Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, March 16, 2020

NGỤ NGÔN Ê-DỐP - Ngọc Châu dịch sang thơ Song thất lục bát



13. The Swallow and the Other Birds   

  It happened that a Countryman was sowing some hemp seeds in a field where a Swallow and some other birds were hopping about picking up their food.  "Beware of that man," quoth the Swallow.
"Why, what is he doing?" said the others.  "That is hemp seed he is sowing; be careful to pick up every one of the seeds, or else you will repent it."  The birds paid no heed to the Swallow's words, and by and by the hemp grew up and was made into cord, and of the cords nets were made, and many a bird that had despised the Swallow's advice was caught in nets made out of that very hemp.
"What did I tell you?" said the Swallow.
Destroy the seed of evil, or it will grow up to your ruin.   
 
 
Chim Én và các loài chim khác

Vào lúc bác nhà quê gieo hạt
Cây gai dầu trên đất quanh nhà
Chim bản địa cùng Én xa
Nhảy lò cò cố tìm ra mạch, mì

“Hãy cẩn thận những gì lão rải”
Én kêu, nhắc đồng loại tức thì
« Sao cơ? Lão ta làm gì?»
Các con chim khác rầm rì hỏi han

“Hạt gai dầu lão đang gieo đấy
Hãy nhặt ăn thứ ấy đi ngay
Kẻo rồi khi gặp nguy tai
Lại ân hận chuyện chẳng ai nói gì”

Nhưng lời Én bay đi đâu hết
Các con kia không thiết nhặt tìm
Gai dầu cứ thế mọc lên
Sợi gai dệt lưới bẫy chim thừa dùng

Chim bản địa bị lùng săn bẫy
Mắc lưới gai kêu, dãy thảm thương
“ Tớ đã nói mà, lũ ương
Không nghe thì chịu, hết đường thoát ra”…

Chim ơi, nhớ lời Én nha
Ác cần diệt hết khi mà còn non.
 
 

 14.  The Silkworm and Spider  

  Having received an order for twenty yards of silk from Princess Lioness, the Silkworm sat down at her loom and worked away with zeal. A Spider soon came around and asked to hire a web-room near by. The Silkworm acceded, and the Spider commenced her task and worked so rapidly that in a short time the web was finished. "Just look at it," she said, "and see how grand and delicate it is. You cannot but acknowledge that I'm a much better worker than you. See how quickly I perform my labors." "Yes," answered the Silkworm, "but hush up, for you bother me. Your labors are designed only as base traps, and are destroyed whenever they are seen, and brushed away as useless dirt; while mine are stored away, as ornaments of Royalty."
"True art is thoughtful, delights and endures."

Tằm và Nhện

Tằm nhận dệt hai mươi mét lụa
Cho tiểu thư công chúa vua Sư
Nhiệt tâm, cặm cụi mệt lừ
Nhện đà xuất hiện ư hừ xin thuê

Chỗ ngay cạnh tiện bề giăng lưới
Tằm bằng lòng, Nhện vội ra tay
Nhanh thoăn thoắt, chưa hết ngày
Vài chục mét mạng xong ngay ngon lành

“Này Tằm hỡi hãy dành vài phút
Xem tớ làm, rất tuyệt cú mèo
Cậu thừa biết, cố bao nhiêu
Vẫn còn thua tớ rất nhiều Tằm ơi!”

“Cậu đến là lắm nhời, thích quậy
Mạng cậu làm chỉ bẫy ruồi thôi
Khi người ta ngó đến nơi
Sẽ coi là bụi bẩn rồi quét đi

Còn lụa tớ cực kì quí hiếm
Được dùng cho trang điểm Hoàng cung…”

Dệt lâu nhưng thật bõ công
Chân giá trị, phải bền lòng kiên gan.
 
 

15. The Scorpion and the Frog  

  A scorpion and a frog meet on the bank of a stream and the  scorpion asks the frog to carry him across on its back. The frog asks, "How do I know you won't sting me?" The scorpion
says, "Because if I do, I will die too."

  The frog is satisfied, and they set out, but in midstream, the scorpion stings the frog. The frog feels the onset of paralysis and starts to sink, knowing they both will drown, but has just enough time to gasp "Why?"
Replies the scorpion: "Its my nature..." 
 
Ếch và Bọ Cạp

Bọ Cạp gặp Ếch bên bờ suối
Nhờ qua bằng cách cưỡi trên lưng
Ếch băn khoăn hỏi lại rằng
“Nhỡ đâu cậu lại đốt sằng cắn xiên?”

Bọ Cạp cả quyết liền với Ếch:
“- Cắn cậu để tớ chết theo à”
Vững lòng Ếch cõng Cạp qua
Đến ngang dòng bỗng Cạp ta đốt liền

Tê liệt đến nhỡn tiền cùng Ếch
Biết cả hai cùng chết với nhau
Ếch còn cố hỏi “Tại sao…?”
Cạp cười nhăn nhở: “Tính tao vậy mà!!!”
 
 

16. The Salt Merchant and His Ass 

  A  Peddler drove his Ass to the seashore to buy salt.  His road home lay across a stream into which his Ass, making a false step,  fell by accident and rose up again with his considerably
lighter, as the water melted the sack.  The Peddler retraced his steps and refilled his panniers with a larger quantity of salt than before.  When he came again to the stream, the Ass fell down  on purpose in the same spot, and, regaining his feet with the weight of his load much diminished, brayed triumphantly as if he
had obtained what he desired. 

The Peddler saw through his trick and drove him for the third time to the coast, where he bought a cargo of sponges instead of salt.  The Ass, again playing the fool, fell down on purpose when he reached the stream, but the sponges became swollen with water, greatly increasing his load.
And thus his trick recoiled on him, for he now carried on his back a double burden. 
 
Lái buôn muối và con Lửa

Lái buôn đánh lừa ra bờ biển
Mua muối về bán kiếm chút lời
Gần nhà ngang suối chảy trôi
Lừa trượt chân ngã nhưng rồi đứng lên

Lượng hàng nhẹ đi liền ngay đấy
Bởi nước làm tan chảy muối đi
Chủ hàng quay lại tức thì
Chất thêm muối nặng vào khi mang về.

Đến nơi cũ Lừa kia quen thói
Lại trượt chân quị gối chỗ sâu
Muối tan nhiều hơn lần đầu
Lừa ta sướng với mưu sâu của mình

Nghe Lừa hí, sự tình đã tỏ
Bác lái hay nó dở trò gian
Lần sau bác đã đổi hàng
Bông chèn bao tải, đai ngang thân Lừa

Lừa khấp khởi chỉ chờ gặp suối
Là trượt chân xuống dưới vũng sâu
Nước cờ đã lộ từ lâu


Bông dầm nước, Lừa è đầu chở thôi!...

NGỌC CHÂU dịch.



READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP - Ngọc Châu dịch sang thơ Song thất lục bát

SẦU MIÊN SƠN - Chuyện phiếm - Chu Vương Miện



Ở Việt Nam có một địa danh là thành Cổ Loa, trước năm 1954 thì thuộc quận Đông Anh, tỉnh Phúc Yên, sau này thì quận Đông Anh thuộc về thành phố Hà Nội, phần còn lại của tỉnh Phúc Yên, thì chung vơí tỉnh Vĩnh Yên nhập vào vơí tỉnh Phú Thọ, tên mơí bây giờ hai tỉnh rươĩ này là tỉnh Vĩnh Phú, như vậy thành Cổ Loa xây dựng từ thơì vua Thục An Dương Vương, bây giờ thuộc thành phố Hà Nội, theo chỗ tôi đựợc biết qua hai ngươì anh Vong niên là thi sĩ Hà Trung Yên và học giả Đoàn Đức Nhân cho biết là thành Cổ Loa chỉ có ba vòng tròn bằng đất to nhỏ đồng tâm mà thôi? giai đoạn năm 45/46 quân đội Quốc Cộng đánh nhau ở chốn này dữ dội lắm, và sử Việt Nam thì chỉ chép lại của sử Tàu, sử Tàu nghe thành Cổ Loa bèn ghi là âm Oa (con ốc) thế là thành đựợc xây theo trí tưởng tượng cuả sử gia là chín vòng thành xoay theo hình trôn ốc? không biết Sử Việt Nam bây giờ đã đựợc tu bổ đính chính lại hay chưa?

Về bài thơ "Phong kiều dạ bạc" cuả đại thi hào Trương Kế và Hàn San Tự làm cho tôi nhức đầu quá, bèn bàn với bà vợ là đi du lịch qua Trung Quốc theo tour 10 ngày, mà chỉ ở lại tỉnh Giang Tô, thành phố Tô Châu, thị trấn Phong Kiều nơi này mà thôi? để tìm hiểu cho rõ ràng bài thơ "Phong kiều dạ bạc", bà vợ tôi gốc ngươì Trảng (Quảng Si) tôi ngươì Nùng Móng Cái gốc Quảng Đông, tiếng Tàu thì cũng tàm tạm hiểu và nói lỡ cỡ, mà vùng Giang Tô vốn là đất Ngô Việt của Ngô Phù Sai ngày xưa thì cũng không khó khăn chi lắm trong vấn đề ngôn ngữ, nếu cần có thông dịch, hai vợ chồng mang theo một cuốn từ điển "Trung Quốc ngữ dụng" tha hồ mà xài? “còn mọi điều còn lại thì nhờ học giả Trịnh Hảo Tâm và nhà văn Thái Quốc Mưu đã từng đi du lịch Trung Quốc chỉ vẽ thêm.

Tới nơi Tô Châu thì đã có sẵn nơi ăn chốn ở sẵn, và ai đi đâu cứ đi, còn gia đình tôi hai ngườì thì mướn một thông ngôn kiêm hướng dẫn viên, ngườì bản xứ, vị này dẫn chúng tôi vào văn phòng thị trấn Phong Kiều, nơi văn phòng thường trực, nhân viên ở chốn này rất là bặt thiệp, tuy nhiên vấn đề của tôi họ không hiểu là vợ chồng tôi muốn gì? họ tính mời chúng tôi qua cơ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tô Châu, nhưng theo tôi hiểu thì chỉ nơi đây mới giải quyết được điều tôi mong muốn, thế là vị chủ tịch Thị trấn tiếp tôi, cũng may là ngườì Việt Nam cả, "đồng chí" cho vị thông dịch qua phòng khác ngồi nghỉ, rồi phân ngôi chủ khách ngồi nhậm xà, "đồng chí" nói:
- Ngộ cũng là người Việt Nam đây, hồi thế kỷ thứ 16, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, nhà Minh mang quân qua đánh giúp nhà Lê, thì cha con Mạc Đăng Dung, Mặc Đăng Doanh cống cho nhà Minh năm Động cùng Châu Khâm, Châu Ung để cầu hòa, có nghĩa là cứ cách biên giới khoảng năm chục cây số đất Việt thuộc vào đất Tàu, gia đình cái ngộ là dân Việt chăm phần chăm, hồi đó pán thuốc pắc ở Đông Hưng (Quảng Châu , Quảng Tây (Quảng Si) sau này dời về Tô Châu lập nghiệp.
Tôi đỡ lời:
- Cám ơn Huynh, chúng tôi qua đây chẳng qua vì vấn đề bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" của thi hào Trương Kế mà thôi, chớ cũng không phải du lịch du liếc gì cả?
Vốn là người có trình độ văn hóa cao, nên nghe vậy thì "đồng chí" hiểu ngay và trả lời ngắn gọn:
- Chuyện này nên giải quyết theo cảm tình cá nhân mà thôi, vậy tối nay nhị vị tới nhà tôi dùng bữa tối rồi mình bàn việc riêng? chớ giải quyết theo lối công quyền, thì phải lên lịch công tác, sau đó có khi dây dưa cả tháng cũng chưa giải quyết gì cả, lôi thôi mất thì giờ lắm lắm .
Nói xong, cho gọi vị thông dịch rồi móc túi ra đưa một cái business card, nói là đưa chúng tôi đi chơi đâu thì đi, tối về gặp nhau ở nhà "đồng chí".

*

Nhà của chủ tịch Thị trấn Phong Kiều tọa lạc trong một khu hẻm bình thường, vợ chết sớm, còn các con đi học ở xa, ngồi vừa xong chỗ thì người bán "xực tắc hoàng thắn mì" bưng vào bốn phà nhì "là loại tô vừa vừa", toàn là hai dắt cả, ăn xong còn đói thì gọi ăn thêm, vị thông dịch viên thì giảng giải cho bà xã tôi về địa dư nhân văn của thành phố Tô Châu và tỉnh Giang Tô, còn tôi thì hỏi số phôn của Tiết độ sứ An Lộc Sơn, thì được trả lời, tài có này chết từ Trung Đường, ngay triều của vua Đường Huyền Tôn, cách nay cũng trên 12 thế kỷ rồi? không biết coi danh mục điện thoại có hay không, bèn lấy trên tủ sách, một cuốn danh bạ, và ghi ra giấy số cellphon cho tôi, tôi bèn bấm số và gặp ngay Tiết Độ Sứ, tôi nhập đề ngay:
- Chẩu xềnh xính xáng An Lộc Sơn đại gia?
- Màn ổn thai thai? cái ngộ là An Lộc Sơn đây? còn cái nị là xì thẩu nào đấy?
- Nị là tiểu gia, nguyên là ngươì Nùng ở Tông Hưng Quảng Si (Quảng Tây), xin hỏi là cái ngày mà Tài Có Tiết Độ Sứ mang quân đánh nhà đại Đường, chiếm kinh đô Tràng An rồi dẫn theo Dương Quí Phi ngao du thiên địa, cuối cùng ẩn thân ở bên nước Phù Tang? chuyện có thật không?
- Thật?
- Nghe thiên hạ bàn là Tiết độ sứ có cho quân lính bản bộ khiêng mất cái núi Sầu Miên ở thành Cô Tô (thành phố Tô Châu) phải không?
- Đúng, cái núi đó có một mỏ vàng mười, ta có lệnh cho quân Hung Nô khiêng về bên đại mạc.
- Có chuyện đó sao?
- Có chứ, thời Tam Quốc thì có Gia Cát Khổng Minh có tài hô phong hoán vũ, thời ta có một vị quốc sư ngườì Thổ Phồn, có tài di sơn đảo hải, nên mang ngọn Sầu Miên Sơn về đây?
- Cho xin dời lại về chốn cũ được không?
- Không được, khai thác lấy hết vàng để đi chơi với Dương Thái Chân rồi, thì quăng ngọn núi chổng chơ ra ngoài bãi cát, cái nị muốn thì kêu người qua đại mạc khiêng về.
"Đồng chí" Thị trấn trưởng Phong Kiều, nói tôi cúp máy rồi cươì cười:
- Từ Nội Mông, qua Ngoại Mông, qua Hoa Bắc qua Hoàng Hà, Hoa Hạ, rồi qua sông Dương Tử, đến Hoa Nam rồi đến đây vùng Giang Đông này, nếu đi bộ người không thì có khi hơn cả năm chưa xong, còn cái chuyện khiêng cái Sầu Miên Sơn "tức núi Sầu Miên" thì lấy nhân sự đâu mà khiêng cho nổi? đành chịu thôi, hôm nay cái nị và phu nhân về khách sạn ngủ tạm, mơi cái ngộ dẫn hai người qua thăm phòng Văn Học Nghệ Thuật của thị trấn Phong Kiều xem ý kiến của các "đồng chí" nơi đây nghĩ thế nào về bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" và chùa Hàn San.

*

Sau một màn ân cần giớí thiệu, vị chủ nhiệm và một vị nữa ở không tiếp chúng tôi, trong phòng khách đơn sơ, bà xã tôi thì đi loanh quanh coi cây kiểng, còn tôi ngồi chơi nghe các "đồng chí" trao đổi, vị chủ nhiệm Văn Học Nghệ Thuật phát biểu:
- Nhiều năm nay, các tỉnh có cùng chung biên giới với Nước Việt Nam như Vân Nam, Quảng Si, Quảng Đông, Phước Kiến, cùng đảo Hủi Nàm, thì từ tiểu học đến cao trung và đại học đều có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt, vậy hôm nay chúng ta dùng tiếng Việt để nói chuyện cho nó dễ thông cảm, và theo như ý của ngộ, thì cái chuyện nị muốn tìm hiểu thì đa số du khách ngoại quốc nhất là Việt Nam qua Cô Tô (Tô Châu) thì đều có một mục đích giống nhau, bây giờ nhân danh viện Văn Học Nghệ Thuật thị trấn Phong Kiều, cái ngộ sẵn sàng chia sẻ với cái nị, theo như sách giáo khoa cấp cơ sở tiểu học thì có dậy bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" của thi hào Trương Kế, bài thơ này từ ông già bà cả đến con nít lên ba  đều rõ, tuy nhiên có nhiều người Trung Quốc, người Nhật Bản và người Việt Nam , họ đều là các vị bác học, bác vật, là bác sĩ, là nhà khảo cứu, đả cứu, học giả, học thật, họa sư, họa sĩ, nhà thơ, nhà dịch sách...  họ không bao giờ đặt chân đến vùng Cô Tô này, và chùa Hàn San này, cứ ở nhà ăn ốc nói mò, tuy nhiên từ xưa tới bây giờ, con người muốn là trời muốn, giữa hai con lạch nối vào Đại Vận Hà thì có hai cây cầu, một cây là Phong Kiều, một cây là Giang Kiều, bên kia Giang Kiều có một thôn làng nhỏ gọi là Giang Thôn, từ xưa đến giờ tên vẫn như vậy không thay đổi, tuy nhiên muốn thay tên thôn dã này cũng không có gì làm khó, ai chủ trương là thôn Ô Đề thì cùng nhau góp tiền, xây một cái cổng mới trên đề là Ô Đề thôn, và văn phòng thôn cũng thay tên luôn, còn cho Ô Đề là Sơn Thôn "xóm trên núi" thì góp tiền xây một quả núi, rồi dời dân chúng  Giang Thôn lên, chuyện dễ ợt, tiếp đến là vùng này không có một ngọn núi nào cả? chuyện Núi Sầu Miên chỉ là tưởng tượng, và chuyện chùa Hàn San hiện giờ tọa lạc trên đất bằng phẳng giữa hai con lạch, mà cứ vẽ và cho rằng trên một ngọn núi lạnh, thì cũng chả chết thằng Tây nào cả, các vị góp tiền để đắp  một trái núi có hai đỉnh, đỉnh về phía Đông ghi là "Sầu Miên sơn" đỉnh về phía Tây, thì có hai cách, một là chúng ta khiêng cái chùa Hàn San từ đất bằng lên đỉnh núi, hoặc là có điều kiện thì chùa cũ để y như vậy (trên đất liền) và trên ngọn núi phía Tây xây thêm một cảnh chùa nữa có tên là Hàn San (Sơn), và chùa Hàn San cũ là Hàn San (Địa) với khoa học kỹ thuật hiện đại thì cái chuyện san bằng một trái núi để lấy đá trải đường, hay đắp thêm một trái giả sơn "núi giả" thì cũng không lấy gì làm khó, còn "Chùa trên Núi lạnh" thì chúng ta làm một hệ thống dẫn hơi lạnh từ Thiên Sơn bên Thanh Tạng cho thổi cả ngày, cả đêm, cả năm trên nóc chùa Hàn San (Sơn) là lạnh ngay tức thì, thiện nam tín nữ và các du khách mặc áo choàng dạ ngay chứ khó gì?

Vấn đề đặt ra là vấn đề kinh phí "nói nôm na là tiền" vậy cái nị về Việt Nam phổ biến ngay cái đề tài này  phong phú rộng rãi này trên web, trên net, trên báo chợ, báo bán, để cho những thiên tài, những địa tài, những nhân tài chủ trương Hàn San Tự là "Chùa Trên Núi Lạnh". Sầu Miên Sơn là Ngọn Núi Sầu Miên thì gửi tiền cấp kỳ về cho ủy ban xây dựng thị trấn Phong Kiều, khi nào hội đủ các điều kiện, chúng tôi sẵn sàng thi công tức thì, có nghĩa là có núi Sầu Miên ngay tút xuỵt.

CHU VƯƠNG MIỆN
Nguồn: Hội Quán Trầm Hương
READ MORE - SẦU MIÊN SƠN - Chuyện phiếm - Chu Vương Miện

ĐÊM Ở QUÊ - Thơ Đặng Xuân Xuyến




ĐÊM Ở QUÊ

Gió buồn gẩy sợi mưa gầy
Đẩy vầng trăng khuyết lạc đầy ngõ xưa

La đà gió quẩn màn thưa
Lá đa ngoài ngõ như vừa chợt buông.
*.
Làng Đá, 13 tháng 03.2020
ĐẶNG XUÂN XUYẾN



READ MORE - ĐÊM Ở QUÊ - Thơ Đặng Xuân Xuyến

CHÙM ẢNH BIA THƠ TẠI PHẠM GIA TRANG - Phạm Bá Nhơn

Xin bấm chuột vào hình để xem to hơn.






READ MORE - CHÙM ẢNH BIA THƠ TẠI PHẠM GIA TRANG - Phạm Bá Nhơn

LÊN HOÀNG SU PHÌ - Thơ Nguyễn An Bình




NGUYỄN AN BÌNH

LÊN HOÀNG SU PHÌ

Lên Hoàng Su Phì ngắm mây đầu núi
Tìm mùa vàng trải mấy thửa bậc thang
Lên cổng trời gió cuốn từng lốc bụi
Bóng ngựa thồ leo dốc nặng lan man.

Cô gái Nùng địu gùi lên nương sớm
Nghe tiếng khèn chợt má đỏ hây hây
Nhà em dưới chân đồi phơi mưa nắng
Khói cơm chiều có mơ chuyện ngày mai?

Con sông Chảy uốn mình qua khe núi
Nước về xuôi xin giữ chút hương rừng.
Đàn bướm trắng bay theo mùa thảo quả
Qua  đồi chè shan tuyết ủ hơi sương.

Tây Côn Lĩnh ẩn mình nơi biên viễn
Núi tiếp mây bảng lảng vắt ngang đèo
Xe lắc nhịp qua từng cua cùi chỏ
Bên thung sâu bên vực đá cheo leo.

Chợ vùng cao có neo lòng khách lạ
Hoa mận hoa mơ trắng cả đường về
Men rươu ngô say lòng người lúy túy
Một tiếng cười anh cũng đắm cũng mê.

 *Hoàng Su Phì – Hà Giang tháng 11/2019

   Sài Gòn, tháng 3/2020,
   N.A.B.






READ MORE - LÊN HOÀNG SU PHÌ - Thơ Nguyễn An Bình

TỰ KHÚC THÁNG BA - Thơ Nhật Quang



TỰ KHÚC THÁNG BA


Gió lay vạt lụa tơ vàng
Em nghiêng dáng liễu diụ dàng làm duyên
Tim ta thổn thức niềm riêng
Tìm quên mộng mị cô miên…giấc đời

Mây bay về phía mù khơi
Sao hồn ta lạc giữa trời mộng mơ…
Phải chăng em chính nàng thơ?
Cho đêm thao thức mắt mờ đợi mong

Tháng Ba trời biếc mênh mông
Hong thơm sợi nắng cho hồng má em
Vai ngoan  suối tóc nhung mềm
Lụa là ươm thắm cong rèm mi xanh

Tơ trời vướng víu mong manh
Buộc ta vào sóng chòng chành ái ân…
Cứ yêu đi dẫu một lần
Trăm năm đâu dễ được gần bên nhau.

                                         Nhật Quang



READ MORE - TỰ KHÚC THÁNG BA - Thơ Nhật Quang