Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, May 23, 2019

NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO” THƠ KAO HOÀNG - Châu Thạch


           
                Nhà bình thơ Châu Thạch


NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO”  THƠ KAO HOÀNG 
                                                                         Châu Thạch


Kao Hoàng, một người bạn facebook của tôi. Lúc đầu tôi không cảm tình với anh ta mấy vì nhìn chiếc ảnh mang kính đen, đội mũ đen, hai tay chống nạnh trông rất cô hồn. Thế rồi đọc những lời cương trực trên dòng fay của Kao Hoàng tôi biết mình sai lầm. Tôi yêu mến cái phong cách của anh từ đó. Sau nầy đọc thơ Kao Hoàng tôi lại tìm được một tâm hồn rất nghệ sĩ trong anh.
Hôm nay, đọc bài thơ “Nắng Của Thuở Nào” tôi như được nương theo thơ ấy, để linh hồn đi trên dòng sông ký ức, quay về quá khứ cúa một thời thanh xuân . Chắc không mấy ai không biết bài thơ “Tuổi Mười Ba” của Nguyên Sa với hai câu thơ “Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc/ Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường”. Hai câu thơ của Nguyên Sa đã được Kao Hoàng nhớ lại trong bài thơ của anh bằng hai câu thơ rất mới “Nhớ câu thơ ngày ấy áo em vàng/Ta có lẽ mai về yêu hoa cúc”. Bằng hai câu thơ nầy, Kao Hoàng đã nhắc tôi hoài cảm vê một thời vàng son, yêu đương và vụng dại.
Bài thơ có 5 khổ, Kao Hoàng đã đặt cụm từ “Chào phượng vĩ” vào trong câu đầu của 4 khổ thơ. Điều đó gây ấn tượng cho ta về những niềm vui tràn đến, náo nức trong tâm hồn những ai rất lạc quan và mau cảm xúc.

Khổ thơ đầu nhà thơ đầy háo hức khi báo tin sẽ quay về chốn cũ:

Chào phượng vĩ, mai ta về rất mới
Nắng hồn nhiên như nắng tự thuở nào
Nhớ ngày xưa ngang cửa lớp vội chào
Mà đôi mắt nhìn nhau lưu luyến quá

Cái cụm từ “Nắng hồn nhiên” kèm theo những kỷ niệm tuổi học trò được nhắc đến, gói gọn nhẹ trong mấy câu thơ, lại mở cho ta một khung trời đầy hình ảnh thân thương, cho ta hình dung lại một thời hoa mộng của tuổi học trò. Bốn câu thơ khêu gợi sự hiển hiện trong tâm hồn ta bóng nắng sân trường, khung cửa lớp em ngồi và đôi mắt em nhìn ta lưu luyến. Đời đi học không mấy ai không có một lần như thế. Thơ hồn nhiên làm sao! nhắc cho ta nhớ tình thuở ấy cũng hồn nhiên như vậy!!!
Thế rồi qua hai khổ hai thơ sau, Kao Hoàng không chỉ nhắc cho ta nhớ lại bàn tay âu yếm tìm ta, mà còn nhắc lại cả những bài thơ ta chép để mang vào lớp học, để trao cho nhau như mượn lời thơ gởi lời tình yêu dấu đến em:

Chào phượng vĩ, có bàn tay vội vã
Lén tìm nhau, giây phút ngợp huy hoàng
Nhớ câu thơ ngày ấy áo em vàng
Ta có lẽ mai về yêu hoa cúc

Chào phượng vĩ, khi không mà rưng rức
Chạm môi nhau rơi khẽ tiếng thở dài
Ta buổi chiều ngó qua cửa mây bay
Mà nhớ quá áo dài em rất trắng

Nhà thơ thật khéo léo khi mượn câu thơ được yêu mến thuở xưa để tạo xúc cảm trong hồn người đọc. Chỉ hai câu thơ nhưng cho ta nhớ tổng quát tất cả những bài thơ Nguyên Sa đã viết, chắp cho ta đôi cánh mộng mơ để bay về một thời lãng mạn của năm xưa, cho ta nhớ lại từ sân trường, con đường phố em qua đến chiếc áo em bay bay trong gió.
Thế rồi đột ngột nhà thơ cho chiếc áo dài em trôi vào một cõi xa xăm, qua màng mưa bay để nỗi nhớ bay theo chiếc “áo dài em rất trắng”:

Ta buổi chiều ngó qua cửa mưa bay
Mà nhớ quá áo dài em rất trắng

Câu thơ khiến ta đón một cơn gió rét bất ngờ làm se lạnh tâm hồn. Câu thơ khiến nỗi buồn xa vắng bởi bóng em mờ ở một nẽo rất xa xăm nào đó. Đọc thơ, kỷ niệm đẹp ngày xưa bỗng lắng xuống một nỗi niềm. Mưa bay không có tiếng rì rào nên cõi lòng ta tịch lặng trong nối sầu man mác.
Ở ba khổ thơ trên, Kao Hoàng chào phượng vĩ trong tâm thức vui, nhớ về kỷ niệm. Qua hai khổ cuối cùng, nhà thơ chào phượng vĩ với tâm thức bi quan trong tình yêu và bi quan trong cả cuộc đời:

Chào phượng vĩ, ngày ta về thôi nắng
Mưa hoàng hôn rơi ướt tóc ngậm ngùi
Có lẽ là tất cả đã xa xôi
Ta cũng thế, đi bỏ trường, bỏ lớp...

Mấy mươi năm, thật thà như mắt chớp
Trường ta xưa áo trắng bỏ quên đời
Sách vỡ nào tình một thuở nguyên khôi
Là tất cả, dĩ nhiên là mất cả...!!!

Tác giả kết bài thơ bằng hai câu thơ như ngọc lung linh: “Sách vỡ nào tình một thuở nguyên khôi/ Là tất cả, dĩ nhiên là mất cả…!!!”. Câu thơ đầu như khối tình Trương Chi thuở trước, câu thơ sau như trái tim Trương chi đã tan ra thành khói. Trái tim Kao Hoàng ngày nay tan ra trong cô lạnh vì không có giọt nước mắt của mỹ nhân, đau buồn hơn trái tim Trương Chi ngày ấy đã thỏa lòng mà tan ra khi nàng Mỵ Nương nhỏ cho một giọt nước mắt thảm sầu.

Bài thơ “Nắng Của Thuở Nào” Kao Hòang viết về hai thời phượng vĩ, thời phượng vĩ tắm trong ánh nắng hồn nhiên và thời phượng vĩ tắm trong mưa. Dầu phượng vĩ tắm trong thời nào thì bài thơ như một tấm thảm bay, chở ta về qúa khư rất hồn nhiên, rồi hạ ta xuống trên miền đất sầu se lạnh. Miền đất se lạnh cũng đẹp vô cùng bởi những quả tim tình yêu như núi ngọc lung linh, dưới cơn mưa bay còn có nắng hoàng hôn dát ánh vàng lên núi

                                                                      Châu Thạch


 
               Nhà thơ Kao Hoàng


NẮNG CỦA THUỞ NÀO

Chào phượng vĩ, mai ta về rất mới
Nắng hồn nhiên như nắng tự thuở nào
Nhớ ngày xưa ngang cửa lớp vội chào
Mà đôi mắt nhìn nhau lưu luyến quá


Chào phượng vĩ, có bàn tay vội vã
Lén tìm nhau, giây phút ngợp huy hoàng
Nhớ câu thơ ngày ấy áo em vàng
Ta có lẽ mai về yêu hoa cúc

Chào phượng vĩ, khi không mà rưng rức
Chạm môi nhau rơi khẽ tiếng thở dài
Ta buổi chiều ngó qua cửa mây bay
Mà nhớ quá áo dài em rất trắng

Chào phượng vĩ, ngày ta về thôi nắng
Mưa hoàng hôn rơi ướt tóc ngậm ngùi
Có lẽ là tất cả đã xa xôi
Ta cũng thế, đi bỏ trường, bỏ lớp...

Mấy mươi năm, thật thà như mắt chớp
Trường ta xưa áo trắng bỏ quên đời
Sách vở nào tình một thuở nguyên khôi
Là tất cả, dĩ nhiên là mất cả...!!!

                                         Kao Hoàng

READ MORE - NẮNG HỒN NHIÊN VÀ MƯA NGẬM NGÙI TRONG BÀI “NẮNG CỦA THUỞ NÀO” THƠ KAO HOÀNG - Châu Thạch

LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (2) - Nguyên Lạc


 

                     Nhà thơ Nguyên Lạc         


LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (2)
                          Nguyên Lạc               

Thtiếu:
Nhân sinh hàm khly
 Y phn tích bi thành
Phóng thvn stuyt
Đc tiếu, tiếu nht thanh.

Hãy Cười:
Kiếp người nhiu khnhc,
Cơm áo lm được thua,
Buông tay muôn vic hết,
Ðùa được, thì cứ đùa!
(Nguyên tác và dịch Ht Cát)

Đời như giấc chiêm bao : "Xử thế nhược đại mộng" - Lý Bạch. Hãy vui lên đi, hãy nâng ly lên cùng nhau hát:  " Một chăm em ơi, chiều nay một chăm  phần chăm...", rồi cùng Nguyên Lạc tui cười giỡn chút chơi.

CÙNG UỐNG RƯỢU
Thưa các bạn, trong bài trước Nguyên Lạc tôi dùng nhiều điển tích của "nước lạ" nên có nhiều bạn phản hồi rằng: - Sao khi bàn tới Tửu Sắc/Rượu Tình, ông hay dùng văn chương thi phú xa lạ quá, rắc rối quá! Nào là "Bồ đào mỹ tửu", nào là "Sắc bất ba đào"vân vân và vân vân... Thôi ông hãy giùm ơn  bàn vợu, Tình của nước ta đi, dân mình đi, đời thường đi để cho nó nhẹ nhàng, dễ hiểu. Văn chương chữ nghĩa quá mà  làm chi ? Ông không nghe người đời "phán" sao:
Văn chương chữ nghĩa bề bề
"Thần bà" ám ảnh cũng mê mẫn đời !
-- Thần Bà mà ám ảnh thì ông nào mà hổng điên điên, khùng khùng hả? Không chết là may! Trụ Vương vì thần bà Đác K, Ngô Vương vì thần bà Tây Thi mà mất nước. Cha con  Đổng Trác, Lữ Bố cũng vì thần bà Điêu Thuyền mà tiêu đời đó, nhớ không ?
-- Thần Ông ám ảnh thì các bà cũng chết vậy, phải công bằng chớ!  Thần ông Tư Mã Tương Như đã làm kiều nữ Trác Văn Quân điêu đứng  trong truyền thuyết Phượng Cầu Hoàng đó!
-- Thậm phải!  Bạn ngôn quá đúng. Thôi "ta về ta tắm ao ta / dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn". Vậy nào, chúng ta bắt đầu "gầy sòng", chỉ bàn về Rượu/ Tình dân Việt mình.
Í mà khoan, cho tui xin túm lại ông Lý Bạch một lần nữa  đi,  vì ông ta "mần thơ" ca tụng ông Thần Men (Rượu) tuyệt quá,  "trên cả tuyệt vời"!. Túm lấy ổng một lần nữa để xem ổng ca tụng ông Thần Men hay ra sao? Được không bạn?
Nào ta cùng gặp ổng:

Tương Tiến Tửu
Quân bt kiến,
Hoàng hà chi th
y
Thiên thượng lai,
bôn lưu đáo h
i bt phc hi.
Hu bt kiến,
Cao đường minh kính,
bi b
ch phát,
triêu như thanh ty m
thành tuyết.
Nhân sinh đc ý tu tn hoan,
M
c s kim tôn không đi nguyt.
Thiên sinh ngã tài t
t hu dng,
Thiên kim tán t
n hoàn phc lai.
Phanh dương t
ngưu th vi lc,
H
i tu nht m tam bách bôi.
... Ngũ hoa mã,
Thiên kim c
u,
Hô nhi tương xu
t hoán m tu,
D
nhĩ đng tiêu vn c su.
(Lý Bạch )
Cùng uống rượu
Con sông Hòang lưng tri tuôn nước
Xu
ng bin ri, có ngược lên đâu!
Nhà cao, gương xót mái đ
u,
S
m còn tơ biếc, ti hu tuyết pha.
Vui cho đy, khi ta đc ý
Dưới v
ng trăng, đng đ chén không
Sinh ra, tr
i có ch dùng
Nghìn vàng tiêu h
ết, li trông thy v.
Chén đi đã, trâu, dê c giết
Ba trăm ly, ph
i hết mt ln
Khâu, S
m hai bác bn thân,
Rượu kèo xin ch
ngi ngùng ngng thôi!
... Áo cu, nga gm,đ đâu?
G
i con đem đi vài bu rượu ngon
Ung cho muôn thu tan bun!
(Ngô T
t T dch)
Và đây là bản dịch "hết ý" của ông đệ tử Thần Men "giang hồ" : Laiquangnam Lai.
Bài ca trong bàn nhu.
You có biết?
Nước sông Hòang t
tri rơi xung,
ch
y tuôn ra bin có quay v?
Di tái tê !
Đ
ng trước gương thương thay tóc bc,
sáng đang xung chi
u đt bóng đi luôn
Cõi trn ai, "trúng đài " thì ti
Đ
ng ly không rượu dưới trăng vàng
Tr
i sinh ta tài mang kh dng
"Vàng ch
u chi, vàng thúng v cùng "
Bê thui ánh l
a bp bùng ...
Dô ! dô! 
ta c
ng ...râm ran ... đt tri.
Này bn vong niên !
Này chàng lãng t
!
Nào, nâng ly!
Nào, m
t tiếng : "dô!"
... Nh ơi!, Áo quý!, nga xa!
Nh
mang ngay đi cho ta ngàn vò!
Xã lòng ... mình ung ... đng so!...
Đ
p su vn c v lò Thái hư.   
(Laiquangnam  dch theo "ngôn ng giang h")
[Xin đọc toàn bản dịch "hết ý" nầy tại đây (1)]
Sao, các bạn "phê" không, khi cùng uống rượu với Ngài "nước lạ" ấy?, và cùng nghe lời dịch đầy "ấn tượng" của Ngài đệ tử Thần Men? Thôi vậy cũng đủ quá rồi, chúng ta hãy trở về Việt Nam, xem các Ngài thi nhân ta vinh danh  rượu  ra sao!

VINH DANH RƯỢU

Trước hết mời các bạn cùng ngài thi bá Nguyễn Du đối mặt cụng ly.

Đối tửu 
Phu tọa nhàn song tửu nhãn khai
Lạc hoa vô số hạ thương đài
Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi
Xuân sắc tiệm thiên hoàng điểu khứ
Niên quang ám trục bạch đầu lai
Bách kì đãn đắc chung triêu túy
Thế sự phù vân chân khả ai
(Nguyễn Du)

Dch:
Đối mặt cùng ly rượu
Mắt rượu ngồi thiền song vắng mầu
Hoa rơi phủ kín thảm rêu sâu
Sống thời chén tạc bầu phơi đáy
Chết chẳng ai dư rượu rưới mồ
Xuân sắc thay vàng anh lặng tiếng,
Tháng ngày bồi tóc bạc theo nhau .
Trăm năm ví được mà say suốt,
Thế sự phù vân nghĩ  "cũng ..đau"
(Laiquangnam dch)
(hoàng anh = chim vàng anh)

Tuyệt quá, thi hào Nguyễn Du phải không bạn?
*
Chúng ta tiếp tục nào:
Thơ về rượu trong bài Tương Tiến Tửu của Lý Bạch hào sản, tuy nhiên theo Laiquangnam giọng tuyệt cú không qua thơ Cao Bá Quát  của chúng ta. Này nhé: " Ông vua về dòng thơ uống rượu để nói cái chí mình,  phong cách sống của mình bên Tàu là Lý Bạch. Lý tuy viết khá nhiều nhưng kém hơn cụ Cao Bá Quát  về độ đậm đặc trong ngôn từ và trong tư tưởng gói ghém trong 28 chữ (Tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu bẩy chữ) qua bài Bạc vãn túy quy" (Laiquangnam)
Chúng ta thử đọc bài Tứ tuyệt này của cụ Cao xem sao.
Bạc vãn tuý quy
Minh đính quy lai bất dụng phù
Nhất giang yên trúc chính mô h 
Nam nam tự  dữ  liên  hoa thuyết
Khả đắc hồng như tửu diện vô ?
                         (Cao Bá Quát)

Chiều tà say trở về
Xỉn rồi về để mặc ta
Một sông sương khói nhập nhòa sóng tre
Nhìn sen lẩm bẩm ri hè
Sắc sen sắc rượu đỏ kè sắc nao?
               (Laiquangnam dch)

Chiều hôm say về.
Ta say, chẳng bận ai dzìu,
Một sông, bóng trúc khói chiều tiêu tao.
Này sen, tớ hỏi tầm phào:
Hồng sen, hồng rượu, hồng nào hồng hơn ?
                                     (Đặng Tiến dch)
Các bạn có thấy đúng như ngài Laiquangnam "phán" không? Hay quá phải không các bạn?
Bây giờ mới các bạn gặp cụ đệ tử của Thần Men khác, Tản Đà với thơ túi rượu vò.

Tn Đà
Cảnh đời gió gió mưa mưa
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn
Rượu say, thơ lại khơi nguồn
Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình
ợu thơ mình lại với mình
Khi say quên cả cái hình phù du
Trăm năm thơ túi rượu vò
Nghìn năm thi sĩ, tửu đồ là ai?    
                             (Thơ rượu)
"Thi sĩ tửu đồ là ai?" Là những thi nhân, một khi có tâm sự u uất, họ mượn chén rượu để mong làm vơi nỗi buồn, hoặc nói rõ ý chí chí mình chứ còn ai nữa, phải không?

Sau đây, Nguyên Lạc tôi xin sơ lược giới thiệu (trích đoạn) từng người vài câu thơ về rượu của các Thi sĩ mà tôi tâm đắc.(Theo cảm quan  riêng tôi nhe các bạn, có gì bỏ qua!)

THƠ RƯỢU CỦA CÁC THI SĨ HIỆN ĐẠI

Bùi Giáng

Yêu đi ung rưu sáng nay
Va nâng ly đã chm say ngà ngà
Chm chng đã cht bra
Đng say mút chry rà tít mây
Chơi mà mút chỉ đứt dây
Còn chi mà nói thang mây phiêu bng...     
     (Ung rưu yêu đi - Như sương)

Ông đệ tử Thần Men này cũng lạ, say mà không cho "mút ch". Không "mút ch" thì làm sao "lên thang mây phiêu bồng" được? Cho ông nói lại đó.
Mời ông thần nầy xem sao:
-- Dạ kính ông, xin cho vài tiếng ngọc.

 Thanh Nam

Rượu mời ta rót cho ta
Bạn gần không tới bạn xa chưa về
Rót nghiêng năm tháng vào ly
Mắt nheo bóng xế tay che tuổi buồn
Rót đầy băng giá cô đơn
Rót thao thức nhớ, rót hờn giận quên
Thôi, đừng. Thôi hãy nằm yên
Ngủ ngoan đi nhé cơn điên thuở nào
Rót ta với bóng cùng nhau
Ngất ngư rót mãi tỉnh vào cơn say
(đêm cuối năm uống rượu một mình)

"Rót ta với bóng cùng nhau" đúng là cô đơn, uống rượu một mình. Cô đơn ngày thường đã buồn rồi, nhưng có nỗi buồn nào bằng nỗi buồn cô đơn đêm cuối năm. Tội ông quá!
Còn ngài này nữa, cũng có đơn khi về lại thành phố yêu dấu ngày xưa:

Linh Phương

Chiến binh uống rượu thèm tay rót
Mỹ nhơn đâu chẳng thấy em nào
Bốn mươi hai năm thằng phiêu bạt
Về lại Sài Gòn nhoi nhói đau 
         (uống rượu ở Sài Gòn)

Ly rượu ngon nhất là ly người đẹp dâng trao. Tửu Sắc mà phải không? Ngày xưa biết bao nhiêu "ghệ gộc" bao quanh dâng rượu, bây giờ về lại nơi chốn cũ, chẳng có em nào bên cạnh  thì không nhói nhói đau sao được ông, than chi! Công lực ông thế là thua ông thần này rồi, uống rượu mà còn có em yêu rót, sướng đời!

Luân Hoán

vẫn còn ta gã giang hồ khát rượu
ghé quán hồn em cạn chục chai chơi
rượu cháy cổ chưa say nên vẫn thấy
sân khấu đời đang thay lũ ma trơi
rượu cháy cổ chưa say nên vẫn thấy
ta tự do làm thi sĩ giữa đời

lũ mặt quỉ có làm đui vần điệu
trái tim này vẫn mãi mãi tơ vương
ợu hãy rót em yêu ơi hãy rót
ợu hãy rót em yêu ơi hãy rót !
                            (Vẫn còn ta)

Tiếp tục ông thần này, ổng cũng uống rượu một mình lúc cuối năm trên bờ kinh xứ lạ, nhớ về quê nhà. Thảm cho ông ta

Đynh trầm Ca

ợu cuối năm, lòng say mà chưa đã
Thêm một ly để cảm tạ đất này
Thêm một ly gởi tới những tầng mây
Để cuối kiếp ta trôi lên... thường trú!
ợu cuối năm, gió lọt lòng ly
Vọng tiếng hú ma Hời thương quê cũ
Đêm viễn xứ vang vang pháo n
Giao thừa giao thừa hề ta lăn quay
Rượu hết rồi làm sao chết giữa cơn say!
(Rượu Cuối Năm Bên Bờ Kinh Phương Nam)
            
Thi nhân than: "Rượu hết rồi làm sao chết giữa cơn say!" nghĩa là ông vẫn chưa say dù rượu đã hết, vẫn còn tỉnh để đối diện với nỗi cô đơn, thương nhớ quê nhà trong ngày cuối năm.
 A ông nầy uống rượu với các bạn hiền chứ không phải  uống một mình. Nhưng mà sao hình như cũng buồn!

Nguyễn Duy Khoái

Chén rượu này ta uống để cho nhau
Dẫu rằng rượu có đắng niềm đau
Xin đừng khóc, xin đừng cúi mặt
Ngồi thẳng ngay, vững chãi, ngẩng đầu

Uống rượu không say? Ừ, nào hay
Hay thì hay thật cố đừng say
Khi say thôi chớ làm ra tỉnh
Dối chi đời một chút men cay!
          (Uống rượu quán cóc)

Có vấn nạn ở đây:
--  Ổng nói "Uống rượu không say? nào hay" rồi lại khuyên người ta "cố đừng say". Tại sao trước sau bất nhất (không như một) vậy? Để sau này gặp ổng tui hỏi cho ra lẽ? Hay không chừng ông xỉn rồi?

***
Xin được giới thiệu thêm vài ông "thần men " nổi tiếng": Thưởng thức "men thơ" các ông này đ xn rồi, "khỏi cần quảng cáo" và cũng khỏi cần ghi "cảm nhận" phải không?  Tự nó đã hay rồi.
Nào mời:

-- "Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo "
*
Phố núi kia ơi, phố có con đường
Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu
Không có bạn tôi làm sao uống rượu
Tôi làm sao sống nổi một ngày đây
Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy "
*
Tiếc mày không gặp ta ngày trước
Ta cho mày say quắc cần câu
ợu bia bốn chục chai đồ bỏ
Uống từ chạng vạng suốt đêm thâu

Thành phố giới nghiêm ta ngất ngưởng
Một mình huýt sáo một mình nghe
Theo sau còn có vừng trăng lạnh
Cao hứng cười buông tiếng chửi thề

Thời đó là thời ta chấp hết
Lửng lơ hoài trên chiếc đu bay
Đời mình như rượu còn ly cặn
Hắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày
*
"nếu ta lỡ ta chết vì say riợu
linh hồn ta chắc thành mây bay "
                   (Nguyễn Bắc Sơn)


-- Rượu rồi. Say ngất. Ngủ vui
Mặc xe chạy ngược chạy xuôi rầm rầm
Đã buồn teo cõi hồng trần
Thì chui xuống tận đường hầm cách ly
                                       (Duyên Anh)

ớng quá, nâng ly, khà một tiếng
Mừng rằng sắc núi vẫn màu xanh
Đám mây bay thấp ngang nhà c
Hương rượu nồng hơn mọi thứ tình
                               (Vũ Hữu Định)

***
"Phê" quá phải không các bạn? Nhưng hình như ẩn trong những dòng thơ này là nỗi buồn. Thôi để cho vui, tôi "tự sướng" bài thơ âm hưởng cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu chơi, có dở các bạn cứ "vô tư" chê nhe.

Khoan khoan ngồi đó chớ đi
Bạn bè tri kỷ mấy khi sum vầy
Bà đâu ta bảo bà này
Chạy ra bờ ruộng lùa bầy vịt non
Ca-ri vịt, tiết canh ngon
Vài chai rượu rắn cho tròn đệ huynh
                                   (Nguyên Lạc)
Sao vui lại chưa?ời chút đi nào!

ỢU HỒNG ĐÀO

Qua trên, các bạn thấy "gụ" tuyệt vời như vậy đó; không có nó, chúng ta sẽ không thể nào "trụ" được với cõi đời này. Đó là chân lý "không thể nào chối cãi được".  Buồn : uống, vui : uống, thành công : uống, thất bại : uống, được tình : uống,  thất tình : uống, chia lìa : uống,  sum hợp : uống,  quan hôn tang tế  đều uống tất...Dô, dô...

Ông Thần Men xuất hiện khắp nơi, không cần ta đọc "thần chú", chỉ cần nâng cái ly lên là ổng  hiện ra ngay không như ông Thần Đèn trong "Nghìn lẻ một đêm". Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu!
Đôi khi ông còn vượt qua cả ông trời đó nhe. Này:

Gió lay động nhánh mù u
Vt  lông mổ bụng con cu chiên giòn
Cua rang muối, chả một đòn
Nếp than vài hũ ... trời còn thua ta!
                                (Nguyên Lạc)
Thấy chưa, ông trời còn thua.

*

Như đã nói trên, quan hôn tang tế không thể nào không có rượu. Nhất là ngày "loan phụng hòa minh" và đêm "động phòng hoa chúc"

Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...
 
Vi tc l Vit Nam c truyn thì l động phòng cn có: ch đỏ hoc ch ngũ sc gi là dây tơ hng, đĩa mui vi dăm lát gng tươi, chai rượu Hng Đào đính kèm mt chiếc chung. Chú r buc tơ hng vào c tay nàng dâu và ngược li. Rót đy chung rượu, chàng ung na, nàng ung na. Xong, cùng ly gng chm mui mà nhai, đôi la va hít hà, va dìu dt ngâm nga:

Tay bưng đĩa mui chm gng,
Tình nồng nghĩa mặn xin đừng bỏ nhau (ca dao)
                                            (Theo Phanxipăng)
Tui xin "xía" vào đây một chút:
-- Chỉ có uống rượu Hồng Đào và ăn gừng chấm muối thôi sao? Chưa đ, có thể bỏ nhau đấy! Cần thêm nữa đấy nhé!

ợu này rượu nghĩa rượu tình
Đôi ta cùng  uống... rồi chúng mình... "múa lân" 
                                                         (Ngy Lộc)

Sau đó tình chắc sẽ thắm thiết thêm, và những ngày sau toàn là những ngày đầy "huê mộng"
Mui ba năm mui đang còn mn
Gng chín tháng gng hãy còn cay
Đôi ta tình nng nghĩa dày
Dù có xa nhau đi na cũng... ba vn chín nghìn ngày mi xa.
                                                      (ca dao)
Thấy chưa! ba vạn chín nghìn ngày là trăm năm chứ còn gì nữa ? Trăm năm hạnh phúc phải không? Tình vợ chồng duyên nồng thắm tiếp tục thăng hoa :

Rượu này rượu nghĩa rượu tình
Vài chai rượu rắn cho trọn tình đôi ta
Tôm càng cùng với thịt gà
Tôm thì em nướng, gà thì xé phai
Chàng ơi chàng hãy lai rai
Phòng trong em đợi ..."thượng đài" cùng em
Lời đường mật nghe phát thèm
ợu ngon thịt béo (đã hết)...tòm tem thi tòm! *
                                                (Nguyên Lạc)
.......
* Đang cơn lửa tắt, cơm sôi
Lợn kêu, con khóc, chồng đòi tòm tem
Bây giờ lửa đã cháy lên
Lợn no, con nín, tòm tem thời tòm
                                         (ca dao)

 Hạnh phúc quá phải không các bạn! Hảo hảo rượu!  Rượu là liều thuốc vạn năng!

@ Giai thoại về rượu Hồng Đào

Phần trên, Nguyên Lạc tui có đề cập tới rượu Hồng Đào, chắc các bạn cũng hơi thắc mắc? Để biết chơi giai thoại về cội nguồn rượu này, tui xin mời ông sư phtui Laiquangnam Lai hầu chuyện cùng quý bạn.
-- Dạ kính sư phụ ly XO, xin ngài thưởng thức rồi cho vài lời vàng tiếng ngọc.
-- Khà! hảo tửu! Nhà người cần biết điều chi?
-- Về giai thoại rượu Hồng Đào ấy mà!
-- Vậy hả, nghe đây:
[ Truyện rằng: Nhớ xưa khi Hoàng thế tử Nguyên Phúc Lan đang cai quản Đất Thuận Quẳng, Ngài đến thăm  Ông giáo họ Đoàn . Ngài Nguyễn Phúc Lan lấy vò rượu nho do các cha cố Bồ đào Nha tặng khi thuyền họ cặp cảng Hội an. Thế tử giới thiêu rằng đó là Rượu Bồ đào mỹ tửu.
Uống lưng chừng rượu. Ông giáo họ Đoàn  cho gọi con gái cưng của mình, là  Đoàn Đông Yên, xứ dệt lụa trồng dâu, trắng da dài tóc dâng rượu. Nàng trinh nữ họ Đoàn vâng lời cha mang lên một cái tỉn sành. Nàng mở khằn, mùi thơm ngào ngạt. Lặng người, Hoàng thế tử  quan sát người đẹp Đông Yên dọn bàn nhắm. Chỉ là gà xé phay trộn rau răm, cạnh là đĩa nhộng rang nước mắm nhỉ pha đường, điểm vài lát gừng lát ớt sắp quanh miệng đĩa. Rượu hồng nhạt rót vào hai chung cho người đổi ẩm. Ông giáo họ Đoàn đưa tay mời thế tử.
Rượu ngon. Tay người đẹp rót. Khiến Ngài nhớ câu thơ Lý Bạch trong bài Khách Trung tác: "Ví mà chuốc rượu mềm môi / Quê đâu chớ hỏi ?  Đây nơi quê nhà".
Tủm tỉm cười, Thế tử nói, quả là rượu hồng này uống ngon hơn thứ rượu Bồ đào nhạt nhẽo kia. Cả cười, Ông giáo họ Đoàn từ tốn nói .
-- Quê tôi, dòng họ Đoàn quê mùa chúng tôi quan niệm con nào cũng là con. Bọn trẻ được thương yêu như nhau.
Thế tử lặng thinh lắng nghe.
-- Rằng dòng họ Đoàn ngay khi người vợ vừa cấn thai. Người chồng ra trước nhà hái những trái đợt dâu chín đỏ. Cứ lớp trái dâu tằm đủ dày là một lớp đường. Xong đem chôn trước cây dâu lớn trước nhà.
Sau khi vợ khai hoa (sinh con), người chồng đào rượu lên, chia làm hai phần đều nhau: Một  phần cho bà vợ mới sinh uống để mong nàng ăn ngon miệng. Phần còn lại, nếu người vợ sinh con trai thì rượu được uống ngay cùng với những bậc trưởng thượng để mừng.  Nếu nàng sinh con gái thì người chồng lặng lẽ khằng kín rượu lại và chôn ngay gốc dâu như cũ. Lần này cạnh nó là cuống nhau của bé.
Thế tử dừng rượu lắng nghe. Ông giáo tiếp:
-- Khi người con gái mình trưởng thành, tới ngày lấy chồng, thì người cha ra gốc dâu đào  hũ rượu vốn chỉ còn một nửa ấy lên  làm rượu tân hôn. Ngày cưới của con gái, ông rót mời chàng r, cô con gái và  mẹ cô bé cùng chứng kiến. Ông nâng ly và nói với chàng r:- Hôm nay Cha  đem con gái giao cho anh (chàng rể), cũng chính là giao cả trách nhiệm, để anh phải thương yêu, chăm sóc, chia sẻ mọi điều với con gái cha”. Quay sang con gái, ông nói:- Hôm nay cha rất vui và nâng ly uống cạn chung rượu này. Hôm nay ta thật sự an lòng khi thấy con hạnh phúc .
Thế tử nghe xong bao nhiêu cảm giác mừng vui và niềm tin dâng trào trong ông do ở con người sống tại địa bàn mà thế tử cai quản .
Ông mang câu chuyện cách dạy con và lòng Cha của người Đông Yên, Duy Xuyên, Quảng Nam kể lại với Hoàng Tộc. Họ nghĩ và tin rằng, với lối suy nghỉ như vậy, giòng họ Nguyễn sẽ bền vững tại phương Nam. Ông giáo họ Đoàn về sau trở thành sui gia với cha thế tử Nguyên Phúc Lan.
Đúng như họ suy nghĩ, từ khi  người con gái Đoàn Đông Yên sinh cho đứa con trai, sẽ là vị chúa dũng mãnh nhất trong chín đời Chúa Nguyễn, giòng họ Nguyễn  bền vững tại phương Nam. Quảng Nam xứ Đàng Trong có từ đó. Con trai của bà Đoàn Đông Yên  là Nguyễn Phúc Tần, tức chúa Hiền Vương.
ợu Hồng Đào Quảng Nam từ cội nguồn này mà ra ](Laiquangnam)

MINH MẠNG TỬU

Giai thoại v Minh Mạng Tửu
Tương truyền rượu thuốc của Vua Minh Mạng - Minh Mạng tửu / Minh Mạng Thang- dùng có khả năng tăng cường sinh lực với những cái tên vô cùng hấp dẫn như: 
-- "Nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử" (một đêm yêu chiều, ân ái 5 lần sinh 4 con trai)
 -- "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” (một đêm yêu chiều, ân ái 6 lần, sinh 5 con trai)
Xin ghi ra đây vài hàng về rượu thuốc của vua Mình Mang:
[...Trong đời sống riêng tư, Minh Mạng nổi tiếng là người có sức khoẻ cường tráng của đàn ông. Tương truyền, vua một đêm có thể “chiều” đến 5-6 cung tần
Cho đến nay, không có tài liệu cho biết chân dung và thể lực của ông như thế nào, chỉ biết vua có nhiều vợ và rất đông các phi tần; có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.
Sinh năm 1791, là con thứ 4 của vua Gia Long, năm 30 tuổi (1820), thái tử Nguyễn Phúc Đảm (thường gọi Thái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng.
Theo sử sách, vua không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hằng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khoẻ phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể “chiều” đến 5-6 cung tần
Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có “sức đàn ông” phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng. Và nhờ “bồi bổ” Minh Mạng thang, gồm hai toa thuốc: "Nhất dạ ngũ giao" và "Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử"...]
                              (Theo Đặc Sản Làm Quà)[4]

Bài Thơợu Tây Rượu Ta

Mời các bạn thưởng lãm bài thơ "hết ý" nầy cho đời thêm vui:

Sầu đời uống rượu mình ên
Nâng ly ực cạn chai Hên- nết- cờn (Heineken)
Liếc tôi nàng vội ân cần
Làm thêm con vịt tiết canh gọi là
-- Thêm chai Minh Mạng ông nha?
Xem sao?  "ngũ tử có là... lục giao"!
-- Thôi bà nói chuyện tào lao
Tóc đời sương điểm làm sao dựng buồm?
-- Ông nầy dở dở ươn ươn
Không thử sao biết tình thương tuyệt vời?
Tối ngày lo chuyện trời ơi
Than mây khóc gió để tôi một mình!
-- Thử đi Minh Mạng rượu tình
ợu Tây rượu Mỹ có bằng nó không?
Thử đi ông sẽ "hoá rồng" [2]
Biết đâu "giường bốn chân còn có ba" [3]
-- Có thật không vậy hả bà?
Đâu Minh Mạng tửu đưa ta thử liền!
(Rượu Tây Rượu Ta - Ngy Lộc)

***
Các giai thoại lý thú quá phải không các bạn? Tui còn nhiều giai thoại rất lý thú của VN, sẽ kể hầu các bạn trong những bài khác.

LỜI KẾT
ợu cần phải có "Mồi" để đưa cay, vi cặp Rượu/ Mồi "không bao giờ ngăn cách đâu em" , nhờ nó ta mới dễ  "phê". Lúc đó mới dễ "đưa em vào mộng", mới cười (và khóc nữa) thoải mái, mới dễ làm ta hứng chí đi tìm đến cái Tình, phải không ?
Mồi là đám mây (vân cẩu) nhờ đó ông Thần Men mới có phương tiện đằng vân, ngao du năm châu bốn bễ, hú gọi Tề Thiên quậy phá Thiên Đình, rượt ông Ngọc Hoàng chạy sốt vó. Này nhé:
Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay, ai cười?
                                      (Tản Đà)
 Và xâm nhập Động Đào, "thọt lét" Thần Bà ( Thần Tình Yêu: Venus ) khúc khích hân hoan
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông
                               (Hồ Xuân Hương)

 Tui sẽ "lậm bàn" thêm về Mồi, rồi đến chữ Tình thân thiết mến yêu qua những bài sau.
Trước khi ngưng bài loạn bút này, tui xin chiêu đãi thêm cho các bạn một chuyện thọt lét đầy "ấn tượng".

"Trên diễn đàn, giáo sư thuyết trình về tác hại của rượu:
--  Các anh nên nhớ, rượu là nguyên nhân dẫn đến sự chia lìa của biết bao nhiêu cặp vợ chồng.
 Một thanh niên đứng lên hỏi:
-- Xin lỗi giáo sư! Xin giáo sư cho biết cần phải uống bao nhiêu rượu đủ để có thể có được
sự chia lìa này ?" 
                                 (Phiếm-Song Thao)

***
Bao nhiêu là đủ? Bao nhiêu là ngà ngà?  (Thứ nhất là rượu ngà ngà / Thứ nhi là lúc từ xa mới về!)  Ông bạn Vũ Thế Thành viết trên trang Blog của ông:
"Ung rượu điu đ, ung chút chút mi có li, các nhà khoa hc khuyên thế. OK, chút chút là bao nhiêu? Cái này thì khoa hc bt đng, người nói 50 ml, người bo 70 ml. Nhưng da trên cơ snào đtính toán ra 50 hay 70? My ng nín khe.
Các nhà khoa hc (rt ttế) Mayo Clinic, mt cơ sphi li nhun nghiên cu và điu trni tiếng M, đưa ra con s148 ml, c2/3 x(quy đi hơi ăn gian tí). Đó là con sln nht mà tôi lc li được. Cái đu ca các nhà khoa hc thường rt hà tin, không thkì kèo thêm được na. Mà thú thit, tôi cũng không biết Mayo Clinic tính toán thế nào li ra con số đó.
Đây là đang nói vrượu vang, 13 – 14 đcn, chkhông phi rượu đế, Mao Đài, Vodka, Chivas,.. đâu nghe my ông thn!
Sau cùng, tôi mun dn li ca David Crabb, giáo sư đi hc Y khoa Indiana (Indianapolis), rượu vang đchtt cho nhng người cao tui, có nguy cơ bbnh tim mch cao. Còn thanh niên, rượu có thlàm hbị đụng xe trước khi b…tim mch. Các bn trnên lưu ý điu này". 
                                                      (Vũ Thế Thành)
ợu ngon, không hẳn chỉ vì hương vị. Rượu ngon trọn vẹn khi uống cùng với người thân, người mình yêu mến và ở một nơi phù hợp. Đừng ồn ào, hãy uống thật chậm để TÌNH rượu thấm đẫm vào hồn, làm ta say dịu dàng, êm ái!

Nguyên Lạc                                     
..................
Ghi chú:
[2] Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu!
( ca dao Quảng Nam)
[3] Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Đến năm mười tám đôi mươi
Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gẫy một còn ba
Ai về nhắn với mẹ cha
Chồng tôi nay đã giao hoà cùng tôi
                                         (Ca dao)
(4) Minh Mạng thang gồm những loại dược liệu gì? – Có bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại táo, đỗ trọng, đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳvà vô số thảo dược khác. Thang thuốc có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường tinh khí, phục hồi khí huyết và tăng tuổi thọ.
Theo các nhà y học hiện đại, “phép thần thông” mà người ta đồn đại về Minh Mạng thang không hoàn toàn đúng 100%.Scho thấy rõ, vua Minh Mạng là người có thực lực tính dục bẩm sinh, hứng thú ân ái. Những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò chủ trì quyết định: Bằng chứng đơn giản nếu Minh Mạng có bài thuốc thần diệu như vậy thì tại sao vua Tự Đức (cháu nội) lại không áp dụng được mà vẫn bị bất lực, không con?
Tuy nhiên, hiện nay, huyền thoại bài thuốc “tăng cường sinh lý, như ý phòng the” của vua Minh Mạng lúc nào cũng thu hút những đấng mày râu bị mắc chứng bệnh hiếm muộn, đang yếu muốn mạnh, vốn mạnh càng muốn mạnh hơn
Bạn nào thích tìm hiểu về thành phần dược liệu, xin theo links:
. Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao - Thành phần dược liệu:
. Minh Mạng thang – thần dược chốn phòng the

READ MORE - LOẠN BÚT VỀ TỬU SẮC (2) - Nguyên Lạc