉ ba
Báo tuần trí đức tài hoa dâng đời!

(T/chí Tài Hoa Trẻ, 16/5/2001-thơ phỏng hoạ)

(Trang 71)
------------



Hải Đảo Tâm Linh

Hải đảo ở trong ta
Đã có tự muôn đời
Lâu rồi ta quên lãng…
Phiền não tận trùng khơi

Hải đảo ở trong ta
Kho báu của vĩnh hằng…
Ngây thơ ôm bọt sóng
Ta nửa đời đi hoang

Ôi! Hải đảo tâm linh
Ta tỉnh thức quay về
Dừng tâm là thấy bến
Thôi rong ruổi si mê

Ôi! Hải đảo tâm linh
Như mùa xuân thanh bình
Như tình thương của mẹ
Xin hãy về chốn xưa!

(Trang 72)
------------


Tâm Đối Xứng

Một bên là Thượng Đế
Một bên là cuộc đời
Biết làm tâm đối xứng:
Tỉnh Thức giữa An Vui

(Thượng Đế là Chân Lí Tối Thượng,
là Bản Thể Vũ Trụ, là Viên Giác)
(Trang 73)
------------


Cứu Rỗi

Nhận ở cửa Thiền ước mơ Phật tính
Đem lí sắc-không cứu rỗi uyên ương
Thêm hỉ xả cho cõi trần bớt tục
Cho Thị Mầu thành Bồ tát Tình Thương

(Trang 74)
------------


Tỉnh Thức

Đi trên mặt đất
Với tâm-đang-là
Bỗng nhiên Tịnh độ
Xanh chồi trổ hoa

Một ngày lao tác
Với lời-vô-ngôn
Gặp Phật, Bồ tát
Hoá thân đời thường

Đêm về cô tịch
Đối ẩm cùng trăng
Đượm tình bạn lữ
Khắp cả vĩnh hằng

Cái “tôi” chuyển hoá
Phiền não lụi tàn
Thái dương hiển lộ
Mây đen dần tan

(Báo Giác ngộ, 17/6/2004)

(Trang 75)
------------



Xuân Bất Diệt

Ngắm mây trắng hành hương về huyễn mộng
Nghe cây xanh xanh tận đáy lương tâm…
Xuân bất diệt bởi lòng ta trải rộng
Ta thương nhau nên yêu cả đất trời

(Trang 76)
------------



Nhịp Sống Thăng Hoa

Ta cày xới gieo mầm xuân cõi tạm
Để kể công kể trạng với đất trời
“Tận nhân lực” nhưng biết “tri thiên mệnh” (*)
Nên đa đoan mà như thể rong chơi

Em đừng sợ nõn nà rồi héo úa
Bọt sóng vỡ tan, biển vẫn bao la
Tận nhân lực gieo mầm xuân cõi tạm…
Bên tử thần, nhịp tâm thức thăng hoa

(*)Thiên mệnh: đại luật vận hành của vũ trụ).

(Trang 77)
------------


Chủ Nhật Nhiệm Mầu

Tạm quên máy móc chen nhau
Khoanh chân thiền định - nhiệm mầu cõi xuân
Ngày mai trở lại công trường
Đem hồn xuân mới góp thương cho đời

(Trang 78)
------------


Tri Túc

Chức không cao, nhưng anh biết đủ
Vầng trăng tâm soi sáng kiếp người…
Em chê dại, già nua, bảo thủ
Phải bon chen bành trướng cái “tôi” (!)

Của không nhiều, nhưng anh tri túc
Sáng lương tri: kho báu vĩnh hằng…
Em chê dở, kém tài, chậm tiến
Phải học khôn ô lại, quan tham (!)

Em không đẹp, nhưng anh an phận
Năm tháng trôi qua giữa thanh bình…
Em … mỉm cười khen anh hiền triết:
Tri túc rồi, đời hoá tươi xinh!

(Báo Giáo dục & thời đại, 06/3/2005)

(Trang 79)
------------


Câu Kinh Thắp Sáng Cuộc Đời

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm” (*)
Câu kinh đã làm nên nhân cách vĩ đại Huệ Năng
Từ đó nước nguồn Tào chảy mãi
Thế sự thăng trầm… lặng lẽ một vầng trăng…

Không thể có tư duy độc lập
Khi tâm thức không trong sạch - tự do
Uy lực của vô minh trên linh hồn còm cõi
Sống vong thân tha hoá giữa xô bồ!…

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”
Tuệ giác siêu việt thắp sáng trần gian
Một sớm bên chung trà độc ẩm
Thấy nguồn Tào thấp thoáng giữa vô ngôn

(*) “Nên không trụ vào đâu để sinh tâm kia”-
Kinh Kim Cương.

(Trang 80)
------------
READ MORE - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn - ĐƯỜNG VỀ MINH TRIẾT