Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, November 8, 2018

NHỮNG GIỌT THƠ CÒN LẠỊ / THƠ CUỐI NGÀY / CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG / KHE SANH THÁNG BA - Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân




 Nguyễn Hữu Minh Quân

NHỮNG GIỌT THƠ CÒN LẠỊ 

thơ như nước mắt
đời vắt kiệt hết rồi
buồn- vui ứa ra vài giọt
chẳng biết đục-trong-cay-đắng thế nào…

20.9.2016 


THƠ CUỐI NGÀY

Thơ như nắng vỡ trong chiều sơ mộng
Em nối ngày biền biệt tóc mây bay
Đưa tay hứng giọt mưa rơi
Mới hay cuộc đời thật nhẹ

Bàn tay đong đầy mơ ước
Chợt vui buồn sương khói bay đi
Mưa mờ phù dung mấy đóa
Bước em về… vui lả bờ vai

Con đường làng sao lạ xa đến thế
Ai có về cúi nhặt những tàn phai
Đêm như tóc em dài thêm huyền hoặc
Ta vẫn đi về phía… không nhau

Em xõa tóc bên bờ hẹn ước
Ai ngồi thổn thức với mênh mông
Nói đi em dù một điều rất nhỏ
Sẽ lấp đầy trống rỗng trái tim anh

Thôi thì về giữa lặng thinh
Nhặt câu thơ vỡ… gõ tình trống cơm

          25.8.2016


CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG 

Người về bên sông ngồi nghe đá khóc
chuồn chuồn bay thấp
mộng cũ ùa theo gió lạc đường

Cá quẫy hoàng hôn đỏ mắt
ngày thả trôi phiền muộn
gõ bồng bềnh lên phím ưu tư

Ừ thì Đà nẵng
ừ thì Huế
chừ phá Tam giang nhỡ chuyến đò chiều

Thơ bạn đọc thơm hương đầm phá
mùa chim bay trắng giấc
lay lắt bờ chiêm bao…

      30.12.2016


KHE SANH THÁNG BA

liêu xiêu đường Chín mù sương núi
buổi chiều ngồi bất chợt ngó trăm năm
đắm đuối Khe Sanh một vùng quê chìm khuất
ai tìm về hoài vọng giữa nhân gian
từ buổi tiễn em lấy chồng Gia Độ
mười năm Tân Xuyên ta ngậm ngãi tìm trầm
thơ viết cho em lãng quên từ dạo đó
vỗ chiều trắng tóc em bay…
nghe gió núi cứ vờn ôm vách đá
chẳng biết đời còn mấy vàng phai
tháng ba Khe Sanh mùa hoa bưởi
thơm tóc em hiền hòa
gió thổi mười năm xô tình trôi dạt
ta gã trời hành cứ mãi ngược xuôi
tháng ba Khe Sanh mây bay trắng đất
ngất say một cõi ta bà đẫm sương… 
               
KS. 2017
Nguyễn Hữu Minh Quân




READ MORE - NHỮNG GIỌT THƠ CÒN LẠỊ / THƠ CUỐI NGÀY / CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG / KHE SANH THÁNG BA - Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân

Chùm ảnh LAN ĐẤT -Chu Vương Miện





READ MORE - Chùm ảnh LAN ĐẤT -Chu Vương Miện

MỘT MÌNH - Thơ Hoàng Yên Linh

Tác giả Hoàng Yên Linh

Một Mình
                    Hoàng Yên Linh

Một ly một xị một mình
Một hình bóng cũ một mình tơ vương
Quẩn quanh góc núi đồi nương
Một mình đối mặt tha phương một mình.


Rượu say, say cũng một mình
Hỏi ai, ai nhớ hỏi tình ai quên
Hỏi mình trăm nẻo chông chênh
Hỏi người cố quận lênh đênh phương trời.


Một mình tâm sự đầy vơi
Một mình lại đếm tóc rơi tháng ngày
Một mình bạc áo sờn vai
Ừ thôi…là áng mây bay…một mình.


Hoàng Yên Linh


READ MORE - MỘT MÌNH - Thơ Hoàng Yên Linh

TÌM CHI GIỮA CHỐN MÂY NGÀN / CẠN ĐÊM VỚI HUẾ / ĐỐI ẨM CHIỀU - Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân




TÌM CHI GIỮA CHỐN MÂY NGÀN 


Tà huy gọi tên ngày cũ

tàn phai mây trắng tay người

một ngày ba thu mải miết

tìm nhau trong cõi ngược xuôi



Muộn phiền rắc đầy lên tóc

phấn son nhạt đóa ô môi

thuyền xưa một chiều ghé bến

chao ôi mây trắng ngang trời



Bờ trăng chừ như đã vỡ

phù sinh giấc mộng tan hoang

bến xưa chừng như vẫn đợi

em về cuối phía mây ngàn

                 13.4.2017

  


CẠN ĐÊM VỚI HUẾ 


thơ viết vội trong lòng bàn tay

chẳng biết gởi cho ai

ở đây thời gian như ngoài cuộc

mưa chuốc cho ta cạn đêm với Huế

mênh mang cuối nẻo tháng tư chờ

mật đắng nụ hôn xưa gió thoảng

rượu cạn chai rồi trời đất xót xa…

tiếng rao đêm như giọt khuya rơi rụng

em, nỗi buồn trong veo

tâm tình mà không nói

đêm như một vọng thể đầy chới với

Huế đắm chìm trong lý mười thương. 
   

        Huế tháng 4.2017 




ĐỐI ẨM CHIỀU 


Bỗng nghe tiếng cười loài chim bói cá

Vỗ bình yên giấc mộng quê nhà

Có gì quen bên chiều lạc lạ

Sóng gợn trong lòng ly… 


19.6.2017
Nguyễn Hữu Minh Quân



READ MORE - TÌM CHI GIỮA CHỐN MÂY NGÀN / CẠN ĐÊM VỚI HUẾ / ĐỐI ẨM CHIỀU - Thơ Nguyễn Hữu Minh Quân

NHẠC DU CA 1966-1975 ở Miền Nam - Lê Thiên Minh Khoa

NHẠC DU CA 1966-1975 ở Miền Nam
                                                            LÊ THIÊN MINH KHOA

  1. C:\Users\TTC\Pictures\CA KHÚC (In) copy (1).jpg


Phác thảo bìa cuốn sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”- Lê Thiên Minh Khoa.     

      Nhạc du ca trong trào Du ca ra đời đúng lúc mọi người đang đòi hỏi một nền văn nghệ sống động, thức tỉnh và mới lạ.
      Phong trào Du ca ra đời năm 1966 do hai nhạc sĩ Nguyễn Đức QuangĐinh Gia Lập thành lập, có khởi nguồn là một ban nhạc sinh viên lúc bắt đầu hình thành chỉ có năm người: Nguyễn Đức Quang, Trần Trọng Thào, Hoàng Kim Châu, Nguyễn Quốc Văn và Mai Thái Lĩnh (tức Hoàng Thái Lĩnh), sau đó có thêm ca sĩ Phương Oanh và lấy tên chính thức Ban Trầm Ca, rồi cùng nhạc sĩ Phạm Duy lưu diễn nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam. Phong trào Du ca, là một đoàn thể hoạt động về văn hóa và văn nghệ phục vụ cộng đồng, xuất hiện cùng lúc với phong trào làm công tác xã hội của sinh viên, học sinh. Tôn chỉ của Phong trào là: "Dùng tiếng hát chung của cộng đồng để tô điểm cho nền văn nghệ dân tộc một màu xanh đầy hy vọng, đưa mỗi người đến gần nhau hơn để cùng lo xây đắp một quê hương tươi sáng". 

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ9eNjFel-7VpEu0qaFN6YkshxSg-q5ny-eX7_J1BbsiwSq26_J
 NS Nguyễn Đức Quang          


          Du ca quy tụ khá nhiều các nhạc sĩ tên tuổi, cũng như nhiều nhạc sĩ trẻ xuất phát từ phong trào: Nguyễn Đức Quang, Trầm Tử  Thiêng, Anh Việt Thu, Trần Tú, Nguyễn Quyết Thắng, Phạm Duy, Ngô Mạnh Thu, Giang Châu, Trần Đình Quân, Lý Văn Chương, Lê Quang Dũng, Nguyễn Văn Phiên, Võ Thị Xuân Đào, Fa Thăng, Trần Trọng Thào, Hoàng Kim Châu, Nguyễn Quốc Văn, Bùi Công Thuấn, Trần Quang Lộc, Mai Thái Lĩnh Trong đó, ba nhạc sĩ tiêu biểu nhất cho phong trào Du ca Việt Nam với nhiều ca khúc được phổ biến rộng khắp là: Nguyễn Đức Quang, người sáng lập phong trào, Nguyễn Quyết ThắngBùi Công Thuấn.  

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXLZ2Q2e_ObGYUnVwcSToxrMTxQDug_GWGpr0wIPGZI3WmbYzIq5dO0qZu66e_Mr2LMU7Q-ydM6wLwuCw0pc-GbMbbdu46v1Cd-KVMdGvpRxAHBVM_iQeDlv6h0nhpqFd8f_TopNnQ5EDN/s400/ban+tram+ca+1965.jpg
 Ban Trầm Ca khi ở Đà Lạt         
                                            
       Những ca khúc trong phong trào du ca có mục đích kêu gọi thanh niên hãy tự hào dân tộc, tin tưởng và hy vọng vào tương lai. Những loại nhạc mà phong trào du ca thường sử dụng là Thanh niên ca, Thiếu nhi ca, Sinh hoạt ca, Nhận  thức ca, Sử ca, Dân ca, những bài hát phản ánh thân phận quê hương và ca ngợi tình yêu con người, quê
hương.                                                   
   
       NS Nguyễn Quyết Thắng       
     
  Nhiều bài hát của Du ca đã trở nên quen thuộc, được hát phổ biến, thậm chí  trở thành bài ca sinh hoạt trong học đường và các đoàn thể thanh thiếu niên bấy giờ, như: Hướng đạo Việt Nam, CPS, Thanh sinh công, Thanh niên Phụng sự Xã hội Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Thanh niên Caritas, Thanh niên Hồng thập tự, Thiếu nhi thánh thể, Gia đình Phật tử Có thể kể ra những bài ca tiêu biểu có tác động lớn đối với lớp trẻ bấy giờ, ngoài những ca khúc của Nguyễn Đức Quang, người sáng lập phong trào: Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy; Đêm hồi động, Ta biết gì trên quê hương, Câu hát tình quê, Hát gọi mặt trời lên, Lãng du ca của Trần Quang Lộc; Anh sẽ về (thơ Khê Kinh Kha) của Nguyễn Hữu Nghĩa; Đến với quê hương tôi, Những bước chân đi tới, Tình ca quê hương, Mãi mãi bên nhau của Bùi Công Thuấn; Nước Việt Nam, Ta hát vang của Ngô Mạnh Thu; Chiều trên quê hương, Tuổi trẻ chúng tôi của Giang Châu; Hòa bình ơi! Hòa bình ơi! của Trầm Tử  Thiêng; Đứa học trò trở về, Lặng imNằm vắt tay lên trán, Gọi tên đất Mẹ, Quê hương tôi của Nguyễn Quyết Thắng, v.v...
 C:\Users\TTC\Pictures\ns bc thuan.jpg
 NS Bùi Công Thuấn

         Trước năm 1975, phong trào Du ca có tác dụng sâu mạnh  đối với giới trẻ qua các đoàn, toán ca như: Du ca Con Sáo Huế, Áo Nâu, Lòng Mẹ, Trùng Dương, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông, Hồ Gươm, Sông Hậu, Vượt Sóng, Giao Chỉ, Đà Nẵng, Kiên Giang, Sông Phố,  Mùa Xuân, Đồng Vọng, Phù Sa, Ca đoàn Trùng Dương, Trung Ương, Đuốc Việt, Tình Người, v.v... Họ trình diễn ở khắp nơi ở miền Nam khi đó, trong trường học, ngoài sân cỏ, trên sân khấu, trong các đoàn thể bạn… Khởi động phong trào hát cộng đồng, hát chung khắp mọi nơi, sau này được lan truyền sang nhiều địa hạt và nhiều giới khác, kể cả tôn giáo.

 C:\Users\TTC\Pictures\NS TQL và LTMK.jpg
  NS  Trần Quang Lộc (phải) và tác giả tại
nhà nhạc sĩ ở TP. Bà Rịa ngày 14.10.2018

     Du ca cũng đã phát hành một số tuyển tập nhạc như: “Tuyển tập Du ca 1, 2 và 3”, “Những bài ca khai phá”, “Ta đi trên dòng lịch sử”, “Những điều trông thấy”, “Hát từ tim - hát bằng hơi thở”, “Những khuôn mặt Du ca”, “Hát cho những người sống sót”, “Anh hùng ca”, “Sinh hoạt ca”… Đặc biệt, hai tập ca khúc của người đứng đầu phong trào, NS Nguyễn Đức Quang để lại dấu ấn không phai mờ trong nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam từ đó đến nay. Tập “Trầm Ca” gồm 10 ca khúc cho thanh niên và thời cuộc, những thao thức lớn nhất về con người, đất nước có các bài hát tiêu biểu: Nỗi buồn nhược tiểu, Người anh Vĩnh Bình, Tiếng hát tự do, Chiều qua Tuy Hòa, Việt Nam quê hương ngạo nghễ… Tập “Những bài ca khai phá” gồm trên 40 ca khúc sinh hoạt đặc biệt cho đoàn thể, sinh viên, học sinh dùng trong các buổi họp mặt công tác xã hội, các hoạt động đám đông, là tiếng kêu gọi tuổi trẻ đến với nhau cùng vun đắp niềm tin và xây dựng quê hương, đất nước: Không phải là lúc, Về với mẹ cha, Dưới ánh mặt trời, Chuyện quê ta, Hy vọng đã vươn lên, Xin chọn nơi này làm quê hương (thơNguyễn Ngọc Thạch),…
    (Kỳ tới: PHÂN CỰC VÀ GIAO THOA GIỮA CÁC DÒNG NHẠC TỪ 1930 ĐẾN NAY)
                                             LÊ THIÊN MINH KHOA  

 (Trích trong cuốn  sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”-  nghiên cứu, nhận định- Lê Thiên Minh Khoa-  trang 62-64, sắp xuất bản, 2018).
-----------------
Nguồn ảnh: Internet và  các nhạc sĩ cung cấp.

READ MORE - NHẠC DU CA 1966-1975 ở Miền Nam - Lê Thiên Minh Khoa

DIỆU KỲ - Thơ Quách Như Nguyệt


      
                                        Nhà thơ Quách Như Nguyệt


DIỆU KỲ

Tình yêu ta rất diệu kỳ
Như khi anh nói thầm thì bên tai
Mình đâu cần biết tương lai
Yêu em hiện tại, bây giờ anh ơi!
Nhìn nhau ánh mắt lã lơi
Tóc xòa trên gối, chơi vơi ân tình
Hiếm ai hạnh phúc như mình
Tình yêu tròn vẹn, đôi mình một đôi
Lỡ mai có phải chia phôi
Vẫn thương nhau mãi, nhớ hoài không thôi…
Nhớ nhau ánh mắt, bờ môi
Thiên thu tình đẹp, xa xôi mà gần
*
Xa là cách một bàn tay
Xa là anh phải đi làm sáng nay
Yêu nhau ta vẫn mê say
Như thuở ban đầu… trời đất quay quay
*
Anh ôm em bảo nhớ nhiều
Chưa xa đã nhớ dẫu chiều gặp nhau
*
Cảm ơn hạnh phúc nhiệm mầu
Cảm ơn anh nhé người tình trăm năm
Sáng nay vui quá anh à
Chân đi như nhẩy, tim như trăng rằm
*
Người em yêu… hỡi tình nhân
Cho nhiều hơn nhận… cảm ơn anh nhiều!

                                           Như Nguyệt


       
READ MORE - DIỆU KỲ - Thơ Quách Như Nguyệt

CHÙM THƠ THIỀN 25 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN





VÔ GIA CƯ

ngồi trên ghế trạm xe bus
chơi một ổ bánh mì không người lái
vất giấy gói xuống lề đuờng
chơi luôn chai nước sông
uống xong quăng luôn vỏ chai
xuống bên cạnh
chiếc xe bus tới giờ đến
và đi
không thèm ngó tới
móc trong túi
điếu thuốc nhàu nát
không nhìn ai ?
bật lửa hút


LÀM GÌ ?

trâu bò chết để da
người chết để tiếng
tiếng tốt và tiếng xấu
tiếng khen cùng tiếng chê
sống gửi
thác về
để tiếng để làm gì ?


XÔI VỚI CHÈ

chè với xôi
pho tượng bằng gỗ mít
chỉ biết ngồi ?

mấy ngàn năm
có mỗi 1 ông Phật
còn lại
toàn nói đường
với mật


MỖI ĐƯỜNG

giang sơn còn nửa mái chèo
chèo qua bên bắc lại vèo xuống nam
tìm em như thỉnh kỳ nam
khoanh tay trước ngực làm nhàm đọc kinh
tình ơi tình hỡi bớ tình
kỳ nam không có đầy mình quế hương
xuống lên cũng mỗi con đường

CHU VƯƠNG MIỆN

READ MORE - CHÙM THƠ THIỀN 25 CỦA CHU VƯƠNG MIỆN

SAO ĐỔI NGÔI -Thơ Trương Thị Thanh Tâm


 

       Nhà thơ Trương Thị Thanh Tâm


SAO ĐỔI NGÔI

Một người tôi mãi gọi tên
Mà tim chất chứa bao nhiêu muộn phiền
Yêu người chưa thỏa chí nguyền
Thế sao đắng chát nỗi buồn dâng cao

Một lần và chỉ lần thôi
Vẫn không quên được mắt môi của người
Dù xa vạn, cách ngàn ngày
Trái tim nhưng nhức, như đày đọa tôi

Nơi đây những buổi tối trời
Nhớ cành son đỏ...mòn soi lối đời
Nhớ nhau, sao đã đổi ngôi
Mà không giữ được, xa trôi thoát nguồn

Bây giờ lặng đếm thời gian
Đèn soi bóng ngã, xoáy mòn lối đi
Người đi biệt cánh chim di
Bước chân mỏi mệt, ai soi ngõ vào.

                Trương Thị Thanh Tâm
                            (Mytho)

READ MORE - SAO ĐỔI NGÔI -Thơ Trương Thị Thanh Tâm