Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, September 6, 2020

THƯƠNG MẸ ĐÃ GIÀ… - Truyện ngắn Lê Hứa Huyền Trân

 

Nhà văn Lê Hứa Huyền Trân

THƯƠNG MẸ ĐÃ GIÀ…

Truyện ngắn

Lê Hứa Huyền Trân


Ngày con lấy chồng, nước mắt mẹ hóa thành dòng sông. Từng ấy tháng năm con đi, kí ức chưa bao giờ thôi ngưng nghỉ về ánh mắt đượm buồn của mẹ. Nhưng con gái sinh ra, cứ đưa đẩy theo dòng đời, đến một lúc nào đó cũng phải tìm về một bến đỗ bình yên, nơi bàn tay cha mẹ trở nên dần xa cách, chỉ còn lại những luyến lưu qua những phong thư và những lần gặp nhạt nhòa đã vội đi chưa kịp nguôi thương nhớ. Cứ mỗi lần nhìn lại quá khứ, con tim con cứ như không ngủ yên, con chỉ muốn chực ùa vào lòng mẹ khóc cho thỏa bao niềm kí ức.

Hoàn cảnh gia đình, cả gia đình ta sống ở nơi chẳng có mấy người thân. Nương tựa nhau mà sống, con cũng nên người. Trong con chưa bao giờ thiếu tình thương của cha và sự săn sóc quan tâm từng chuyện nhỏ nhặt của mẹ. Cha cứ xa nhà theo những chuyến đi biền biệt, để lại đây mẹ con với nỗi nhớ mong không nói thành lời. Gánh nặng áo cơm khiến mẹ không muốn xa cha cũng đành giấu vào trong không dám tỏ lòng. Từ khi còn bé, con đã là đứa con gái có phần nổi loạn khiến mẹ buồn lòng. Con biết nhưng mãi sau này cứ luôn hay bào chữa thuở ấy con mới lớn… Mẹ chỉ cười khi nhắc về quá khứ với những trò con nghịch dại. Gia đình mình nghèo, cha mẹ có thể nhịn ăn nhường tất cả cho con, nên con thấy bữa cơm luôn đầy đủ. Con khi ấy hãy còn bé quá, có hiểu được gì đâu, ăn uống hồn nhiên cho đã cơn thèm. Nhìn con ăn, mẹ chỉ cười, thi thoảng đút cơm vì con mải mê với những guồng quay của chiếc xe đồ chơi ba bánh.

Mỗi khi ngồi nhớ lại, quá khứ với những cơn mưa vẫn hay làm tim con nhức nhối. Mẹ có còn nhớ những hôm mưa chứ, khi hai bàn chân mẹ bấu chặt xuống đất bùn để giữ vững chiếc xe đạp cho con ngồi yên trên xe khỏi ngã. Con đường đến trường khi ấy lầy lội lắm, bùn bám đầy, nhìn hình ảnh mẹ gồng mình đi từng bước chậm rãi, khoác cái áo mưa mỏng, thi thoảng chỉnh sửa lại cái áo mưa nhỏ bé của con mà con rướm lệ. Con lúc ấy vừa thương vừa sợ. Thương vì nhìn mẹ đang phải gồng mình lên giữa trời mưa mà chậm rãi bước đi. Sợ vì mẹ lúc nào cũng yếu đuối, lại hay bệnh, hai bàn tay cứ run run, liệu có đỡ nổi con?... Con chưa bao giờ quên con hẻm nhà mình mỗi kì mưa lũ. Nước dâng ngập yên xe, con lúc ấy chỉ chực khóc vì không thể đi học được, mẹ đặt con ngồi trên yên, hai tay con bấu chặt cổ mẹ, cứ thế mẹ chậm rãi đưa con đến trường. Con có ướt chăng cũng chỉ ướt xíu đôi bàn chân hay vì mưa và gió quật, còn mẹ hầu như ướt cả nửa thân người.

Con còn nhớ có lần vô ý con làm mẹ đau. Con tập tành giúp mẹ khiêng ghế, nhưng rồi khi con thả vội chiếc ghế, nó đè lên chân mẹ. Đau lắm nhưng mẹ chỉ ngồi xuýt xoa rồi thấy con chực khóc vội ôm nựng lấy nựng để, bảo ban con. Lại có những khi con ham đọc truyện, tời giờ ăn mà hãy còn biếng lười, lúc mẹ nọc ra đánh, nước mắt mẹ cũng rơi cùng con, con òa khóc vì thương mẹ nhiều hơn là vì đòn roi mẹ đánh. Con nhớ mỗi bữa ăn mẹ hay chơi trò “tiếp xăng” với con, con cứ đạp cái xe đồ chơi được mấy vòng, quay lại chỗ mẹ, mẹ lại đút cơm cho con. Con ngày ấy hư thật, mẹ nhỉ, cứ hay làm phiền lòng mẹ?

Mẹ cứ luôn khen con nhiều hơn những gì con đáng được nhận. Con luôn hiểu mẹ muốn cổ vũ con từ những điều nhỏ bé nhất và cũng muốn cho con hiểu được con mãi nhỏ bé trong tim mẹ như thế nào. Ngày con bắt đầu xách được những gầu nước giếng đầu tiên giúp mẹ giặt đồ, mẹ cười tít mắt. Ngày con bắt đầu xào những chảo rau đầu tiên mẹ mãi xoa đầu. Ngày con nấu được bữa cơm cho cả nhà, mẹ cười điện thoại khoe với ba “con nay đã lớn”… Con cũng vui và luôn nghĩ những gì mình làm là to tát lắm, mà nào nghĩ những điều mẹ làm mỗi ngày còn hơn gấp trăm, gấp ngàn lần như thế nữa. Con chỉ biết mang lại nụ cười cho mẹ bởi mẹ cũng không cần những gì quá cao xa mà hãy thật dung dị. Mẹ luôn cười khi con khoe mẹ những điểm mười. Mẹ sẽ khóc khi con bị cô giáo phạt vì hay mắc lỗi. Mẹ dạy con biết như thế nào là đúng sai, được mất. Con còn nhớ mãi lúc mẹ dắt con vào chùa, giúp con thả những chú cá phóng sanh, mẹ thấy con cười thật tươi thì xoa đầu con và bảo : “ Mẹ muốn sau này con nhớ mãi, khi làm được việc tốt con sẽ thấy vui sướng như thế nào”. Điều mẹ nói con luôn mãi khắc ghi.

Ngày con bước vào giảng đường đại học, cha mẹ oằn trên lưng gánh nặng mưu sinh. Xóm nhỏ lao động của chúng ta rộn vang tiếng chúc mừng và những nụ cười. Con bây giờ đã lớn biết ẩn trong nụ cười của cha mẹ là cả những mối lo. Con vẫn hay nghe cha mẹ tính với nhau sao cho chi tiêu hợp lí mà không cho con biết. Khi ấy con ứa nước mắt cố nghẹn chặt không nói thành lời. Con cố gắng học thành tài mong báo đáp công ơn cha mẹ. Ngày con tốt nghiệp mẹ lại khóc. Giot nước mắt vui sướng lăn tròn rơi xuống nơi bờ mi thật hạnh phúc.Con cũng khóc. Cha cũng khóc. Cả gia đình cùng rơi lệ khi con tạo nên bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời.

Rồi, con lấy chồng. Anh yêu thương con, và đó là điều duy nhất cha mẹ quan tâm. Con lấy chồng xa rồi bộn bề với sự mưu sinh nên những lần thăm mẹ trở nên ít hơn. Ngày nay, khi bước vào nhà, con như sững lại, là mẹ đấy ư? Tóc trên đầu mẹ bắt đầu đã lốm đốm bạc, bàn tay mẹ bắt đầu đã run run. Khi mẹ ngồi nói chuyện với con, cứ không ngừng trong vô thức đấp lấy bắp chân đang đau nhức. Khi con nhìn thấy mẹ ngưng ngay rồi bảo dạo này trở trời nên đau khớp, rồi cười hiền hòa, lục tục nấu cơm cho con ăn. Con phụ giúp mẹ, mẹ lại xoa đầu: “ Chao ôi, con tôi nay lớn thật rồi nhỉ”. Tự nhiên nước mắt con rơi không nói thành lời. Thương, mẹ đã già!




Tác giả  : Lê Hứa Huyền Trân

Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định


READ MORE - THƯƠNG MẸ ĐÃ GIÀ… - Truyện ngắn Lê Hứa Huyền Trân

CHIỀU THU PHONG - Thơ Nguyên Lạc





CHIỀU THU PHONG

1.
Tiễn người chiều thu phong
Vàng lá rơi... rơi đầy
Dõi trông... mờ... mờ bóng
Hắt hiu buồn nắng phai!

Ta tiễn người ra đi
Chiều thu phong lá bay
Mắt nhòa lời từ biệt
Nhân ảnh tan sương đầy!

Dáng người khuất chân mây
Gió khẽ... tiếng thở dài
Thôi chắc rồi vĩnh biệt
Nhói lòng người có hay?

2.
Chiều vàng lá thu phong
Tiếng thu động trong hồn
Có người đầu sương điểm
Đứng lặng vời thu không!

Chiều lá đổ thu phong
Đầy mắt vời vô vọng
Ra đi là vĩnh biệt
Đã biết rồi sao mong?

3.
Rót thêm một ly đầy
Nhòe mắt hương rượu cay
Chiều thu xưa lá đổ
Tiễn người hay hồn tôi?

Thu phong mây trắng bay
Tà huân tiếng thở dài
Cố nhân? Này ly đắng
Mời bóng ta cùng say!

Chiều tàn... Ly rượu nầy
Rót thêm mời ai đây?
Biệt li chiều thu ấy
Cố say...
Nhưng sao không?!

               Nguyên Lạc

READ MORE - CHIỀU THU PHONG - Thơ Nguyên Lạc

TẤM THẺ BÀI - Truyện ngắn Nguyễn An Bình



 TRUYỆN NGẮN

              TẤM THẺ BÀI

                               *NGUYỄN AN BÌNH


         Miên đến bàn, ngồi xuống ghế và bật máy để nghe bài hát Somewhere, my love, tiếng hát của nữ ca sĩ Connie Francis lại cất lên:

Somewhere, my love,
There will be songs to sing
Although the snow
Covers the hope of spring.

Somewhere a hill
Blossoms in green and gold
And there are dreams
All that your heart can hold.

Someday we'll meet again, my love.
Someday whenever the spring breaks through.

You'll come to me
Out of the long ago,
Warm as the wind,
Soft as the kiss of snow.

Till then, my sweet,
Think of me now and then.
God, speed my love
Til you are mine again.

       Mỗi lần gặp một điều gì đó làm anh xúc động mạnh, cảm thấy bức rức khó chịu, anh thường bật máy nghe lại bài Somewhere, my love. Bài hát nầy anh đã nghe đi nghe lại biết bao lần, mỗi lần nghe lại có một cảm xúc khác nhau mà anh không thể lý giải nỗi do ca sĩ Connie Francis hát trong bộ phim Bác sĩ Zhivago. Nó như một dòng suối mát chảy qua cánh đồng khô hạn, làm tươi mát một vùng đất chịu nhiều tai ương, hay ít ra nó như cơn mưa rào bất chợt làm dịu đi cái nắng hanh hao của một mùa hè oi nồng rát bỏng. Tâm hồn anh hình như được làm dịu đi những lúc cơn sóng ngầm vừa ầm ào vừa giận dữ nổi lên trong lòng anh. Anh vẫn còn nhớ như in cái ngày anh được về phép, anh rủ Hà – người yêu của anh - cùng đi xem hát sau một buổi chiều bát phố rong chơi đây đó. Ngày ấy Hà đang học năm thứ hai Đại học sư phạm, còn anh đang là một người lính của miền Nam. Chiến tranh đang đến hồi khốc liệt trên khắp các vùng chiến thuật. Hôm đó rạp chiếu bộ phim “Bác sĩ Zhivago”, một tác phẩm nổi tiếng cùa nhà văn Nga Boris Pasternak được đạo diễn David Lean chuyển thể thành bộ phim nhựa có nhiều tình tiết đầy cảm động.  Bộ phim “Bác sĩ Zhivago” kể về cuộc đời nhiều thăng trầm của một trí thức Nga trong thời kỳ đầy xáo động của Cách mạng Nga năm 1905 và cuộc nội chiến dai dẳng tranh giành quyền lực giữa Hồng quân và phe Bạch vệ (1917-1922) sau đó. Chàng Yurii Zhivago theo học ngành y và theo lời trăng trối của mẹ, anh kết hôn với nàng Tonia, nhưng khi ra chiến trường làm bác sĩ, chàng đã gặp và yêu Lara, một nữ y tá đã có chồng là một thầy giáo. Mối tình của Zhivago và Lara đã kéo dài qua những năm khốn khó của nước Nga khi bão táp cách mạng và cuộc nội chiến khốc liệt đã làm tan hoang tất cả mọi thứ trong cuộc sống của con người. Cuối cùng Zhivago chết trong một cơn đột quỵ trên một chuyến tàu đang di chuyển, Lara chỉ tìm được anh khi anh đã mất. Lúc ấy Hà đã nói: Phim buồn quá anh ạ. Miên nhớ mình đã nắm tay Hà như muốn truyền hơi ấm và sức mạnh niềm tin sang cô, anh nói: Buồn nhưng cảm động. Họ đã có những gì họ muốn, họ được sống gần nhau trong những giây phút gian khổ nhất của kiếp người, dù thế gian có chia cắt họ nhưng tâm hồn họ luôn hướng về nhau em không thấy sao?

        Ngoải trời, tuyết vẫn rơi. Anh nhìn qua khung cửa sổ. Hơi lạnh đã làm cho mấy tấm kính mờ đục không còn trông thấy rõ nữa, nó như phủ một lớp sương mỏng mờ ảo, hình ảnh bên ngoài cũng nhạt nhòa đi không rõ nét nhưng anh vẫn cảm nhận được mấy cái cây trồng trước nhà mình phủ đầy tuyết uốn theo thế những nhánh cây tạo nên nhiều hình thể lạ lẫm mà chắc bình thường anh cũng không thể nào hình dung tưởng tượng được nhưng trông nó đẹp lạ lùng làm sao. Con đường phía trước ngập đầy tuyết đang được nhiều công nhân dùng máy cào tuyết để mặt đường thông thoáng hơn cho xe cộ có thể di chuyển được. Mấy thằng bé nhà hàng xóm hôm nay không thấy ra đường đùa nghịch nữa, chúng cũng không còn dùng tuyết nắn những hình tượng mà chúng yêu thích như ông già noel, bà chúa tuyết hay cô bé quàng khăn đỏ hay gì gì đó mà chúng được đọc trong các chuyện cổ tích hay được người lớn kể cho nghe, có lẽ trời lạnh quá hay chúng đã nhàm chán mấy trò chơi vô bổ nầy rồi cũng nên. Không thấy bọn trẻ Miên có cảm giác hơi buồn, cảm giác khung cảnh mùa đông trước nhà sao trơ trọi buồn tẻ quá, Trời còn sớm nhưng tuyết rơi nhiều nên không gian thật ảm đạm lạnh lẽo, vắng vẻ, cũng may hôm nay anh xong công việc sớm nên xin phép về trước, nên cũng không đến nỗi tắt đường vì tuyết.

       Thời tiết năm nay hình như có vẽ bất thường, cái lạnh, tuyết rơi đến sớm hơn mọi năm và cũng dầy hơn. Mấy tiểu bang vùng đông bắc Hoa Kỳ nơi anh đang ở mùa đông tuyết rơi dầy là chuyện bình thường mà. Miên chợt cầm tấm thẻ bài lên ngắm nghía mà tâm trạng để tận đâu đâu, không vui cũng không buồn, có lẽ cảm xúc anh đã dần chai đi khi cuộc đời mình đã trải qua nhiều nỗi cùng cực quá sức chịu đựng chăng  chính bản thân anh cũng không biết nữa. Chiều nay khi đi làm về, người chủ nhà đưa cho anh một gói quà bảo bưu điện vừa gửi đến và hỏi một câu xã giao: Chiều nay ông về sớm? Anh trả lời nhẹ nhàng: Vâng! Công việc không nhiều. Cám ơn bác về gói quà mà bác đã nhận giùm.Tên người nhận đúng là anh rồi, còn tên người gởi- Một cái tên Mỹ lạ hoắc. Của ai thế? Tuy có hơi thắc mắc nhưng anh vẫn làm ra vẻ vui đón lấy, trong lòng không gợn lên chút cảm xúc khái niệm nào. Từ lâu rồi hình như không ai gởi thơ hay một cái gì đó cho anh, ngoài những món đồ vặt vãnh anh đặt từ các cửa hàng, siêu thị cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày, anh hình như không còn tiếp xúc với thế giới xung quanh ngoài công việc hằng ngày để nuôi sống bản thân mình và cho cuộc tìm kiếm đầy vô vọng. Anh lấy chiếc kéo nhỏ cắt dây xung quanh ràng buộc món đồ, Khi mở chiếc hộp gỗ ra, một vật kim loại rơi xoảng xuống đất, nhìn hình dáng giống như một tấm thẻ bài, anh cúi xuống nhặt lên, mặt có vẻ ngạc nhiên xúc động.

             Đúng là tấm thẻ bài. Ngón tay cái của anh mân mê, rà theo từng mẫu tự, con số được dập nổi trên bề mặt tấm thẻ, miệng lẩm bẩm đọc lên từng con số, từng con chữ trên đó. Thật ra anh có thể nhắm mắt đọc không sót một từ một số nào trên tấm thẻ bài mà không cần dùng ngón tay để rà lên đó làm gì vì tấm thẻ bài nầy một thời từng là máu thịt của anh, gắn bó với anh trong suốt cuộc chiến tranh xảy ra ở Việt Nam, cái tên, năm nhập ngũ, số quân, nhóm máu mà bất cứ người lính nào trong hàng ngũ của anh cũng phải thuộc nằm lòng, nó là vật bất ly thân trừ khi người lính ấy ngã xuống. Từ lâu anh đã quên nó, hình như nó không còn tồn tại trong cuộc đời đầy khốn khổ cay đắng của anh từ khi tàn cuộc chiến, những người lính như anh chấp nhận tan hàng rã ngũ trong trạng thái đớn đau nhục nhã. Anh cũng như bao người lính của miền Nam khi ấy phải ra trình diện nhà cầm quyền để học tập đường lối chính sách của bên thắng cuộc trong một vài ngày theo như lời họ nói. Vậy mà với thân phận một sĩ quan bộ phận tâm lý chiến anh đi học tập một lèo hết sáu bảy năm trời, qua nhiều trại cải tạo khác nhau từ miền Nam đến miền Bắc, từ Suối Máu, Bù Gia Mập đến dãy Hoàng Liên Sơn quanh năm sương mù bao phủ, bạn bè anh nhiều người không chờ đợi được ngày về đã bỏ cuộc, nằm xuống. Hà không thể chờ đợi anh lâu như thế, đã theo gia đình vượt sóng trong một ngày mưa gió bão bùng như anh nghe lời một người bà con của nàng sau nầy kể lại. Anh về trong một tâm trạng mệt mõi, rã rời tuyệt vọng, bệnh tật, cố gắng làm đủ mọi nghề để tồn tại, chờ đợi. Rồi chương trình HO do Mỹ đề xướng cũng đến, anh hy vọng sẽ đi nhưng rồi hồ sơ bị gác lại. Anh vẫn còn nhớ rất rõ gương mặt người nhân viên Mỹ phụ trách phỏng vấn anh, ông ta giải thích vì giấy trả quyền công dân của anh chỉ là bản copy không phải bản chính, anh đã cố gắng giải thích cho ông ta hiểu đã thất lạc đâu đó không tìm được và bản copy cũng là một bằng chứng kia mà nhưng ông ta lắc đầu nói: Xin lỗi, tôi không giúp được gì cho anh vì tôi chỉ là người thừa hành làm đúng theo chỉ thị của cấp trên mà thôi. Anh cay đắng và nói trong cơn tức giận: Chúng tôi chết một lần vì sự hèn nhát đầu hàng của bọn tướng lãnh nước tôi, nước Mỹ các ông lại giết chúng tôi lần thứ hai vì sự vô cảm, nguyên tắc của mấy người. Và anh đã bỏ lại tấm thẻ bài của mình trên bàn làm việc của người Mỹ phỏng vấn anh, quày quả bước ra trong nỗi giận dữ tuyệt vọng. Anh tìm cách vượt biên, thất bại vào tù, lần thứ hai rồi lần thứ ba cuối cùng anh cũng vượt thoát.

              Trong chiếc hộp còn có một bức thư, anh mở ra xem. Nội dung bức thư làm cho anh có chút ngạc nhiên, thì ra ông ấy vẫn còn nhớ đến mình?

                                                                 Cali, ….

                                                                           Thưa ông

              Trước hết tôi xin thay mặt cha tôi - ông Bill W. Clinton - Một người đã mất, được xin lỗi ông, dù có hơi muộn. Như ông biết, ngày đó cha tôi không thể giúp gì cho ông trong chương trình HO vì hồ sơ của ông còn thiếu sót, không phải cha tôi không hiểu điều ông nói nhưng là một nhân viên ngoại giao, cha tôi phải tuân thủ các nguyên tắc mà chính phủ nước tôi đã qui định. Ông bỏ lại tấm thẻ bài thể hiện sự thất vọng to lớn của ông đối với chính phủ Mỹ mà ông cho rằng chính phủ tôi đã phản bội lại đồng minh. Cha tôi đã suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy ân hận vì đã từ chối, giúp đở ông. Sau nầy khi rời khỏi chức vụ ông vẫn giữ tấm thẻ bài nầy như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mình. Cha tôi đã cố gắng tìm kiếm mọi thông tin nhưng vô vọng để trả lại tấm thẻ bài cho ông với một lời xin lỗi. Trước khi mất ông ấy đã giao lại nhiệm vụ nầy cho tôi và hy vọng tôi hoàn thành ước nguyện của ông. Tôi đã cố gắng hết sức - thưa ông - cuối cùng tôi cũng có được thông tin của ông qua nhiều nguồn tin từ nhiều nguồn khác nhau. Xin chúc mừng ông vì cuối cùng ông cũng đặt chân được đến đất nước chúng tôi. Tôi xin trao trả lại tấm thẻ bài cho ông vì chỉ có ông mới có quyền giữ tấm thẻ bài nầy mà thôi.

           Một lần nữa thay mặt cha tôi cho tôi gởi đến ông một lời xin lỗi. Chúc ông có một cuộc sống an lành và hạnh phúc.

             Kính chào ông

             Con một người đã mất.

                                             J.C

           Nhiều năm đã trôi qua, anh không còn nhớ mình đã đi qua những vùng đất nào để tìm Hà, có lần anh bất chợt hình như đã nắm được vạt áo của nàng nhưng chỉ là trùng tên, ngày tháng năm sinh vậy thôi. Cuộc đời sau có nhiều nỗi trớ trêu như thế, và anh vẫn sống, vẫn đi tìm những tin tức liên quan về Hà, về gia đình Hà nhưng vẫn bặt vô âm tín. Không một tin tức gì về nàng, anh tìm thông tin về những người Việt ra đi, đăng trên báo Việt tìm người, gởi thư về quê nhà và những người quen cũ đều không nhận được sự trả lời. Hà như tan vào hư vô từ ngày tiễn anh vào trại cải tạo, có lẽ nào chúng ta chỉ biết tin nhau khi một người đã mất. Anh chiêm nghiệm rằng khi tình yêu mang đầy đau khổ, kiếm tìm, chạy đuổi thì tình yêu ấy muôn đời bền vững trong tâm hồn mình dù rất nhiều mệt mõi tuyệt vọng.

         Đài dự báo thời tiết báo sẽ có cơn bão tuyết tràn qua miền đông bắc trong vài ngày tới làm Miên miên mang chợt nhớ đến cơn bão tuyết trong phim “Bác sĩ Zhivago mà anh và Hà đã từng xem: Zhivago và Lara lần đầu tiên gặp nhau, đi bên nhau trong cơn bão tuyết, những ngày chiến tranh xảy ra khốc liệt lại là những ngày họ cảm thấy hạnh phúc nhất vì được sống gần bên nhau, họ là động lực của nhau, chiến đấu và làm việc tất cả mọi việc vì tổ quốc thân yêu của mình. Anh và Hà có được cái hạnh phúc tuyệt vời nhưng vô cùng mỏng manh ấy không? Hoàn toàn không, không có gì cả ngoài những ký ức đau buồn luôn giằng xé tâm hồn anh. Trong chiến tranh sống trong chờ đợi, mõi mòn, luôn lo âu trước một tin dữ từ chiến trường đưa về. Khi chiến cuộc tàn lại phân ly tan rã. Cuộc tình chúng ta sao mà đau khổ đến thế? Hà còn sống trên cõi đời nầy hay vĩnh viễn biến mất không để lại một chút dấu vết trên trần thế? Mơ hồ trước mắt anh hiện lên một vùng biển động dữ dội, sóng cao như núi từng đợt từng đợt ập vào chiếc tàu nhỏ bé mỏng manh mang trong lòng nó những con người khốn khổ rời bỏ quê hương, nhà cửa người thân để đi tìm vùng đất tự do, anh thấy gương mặt Hà đang nhìn anh đăm đăm, không tỏ vẻ gì run sợ trước cơn giận dữ của thủy thần, nàng phả vào trong anh những lời nói của Lara: “Vĩnh biệt anh yêu dấu và lớn lao của em, vĩnh biệt niềm kiêu hãnh của em, vĩnh biệt dòng sông nhỏ chảy xiết và sâu thẳm của em, em mới yêu tiếng sóng vỗ dạt dào hàng ngày của anh, em mới thích gieo mình vào các làn sóng mát lạnh của anh xiết bao?”(2). Thật sao? Anh là niềm kiêu hãnh, là tiếng sóng vỗ dạt dào, là làn sóng mát lạnh mà em thích gieo mình vào đó, tận hưởng niềm hoan lạc vô biên đó sao? nhưng tại sao em không cùng anh nắm lấy tay nhau đi trọn cuộc đời mình trên mãnh đất đã trải qua nhiều nỗi đau thương bất hạnh nầy mà tận hưởng niềm vui, niềm khoái lạc của những kẻ yêu nhau, mõi mòn chờ đợi nhau. Tài sao người ra đi không phải là anh mà lại là em, Hà ơi!

            Trong giấc mơ nào đó Miên mong Hà vẫn còn sống, sống ở một nơi nào đó trên trái đất nầy, có được một gia đình và đàn con hạnh phúc. Có thể Hà đã quên anh rồi hay dù có nhớ anh, có yêu anh đến mấy, có nhận được thông tin của anh tìm kiếm nhưng nàng không muốn hồi âm, có lẽ nàng muốn Miên nghĩ nàng đã chết để khỏi đau lòng, nấn ná, đợi chờ. Dòng nước đã trôi đi hãy để nó xuôi về biển cả mênh mông, níu kéo lại làm gì để khổ cho cả hai. Chắc nàng cũng muốn anh được hạnh phúc, muốn anh có một suy nghĩ về sự ra đi của nàng như sự ra đi của Lara ở cuối tác phẩm Bác sĩ Zhivago: “Một hôm Lara ra phố và không trở về nhà nữa. Chắc nàng đã bị bắt giữ ở ngoài đường, và nàng đã chết hoặc mất tích không rõ ở đâu, bị quên lãng dưới một con số vô danh trong những bản danh sách sau này bị thất lạc, tại một trong vô số trại tập trung hỗn hợp hoặc dành riêng cho đàn bà phương Bắc”(3)

          Bài hát đã hết từ lâu. Miên bật lại máy, âm điệu bài hát Somewhere, my love lại vang lên. Lần nầy Miên không còn cái cảm giác buồn thảm, cô đơn nữa. Anh khe khẻ hát theo:

Somewhere, my love,
There will be songs to sing
Although the snow
Covers the hope of spring.

Somewhere a hill
Blossoms in green and gold
And there are dreams
All that your heart can hold…

         Một vài ngày nữa, thời tiết bớt lạnh,tuyết không còn rơi, Miên sẽ ra biển, sẽ ngồi lại đó rất lâu và trước khi ra về anh sẽ thả chiếc thẻ bài khắc tên mình xuống dòng nước trong xanh đó, thả nó về nơi nó cần đến và ngủ yên, một nơi bình yên để quá khứ được khép lại, một quá khứ không lấy gì vui vẻ và đầy phiền muộn. Nếu Hà còn lẩn quẩn ở một nơi nào đó trong muôn trùng nàng sẽ hiểu lòng anh, tấm thẻ bài như tình yêu anh luôn mãi gần gũi Hà, sưởi ấm nàng trong tiếng ầm ào của sóng biển, vỗ về an ủi nàng trong cô đơn lạnh lẽo và anh sẽ thầm nói: Tôi đâu có giận gì ông đâu thưa ông Bill.

NGUYỄN AN BÌNH


______________________________________________________________

(1):dịch:  Nơi nào đó, người yêu ơi. Sẽ có những bài hát được ca vang. Dù cho tuyết trắng. Có phủ đầy hi vọng về mùa xuân. Nơi nào đó trên ngọn đồi. Những đóa hoa xanh non và vàng rực. Và có những giấc mơ. Mà trái tim anh có thể ấm ủ.  Ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau, người yêu ơi. Ngày nào đó, bất cứ nơi nào mà mùa xuân tràn đến. Anh sẽ đến cùng em. Từ quá khứ xa xưa. Ấm áp như ngọn gió. Êm ái như nụ hôn của tuyết trời. Cho đến lúc đó, người yêu ơi. Hãy luôn nhớ về em. Chúa ơi, hãy thúc đẩy người yêu của con. Cho đến khi anh lại là của em.
(2):lời của Lara khi đứng trước quan tài của Zhivago.

(3) :đoạn cuối của tác phẩm “Bác sĩ Zhivago”.

 





 



READ MORE - TẤM THẺ BÀI - Truyện ngắn Nguyễn An Bình

SỎI TỪ DƯỚI ĐÁY SÔNG - Trường Hải Lê Văn Đông

 

Tác giả Trường Hải Lê Văn Đông


SỎI TỪ DƯỚI ĐÁY SÔNG

 

Sỏi nằm dưới đáy sông

Làn nước triệu triệu năm vẫn chảy

Bạn cùng bùn đất, tôm cá, rong rêu

Đủ hình thù nhỏ to, kỳ dị 

Tất cả giống nhau độ nhẵn bóng gan lỳ.

Con người vớt sỏi lên làm bao nhiêu thứ,

Trộn đổ bê tông xây nền móng công trình,

Chọn sỏi xếp hình tạo gia đình hạnh phúc,

Ốp vào tường thành bức tranh thủy mạc,

Lát đáy bình đàn cá lội tung tăng,

Trẻ con dùng sỏi chơi ô ăn quan…

Hòn sỏi đáy sông ngỡ mình chìm khất,

Mãi muôn đời là vật bị lãng quên,

Bỗng bừng lên từ ý tưởng của con người.

Làm đẹp không gian, làm giàu cuộc sống !

Còn con người sinh tồn trên mặt đất,

Được xã hội cưu mang, bài bản học hành,

Có người mang quyền cao chức trọng,

Tâm địa nhẵn lỳ còn hơn sỏi đá,

Quên lời thề với Tổ quốc nhân dân.

Cần Hỏa diệm sơn đốt chúng thành tro bụi,

Đổ xuống sông lấp đầy nơi sỏi đi lên.

Cảm ơn người nhóm lò, đốt lò vĩ đại,

Đất nước, nhân dân mong cuộc sống trong lành.

 

Trường Hải Lê Văn Đông

 

READ MORE - SỎI TỪ DƯỚI ĐÁY SÔNG - Trường Hải Lê Văn Đông

CHÙA LÁNG (HÀ NỘI) THỜ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH - Đặng Xuân Xuyến

 


 Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc ở cuối phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

 

Theo sách "Thiền Uyển tập anh", thiền sư Đạo Hạnh là con ông Từ Vinh và bà Tăng Thị ở làng Yên Lãng (tục gọi là làng Láng), là người thông minh, hiếu học, có chí lớn, tính tình phóng khoáng. Sau khi cha mất, Từ Đạo Hạnh chọn con đường đi Tây Vực để học đạo. Tuy không đến được Ấn Độ nhưng ông đã học được những phép thuật ở phái Mật Tông của Phật giáo. Khi trở về, ông đến tu tại núi Phật Tích (Hà Tây). Tại đây ông cho xây am Hương Hải, viện Phổ Đà, sau này trở thành chùa Thiên Phúc (còn gọi là chùa Thầy). Ông là người có kiến thức sâu rộng về đạo Phật, thường giảng đạo, làm thơ về cuộc sống, nay còn lại 4 bài in trong tập "Thơ văn Lý - Trần". Thiền sư còn được tôn là Tổ sư nghề hát chèo, nay còn lại bài giáo trò mà các vở chèo dân gian nào cũng hát ở phần mở đầu. Ông mất năm 1117 tại chùa Thiên Phúc, thân pháp còn được lưu giữ tại chùa và bị quân Minh đốt huỷ vào thế kỷ 15.

                   

Theo truyền thuyết, sư Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138).

 

Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa được trùng tu nhiều lần, nhất là vào các năm 1656, 1901 và năm 1989.

 

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) được xây dựng thời Vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) là một quần thể kiến trúc rộng lớn, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", tính đủ 100 gian. Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột. Mái giữa cao hơn hai mái bên, giống như kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa.

 

 

                                         Cổng thứ nhất của chùa Láng

 

Qua cổng là sân gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan, có đường lát gạch dẫn đến cổng thứ ba. Qua cổng này có ngôi nhà bát giác là nơi đặt tượng Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, tượng này có từ thời Lý, đến thời Lê (khoảng 1644 - 1646) được tu bổ cơ bản và đến tháng 01 năm 2005, bức tượng lần nữa được tu bổ toàn diện. Qua nhà bát giác mới đến các công trình chính trong chùa: Bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...

 

Động thập điện Diêm Vương ở hai dãy hành lang, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.

 

Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.

 

Chùa Thầy ở Sơn Tây cũng thuộc hệ thống chùa thờ Từ Đạo Hạnh nên dân gian có câu rằng:

 

Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,

Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy.

 

                                                                             Đặng Xuân Xuyến

 

.....................

 

(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)

READ MORE - CHÙA LÁNG (HÀ NỘI) THỜ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH - Đặng Xuân Xuyến

GIÁNG VÂN, NHỮNG ĐÓA SEN CỦA NÀNG RỪNG RỰC ĐỎ - Nguyễn Đức Tùng



            Tác giả Nguyễn Đức Tùng


Giáng Vân là một trong những tiếng nói quan trọng của thơ Việt thời hậu chiến, với một ngôn ngữ nhiều hình ảnh, trong những câu thơ trữ tình hàm chứa ý thức xã hội. Được chiếu sáng bởi suy nghĩ lý tính, tứ thơ của chị mạnh mẽ, sắc sảo, đầy tính phản biện, thông minh. Phía sau một phong cách có phần lãng mạn, là một tình cảm sâu sắc, sự quả quyết đầy nữ tính, sự phẫn nộ xã hội, sự tỉnh thức.

Không thể nhìn thấy
Không thể nghe thấy
Những đứa con đang kêu cứu
Không ai cứu con của chúng ta
Và ta chìm xuống
Chìm xuống sớm mai này
Một sớm mai không còn mặt trời
Chúng ta – Những kẻ chưa chết nhưng không còn sống
Không thở, không thể cả vật vã
Kiếp này sang kiếp khác
Đớn hèn,
Tội lỗi,
Nhục nhã
Ăn và uống
Và đói và khát…

Thời gian và không gian trong thơ kết hợp với nhau thành một thứ không thời gian. Không thời gian không phải chỉ là một phép tu từ mà là một cảm hứng, sự vận động của hình ảnh. Có một liên hệ giữa không thời gian và ý niệm tự do trong thơ Giáng Vân. Trong một xã hội bị kiểm soát, ngay những trí thức dũng cảm cũng khó cất lời: bức hại tự do là bức hại lớn nhất đối với giá trị con người. Tuy vậy chính chúng ta đôi khi cũng sợ hãi tự do, sợ hãi được trở thành chính mình, vì tự do là chấp nhận hiểm nguy, một số phận không thể đoán định trước, những nhầm lẫn có thể xảy ra. Tin tức về chiến tranh, thiên tai, bệnh tật, tội ác, muốn làm bạn suy sụp tinh thần. Trong khi đó, cuộc đời chuyển động theo cách riêng của nó, thản nhiên: trẻ con sinh ra trong tiếng khóc hạnh phúc của người mẹ, đám cưới diễn ra hằng ngày nơi cô dâu bước trên cỏ về phía người đàn ông, ngập ngừng hay mạnh mẽ.

Lòng nhớ nắng và nhớ gió
Nhớ đường làng tháng ba đưa hương bưởi
Hoa xoan ngát trời như mơ
Có một tuổi thơ của ta
Chân người ngập ngừng ngoài ngõ
Mắt người đa tình
Chiều bỗng gió
Câu hát lửng lơ, ơi câu hát lửng lơ

Tôi thích đọc những bài thơ trong đó nhân vật là tác giả. Bài thơ của Giáng Vân bắt nguồn từ ý thơ khá cổ điển nhưng chị làm mới cấu trúc bài thơ ấy. Đó là nỗi nhớ riêng tư về những đề tài không xa lạ: mùa xuân, mùa thu, tình yêu. Chính quyền lực của nhạc điệu, nỗi sầu muộn choáng váng, làm người đọc trở lại với thơ chị. Nhưng thơ là một ngôn ngữ chính xác. Trong bài, mỗi chữ đều có một ý nghĩa riêng. Đó là những chữ được tác giả chọn để mang một hình ảnh hay ý tưởng. Đôi khi người làm thơ phải chờ đợi, họ lặn sâu xuống đời sống bên trong của sự vật, cho đến khi tìm thấy một chữ, một chi tiết. Chi tiết ấy phải cụ thể, riêng tư. Riêng tư với nghĩa là đã xảy ra trong một hoàn cảnh, nhưng có thể tiêu biểu cho trường hợp khác. Cho cái khả thể. Chỉ có sự rung cảm chân thực mới làm được điều này: độc đáo mà chia sẻ. Có lẽ đó là công việc quan trọng nhất của thơ, nhưng tôi không chắc mọi nhà thơ hiện nay đều ý thức về điều đó.

Mang mang
Những ký ức buồn
Những mảnh vụn đã không thể chắp lại
ĐẸP đã vỡ, đã khóc, đã bay hơi

Than khóc là một hình thức của ca tụng. Thơ Giáng Vân nói nhiều về cái đẹp. Chị nói một cách mới mẻ. Trong thơ, mới tức là sự tưởng tượng mới, tức là một hiện thực mới trước đó chưa từng có.
Một thiên nhiên mới. Tình yêu thiên nhiên trong thơ chị không phải là sự trang trí mà là một phần của cấu trúc bài thơ. Thiên nhiên ấy thể hiện trong những hình ảnh khá chọn lọc, tươi tắn, bâng khuâng, được làm mới với những liên kết sâu xa giữa các ý tưởng, không phải chỉ là giữa các chữ, sự liên kết giữa thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài, không phải chỉ là ở các chi tiết.

Nhưng trong vô vàn thời khắc
Luân chuyển những vẻ đẹp nàng đuổi theo không sao bắt kịp
Nàng vẽ hay nàng tuyệt vọng
Hay nàng phiêu du đã quá xa không sao trở về
Trong ánh sáng huyền bí của những đóa hoa, mà không chỉ là hoa, cả thân cành, rễ, lá

Có một thứ âm nhạc ngầm xuyên suốt các câu thơ tự do không đều, một thứ nhạc điệu bên dưới các chữ, liên kết chúng với nhau và với tiếng nói vô thức của tác giả. Các bài thơ của chị có một hình ảnh trung tâm, nhiều người gọi là tứ thơ, giản dị nguyên sơ như mối tình đầu, hoang dại, dữ dội. Chị là một trong những người chịu ảnh hưởng của khuynh hướng hậu lãng mạn; một nỗi buồn ngấm ngầm đằng sau vẻ đẹp mùa màng, một nỗi thương nhớ không nguôi đối với cái cao quý đã mất, trật tự nguyên thủy ngày nay không còn ai biết. Một lý tưởng.

Sen
Tháng mười
Trên đầm chỉ còn những cọng sen khô
Đen thẫm dưới trăng

Nhưng trong vô vàn thời khắc
Luân chuyển những vẻ đẹp nàng đuổi theo không sao bắt kịp
Nàng vẽ hay nàng tuyệt vọng
Hay nàng phiêu du đã quá xa không sao trở về
Trong ánh sáng huyền bí của những đóa hoa, mà không chỉ là hoa, cả thân cành, rễ, lá
Và nàng cất lên bài hát của những phù thủy
Để những đóa hoa, không chỉ hoa, cả thân cành rễ lá
Cùng nhảy múa
Những điệu múa của thần linh
Đêm trăng này sao quá đẹp
Vẻ đẹp này sao vĩnh cửu
Màu xám bạc  trộn từ màu của đêm và trăng, từ niềm thương đau phong kín
Ô những bài hát bi thương ta chưa từng nghe thấy

Nhưng nàng không phải là phù thủy, nàng là một đàn bà,
Những đóa sen của nàng rừng rực đỏ
Những đóa sen của nàng xanh thẳm xanh
Những đóa sen của nàng tan chảy
Và rụng xuống
Như những sớm mai
Trơ lại cuộng sen gẫy gục

Trong những tấm toan của nàng
Miên man không dứt
Những nốt nhạc lặng im
Rùng rùng những cọng sen vươn lên trời
Ô, những cọng sen lớn mạnh như một rừng cổ thụ
Của những thân cành đã chết hôm qua
Vì sao chết
Và vì sao sống dậy?

Ngút ngàn sen và ngút ngàn trăng…

(Tặng họa sĩ Lan Hương)

Lâu lắm mới thấy chữ nàng. Tôi tưởng chữ này đã biến mất. Thơ Giáng Vân điềm đạm, ít chữ, nhưng không kém phần diễm lệ. Bài thơ bắt đầu bằng câu đơn giản và nhanh chóng chuyển thành hình ảnh. Phép ẩn dụ đưa bài thơ về hướng xúc cảm; trong những câu thơ kế tiếp, mạch suy tưởng lại mở, giữa khoảng cách của hai câu thơ là những gián đoạn, im lặng, tạo ra sức mạnh liên tưởng. Bài thơ trở thành sự kết nối thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài. Hình ảnh chuyển động về hai hướng: mùa sen lớn mạnh trong câu chuyện hạnh phúc; và mùa sen tàn.

Các chiều của thời gian
Đi ngược nhau
Quá khứ tôi là tương lai kẻ khác
Mùa đã chết trở mình trong những cơ thể khác
Thơ như gió ngang trời...

Trong ngôn ngữ, có một tương tác không ngừng giữa trật tự và hỗn loạn, khi sự tương tác ấy đặt đến mức cân bằng, bài thơ xuất hiện. Nói cách khác, khi thi sĩ đứng vào ngưỡng cửa giữa đời sống bên ngoài và đời sống bên trong, giữa sự tầm thường và thanh cao, thơ là hiện tại. Chúng ta sống giây phút này, nhưng giây phút này cũng không có nghĩa, nó chỉ có nghĩa khi mang theo quá khứ và dự phóng. Tất nhiên có nhiều đời sống tốt đẹp hơn đời sống khác, nhiều số phận may mắn hơn số phận khác, nhưng bạn phải sống số phận của mình. Bạn phải hạnh phúc với chính số phận ấy. Giáng Vân tạo ra được một thế giới của chị, những kết hợp chữ mới, cô đọng, kéo dài, phối hợp lại, làm cho chữ trở nên linh động. Mặc dù thơ chị không phải là thơ ngôn ngữ, ở chị cũng có ý định  tìm kiếm những chữ sáng tạo, đẹp, mới. Muốn làm ngôn ngữ trở nên mới thì trước hết phải làm mới tình cảm và kiến thức. Thơ không phải chỉ là những liên kết ký hiệu máy móc, không phải chỉ là các biện pháp tu từ, ngắt câu, xuống dòng, thơ còn là, và chính ra là, cảm xúc và suy tưởng.

Không cất được tảng đá
Nó ở đấy
Trên ngực
Thường trực, từng giây

Trong thơ tự do, nhà thơ không có khuôn phép vần điệu nào để theo đuổi, nhưng vì vậy mà sự kết hợp của chữ là một đòi hỏi khó khăn. Đọc bài thơ tự do có thể mất nhiều thời gian hơn một bài thơ có vần vì ở đó có những khoảng im lặng, sự chuẩn bị vô thức. Trong quan niệm của nhiều người viết hôm nay, thơ không nhất thiết phải được hiểu rõ, và trong bài thơ có nhiều khoảng tối. Nhà thơ chỉ là người ra hiệu, người đọc đi theo sự hướng dẫn, họ phải đi một đoạn trước khi tự mình tìm lối đi riêng. Một bài thơ thành công tạo ra những không gian rộng rãi cho các ý nghĩa diễn dịch, sự vận động tâm trí của người đọc.

Để tuyệt giao với nhơ bẩn
Chúng ta chỉ có một nỗi buồn rất nặng
Để thanh lọc

Thơ Giáng Vân không giản dị, nhưng nếu thơ ấy khó đọc, thì đó không phải là sự cố ý mà vì cuộc đời vốn khó hiểu hơn chúng ta tưởng. Người đàn bà đắm mình trong tình yêu thơ mộng, đôi khi điên rồ, nhưng nhân vật ấy cũng có khả năng ngoái nhìn trở lại, với cái nhìn thấu suốt, cảm thông mà nghiêm khắc, đắng cay mà hy vọng. Thân xác trong thơ phụ nữ là một đề tài khác, nhưng thật ra cũng là một phần hữu cơ của tình yêu, là nơi hợp nhất giữa tình yêu và dục vọng, giữa những giấc mơ và hối hận, giữa nhu cầu trần tục và nghi lễ huy hoàng.

Một trăm cây rơm yên ngủ
Một trăm hơi thở khẽ
Rung động tâm hồn này

Hai mươi năm có lẻ
Tưởng gì mà quay về

Tính dũng cảm của một nhà thơ làm cho đề tài và các vật liệu của thơ ca trở nên phong phú, làm cho giọng điệu thay đổi. Lòng dũng cảm trong sáng tạo không nói về kết quả của nó, của tác phẩm, ví dụ sau khi xuất bản một cuốn sách, ảnh hưởng của nó ra sao, tác giả có bị liên lụy gì không, mà nói về mối quan hệ giữa nhà thơ và người đọc, giữa nhà thơ và đối tượng miêu tả.

Thơ ơi
Người có thể giúp người ta sống lại?
Không, nhưng tôi có thể làm sống lại những linh hồn đã chết!

Bọn tàn độc, tham lam người có làm gì được họ?
Bạn hỡi, tôi chỉ có làn nước tinh khôi

Đòi hỏi sự tuyệt đối là một trong những cá tính của nghệ sĩ, ở một số người cá tính ấy rất mạnh. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ yêu thích cái đẹp đến tận cùng, không chấp nhận kìm hãm hay thỏa hiệp. Có một sự khác nhau giữa tính yêu cầu cao trong sáng tạo và sự buông lơi ở Giáng Vân. Tính chất thế sự, thời sự trong thơ chị ít rõ ràng nhưng vẫn bàng bạc. Những bài thơ của chị rung lên vì xúc động của con người, lòng thương xót trước nghịch cảnh. Tính xúc động đầy sức mạnh của chúng làm ta dừng lại, bối rối.

Và tôi mơ
Tôi mơ
Ngay sau ô cửa sổ bé xíu
Một chân trời màu lam sáng
Hiện lên một gương mặt thiếu nữ đẹp tới mức
Tôi không thể diễn tả
Thậm chí không thể tin nổi
Tôi dụi mắt. Mơ chăng?
Nhưng không
Mỗi một chớp mắt
Nàng đã mang một vẻ đẹp khác

Sự dừng lại gây ra áp lực ở người đọc, làm họ ngạc nhiên, bất an. Tâm trí của họ hoạt động mạnh ở những đoạn đứt gãy. Có một nhu cầu muốn được ghép lại những mãnh vỡ, nối kết. Có một sự cân bằng, đôi khi đạt được đôi khi không, giữa tiếng nói và im lặng trong thơ Giáng Vân. Thơ chị ngắn, tiến độ thường không gấp gáp như ở nhiều nhà thơ hiện nay, mà thong thả, trầm lặng. Đó không phải là một loại thơ tạo ra các bước ngoặt thách thức. Chị có ý thức về dấu phẩy và dấu chấm trong các câu thơ, sự ngắt đoạn, ngắt câu của chị được tính toán đúng lúc. Tuy vậy chị còn thiếu sự phóng khoáng, tính ngẫu hứng, gần với nổi loạn, trong việc buông các câu thơ xuống mặt giấy. Bài thơ tác động lên hạ ý thức, bên trong một bài thơ giống như một căn nhà có cấu trúc khác nhau. Chữ được dàn xếp sao cho cảm xúc và ý tưởng mang lại những liên kết có ý nghĩa nhất. Nếu các câu thơ quá dài, dồn dập, bài thơ cũng như một căn nhà chất đầy bàn ghế. Nếu một bài thơ rời rạc, các khoảng trống quá lớn, bài thơ biến thành các gợi ý, minh họa. Giáng Vân tránh được hai điều ấy trong môt số bài thơ, như bài sau đây.

Yên Tĩnh

Mặt trời trưa đã quá đỉnh đầu
Vách đá chắn ngang điều muốn nói
Em ru gì cho đá núi
Đá núi trụi trần vết tạc của thời gian

Em ru gì cho dòng sông
Dòng sông chẳng khi nào ngừng lặng
Sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ
Sóng rất biết nơi mình đi và đến

Em ru gì cho anh
Mặt trời linh thiêng mặt trời giông tố
Đã mệt mỏi rồi đã bao nỗi âu lo
Trên gương mặt anh hằn lên nỗi khổ
Khiến câu hát cất lên bỗng tắt nửa chừng

Em yêu anh như yêu cuộc đời cực nhọc
Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng
Sáng lung linh vầng ánh sáng thiên thần
Niềm hạnh phúc muôn đời có thật

Xin đừng trách em nhiều
Cũng xin đừng day dứt
Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu
Lặng nghe anh
Yên tĩnh - lời ru

Giọng điệu của bài thơ không phải là chủ đề, không phải là hoạt động. Đó thực ra là một hình thức của nội dung, sự nhận thức. Giọng điệu là một phong cách của tác giả, và trong từng trường hợp là phong cách của bài thơ. Bằng giọng điệu chúng ta nhận ra sự tiếp cận của bài thơ đối với thế giới, dịu dàng hay nghiêm khắc, can dự hay lãnh đạm, triết lý hoặc hài hước. Giọng điệu chính là ngôn ngữ của một bài thơ, một ngôn ngữ không lời. Chúng ta sống trong thời đại cởi mở hơn trước nhưng bộc lộ mình xưa nay vẫn khó, tự tha thứ càng khó. Cảm kích đối với số phận, bất kể số phận ấy nghiệt ngã ra sao, không phải là việc dễ dàng. Nhân vật của chị cố gắng sống trọn vẹn ý thức của mình, không phải là không kèm theo nhầm lẫn, nhưng sẽ vượt qua. Vì vậy mà nghệ thuật trở nên có giá trị, chúng chỉ đường cho lương tâm ở người đọc. Miễn là chúng ta không để cuộc sống làm nản lòng. Thời gian: cảm giác về sự trôi chảy không quay ngược lại là một trong những giọng điệu của Giáng Vân. Nhưng đó không phải là sự chán nản của Xuân Diệu trong thơ mới:
Em, em ơi, tình non sắp già rồi
Mà là giọng hiểu biết, tiếc nuối nhưng không giận hờn. Cảm giác ly biệt, tan vỡ, được vùi trong một cảm xúc lớn của tình yêu. Như vậy thời gian đối với Giáng Vân tuy vẫn là hoài niệm nhưng nhà thơ chấp nhận nó như cuộc đời hiện thực, một phần của nữ tính Đông phương. Nhờ nữ tính này, thơ chị có vị ấm áp chứ không lạnh lẽo, có suy tư mà không quá sắc bén, bên trong quyết liệt mà bên ngoài dung dị. Dòng chảy thời gian tạo ra nỗi cô đơn, đó chỉ là một khía cạnh. Không gian của Giáng Vân cũng chứa nỗi cô đơn ấy. Nó đến từ những giác quan sắc bén, tuy đẫm vị trần gian vẫn phảng phất siêu hình:

Không sở hữu điều gì
Tất cả những cảm xúc từng có thì đã đi qua, đã không còn nũa, đã lạ xa như không hề in dấu gì.
Trong mơ tôi hỏi người vì sao còn trở lại?
Không sở hữu điều gì
Nhẹ thênh như mây bay
Con gái ơi con có đời sống riêng của con
Có tình yêu con dành cho mẹ
Nhưng mẹ chỉ xem con như niềm hạnh phúc trời ban chứ mẹ không trói chặt con như cái cách nhiều bà mẹ khác vẫn làm.
Tình yêu cũng giống như đôi cánh của con tim, của tâm hồn, của cuộc đời ta
Mẹ cũng không dại gì nhốt hạnh phúc trong lồng để hoài công canh giữ.

Giáng Vân là sự tiếp nối, nhưng một cách riêng biệt, khác, đối với các nhà thơ nữ đi trước, ví dụ Nhã Ca, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi. Thơ tình Giáng Vân là sự thất bại của tình yêu. Phải đến một tuổi nào đó, khi tâm hồn đã chín, khi sức nghỉ, sức cảm đã đạt đến một chừng mực, con người mới đối diện các lỗi lầm trong tình yêu. Phải từ bỏ sự cưỡng lại các niềm tin đối kháng. Giáng Vân tự đánh giá lại con đường của mình, các cảm xúc và hy vọng của mình, những niềm hứng khởi và bước ngoặt, chịu trách nhiệm về mình. Bất chấp những nhầm lẫn của người khác có lớn đến đâu, điều chính yếu là bạn nhận ra khuôn mặt mình trong gương: một khuôn mặt vừa xinh đẹp vừa khiếm khuyết, chấp nhận nó, yêu lấy nó, mang nó đi. Chị có nhiều bài thơ khiến tôi ngạc nhiên thú vị, nhưng cũng có những bài rơi vào tình trạng ước lệ:

Và em quỳ trên cát mịn êm
Lòng thắt lại trước điều bí ẩn
Nghe vị biển trên môi mình mặn chát
Mong con thuyền đi xa nghe thương nhớ quay về
Hoặc rời rạc như văn xuôi:
Những chiếc lá mục rất dễ được dịnh giá
Thậm chí có thể trả giá cao
Bởi việc đó định được giá của người trả giá cho nó
Dù chiếc lá mục tôi chẳng đáng giá một xu

Nhiều người đã nói về cái mới và cái hay trong thơ. Trong giới phê bình, cái hay ngày càng ít được nói tới, nhường cho các bàn luận lý thuyết đôi khi có ích đôi khi giả tạo. Hai khái niệm này gần nhau, phụ thuộc vào nhau nhưng vẫn là hai khái niệm độc lập. Một bài thơ hay thì không được cũ quá, mặc dù có thể không mới lắm, một bài thơ mới thì không được dở quá, dù có thể không hay lắm. Bài thơ Sen, trên đây, là một bài thơ mới và hay.

Không thể lường được
Đường đi của gió
Không thể lường được
Những cơn bất thường của sông
Dù ngày mai sông cạn

Những bi kịch ẩn giấu dưới vẻ xinh tươi mùa xuân, những hài kịch được che giấu sau chân dung hiền hòa. Thơ chính là các ẩn dụ, mà ẩn dụ là hóa trang. Tại sao tâm hồn gần với các ẩn dụ, tại sao chúng ta thích thú trước những so sánh, là câu hỏi tâm lý học khó trả lời. Sức mạnh của hình ảnh chính là vì chúng là tấm gương phản ảnh tâm hồn chúng ta, huyền thoại, những câu chuyện không bao giờ được kể lại, sự mờ đục của tình duyên, sự bôi xóa, tiếng gọi vô sở xứ. Những hình ảnh thấp thoáng như thế trong thơ Giáng Vân tạo ra mời gọi liên tục về một phía của tâm hồn.

Thơ ơi
Người sẽ đến cánh đồng cạn khô nhân tình này chứ?
Vâng, tôi sẽ tới đó, tới đó

Khuôn mặt tráng lệ của tình yêu ẩn sâu phía sau một thế giới ly biệt. Thơ Giáng Vân gây ra lòng trân trọng, cảm giác muốn đánh giá lại, đặt sự vật vào đúng chỗ, sắp xếp lại một đời sống từ bên trong, hoạch định. Trong những bài thành công, thơ chị hồi phục trí nhớ, sự toàn vẹn của đời sống, cội rễ của tình yêu, mùa hè với sen đỏ.

Tất cả chúng ta đã gắng gỏi biết bao
Để đi đến cái chết này
Trước khi đến được sớm mai

Bài thơ trữ tình không giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan, trả lời câu hỏi thực tế. Thơ không tạo ra các sự kiện, không làm thay đổi dòng chảy thời gian. Ngôn ngữ đa nghĩa, nhưng ngôn ngữ thơ sở hữu một thứ quyền lực riêng. Các ý tưởng tinh tế, các hình ảnh sống động trong thơ giúp người đọc thoát khỏi định kiến, tình trạng nhận thức hẹp hòi, khuôn khổ, đặc biệt trong hoàn cảnh xã hội ao tù. Ở nơi mà có sự phân biệt trắng đen, phải trái, đúng sai, bạn và thù, cái ta và cái chúng nó, cái ta và cái khác, ngôn ngữ thơ có khả năng đi xuyên qua, kiến tạo lối thoát cho người mắc kẹt.

Ngạc nhiên
Tôi đứng ngắm nhìn
Từ trong trái tim sâu có nhiều phiền muộn
Này, phiền muộn người bạn trung thành của ta ơi
Con người kia có là ta không?
Con người kia so với ta có gì hơn không

Một đời sống không được thử thách, sẽ trở thành buồn chán, dừng lại. Một xã hội vắng tự do tạo nên những nô lệ mới, kẻ hoàn toàn sung sướng lặp lại chính họ, chống lại thay đổi. Một bài thơ thành công cất giữ ở đó những kinh nghiệm, kiến thức, cảm xúc không được bày tỏ bằng phương thức nào khác. Ngôn ngữ thơ không dừng lại ở một lớp ý nghĩa, bao giờ cũng vượt qua các định nghĩa, sự diễn dịch bằng một ngôn ngữ khác. Giáng Vân là tiếng nói khác, và cho đến bây giờ sau nhiều năm từ khi chúng được viết ra, thơ ấy vẫn khác. Khuynh hướng ca tụng, sử thi đã bị thay chỗ. Giáng Vân có khả năng mô tả những yếu tố tâm lý tinh tế, những góc khuất bí ẩn phụ nữ, những câu chuyện mà chỉ tình yêu mới biết. Tôi ước gì chị có thể nói nhiều hơn nữa về điều này, triết lý hơn nữa nếu cần, mô tả hơn nữa nếu thích hợp. Giáng Vân gần với thế tục, đời sống cụ thể. Trong thơ thành thực có thể là một đức tính, nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Thành thực quá hóa ra chất phác, giản dị quá có thể thành dễ dãi. Bởi vì thơ là một ngôn ngữ mang tính ký hiệu. Độc giả đọc các câu thơ như những ẩn dụ, không phải lời kể chuyện. Họ muốn tìm thấy ở đó những hình ảnh khiến ta lảo đảo, những cảm xúc làm ta bừng tỉnh, các chiều kích không thời gian bị xáo trộn để mô tả sự thay đổi dòng đời, sự tan rã tình người. Trong thơ chị, có sự liên thông giữa người này và người khác, và bằng cách ấy, thơ chị biểu đạt tính toàn vẹn của thế giới, tính bất nhị trong Phật giáo. Ngôn ngữ thơ thuyết phục người đọc không phải ở những lời rao giảng mà ở tính thân mật, tức khoảng cách giữa người viết và người đọc.

Ta nhớ đời sống và ta làm ra những nghĩa lí
Giống như những bức vẽ của con, nó đẹp bởi ánh sáng đựơc tạo ra nhờ bóng tối
Nó giống những điệu nhảy của con
Không ngừng biến đổi
Con gái yêu của mẹ ơi, con hãy nhìn, hãy nghe, và hãy lắng
Những tia chớp vụt lên
Rồi tắt

Huyền thoại không phải là không có thật, chúng từng có mặt nhưng biến mất. Giáng Vân không rời bỏ thế giới vật thể, nhưng theo đuổi những cơn mơ. Thơ là cái khả thể của thế giới, là những điều đã từng có thể xảy ra. Ngôn ngữ của cơn mơ là ngôn ngữ siêu thực, điều mà, theo quan sát của tôi, hiếm gặp ở các nhà thơ nữ của chúng ta.

Công việc khó khăn nhất của thơ là gì?
Thơ ơi
Người có thể rửa sạch ô nhục chất chồng?
Có, tôi có thể làm được việc đó

Giáng Vân chống lại tội ác, thói bi quan. Tất cả điều bạn cần là lòng kiên nhẫn, sự lắng nghe. Như là tình yêu với con gái, với mẹ hay là với một người đàn ông, bao giờ thơ chị cũng làm lòng chúng ta ấm lại. Thơ chống lại thói ích kỷ, vong thân, dung tục, hướng về sự vượt qua, về sự giàu có của đời sống tâm hồn dân tộc, một tương lai không sợ hãi nhưng tự tin, quyến rũ.

Cửa phòng anh vắng lặng
Mùa hạ đi qua không chờ
Lá táo cũ rơi đầy dưới gốc
Trên những cành hoa trắng đơm đầy

Tôi tin rằng có một sự giao tiếp mạnh mẽ hơn, bí ẩn hơn giữa phụ nữ và hoa lá cỏ cây, thời tiết, nhiều hơn ở nam giới. Khi Giáng Vân nhìn vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng nhìn lại chị, không phải như một đối tượng nghiên cứu, mà như một người bạn. Tại sao thơ hình thành rất sớm trong lịch sử loài người? Mặc dù phép tu từ là phổ biến trong thơ, mặc dù ngôn ngữ thơ ca là một ngôn ngữ chắt lọc, nhà thơ tìm đến những khoảng trống hơn là lời nói, sự phản chiếu hơn là ánh sáng. Tuy vậy chất giọng của chị đôi khi cũng có tính phê phán, châm biếm:

Cánh tôi gẫy
Ngay khi vừa ra khỏi nhà
Chỉ vì chạm phải một cành cây vớ vẩn

Thơ vốn nói nhiều về cái cụ thể, nhưng ở Giáng Vân nhiều câu thơ được nâng lên đến mức khái quát. Nỗi buồn của chị là nhìn thấy sự giả dối khắp nơi, những tội ác, một đời sống văn hóa ngày càng nông cạn, tan vỡ.

Mẹ ơi,
Đường đi nào dẫn dắt mẹ con ta
Đức Phật từ bi có quá nhiều sinh linh phải cứu vớt
Mẹ con ta có đủ sức tự đi về phía người?

Thơ trữ tình hôm nay cho phép bày tỏ cảm xúc một cách trực tiếp nhưng cũng tiếp nhận khái niệm khách quan ở mức độ thích hợp. Mối quan hệ giữa nhà thơ và chất liệu, xét từ quan điểm của chủ nghĩa hiện đại, là có tính ý thức và lương tri. Những yếu tố siêu thực hay vô thức ít khi được xem là cái tôi của tác giả. Thơ chị không có những bài hoàn toàn thế sự hay chính trị, nhưng ý thức về xã hội gặp bang bạc ở nhiều bài. Chị là một người tham dự, với những hiểu biết từng trải của trái tim nhạy cảm. Dù đôi khi chán nản, với lời tự thú, nhưng hầu hết thơ chị hướng về cái tốt đẹp mà dân tộc đánh mất nhiều năm.

Bao bọc ngôi nhà mẹ
Những cơn mưa dài hằng đêm
Vách đất nhà mình ẩm lạnh
Ếch kêu vang đồng ngoài

Hoạt động sáng tạo của các nhà thơ nữ những năm gần đây là một trong những yếu tố quan trọng làm nên diện mạo văn học Việt Nam, trong thơ cũng như trong văn xuôi. Các nhà thơ nữ có tiếng nói chung với những quan tâm của dân tộc, vừa riêng biệt của nữ giới: xã hội, môi trường, gia đình, số phận, nữ quyền.

Con có thấy những cái cây con đang tỏa những cái rễ non
trong đất
Chúng đang tự kiếm tìm thức ăn để tự nuôi lớn mình, và
Trong cuộc kiếm tìm đó chúng học hòa thuận với tất cả
Trong tình yêu đôi khi cũng nặng nhọc xiết bao

Giáng Vân không rơi vào tình trạng cực đoan, cái nhìn siêu thực của chị không đến mức hoàn toàn tách rời cuộc sống, trở nên lý tính. Ý thức phản kháng vẫn là một ý thức về cái tốt đẹp. Tôi không rõ lắm Giáng Vân có chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nữ quyền hay không. Sự quan tâm đến các giá trị vĩnh hằng của tình yêu được làm cân bằng với nguyên lý vui thú trong nghệ thuật (pleasure principle).

Tôi có một chút mặn mòi
Để có khát vọng, để không nhạt nhẽo

Ai cũng biết rằng một câu thơ không thể sắp xếp lại và các chữ trong một câu không thể thay thế nhau. Sở dĩ như thế là vì tính âm nhạc. Một bài thơ không phải là các ý tưởng được diễn tả và tất nhiên cũng không phải chỉ là các chữ, vốn không có khả năng tự tạo ra nghĩa cho chúng. Trong một bài thơ đề “viết tặng họa sỹ Trần Trọng Vũ”:

Ngay cả nỗi buồn cũng ấm và rất trong
Cả những bùn đen cùng rách nát
Ước muốn được tắm mặt trời
Để được sáng lên

Tư duy thơ hiện đại. Không ai muốn đau khổ và tan vỡ, nhưng chỉ trong những điều kiện ấy tâm hồn mới có dịp bộc lộ như một căn nhà bị hỏng mái để ánh trăng chiếu rọi vào. Một khi chúng ta tin rằng con người xứng đáng được yêu thương, bạn sẽ sung sướng mà nhận ra rằng những cơ hội đối với trái tim là nhiều hơn bạn tưởng. Những tổn thương của con người trở thành chất liệu sáng tạo. Những tình đời ấm lạnh, những nhầm lẫn tuổi trẻ, tạo ra xúc cảm mạnh mẽ. Dù mơ mộng đến đâu, dù có nhiều năm hình như Giáng Vân không làm thơ nữa, thơ của chị vẫn gắn bó với cuộc đời. Bài thơ mời người đọc đi tìm những ý nghĩa khác nhau của sự chia sẻ, cá nhân và cộng đồng. Những người chỉ quan tâm đến bản thân mình, ít chú ý đến người khác, sẽ là những người đau khổ nhất. Sự chia sẻ, khả năng giao cảm làm thay đổi các mối quan hệ. Thơ Giáng Vân cũng có giọng điệu của một bài ru, giao cảm.

Một ngày
Tôi thấy mình sáng dịu
Như những tơ trời lắc thắc giăng giăng
Tôi thấy tôi không quá độ buồn
Người thấm vào tôi
Cũng theo cái cách không khí thấm vào tôi

Điệu ru xuất phát từ chủ nghĩa lãng mạn. Điệu ru buồn nhưng lại nói về sự khổ đau có thể chấp nhận được, niềm vui hy vọng về tình yêu. Ngôn ngữ mềm mại của nó làm cho bài thơ như hát ru được quần chúng yêu thích. Tình yêu của chị càng về sau càng dung chứa nhiều suy tưởng, trong khi chị biết chọn lựa những chữ giản dị, những tình cảm chất phác, làm cho bài thơ thoạt có một vẻ đẹp chân phương.

Không có mặt trời
Không có mặt trăng
Không có anh và con đường bão lốc
Mưa ngoài kia như lời ru của số phận muộn phiền
Tôi ngủ
Không biết mình đang khóc

Ý tinh tế, cấu trúc chặt chẽ. Tâm trí của người đọc dừng lại lâu ở những hình ảnh được mô tả với cảm xúc tiết chế. Bài thơ của chị có kết thúc (ending) gọn ghẽ, chứ không bỏ lửng. Sự vận động của các câu thơ có khi trở nên ngẫu hứng tự do, đôi khi rời rạc, thực ra vẫn là một cấu trúc được chọn lựa kỹ, với chi tiết đắt, tương tự kỹ thuật phim ảnh. Giáng Vân không tránh khỏi sự lặp lại chính mình qua một số bài thơ, làm cho chúng trở nên dễ tiên đoán. Tuy nhiên so với nhiều nhà thơ cùng thời, chị là một trong những người biết tránh sự lặp lại, tránh sự sáo rỗng. Rất khó khăn để theo dõi quá trình sáng tác của Giáng Vân. Có những giây phút sáng lên trong thơ, chuyển thể, nhận thức.

Thơ ơi
Người sẽ đến cánh đồng cạn khô nhân tình này chứ?
Vâng, tôi sẽ tới đó, tới đó

Lòng biết ơn không dựa vào tài năng, sức mạnh, ưu thế. Nó dựa vào nguyên lý không toàn hảo. Chúng ta không toàn hảo và chúng ta không che dấu điều ấy. Đó là khả năng thưởng thức cái đẹp, yêu quý những khoảnh khắc đời sống, sự giúp đỡ, sự may mắn. Lòng tri ân làm cho tâm hồn thanh thản, làm nên nhịp điệu của câu thơ. Thơ tự do, trong khi mở rộng biên giới của câu, cho phép bộc lộ không những tính cách của một cá nhân mà còn đặc tính của một ngôn ngữ.

Giọng cao của gió
Giọng trầm của sông
Khi du ca khi trầm mặc
Đừng đổi chác điều gì
Kẻo điều thiêng đi mất

Chảy tuôn
Theo những ánh sáng đẹp
Theo mưa rây ngày xuân
Theo hoa hồng mới nở
Những hồn hoa trong ngần
Nếu một ngày ta chết
Hồn ta vương vấn ngàn hương

Khi viết một bài thơ, bạn nên buông nó ra, thản nhiên để nó chuyển động về hướng chính bạn cũng không biết. Bạn không thể đoán trước ý nghĩa của nó đối với người đọc. Một khi nó mở được cánh cửa của người đọc, nó sẽ nói gì, bạn không biết. Đó không phải là trò đánh bạc may rủi, đó là niềm tin bạn đặt vào ngôn ngữ. Trong khi bạn làm một bài thơ, bạn tìm thấy cảm xúc của mình, không phải trước đó. Bạn ở vào vị trí dễ bị thương tổn, khi không biết bài thơ dẫn đến đâu. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tới một nơi nào đó, trên đường đi tìm cái đẹp hay một điều gì khác. Tìm trong ánh sáng, trong bóng tối, khi còn trẻ, khi đã già, trong chung thủy, trong chia lìa, trong cái còn lại. Cái đẹp cũng như sự thật sẽ làm chúng ta thay đổi. Nhưng đời sống trong văn học không phải là đời sống thực tế mà là cái nhìn của tác giả, ký ức, quan điểm, ấn tượng. Đó là một người phụ nữ sống hết lòng, có lý tưởng, cao thượng. Đôi khi tuyệt đối hóa, đã từng trải qua hạnh phúc và thất bại cay đắng. Đó là con người của thời đại hôm nay, mất lòng tin nhưng vẫn đầy bao dung, nghiêm khắc nhưng tha thứ. Dù có thể sử dụng phương pháp nghệ thuật lãng mạn hay tượng trưng, hiện thực hay siêu thực, thơ Giáng Vân đi sát đời sống, đem lại hương vị mới cho ngôn ngữ thơ, những rung động của trái tim chân thật, ảo tưởng bị đập vỡ, sự phản tỉnh.

Thơ ơi
Người có thể rửa sạch ô nhục chất chồng?
Có, tôi có thể làm được việc đó

Nhân vật nữ trong thơ Giáng Vân không quá sầu thương, cũng không bần hàn khổ cực. Trong thơ chị, họ cao sang và đơn độc, chạm tay vào đời sống nhưng vẫn là hình ảnh của hồi tưởng. Thơ chị đầy những những ám ảnh dai dẳng; chúng chuyển động. Thơ chị ra khỏi khuynh hướng phản ảnh hiện thực, trở thành ký ức của thế giới khác. Chị không triết lý nhiều trong thơ nhưng hình ảnh của chị có tác dụng dẫn đường cho người đọc đến một thế giới mà chị sáng tạo ra. Giáng Vân cũng không có nhiều những liên tưởng lạ, quá bất ngờ, nhưng hình ảnh trong thơ thuyết phục. Những cá thể dựa vào nhau. Cảm giác ràng buộc, trong những mối liên kết chằng chịt của đời sống, làm cho tâm hồn một người trở nên yên tĩnh, vững vàng.
Suốt đời mơ sự công bằng
Đó là cảm giác nâng đỡ và được nâng đỡ. Trong khi đơn độc mang lại tự do, thì cảm giác liên kết mang lại an ủi, tình yêu dịu dàng, cái đẹp của tan rã. Sự cô đơn và sự nối kết, tự do và sở hữu, tuy là những khía cạnh đối lập, lại bổ sung cho nhau ở thơ Giáng Vân, làm cho đời sống cân bằng, càng về sau càng an tĩnh.
Sự an tĩnh dũng cảm.
An tĩnh sinh ra từ lòng tin cậy, tin cậy vào sự thật, sự cao quý. Bạn tin vào một người: đó là quà tặng của bạn mang tới cho người ấy. Bạn tin vào tình yêu: quà tặng của bạn cho chính mình, và do đó, cho những tình nhân. Thơ Giáng Vân là sự tưởng tượng mới, nơi vô thức được phép lên tiếng. Trong thơ chị một số hình ảnh siêu thực chính là yếu tố vô thức. Những giọng thơ trữ tình như thế vượt ra khỏi tiếng nói của trái tim, trở thành ý thức xã hội. Hình ảnh trong thơ Giáng Vân là sự kết hợp giữa quan sát hiện thực và trí tưởng tượng huyễn mộng, làm cho nhân vật trở thành tượng trưng. Thơ chị vượt qua hoàn cảnh riêng tư, giúp người đọc phát hiện rằng cuộc sống là đáng sống, đáng quan tâm hơn nữa.

Rất nhiều hạt mầm gieo không mọc
Rất nhiều cây tôi trồng đã chết
Rất nhiều gió
Những cơn gió ngang tàng đã buồn
Đã đến, đã đi, và quay trở lại
Vì những cái cây, những hạt mầm đã chết
Hay vì khu vườn tôi?

Tôi có một chút mặn mòi
Để có khát vọng, để không nhạt nhẽo
Tôi thả tôi vào nước hy vọng sẻ chia
Tụ vào tôi
Giọt nước ngày một lớn

Thời gian trong thơ tình không có nhiệm vụ hàn gắn các vết thương, mà chính là sự nhận ra bản chất của tình yêu, tấm lòng nhân hậu và các xung đột. Ít có một đề tài nào mà sự xung đột lại lớn như trong thơ tình. Chị đứng từ nhiều phía trong bài thơ của mình, làm cho khuôn mặt của một người làm ta đau khổ trở thành khuôn mặt thân yêu, tốt và xấu lẫn lộn, như chính cuộc đời, và đó là điều khó khăn. Chúng ta dành nhiều thời gian để đi tìm người bạn đời của mình, hay đi tìm lại một người mà ta đánh mất. Chúng ta bỏ rơi những người đi tìm chúng ta và đuổi theo những người chúng ta không cần tới. Một người nào đó đang chờ bạn phía sau khúc quanh, như đóa sen hồng rực rỡ, nhưng chúng ta không thấy. Một người nào đó chiếu sáng khuôn mặt đau khổ của chúng ta, nhưng bạn không biết. Nhiệm vụ của thơ ca không phải là giúp người đọc đi tìm một người như thế trong đời, nhưng nhiệm vụ ấy khó khăn hơn, đó là chỉ ra cho tâm hồn bạn cái bóng của chính mình, chân dung thực sự của tình yêu của mình, cho chúng ta biết điều đang theo đuổi đôi khi không phải là điều tâm hồn chúng ta cần tới. Một khi bạn tin rằng bạn xứng đáng với tình yêu ấy và nó cũng xứng đáng với sự tìm kiếm gian nan của bạn, chỉ khi ấy thôi bạn sẽ có nhiều cơ hội, chúng chờ đợi bạn đâu đó, trên trang sách này, bên bìa rừng kia, sau một góc phố khi chiều tối.
Tình yêu là món quà tặng.
Có một người nào đó, ở một nơi nào đó, sẽ nhận món quà ấy.

Nguyễn Đức Tùng
(Đọc Thơ- bài 25)


READ MORE - GIÁNG VÂN, NHỮNG ĐÓA SEN CỦA NÀNG RỪNG RỰC ĐỎ - Nguyễn Đức Tùng