Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, December 1, 2019

BÊN DÒNG BẰNG GIANG - Thơ Nguyễn An Bình

Nhà thơ Nguyễn An Bình


NGUYỄN AN BÌNH 
BÊN DÒNG BẰNG GIANG 


Bên đôi bờ cỏ xanh 
Nước Bằng Giang chảy xiết 
Em có thấy tình anh 
Trôi xuôi dòng mải miết. 


Chờ sương hứng chút nắng 
Sưởi ấm một ngày đông 
Tiếng chim gầy rất mỏng 
Bay dọc suốt triền sông. 


Cầu bắc qua sông nhớ 
Em thả tóc dịu dàng 
Qua cầu cây đứng gió 
Nên tình còn lang thang. 


Mây tràn qua đầu núi 
Phố ngủ vùi trong sương 
Có nghe tình vẫy gọi 
Sông chùng chình nhớ thương. 


Khẽ khàng thôi em nhé 
Chiếc lá vừa nghiêng chao 
Môi hồng người em gái 
Tình đi đâu về đâu?


 Cao Bằng 8/11/2019
N.A.B
luongmanh2106@gmail.com

READ MORE - BÊN DÒNG BẰNG GIANG - Thơ Nguyễn An Bình

TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM - Hoàng Đằng


 
         Tác giả Hoàng Đằng


TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM
                       (Ngôn ngữ và văn tự)
                                                           Hoàng Đằng

Thời gian này, có ý kiến trái chiều về việc lấy tên giáo sĩ Francisco De Pina và giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) đặt tên cho hai con đường nào đó tại Đà Nẵng.
Qua những ý kiến đưa ra, tôi thấy đang có sự lẫn lộn giữa TIẾNG NÓI và CHỮ VIẾT (Ngôn ngữ và văn tự) ngay cả trong giới trí thức.

Vì vậy, tôi xin lên tiếng!

Từ khi có người Việt trên trái đất này, chắc chắn đã có tiếng nói để giao tiếp với nhau, ấy là tiếng Việt - Việt ngữ. Lẽ dĩ nhiên, qua quá trình lịch sử, tiếp xúc với những ngôn ngữ khác, đụng chạm với thực tế cuộc sống, tiếng Việt đã tiến hoá, đã có ít nhiều biến đổi về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, số lượng ngữ vựng... Điều đó không thể nào tránh khỏi.

Tôi chỉ muốn nói người Việt từ xưa đến giờ chỉ có một tiếng nói.
Còn về chữ Viết (văn tự) thì khác.
Tôi có đọc tài liệu nói rằng thời xa xưa, người Việt đã có chữ viết - Việt tự.
Do thời gian Bắc thuộc quá dài, dân ta sống kiếp nô lệ, không có điều kiện dùng và phát triển chữ Việt xưa ấy, nên nó yểu mệnh, ngày nay, di chỉ không đủ để nghiên cứu tử tế.
Đến thời Bắc thuộc, giới trí thức học chữ Hán - Hán tự, dùng chữ Hán trong việc công.
Giáo dục chưa mở mang, số người mù chữ chiếm đại đa số; vì vậy, công văn ít người Việt đọc và viết được. Oái oăm thay! Do chữ viết không thể hiện tiếng nói, công văn ngay cả đem đọc, quần chúng cũng không hiểu được, nếu không có người diễn giải.
Khi nước ta giành được độc lập rồi, suốt cả chiều dài lịch sử, qua các triều đại tự chủ, chữ Hán vẫn được dùng trong việc công - công quyền và công chúng.
Nòi giống Việt có bản tính tự chủ, chữ Hán ở Việt Nam đã không đọc âm như bên Tàu, người Việt có cách đọc riêng, gọi là “âm Hán Việt”; dù vậy, văn bản Hán văn, vẫn như thời Bắc thuộc, cũng chỉ một ít người có học mới viết được, đọc được, hiểu được.
Hán tự đóng vai trò như thử là “quốc gia văn tự” của nước ta; tình trạng ấy đã làm cho mọi công việc ở tầm quốc gia, tầm xã hội, tầm gia đình rất khó khăn vì tiếng nói và chữ viết không đi đôi với nhau. Đó chắc cũng là một trong những lý do khiến nước ta, dân ta chậm tiến.

Trước tình trạng tréo ngoe đó, một số trí thức (nho sĩ) Việt nghĩ ra chữ Việt, gọi là chữ Nôm – “Nôm” là Nam nói trại.
Chữ Nôm là loại chữ bắt chước cách viết của chữ Hán để ký âm tiếng Việt.
Những ai đã sáng chế ra chữ Nôm và việc sáng chế khởi sự từ lúc nào; câu trả lời cho câu hỏi ấy bây giờ còn bỏ ngõ. Chỉ biết đời nhà Trần, đã có cụ Nguyễn Thuyên dùng chữ Nôm để viết văn bản.
Văn bản bằng chữ Nôm đọc lên, hễ là người Việt, ai cũng hiểu. Vì vậy, chữ Nôm có thể gọi là chữ Quốc Ngữ đầu tiên của nước ta - “Quốc Ngữ hệ chữ Hán”.
Tiếc là chữ Nôm không được đem dùng trong công quyền (triều nhà Hồ và triều Tây Sơn có dùng nhưng không đáng kể) để có thể trở thành “quốc gia văn tự”; ấy có lẽ do óc bảo thủ của vua quan qua các triều đại – họ quá tôn sùng chữ Hán, không muốn chữ Nôm phổ biến, sợ mất địa vị, uy quyền độc tôn của họ trong chính quyền và trong đời sống xã hội.
Giá như chữ Nôm được dùng trong công quyền, thành “quốc gia văn tự” qua các triều đại thì nó đã tiến hoá như chữ Nhật hay chữ Hàn, và biết đâu bây giờ nó vẫn được dùng như người Nhật, người Hàn đã dùng chữ Nhật, chữ Hàn tại nước của họ!  Và nếu được dùng chính thức, hình thái của nó ngày nay chắc chắn không còn rườm rà như ngày xưa mà đã được đơn giản hoá để dễ dàng phổ cập. Như vậy, tôi nghĩ rằng chữ “Quốc Ngữ hệ chữ La Tinh” không còn chỗ để chiếm lĩnh vị trí “quốc gia văn tự” như hiện nay.
Do chữ Nôm không được vua quan xem trọng, chỗ trống “quốc gia văn tự” mới được chữ “Quốc Ngữ hệ La Tinh” trám vào.

Chữ “Quốc Ngữ hệ chữ La Tinh” do các cố đạo Tây Phương đến truyền đạo Ki-Tô vào thế kỷ 16, 17 nghĩ ra – dùng mẫu tự La Tinh ghép vần để ký âm tiếng Việt. Sáng kiến của họ là để dễ dàng việc truyền giáo. Ban đầu, nó chỉ sử dụng trong mục đích ấy.
Qua thế kỷ 19, Pháp bắt đầu bảo hộ Việt Nam, nó đi vào học đường, công quyền bảo hộ, rồi đi vào sinh hoạt văn học, nghệ thuật, được giới nho sĩ tiến bộ đánh giá cao, được nhân dân đồng tình vì việc học dễ dàng. Nó khoác lên mình tên chữ Quốc Ngữ, nhưng nếu xếp đúng, nó là chữ Quốc Ngữ thứ 2 của Việt Nam.
Từ năm 1945 – khi Việt Nam độc lập - đến giờ, nó trở thành “quốc gia văn tự” không kèn không trống.

Mấy giáo sĩ Tây Phương đặt nền móng cho “chữ Quốc Ngữ hệ chữ La Tinh” đang được dùng chẳng bao giờ nghĩ đến sau này sẽ được Việt Nam vinh danh đặt tên đường, dựng tượng đồng, bia đá ... Họ, vì đức tin, hiến mình cho Chúa và tìm mọi phương tiện để hoàn thành sứ mạng và chữ Quốc Ngữ hệ chữ La Tinh cũng là một phương tiện.
Nước Việt Nam bây giờ muốn vinh danh họ vì đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn” - họ đã cho mình một công cụ văn hoá để sử dụng.

Theo tôi, người có công với đất nước Việt Nam không phải chỉ những người xông pha trận mạc mà còn có những người dựng xây, bảo vệ văn hoá, những người đưa ra kế hay, mưu giỏi để phát triển đất nước, không kể họ là người Việt Nam hay người nước ngoài.

                                                        Hoàng Đằng
                                             01/12/2019 (06/11/Kỷ Hợi)

READ MORE - TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT CỦA VIỆT NAM - Hoàng Đằng

Chùm ảnh BÔNG BỤP - Chu Vương Miện











READ MORE - Chùm ảnh BÔNG BỤP - Chu Vương Miện

TÌNH MƠ - Nhạc: Mai Hoài Thu - Thơ: Trần Tố Uyên - Ca sĩ: Đông Nguyễn

READ MORE - TÌNH MƠ - Nhạc: Mai Hoài Thu - Thơ: Trần Tố Uyên - Ca sĩ: Đông Nguyễn

CHÙM THƠ TÌNH LÃNG MẠN - Phạm Ngoc Thái

CHÙM THƠ TÌNH LÃNG MẠN - PHẠM NGỌC THÁI
     
Nhờ đâu 3 cô gái Thái được mệnh danh nữ thần tắm suối?-7

               EM TẮM
                 Kỷ niệm với người nhi nữ xa

                                    *
Anh ngắm nhìn em tắm
Tấm thân trần mênh mông
Biển tình tràn say đắm
Em của anh biết không !?

Tấm thân em bảo vật
Của tạo hóa sinh ra
Dành cho anh yêu đó !
Mãi còn ở tít xa...

Tấm thân em trắng ngần
Từng đừng viền anh ngắm
Hai bầu sữa thơm lành
Chờ ngày anh uống cạn

Ngã ba em suối ngọt
Chảy róc rách bên trong
Có rừng xanh bao bọc
Chờ ngày anh vô thăm

"Em đêm nhớ, ngày mong
Tan nát cả cõi lòng"...
Em bảo anh như vậy
Anh lại càng thương em.

Giữa đất trời bão giông
Tình ta còn cách trở
Nhưng trong trái tim anh
Cưng mãi nằm ở đó !

Anh nhìn em yêu tắm
Qua màn hình zalo
Hãy chờ ngày anh đến
Tặng em cả trời mơ...

    Hà Nội, phố
  



                   ĐỘNG THIÊN THAI CỦA EM
  
                   Rõ màu trong ngọc trắng ngà,
                Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên
                            ( Kiều Nguyễn Du )
                                      *
Em đưa anh vào trong "Động thiên thai"
Đôi sườn núi bên, như hai vầng trăng khuyết
Ríu rít bướm đàn. Thì thào em hát...
Bản tình ca muôn thuở giống nòi.

Em ngước nhìn anh, ánh mắt sáng ngời
Con chim hót vang trời... Cánh rừng xanh tốt...
Không rậm rạp um tùm, động em thoáng mát
Hòn núi nhỏ chon von ? Mặt trời đỏ mọc bên trong...

Em là Nàng công chúa của lòng anh
Một lãng tử độc hành, trên đường thiên lý
Đi qua thôn hương, gặp người ái nữ
Bên bờ biển xanh, hát khúc tình chiều

Đời người sống được bao nhiêu ?
Yêu anh ! Em trao không tưởng tiếc
Cả tòa động thiêng liêng ! em dâng hết...
Để cùng anh sớm tối vẹn lời nguyền

Ngẫm đất trời cũng khéo vén chữ "duyên"
Tuy mới gặp mà nồng nàn, tha thiết
Anh cứ ngỡ câu chuyện tình cổ tích
Chàng dong buồm... vượt biển đón gái xinh...

Em mang hồn Thánh Nữ cõi nhân gian
Người đàn bà có trái tim bất diệt !
Tất cả tụ trong một "Hang cẩm thạch"
Khai sinh giống nòi, nuôi nhân loại lớn khôn.

Ôi, "Tình yêu và cuộc sống" muôn năm !

             18.4.2019
              P.N.T.
READ MORE - CHÙM THƠ TÌNH LÃNG MẠN - Phạm Ngoc Thái