Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, April 5, 2020

NGỤ NGÔN Ê-DỐP - Ngọc Châu dịch sang thơ Song thất lục bát


17. The Raven and the Swan  



A Raven saw a Swan and desired to secure for himself the same beautiful plumage. Supposing that the Swan's splendid white color arose from his washing in the water in which he swam,  the Raven left the altars  in the neighborhood where he picked  up his living, and took up residence in the lakes and pools. 
But cleansing his feathers as often as he would, he could not change their color, while through want of food he perished. 
Change of habit cannot alter Nature.   
 
Quạ và Thiên nga

Quạ đen ngắm Thiên nga đẹp đẽ
Rất mong mình có thể thay lông
Cho rằng do tắm nước trong
Nên Thiên nga mới trắng bong thân hình

Quạ liền bỏ nơi mình đang ở
Xuống đầm, hồ hớn hở lội, bơi
Nhưng rồi tắm mấy ngày trời
Lông đen vẫn thế, khổ đời Quạ không

Lại còn chuyện nước trong, cá lội
Quạ không còn cơ hội kiếm ăn
Đói lâu, hẳn chết nhăn răng
Thói quen thay đổi được chăng, Quạ già?!
 
 
18.The Piglet, the Sheep, and the Goat  



  A Young Pig was shut up in a fold-yard with a Goat and a Sheep. On one occasion when the shepherd laid hold of him, he grunted and squeaked and resisted violently.  The Sheep and the Goat complained of his distressing cries, saying, "He often handles us, and we do not cry out." 
To this the Pig replied, "Your handling and mine are very different things.  He catches you only
for your wool, or your milk, but he lays hold on me for my life." 

Heo con, Cừu và Dê

Heo con bị nhốt trong bãi nhỏ
Cừu và Dê cùng ở, ăn theo
Một lần chủ trại tóm Heo
Heo ta kháng cự, thét kêu kinh hoàng.

Cừu và Dê lấy làm khó chịu
Với tiếng kêu, la réo ồn ào
Nói rằng «Họ tóm chúng tao
Cả hai có giãy giụa, gào gì đâu… »

Heo con nói «khác nhau hẳn đấy
Tóm bà Dê họ lấy sữa tươi
Tóm ông Cừu xén lông thôi
Tóm tôi lấy thịt thì đời còn không?»…

19. The Oxen and the Butchers 

  The Oxen once upon a time sought to destroy the Butchers, who practiced a trade destructive to their race.  They assembled on a certain day to carry out their purpose, and sharpened their horns for the contest.  But one of them who was exceedingly old (for many a field had he plowed) thus spoke:  "These Butchers, it is true, slaughter us, but they do so with skillful hands, and with no unnecessary pain.  If we get rid of them, we shall fall into the hands of unskillful operators, and thus suffer a double death: for you may be assured, that though all the Butchers should perish, yet will men never want beef." 
Do not be in a hurry to change one evil for another.
 
Bò và đồ tể

Xưa Bò mộng đã tìm cách diệt
Đám người chuyên nghiệp giết thịt bò
Để dòng giống sau khỏi lo
Chúng từng họp, chọn thời cơ tiến hành

Nhiều con đã mài nhanh sừng nhọn
Nhưng cụ bò già khọm khuyên ngay
Mấy tay đồ tể hiện nay
Đáng ghét thật nhưng chúng hay tay nghề

Thoát được chúng họ thuê bọn khác
Lũ tay mơ đâu chắc đã hay
Một khi chúng đập run tay
Thì bò đâu thể chết ngay tức thì

Chết hai lần sẽ nguy lắm đấy
Mà người ta chưa ngấy thịt bò
Chớ nên vội vã tìm dò
Một bọn cực ác thay cho bọn này.
 
 
  20. The Mules and the Robbers 


  Two Mules well-laden with packs were trudging along.  One carried filled with money, the other sacks weighted with grain.
The Mule carrying the treasure walked with head erect, as if conscious of the value of his burden, and tossed up and down the clear-toned bells fastened to his neck.  His companion followed with quiet and easy step.
  All of a sudden Robbers rushed upon them from their hiding-places, and in the scuffle with their owners, wounded with a sword the Mule carrying the treasure, which they greedily seized while taking no notice of the grain.
The Mule which had been robbed and wounded bewailed his misfortunes.  The other replied, "I am indeed glad that I was thought so little of, for I have lost nothing, nor am I hurt with any wound."    

Hai con La và bọn cướp

Cùng đeo nặng hàng đang rong ruổi
Hai con La sọt, túi ngang hông
Một con - tiền đúc vàng ròng
Con kia - bao tải bên trong mạch, mì

La chở tiền bước đi khệnh khạng
Đầu ngẩng cao ra dáng tự hào
Lắc lư chuông cổ vui sao
La kia im lặng theo sau lẹ làng

Lũ cướp đã sẵn sàng chờ đợi
Rất bất ngờ xông tới tấn công
Quay cuồng hỗn chiến số đông
La mang vàng suýt mạng vong trận tiền

Mì bọn cướp chẳng thèm dòm ngó
La bị thương khốn khổ kêu than
Chuyện không may xảy giữa đàng
La kia đứng đó bình an như thường:

“Tớ không khoe, vết thương chẳng thấy
Không  mất gì, mì hãy còn nguyên…”

READ MORE - NGỤ NGÔN Ê-DỐP - Ngọc Châu dịch sang thơ Song thất lục bát

CHÙM ẢNH BIA THƠ TẠI PHẠM GIA TRANG - Phạm Bá Nhơn


Xin bấm con trỏ vào ảnh để xem to hơn.





READ MORE - CHÙM ẢNH BIA THƠ TẠI PHẠM GIA TRANG - Phạm Bá Nhơn

GÁ TÌNH - Thơ Đặng Xuân Xuyến

Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến


GÁ TÌNH 

Rồi em cũng phải gả chồng
Rồi tôi cũng phải làm chồng người ta
Thôi thì hai bảy mười ba
Bữa nào trời đẹp tôi qua bỏ trầu

Người ta lấy bạc bắc cầu
Để tôi sấp ngửa cơi trầu lỡ duyên
Người ta khát lộc say quyền
Để em phận gái thuyền quyên bẽ bàng

Gặp nhau khi đã trễ tràng 
Dở dang duyên phận nhỡ nhàng lời yêu
Chỉ là gạo nấu chung niêu
Chẳng mong củ ấu khéo yêu thành tròn
Đã quen ngậm trái bồ hòn
Nào đâu nghĩ đến vuông tròn nặng sâu...

Bữa sau tôi sẽ bỏ trầu
Để em thôi gả làm dâu nhà người

Hà Nội, ngày 20.03.2013
ĐẶNG XUÂN XUYẾN

READ MORE - GÁ TÌNH - Thơ Đặng Xuân Xuyến

NGƯỜI ĐÀN BÀ ÔM NỖI NHỚ - Thơ Nguyễn Hổng Linh

Nhà thơ Nguyễn Hồng Linh
NGƯỜI ĐÀN BÀ ÔM NỖI NHỚ
Nguyễn Hổng Linh

Tháng tư về...
Chất ngất
Khắc khoải
Chờ mong
Nắng tháng tư cũng dịu dàng
Mong manh...
Hương hoa ngập tràn trong gió
Sắc hoa xao động lòng người
Bằng lăng tím trổ hoa
Em e ấp tuổi học trò
Yêu màu mực tím.
Tháng tư
Nỗi nhớ đong đầy
Người đàn bà ngồi ôm nỗi nhớ
Trầm tư
Dịu dàng
Cháy bỏng
Khát khao...
Biển đã thôi không thầm thì
Biển cuồng nộ
Ai oán...
cất tiếng khóc trong mưa bão
Gió thét gào
Mưa vẫn rơi
Rong rêu
Bám vào đời buộc chặt...

Tháng tư...
Người đàn bà đa đoan
Khóc thầm
Câm lặng
Ôm mối tình si
Ôm niềm đau
Hờ hững
Đợi chờ
Ôm vào lòng nỗi day dứt
Nghẹn ngào
Dằn vặt
Đớn đau
Cà phê đắng
Một mình
Xanh xao
Nỗi nhớ...
Em nhớ Anh.

Tháng tư....
Mùa giao hoan
Đất trời say đắm
Em lắng nghe
Biển ngân nga câu hát
Dạt dào nỗi chờ mong...

Biết giấu vào đâu nỗi nhớ
Thầm thì em gọi biển hờ hững sao
Tận cùng giấc mộng hư hao
Trăng vàng soi bóng giấu vào hư không

Khúc tình ca
Chơi vơi
Ngọt ngào
Sâu lắng
Hai người xa lạ
sao vẫn hoài nhớ thương nhau
Tháng tư về...
Em nhớ Anh.

NHL

READ MORE - NGƯỜI ĐÀN BÀ ÔM NỖI NHỚ - Thơ Nguyễn Hổng Linh

MỘT BÀI THƠ TRĂNG TRỐI CỦA PHẠM NGỌC THÁI - Lời bình VIỆT PHƯƠNG

MỘT BÀI THƠ TRĂNG TRỐI CỦA PHẠM NGỌC THÁI
                                                          Lời bình VIỆT PHƯƠNG
           

image.png


                CHẾT CŨNG CHỈ NHƯ GIẤC NGỦ 
                                 
Không than vãn, lòng chẳng hề hối tiếc 
Nắm tro tàn. Thôi thế, đã là xong
Cũng chỉ như giấc ngủ mơ màng
Đời sống vậy, đủ rồi ! Em yêu mến.

Nghiệp đã làm xong, chẳng còn chi vương vấn
Tình cũng tàn, năm tháng kiếp phôi pha
Thì em ơi ! Ta nằm xuống dưới mồ
Thanh thản chết, có gì đâu phải nghĩ ?

Hồn thi sĩ xin mang thơ gửi đời làm tri kỷ
Chốn trần gian sẽ ngợp áng thơ ta
Chỉ chia tay có thân xác thôi mà
Tình yêu ta còn muôn đời bất tử !

Cõi thế gian: Âu cũng kiếp đoạ đầy phận số
Tiếc làm chi ? Sống mãi chỉ mệt thân
Mãn nguyện rồi, cần chi nữa phân vân
Ta nằm xuống hoá mình vào “kinh thánh” !

Ta đã yêu em suốt đời trong hư ảnh
Dù có thời cũng sung sướng, đê mê
Nhưng tình em khác gì những chiếc lá bay kia
Để năm tháng dài… ta hoang ru nơi bến lạnh…
"Tình và tiền" !
Tiếng nói đó làm trái tim đàn bà hưng phấn
Phụ nữ cả thế giới này, họ quí như nhau !
Nhưng nếu ít tiền, tình cũng hóa cô liêu
Giọt lệ thi nhân,
Anh rỏ lên những trang thơ đời, làm liều thuốc ngủ…

                           PHẠM NGỌC THÁI
          Trích tập “ Phạm Ngọc Thái . Cánh đại bàng của thi ca đương đại VN “,
                                      Nxb Thanh niên 2019 )
   
Phạm Ngọc Thái Cánh đại bàng của thi ca đương đại

             LỜI BÌNH CỦA VIỆT PHƯƠNG:
                            - Một bài thơ trăng trối

  Trước khi từ giã cõi đời ở Gành Ráng (Qui Nhơn), thi nhân Hàn Mặc Tử đã để lại những lời trăng trối:
               Ta trút linh hồn giữa lúc đây
               Gió sầu vô hạn nuối trong cây
               Còn em sao chẳng hay chi cả
               Xin để tang anh đến vạn ngày
                                (Trút linh hồn)
     Còn Xuân Diệu thì nhắn nhủ lại đời, rằng:
              Hãy để cho tôi được giã từ
              Vẫy chào cõi thực để vào hư
              Trong hơi thở chót dâng trời đất
              Cũng vẫn si tình đến ngất ngư
     Thi hào Pushkin vĩ đại – mặt trời thi ca của nước Nga đã viết:
              Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
              Hồn ta còn sống mãi chẳng tiêu tan
              Và trên đời dù chỉ còn một thi nhân
              Danh tiếng ta vẫn còn vang mãi mãi…
     “Chết cũng chỉ như giấc ngủ” của Phạm Ngọc Thái cũng thuộc dạng một  bài thơ trăng trối:
             Hồn thi sĩ xin mang thơ gửi đời làm tri kỷ
             Chốn trần gian sẽ ngợp áng thơ ta
             Chỉ chia tay có thân xác thôi mà
             Tình yêu ta còn muôn đời bất tử !
                                        (đoạn thơ ba)
     Thi nhân thản nhiên để chuẩn bị cho mình đi vào cõi vĩnh hằng. Bài thơ đạt đến sự chí lí về cả nghĩa và tình. Ngay mấy câu mở đầu, ta thấy tâm trạng nhà thơ coi cái chết rất nhẹ nhàng:
            Không than vãn, lòng chẳng hề hối tiếc
            Nắm tro tàn. Thôi thế, đã là xong
            Cũng chỉ như giấc ngủ mơ màng
            Đời sống vậy, đủ rồi ! Em yêu mến.
    Mặc dù nhà thơ viết: Nắm tro tàn. Thôi thế, đã là xong /- Nghe có vẻ như rũ bỏ ? Nhưng không phải. Sở dĩ lòng Người sẵn sàng ra đi thanh thoát vậy, ở trong đoạn thơ hai đã giải thích:
             Nghiệp đã làm xong, chẳng còn chi vương vấn
             Tình cũng tàn năm tháng kiếp phôi pha
             Thì em ơi ! Ta nằm xuống dưới mồ
             Thanh thản chết, có gì đâu phải nghĩ.
    Vâng, thêm một lần nữa ta thấy Phạm Ngọc Thái đón nhận cuộc ra đi vĩnh cửu… thật ung dung. Bởi, anh biết sự nghiệp thi ca cùng tên tuổi anh để lại cho đời cũng như nền văn học nước nhà, sẽ không bao giờ chết. Dù anh có nằm xuống dưới mồ, vào cõi thiên thu… thì đâu có phải thế là kết thúc ? đâu phải “tất cả đã là xong” ? – cũng như nhà thơ Nga Pushkin từng nói:
               Nơi đàn thơ thiêng liêng ta không chết!
    Thi nhân coi cuộc ra đi đó chỉ như là một giấc ngủ mơ màng. Bài thơ còn đi sâu lý giải về… đời, như kinh phật nói là “cõi tạm”:
              Cõi thế gian: âu cũng kiếp đọa đầy phận số
              Tiếc làm chi ? Sống mãi chỉ mệt thân
              Mãn nguyện rồi, cần chi nữa phân vân
              Ta nằm xuống hoá mình vào “kinh thánh” !
                                               (đoạn thơ thứ tư)
     Một quan niệm phật giáo. Nói về hai chữ “kinh thánh” – Trong bài “Khúc xuân tuổi bảy mươi”, tác giả cũng viết hai câu thơ:
               Đi giữa mùa xuân,
                                  đã thấy vĩnh cửu ở trên đầu
               Cõi Phật rước ta về đất thánh…
     Nghĩa là, cuộc đi này của thi nhân không phải để… chết, mà Người hóa mình vào “kinh thánh” đó thôi !
     Cuộc đời gồm cả “tình yêu và cuộc sống” – Bài thơ tràn sang lĩnh vực “tình”:
                Ta đã yêu em suốt đời trong hư ảnh
                Dù có thời cũng sung sướng, đê mê
                                               (câu 17-18) 
     Trong đời thường từ tư tưởng, tình cảm đến đời sống thực - Ai cũng quan tâm đến tiền bạc. Nhưng với người phụ nữ thời hiện đại thì tiền bạc chỉ đạo họ về mọi phương diện: kể cả lĩnh vực tình ái !? Cái quan niệm “một mái nhà tranh, hai trái tim vàng” là cổ xưa lắm rồi ! Thời nay, tuy cũng có nhưng rất hiếm.Tình thì tình, nhưng họ yêu trước hết phải là… tiền ! “tiền” gần như là một chủ nghĩa, một lý tưởng sống của người phụ nữ bây giờ. Bởi vậy,  những chàng thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, mộng mơ… chỉ giàu tình mà nghèo tiền, rất dễ bị rơi vào “bến cô liêu” ! Thi nhân viết:
                "Tình và tiền" !
                Tiếng nói đó làm trái tim đàn bà hưng phấn
                 Phụ nữ cả thế giới này, họ quí như nhau !
                 Nhưng nếu ít tiền, tình cũng hóa cô liêu…
     Tức là, những tình yêu chỉ xây dựng trên nền tảng theo “tiếng gọi của trái tim” như của các nhà thơ, hầu hết trước sau cũng… tan vỡ ! Nên Người mới than:
                 Nhưng tình em khác gì những chiếc lá bay kia
                 Để năm tháng dài ta hoang ru nơi bến lạnh…
                                                               (câu 19-20)
     Thơ tình Phạm Ngọc Thái phần lớn được sáng tác từ các mối tình xưa. Nhà thơ  sống lại trong thơ bằng những kí ức của tình yêu.
                 Anh trở về như Na-pô-lê-ông
                                               Đi tù ngoài hoang đảo
                 Ông dành thời gian viết hồi kí thuở tung hoành
                 Anh lấy tình xưa xây giấc mộng thi nhân
                 Chỉ tiếc nuối tình sao ngắn ngủi.
                                              (Vĩnh biệt cuộc tình)
     Anh đã nói như vậy. Cái thời mà người chồng là một nhà thơ nghèo, được bà vợ vẫn thủy chung như vợ của Tú Xương và Nguyễn Khuyến, là chuyện xửa xưa… Thưở ấy, Tú Xương từng tự sự trong bài thơ “thương vợ” nổi tiếng của ông rằng:
                 Quanh năm buôn bán ở mom sông,
                 Nuôi đủ năm con với một chồng.
                 Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
                 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

                 Một duyên hai nợ âu đành phận,
                 Năm nắng mươi mưa dám quản công.
                 Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
                 Có chồng hờ hững cũng như không !
     Giờ, xin phân tích đôi nét về quan hệ giữa đời sống thực của Phạm Ngọc Thái với thi ca - Tôi không biết nhiều đến hoàn cảnh gia đình trong mối quan hệ vợ chồng của anh ? Nhưng xét nghĩ, với một con người đam mê văn chương, nhất là thơ ca như anh… để có được một gia đình yên ấm ở xã hội hiện đại này, quả thật là khó !? Nghe nói, sau này hai người cũng không tránh khỏi lúc này,khác xích mích nhau về chuyện tiền nong - Mặc dù cũng có giai đoạn tác giả sống rất êm ái, yên ấm với gia đình. Chẳng thế, thời kì đó anh đã sáng tác cả một tập thơ nói về vợ con ! Đó là tập “Có một khoảng trời”, xuất bản năm 1990 khi công tác ở Đức về. Có những bài thơ rất hay nói về người vợ trẻ của mình, như bài Tiếng Hát Đời Thường:
                  Trong một phố nghèo có người vợ trẻ                                               
                  Vẫn đón con đi, về... như thường lệ                                                
                  Vóc em thanh cũng thể mùa xuân                                               
                  Đôi mắt em: đôi mắt ấy màu đen. 
     Hay là:
                   Miền đã theo tôi vào cuộc Trường Sơn
                   Hành quân rừng già, võng treo sườn gió...
                   Ai biết chiều nay người vợ trẻ
                   Đứng mong chồng bên đứa con thơ
                   Giọt lệ cháy xót lòng mang sắc xanh thu!
     Rồi bài “Có một khoảng trời”:
                   Cái khoảng trời khi anh và em đã cách xa
                   ( xa thật đấy mà cũng gần thật đấy )
                   Trong đau đớn anh hoá bờ cát cháy
                   Thổi về phương em giữa chiều gió nổi

                   Hạt vô tư còn lại… những tàn tro !
     Tình cảm của nhà thơ với gia đình, quê hương - Đặc biệt với người vợ, rất đẹp ! Anh không ngớt lời ca ngợi qua một số bài khác nữa: Nỗi trăn trở người đi tìm vàng, Bài ca xứ sở, Trăng quê, Mùa tuyết quê người…
     Song cũng phải nói: giai đoạn này tác giả còn đang công tác ở ngành ngoại thương, lại đi nước ngoài - Cuộc sống chắc cũng khá ! Chưa bị mối quan hệ về tiền bạc chi phối nhiều ( như khi anh đã lao hết mình vào sự nghiệp thơ phú, văn chương ).
     Mảng sáng tác duy nhất anh nói về người vợ, chỉ ở mỗi tập thơ “có một khoảng trời” đầu tay ấy ! Còn cả một khối lượng hàng trăm bài thơ tình viết sau này, không thấy có bài thơ nào Phạm Ngọc Thái nói về người vợ của mình nữa. “em” trong các bài thơ tình của anh, toàn là em của cái thuở mộng mơ xưa, hoặc cảm xúc với một người nào đó… chứ không phải là vợ.
     Thí dụ như bài “Người đàn bà trắng”:
                     Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu
                     Anh cũng không làm chàng Trương Chi
                                                           suốt đời chèo sông vắng
                     Ta không đi theo Con Đường Lông Ngỗng Trắng
                     Dẫu hình hài khắc mãi tim nhau.
     Anh Trần Đức - Nguyên CB Viện ngôn ngữ & Văn hoá dân gian, khi bình bài này đã phân tích:
     “Đoạn thơ đã triết lý về những mâu thuẫn giữa tình yêu và cuộc sống của nhà thơ với Người Đàn Bà Trắng. Đó cũng là một nghịch lý cuộc đời: Em không biến thành đá để hoá Vọng Phu /- Còn anh cũng không đầy mình để làm mãi cái anh chàng Trương Chi suốt đời chèo thuyền trên con sông quạnh vắng, cô đơn ! Rồi tương tư nàng Mỵ Nương mà chết. Hay cái con-đường-lông-ngỗng-trắng mà nàng Mỵ Châu đã rắc cho chàng Trọng Thủy theo tìm - Thần tượng thì rất đẹp, nhưng để cuối cùng chàng cũng nhảy xuống biển mà chết, hoá thành ngọc trai giữ tình son sắt với nàng. Nó bi ai quá !
     Cái hay của khúc triết lý trong bài thơ Người Đàn Bà Trắng là đã được viết như đời. Dẫu mối tình bị tan vỡ phải chia lìa năm tháng, nhưng tình thơ không kết thúc bằng sự bi thảm. Đôi trai gái vẫn phải sống và tồn tại, dù là theo chiều gió cuốn cuộc đời. Phải chăng, đó cũng là một cuốn tiểu thuyết "cuốn theo chiều gió" như bao bi kịch tình-đời trên bờ bến nhân gian?”.
     Nghĩa là, bài thơ được tác giả cảm xúc sáng tác cũng xuất phát từ trong cuộc tình đời của mình? nhưng chưa phải là giai đoạn tiến đến hôn nhân gia đình - Như thi sĩ Xuân Diệu từng viết:
                    Tình chỉ đẹp khi còn dang dở…
     Mối quan hệ cuộc sống và thi ca của nhà thơ vẫn ở trong một thế giới tưởng tượng, đẹp như mơ…  chứ chưa vấp phải cái mâu thuẫn giữa “tình và tiền” !
     Tôi thí dụ thêm bài nữa:
                   Tình để lại vết thương không lành được
                   Soi mặt hồ in mãi bóng thời gian
                   Em hiền dịu trái tim từng tha thiết
                   Người con gái anh yêu nay hóa khói sương tan.
                                                (Anh vẫn ở bên Hồ Tây)   
     Đấy, tuy bị lỡ dở nhưng họ vẫn tha thiết với nhau như thế. Đến mức vì  “tình” trái tim có thể tan vỡ ! Thì đâu có phải vì tiền ? Nhà thơ kết luận:
                  Thế đó, em ơi ! Tình qua không trở lại
                  Xế chiều rồi mà máu tim chảy mãi không thôi
                  Em có nghe gió Tây Hồ đang thổi
                  Anh ở đây, vẫn bên Hồ Tây mây trôi...
     Bởi vậy, thơ tình Phạm Ngọc Thái hoàn toàn xuất phát từ sự rung động trái tim (ngoài phạm trù tiền)… có thể chỉ trong khoảnh khắc mà cảm xúc thành thơ, hoặc của một mối tình dang dở, xa nhau lòng vẫn tha thiết nhớ về nhau. Tan vỡ mà vẫn đẹp !
     Giờ xin quay trở lại với bài “Chết cũng chỉ như giấc ngủ”: Nó không chỉ còn là tự sự bản thân nữa, mà đã mang cả ý nghĩa thời đại, trong mối quan hệ giữa tiền bạc với đời sống xã hội… để phản án nhân sinh quan tác giả.
     Bài thơ ôm trùm rất nhiều mặt của cả riêng tư và tính hiện thực xã hội trong đó, súc tích và sâu sắc. Không ít chỗ khúc triết và hay, đột biến có câu thơ thật xuất sắc, như: 
                   Ta nằm xuống hoá mình vào “kinh thánh”!
     Huyền bí và hiển linh. Hai câu thơ cuối bài là hay:
                   Nhưng nếu ít tiền, tình cũng hóa cô liêu!
                   Giọt lệ thi nhân,
                   Anh rỏ lên những trang thơ đời làm liều thuốc ngủ.
      Bài thơ đã được kết ở đó !
                                                 Việt Phương
READ MORE - MỘT BÀI THƠ TRĂNG TRỐI CỦA PHẠM NGỌC THÁI - Lời bình VIỆT PHƯƠNG