Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, January 31, 2016

SẤM TRẠNG TRÌNH - Phiếm luận Chu Vương Miện.





SẤM TRẠNG TRÌNH
Phiếm luận Chu Vương Miện.

Tháng 11 năm 2015, tôi vừa chẵn 75 tuổi. Bên Mỹ. Ở vào tuổi này thì phải đi thi bằng lái xe hơi lại. Chuyện dễ ợt, thế là tôi đi thi cái một. Chuyện gì sẽ xẩy ra? Sau thủ tục đầu tiên là ghi danh đóng lệ phí rồi đến những chỗ (bàn làm việc) liên hệ.  Tôi đến cửa số 4, nộp tiền rồi và bắt đầu thi đọc bảng chữ. Mắt phải rồi mắt trái, mang kiếng rồi bỏ kiếng ra.

Đúng y boong như nhà đại văn hào  Kim Dung tả Vi Tước gia tức Vi Tiểu Bảo là “chữ biết đại nhân chứ đại nhân không biết chữ”, người phụ trách phần vụ  nói với tôi:

-        “Ông về làm kiếng lại rồi đến thi tiếp.”

Qua phần thi tiếp theo là phần thi Bài Test. Bài này đựoc chấm đậu. Nếu cả phần mắt đọc được chữ và phần thi viết  đều past thì kể như xong, có thể lấy bằng lái ra về. Người thư ký nói: “Ông chỉ cần về làm kiếng thì đến đây, chúng tôi sẽ cho ông đậu, thời gian là 1 tuần, quá 1 tuần thì kể như bỏ, ông phải thi lại tất cả từ đầu. Tôi và con tôi ra về, tức tốc tới thẳng bác sĩ làm kiếng. Bác sĩ cho nhìn qua nhìn lại trong máy, nhìn lên trang chữ, rồi hỏi tôi từng chữ một, tôi chịu thua không đọc được một chữ nào.

Cô bác sĩ nói: “Mắt của ông bị cườm khô. Ở đây chúng tôi chỉ đo độ mắt làm mắt kiếng thông thường mà thôi, còn muốn giải phẫu mắt thì lại phải đi bác sĩ chuyên môn về mắt (MD).

Sang bên bác sĩ mổ mắt (lòng dòng giải phẫu đúng 1 tháng và 25 ngày chờ làm kiếng).
Thế là xong, hôm nay đi thi bằng lái xe đậu, và bài viết đầu tiên là “Sấm Trạng Trình”.

*

Về Sấm của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì cũng có phần giống thơ của cụ bà Hồ Xuân Hương,  các cụ làm thì ít, thiên hạ sáng tác sáng chế ra, thả vào cuộc đời, không ai dám nhận mình là tác giả, dần dần nó trở thành Sấm của cụ Trạng Trình và cứ hễ bài thơ nào ở vào dạng “đố tục giảng thanh” là y như rằng của cụ bà Chúa thơ nôm.”

Chúng tôi có mang ra bàn thử với vài thân hữu về cái câu được gán ghép là Sấm Trạng Trình:

Mười phần (10) chết bẩy (7)  còn ba (3),

Chết hai (2) còn một (1) mới ra thái bình.

Câu này rất hiện thực (không thuộc loại Sấm Sét gì cả) và cũng không cần phải bàn luận luận bàn chi “dài dòng văn tự” cho nó mất thời gian.

Chết bẩy (7) rồi chết thêm hai (2 ), chết hết ráo, anh sống sót thì bươu đầu sứt trán, gẫy chân gẫy tay, xi cờ ghoe (tàn tật nằm dưỡng thương hết trọi), còn hơi sức đâu mà đánh nữa?
Ví dụ cụ thể là sau thời Ngô Quyền thì loạn 12 Sứ Quân, đánh vung tán tàn, đánh vung xích chó, phần chết phần bị thương,  phần đồng bọn khiêng đi, sau rốt là Đinh Bộ Lĩnh Thống Nhất (không Thống Nhì) và cũng vào thời gian này Nhà Tống bên Chung Quốc, phía tây thì Thổ Lỗ Phồn (tức Tây Tạng) và Tây Hạ, phía nam thi có Nam Chiếu Đại Lý, rồi Nùng Trí Cao ở Lưỡng Quảng, nhà Lý của Đại Việt, phương bắc thì Liêu, Kim, Mông Cổ, phía Đông thì Ngô Việt. Nhà Tống bèn bán cái cho Mông Cổ, Nam chinh Bắc thảo, bá tánh các nước nhỏ chết gần hết, và sau cùng thì Mông Cổ thống nhất, cai trị Chung Quốc 90 năm với tên gọi là nhà Nguyên, lúc đó dân số nhà Tống từ 200 triệu thụt xuống còn 6o triệu.

 Đây chỉ là bài Phiếm Luận (bàn chơi), không có ý chê hoặc khen Sấm của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là đúng hoặc là sai, tuyệt vời hay tuyệt vọng.

CVM




No comments: