Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, July 23, 2019

ĐÔI NÉT VỀ CHÂU THẠCH TRƯƠNG VĂN TRẠN - Zulu DC


  
                       Tác giả bài viết Zulu Cao


ĐÔI NÉT VỀ CHÂU THẠCH - TRƯƠNG VĂN TRẠN
                                                                            Zulu DC
Trước khi về Việt Nam, tôi có vài tin nhắn hẹn gặp, Đọc đến lời nhắn của Trương Văn Trạn tôi thấy nực, nó như mệnh lệnh. "Zulu DC phải ghé Đà Nẵng ..... " Thì ra một hình thức mắng yêu, tôi cười thầm, Giữa chúng tôi, ngoài đời chưa hề biết, chưa hề gặp nhau. Qua trang Facebook lại đụng hàng, đụng rất nặng, đụng đến một giai nhân, một nàng thơ, một sơn nữ của Trạn, một mỹ nhân ngư - Trong tâm tưởng - của tôi. Hấp lực giữa nghệ sĩ và vẻ đẹp mãnh liệt hơn sức hút của địa cầu. Tôi nhận ra điều nầy ở Châu Thạch (CT), và có lẻ anh chàng cũng nhìn tôi như thế.
Khi đọc lại lời nhắn của Châu Thạch, tự nhiên tôi thấy gần gủi, thân thiện giống như chúng tôi đã quen nhau từ lâu. Đó là bí quyết, hay chính xác hơn là nghệ thuật trong giao tiếp, nghệ thuật này được Châu Thạch khai thác triệt để trong những bài viết bàn về văn thơ mà chúng ta thường gặp.
Biết là biết vậy thôi, tôi vẫn nôn nao gặp mặt để đối chiếu nhận thức của mình với con người thật Châu Thạch ngoài đời khác nhau như thế nào.
Điểm hẹn là một khách sạn nhìn ra biển trên đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng. Buổi sáng tôi dậy sớm, trời xanh, núi xanh, biển xanh, lòng tôi xanh. Gió chỉ đủ mơn man tà áo, chỉ đủ lay động những sợi tóc mai. Tiên Sa mù tăm trong hồi ức, tôi thèm một cánh chim hải âu, thèm như thèm kỹ niệm. Ở đó tôi đã thức với đêm Hoàng Sa.

           
               Nhà bình thơ Châu Thạch


Thế rồi BL, VNT, NKP, CM và Châu Thạch xuất hiện. Gặp nhau, tôi quên những câu xả giao, quên luôn những gì đinh nói. Chuyện trên trời, dưới đất, chuyện đâu đâu. Tuyệt nhiên không ai hỏi ai về nhân thân, gia đình, chúng tôi không bàn luận thơ văn, Các bạn Đà Nẵng đánh dấu ngày gặp gỡ bằng tấm lòng của phố, bằng hình ảnh của chính các bạn. Trong tư cách là con dân Đà Nẵng, trong ẩn tàng dáng dấp của các tầng lớp sĩ phu xưa. Đà nẵng vẫn là địa linh nuôi dưỡng những con người lành, có ý thức về quê hương, dân tộc. Thành phố cho tôi niềm tin vào tương lai.

Châu Thạch - Dáng dấp, cung cách của CT theo tôi là một nhà giáo, thế mà anh ta chuyên viết phê bình văn học, thỉnh thoảng làm thơ, thơ anh có bài phổ thành nhạc. Đặc biệt, những comments của anh là những vần thơ dí dõm, theo sát chủ đề và có khi độ lương ca ngợi thật lòng về một người nào, một cảnh vật hay một sự kiện. Thơ anh viết dễ dàng, chữ nghĩa chân chất, không trau chuốt, không làm dáng, có khi thơ như nói.

Châu Thạch có khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hiền. Nhưng trên vầng trán và trong ánh mắt, thấp thoáng nét ưu tư được che dấu bằng những nụ cười đã trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh ấy làm cho CT một chút duyên, chút duyên ngầm, nên khi anh quan sát hay nhận xét ai, người ấy thường không nhận ra. Thật may, nếu CT là thầy dạy học thì chắc nhiều con tim học trò lao đao. Với những bài tán thơ, CT làm cho giới thi nhân, văn nghệ sĩ nhận chân được chính mình, tự đánh giá, tự sắp xếp vị trí mình trong mênh mông của thời đại chữ nghĩa như núi rừng, như sóng nước đại dương nhấp nhô.

Sứ mạng của người viết phê bình là trực tiếp, hay gian tiếp chỉ cho tác giả điểm đứng trong văn học, để họ định hướng đi cho tương lai.
Phần nhiều những bài viết của CT thiếu vắng nhận thức, nhưng đầy ắp cảm xúc. Sự am tường về ngôn ngữ, về cuộc sống, tâm lý người sáng tác và người đọc, CT làm cho tác giả hiểu thêm tác phẩm của mình, làm cho tác phẩm gần với người đọc, làm cho người đọc thấy được từng góc khuất. Từ đó nghệ thuật được thăng hoa, và CT luôn luôn đánh giá tác phẩm theo chiều hướng tốt đẹp ấy.

Theo sát những bài viết, Châu Thạch đích thị là một lữ hành không mỏi mệt trong chốn văn chương. Với bút pháp bình dị, chân thật, nhưng là thứ bút lực vững vàng, chững chạc, điêu luyện của giới cao thủ võ lâm, điểm đúng huyệt và chém thì chém “treo ngành”.

Viết về Châu Thạch, tôi tưởng tượng anh ta là một lão ngoan đồng, trên vai gùi một tay nãi sách báo, lang thang đó đây. Trên những nẽo đường đất nước, thi thoảng thấy phong cảnh hữu tình, gặp giai nhân, hoa đẹp ….. Là y như men rượu, như cần sa, ma túy làm say đắm hồn anh. Phong cảnh hữu tình có thể là một bài thơ, như sương mai trên vệ cỏ. Giai nhân là những dáng hình có thật trên Facebook, từ cơn mơ bước ra cuộc đời. Hoa đẹp như những ý lạ khơi nguồn cho CT làm thơ, nuôi nấng hồn anh, an ủi, vỗ về anh trong những lúc mà sự cô đơn choáng ngộp đời sống. Có lẻ viết phê bình là để CT tự giải tõa bớt đam mê và lòng ham muốn nghệ thuật của anh.

Trong một xã hội đã mất đi dấu vết của những chuẩn mực về Đạo lý, mọi sinh hoạt trở nên hỗn độn, mọi giá trị không còn giá trị thực, thì những bài tán văn thơ của Châu Thạch có giá trị như một sự sắp xếp tương đối nào đó, cho một trật tự mà sau nầy những người nối tiếp sẽ dễ dàng hơn trong phê bình và nhận định của họ.

Là người lớn lên từ trang sách và xông xáo vào cuộc đời bằng một màn hình nhỏ, CT đã quá quen thuộc với màu giấy, mùi mực. Những suy nghĩ và diễn tả của anh cứ vướng vất theo bàn tay lật từng trang hơn là cái nhắp chuột, với ngón tay trõ tra quét trên màn hình, thời đại @ đòi hỏi người viết sao cho phù hợp với tâm lý người đọc, khi giờ giấc con người càng lúc càng ít đi, nhịp điệu càng gấp gáp, hối hả hơn xưa.

Tiếc, một bài viết đã mất đi những cảm xúc ban đầu, ngồi viết lại, tôi gắng gượng, chắc là có nhiều thiếu sót. Mong quý vị thông cảm.

Zulu DC
5 JUNE 2018

READ MORE - ĐÔI NÉT VỀ CHÂU THẠCH TRƯƠNG VĂN TRẠN - Zulu DC

MẤY DÒNG TÂM TƯ - Thơ Tịnh Đàm


       
                           Nhà thơ Tịnh Đàm


MẤY DÒNG TÂM TƯ

Thắp đêm
Cùng ngọn nến vàng
Chập chờn hư ảnh...
Mênh mang tình sầu !

Ngoài hiên
Rả rích mưa ngâu
Rưng rưng nỗi nhớ
Từ đâu tìm về !

Mình tôi
Hồn nửa tỉnh, mơ
Thấy trong tâm tưởng bốn bề...
Mộng giăng !

Người ơi
Có biết cho chăng ?
Tình tôi
Lệ nến thắp bằng lửa tim !

TỊNH ĐÀM
(TP. HCM )

READ MORE - MẤY DÒNG TÂM TƯ - Thơ Tịnh Đàm

MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC - Nguyên Lạc




MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC
                                                                    Nguyên Lạc

BÀI THƠ L' ADIEU
Trong bài thơ nổi tiếng L’Adieu của thi sĩ người Pháp: Guillaume Apollinaire L’Adieu:

L’Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends

Bùi Giáng dịch:
Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…

Phạm Duy phổ nhạc:

Mùa thu chết
Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.[1]

Nhà văn Đỗ Quý Dân (nhóm Diartlogue - Văn đàn) có phê bình thi s Bùi Giáng và nhc s Phm Duy trong bài viết  "Buổi Chớm Thu Nói Chuyện Mùa Thu Chết" của ông về cách chuyến ngữ:
Quan trng nhất là câu thơ:
J’ai cueilli ce brin de bruyère
(I have plucked this sprig of heather - Đỗ Quý Dân)
Đây là lời phê bình ca ông Đỗ Quý Dân:
"Khi Phạm Duy dịch bài thơ này (trước khi phổ nhạc), ông phải gò chữ theo âm điệu của bài nhạc ông viết ra, đồng thời muốn dùng những từ ngữ có tính chất lãng mạn nên lời nhạc đôi khi hơi gượng ép và làm đổi ý nghĩa câu thơ. Người nghe nhạc bị lôi cuốn theo dòng nhạc nên thường không đý. Động từ “cueillir” (j’ai cueilli) có nghĩa là “hái” chứ không phải là “ngắt”. Bùi Giáng hái hoa, còn Phạm Duy táo bạo hơn, ngắt hoa chứ không hái. Cái táo bạo này rất lãng mạn nhưng làm mất đi nét buồn của sự chia ly. Bùi Giáng thì hái một “nhành lá cây”, còn Phạm Duy lại ngắt một “cụm”. Chữ “brin” dịch đúng nghĩa là “cọng” hoặc “nhánh”, dịch ra “nhành lá cây” như Bùi Giáng không đúng hẳn, còn dịch thành “cụm” như ông Duy cũng không được. Người đọc có bao giờ tự hỏi nhạc sĩ phải dùng bao nhiêu sức lực mới ngắt được một “cụm” hoa không? Ngắt một cụm đòi hỏi nhiều sức mạnh, phá đi cái nhẹ nhàng của bài thơ. Hoa mà ngắt cả cụm thì sẽ ... đau hoa lắm."  [2]

Tôi có vài lời góp ý́i ông Đỗ:

CUEILLIR: NGẮT HAY HÁI?

1. Về động từ "Hái":
Động từ "Hái": - Dùng tay làm cho hoa, quả, lá, cành đứt lìa khỏi cây để lấy về

- Hoa thơm hái cả cụm
- Con vượn bồng con lên non hái trái.
Anh cảm thương nàng phận gái mồ côi
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
ớc xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

2. Về động từ "Ngắt":
Động từ "Ngắt": - Bấm cành, hoa, lá cho đứt lìa ra bằng móng tay hoặc đầu ngón tay

- Ngắt một bông hoa
- Thò tay anh ngắt ngọn ngò
Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.

- Thò tay anh ngắt cọng ngò
Thấy em còn nhỏ giữ bò, anh thương
Thò tay ngắt cọng rau mương
Bò em, em giữ anh thương nỗi gì?

@.THỬ SO SÁNH NGẮT VÀ HÁI
Qua định nghĩa và những thí dụ trên ta thấy:
1.
- Ngắt ít dùng sức hơn: Ngắt một cọng ngò, ngắt một cọng cỏ, ngắt một bông hoa - thường các vật này ở vị trí thấp hoặc bằng tầm tay- nên ta ít dùng sức. Chỉ cần bấm móng tay, ngón tay.. là ta có thể làm dược điều này và bụi ngò, bụi cỏ, bụi hoa vẫn xem như không chuyển động.
- Hái ta phải dùng nhiều sức hơn: Hái trái, hái bông hoa - thường những vật này cao hơn hoặc ngoài tầm tay ta - nên ta phải dùng nhiều sức, ta phải vói tới. Lúc này các cành cây, bụi cây phải chuyển động
2.
Thêm nữa, trên một cọng, một cuống, một đọt nhánh đầu cành ... hoa cũng có thể mọc tập trung thành chùm, thành cụm, nên "ngắt" cũng dễ dàng và không làm cho cây chuyển động. Nên nhớ "cụm" chứ không phải là "bụi", và "nhành" cây khác với nhánh/ cành cây: branch. Còn "hái" - chữ hái này cũng là nông cụ: Lưỡi hái - sẽ làm cây chuyển động. Thí dụ hái lúa/ gặt lúa.
Cho nên tôi thấy bn Đỗ Quý Dân nên xem li câu nói này ca bn: "Hoa mà ngắt cả cụm thì sẽ ... đau hoa lắm."

VÀI Ý NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ DỊCH THƠ, NHC

1. Xin được ghi ra đây vài ý nghĩ của tôi vấn đề dịch/ chuyển ngữ thơ, nhạc:
-- Một bài thơ hay khi ta cảm thấy hình như thơ ấy viết riêng cho mình, thấy có cuộc đời riêng của mình trong đó. Thơ mở rộng cánh cửa để ta đặt cuộc đời riêng mình vào; nó bây giờ không phải của riêng tác giả nữa, mà là của chung, hoặc nói theo cách khác, của riêng người đọc, người đồng cảm. Cùng cái HỒN THƠ đồng cảm này, người đọc có quyền nghĩ theo, (dịch theo – nếu thơ tiền nhân) kinh nghiệm đặc thù riêng mình – có quyền diễn đạt theo ngôn ngữ, chữ nghĩa hiện đại riêng mình.
Bài thơ tác giả nói về mùa Xuân buồn, người đọc, người dịch thoát có thể đổi sáng mùa Thu vì họ đã có những khinh nghiệm “đứt ruột” trong khoảng đời riêng. Hoặc người xưa uống rượu “xưa”, bây giờ người đọc, người dịch thoát cũng có quyền đổi thành Beer, rượu Champagne, Hennessy, Whisky .v.v...
-- Theo tôi, học giả dịch chính xác nguyên tác nhưng bài thơ dịch cứng nhắc. Đó là bài thơ “mộc” (gỗ), không có "hồn". Nó giống như bức tranh, bức tượng của giai nhân toàn bích đặt trong Khảo cổ viện, Nhà trưng bày hoặc trong nhà của thiểu số “đại gia”; quần chúng chỉ ngắm, không được sờ mó.
Ngược lại, các thi nhân (không phải nghệ nhân) dịch ít chính xác hơn về từ nguyên; nhưng thoát hơn, hiểu rõ “cái hồn” bài thơ hơn, nên thường bản dịch của họ dễ đi vào lòng người. Cũng giống như những giai nhân đời thường, không quá toàn bích, nhưng ta có thôm ấp, mân mê.

2. Thử nghe xem bài Torna a Surriento (E. Curtiss) và lời Việt bài này, bn cm bài nào hơn?

Original lyrics Torna a Surriento (E. Curtiss) :

Vir 'o mare quant'è bello,
Ispira tantu sentimento,
Comme tu a chi tiene a' mente,
Ca scetato 'o faie sunnà.

Ma nun me lassà,
Nun darme stu turmiento!
Torna a Surriento,
famme campà!

Đây là trích đoạn vài lời Việt của Phạm Duy [3]

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh
Về đây với mầu gió ngày lang thang
Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng
Ôi lãng du quay về điêu tàn
...
Thôi nhé đừng hoài âm xưa
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà
Người ngồi im bóng
Lắng nghe tháng ngày qua
(Trở về mái nhà xưa - Phạm Duy)

                                                                      Nguyên Lc
..................
Ghi Chú:
[1] Mùa Thu Chết - Julie:
[2] Link bài viết ca ông Đỗ Quý Dân:
[3] Mời nghe nhạc: Trở Về Mái Nhà Xưa "Come back to Sorrento"
Lời Việt: Phạm Duy - Ca sĩ Họa Mi
Andrea Bocelli -Torna A Surriento (Come back to Sorrento)
*
 @. Ph Lc về hoa Thạch thảo
Xin giới thiệu bài viết rất lý thú về hoa Thạch Thảo của nhà nghiên cứu La Thy:
MÙA THU – APOLLINAIRE – BÙI GIÁNG – PHẠM DUY - HOA THẠCH THẢO - La Thụy

READ MORE - MỘT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN NGỮ THƠ, NHẠC - Nguyên Lạc