Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Monday, November 5, 2018

MỴ CHÂU, TRẮNG TRỜI LÔNG NGỖNG BAY... - Trần Mai Ngân





MỴ CHÂU - TRẮNG TRỜI LÔNG NGỖNG BAY...

Mỵ Châu đáng trách hay đáng thương...
Tôi yêu nhân vật Mỵ Châu trong câu truyện.
Có nhiều người đã buộc tội Mỵ vì tình yêu mà vô tình làm nước rơi vào tay giặc. Cuối cùng nàng phải nhận lấy cái chết bi thảm... và chết khi vẫn còn niềm tin vào tình yêu của mình và tin vào Tình Lang.
Ôi ! Thương thay cho trái tim của Mỵ, một trái tim không hề biết lọc lừa dối trá của cuộc đời. Mỵ đã sống và đã yêu bằng cả chân thành, bằng cả tha thiết đúng nghĩa của một tình yêu...
Đến cuối con đường, ngồi sau lưng Phụ Vương nàng vẫn nghĩ Trọng Thuỷ nhất định sẽ đi tìm nàng như lời hứa...
Những chiếc lông ngỗng bay trắng trời theo vó ngựa... nàng chờ mong trong sự ngây thơ. Nàng đặt hết lòng tin vào Tình Lang không hề hoài nghi, không hề tuyệt vọng...
Đã cuối con đường, đã đến con đường cùng... Nhát chém của phụ vương cũng không làm nàng cảm thấy đau đớn. Nàng vẫn tin chàng. Nàng nghĩ chàng không thể nào phụ tình, nàng vẫn đợi chàng tới...
Nhát chém không là hư vô mà là nhát chém thật của chính cha mình. Xác thân này xin đền tội cùng nước non. Xin lỗi cùng phụ vương.
Nhưng con tim là của Mỵ, hơi thở là của Mỵ.
Kiếp dương trần chàng đà lỗi hẹ. Nhất định Mỵ đã không trách hờn, nhất định My tin chàng chỉ vì oan trái , chỉ vì nghịch cảnh hai nước nên chàng phải chiến thắng.
Ai bảo chàng không yêu Mỵ Châu thật sự, chàng đã từng nói và từng thề non hẹn biển... Mỵ tin chàng, tin vào tình yêu của chàng.
Lông ngỗng trắng nhuộm máu hồng của Mỵ bay lên theo cuồng phong lớn... lại bỗng thành hình trái tim màu hồng lung linh cho ngày nàng qua đời và cho cả ngàn sau...
Ai lên án, ai căm giận nhưng riêng tôi, tôi yêu Mỵ Châu - người con gái biết yêu và sống chết cho chỉ một tình yêu. Tôi trân trọng nàng và tình yêu của nàng. Tôi yêu Mỵ !

                                                          Trần Mai Ngân
                                                             06-11-2018

READ MORE - MỴ CHÂU, TRẮNG TRỜI LÔNG NGỖNG BAY... - Trần Mai Ngân

CHÙM THƠ THÁNG TƯ CỦA HUY UYÊN

                               Nhà thơ Huy Uyên


THÁNG TƯ TRỞ VỀ

Tháng tư trở về với những cây muồng già tội nghiệp
em còn ở đó không ?
đã tàn phai rồi những cuộc tình
để mai sau ngàn đời tưởng tiếc .

Mới đó tháng tư về nằm ngũ bên hiên
chôn sâu đời người bằng những ký-ức buồn
người ở lại tóc xưa đã bạc trắng
hỏi có còn nhớ tiếc gì không ?

Đâu đây vọng lời kinh-cầu-hồn tháng tư
ngũ quên rồi sân ga,phi-trường,cảng biển
vạn ngàn người ra đi không đưa tiễn
chết cả tấc lòng ảo-tưởng phiêu du .

Tháng tư đốt đèn nữa đêm xót lạnh
ngờ như ai đổ vào tim mật đắng
quạnh hiu nấm mộ chiều
30-4-75 người một đời cầm tù dĩ vãng .


THÁNG TƯ ĐI QUA NGƯỜI CÚI ĐẦU

giọt đau cú đêm từng hồi rúc
thời của một đời người cay cực
đám tang tiễn biệt đời nhau .

Ôi tháng tư đành đoạn nhớ
con bé thơ ôm vú mẹ lìa trần
cha chết người trên tay đầy súng đạn
chị chết người không manh áo che thân !

Mới đó mà bốn-mươi-năm .

Em ở Pennsyl. có buồn
ra đi bỏ linh-hồn ở lại
bao năm rồi cầm hái
héo chín nụ hôn chạnh lòng
cả hai ta một đời khốn khó .

Tháng tư hỏi em có buồn không ?
có quên đời riêng dọn mình chuyến tàu về bên Chúa
bên kia đại dương : cỏi vĩnh-hằng .


SÀI GÒN 40          

Dại lòng chi trong hai mắt em
con đường nào xưa đi đến cùng tận
bên kia cuối hầm trống lạnh
tình xưa mọc cánh
chiều thăm thẳm màu sắc không .

Thôi đêm đi không sà xuống
đọng sầu trên mắt môi người
phương trời em đổi thay trôi
phương tôi vây kín
quanh bến bờ ảo tưởng .

Về với người
với đớn đau xót xa hoài niệm
tình bỏ đi từ tháng tư gãy súng
dấu thề trọn đời .

Đắng chát quạnh hiu
quanh đây lẫn khuất bóng chiều
đợi chờ ai một lần quay lại
người xưa mãi mãi
tội lòng che kín dấu yêu .

Đóng hoài 40 năm con tim thổn thức
thoáng bước qua hồn dấu chân
áo giày saut nón sắt
đã chôn theo nghĩa địa chiến trường .

Có vắt lệ theo từng nổi nhớ
mắt rưng tim đau
một khi nào em về lại đó
gọi tên Sài-Gòn của nhau .

40 năm quay lại Sài-Gòn
vẽ lên mặt người ngơ ngác
bước chân đi về còn mất
thác máu đổ nguồn về lại kêu thương !

Ai còn đứng lại bên đường
(dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo)(*)
em theo tiếng gọi trời giông bão
hết thôi Sài-Gòn vội chôn .


KỂ TỪ THÁNG 4-75

Anh chiêm bao trong trái tim người
để cầm tù nhau mãi mãi
trái hạnh-phúc đôi ta chưa kịp hái
cũng đành thôi trả lại nhau thôi .

Cũng sương mây chiều,trời bảng lãng
cũng biệt ly từ tạ một đời người
sao mong chờ chi ngày chi tháng ?
sao còn chi mối tình mật đắng trong tôi ?

Thời điệp-vàng-đắng-cay vội vã
đưa tay anh hái giọt lệ buồn
tháng tư rụng queo như đời lá
vết thương xưa ai nỡ vội đem chôn .

Đêm bò qua hoang-mê dài ký-ức
Sài-Gòn đã chết từ lúc ra đi
đường trần xưa cay xót mộng xuân thì
qua rồi cầm trên tay súng gãy .

Khi quay về xót dăng cuộc trăm năm
hơn nữa đời anh quay tìm dĩ-vãng
khi chết đi không kín một chỗ nằm
đã bốn mươi năm sông dài biển rộng .

Gươm cùn treo hoài ngang mặt
chỉ còn lại anh với nổi buồn
tương tư đêm ngày xuôi ngược
kể từ tháng tư bảy lăm .

Khi quay đi bỏ lại dặm đường trần
giữa chợ chiều còn một hình với bóng
nổi oan khiên còn giữ mãi ngàn năm
tháng tư về với bóng ma mặt trận .
                                        (2015)


BÀI THƠ 40 NĂM CHƯA GỞI

Sẽ về phố chiều nay gặp Thủy
dịu dàng em cười đứng bên thềm
từ buổi quân-hành dặm ngàn xa xứ
em có buồn có nhớ tôi không ?

Bên sân trường em có đợi chờ mong
nơi chiến địa mất còn tay người súng đạn
còn nhớ gì tôi dấu kín trong lòng
bên phố chợ sông chiều em lẻ bóng .

Hỏi em con đường và phố vắng
chiều rưng rưng em bước một mình
cách chia rồi người đi ngoài mặt trận
gởi nụ-hôn-xa cho một người thương .

Hỏa châu những đêm chong mắt chờ
em thở dài đợi ai bên cửa sổ
trên cao sao và những tầng mây
có níu lại con tim em bé nhỏ .

Bài thơ viết cho người chưa kịp gởi
lệnh hành-quân biên-ải núi rừng xa
tóc theo chiều lá bay và gió thổi
chiến tranh qua đời lính xa nhà .

Để nhớ ai mặt trận đạn bom
đêm gối ba lô
viết thư tình gởi người yêu bé nhỏ
chông gai trên muôn vạn nẻo đường
đêm ngày súng nổ .

Vẫn con sông xưa những con đò nhỏ
tháng năm xa chia biệt đời nhau
đêm vẫn là đêm chong bão tố
đăm mắt ai theo dấu đạn thù .


NỖI BUỒN THÁNG TƯ (2)       

Nổi buồn tháng tư hoài bến đậu
buổi quân đi vĩnh-biệt chiến-trường
qua thời đạn bom kiếp người đày đọa
đồng đội hôm qua nằm chết ai chôn .

Buồn vui đời lính thảng thốt mặt người
thành-phố mù,ngọn đèn đã tắt
tiếng gào điêu linh giọng ma trơi
"người-anh-em"treo cờ dinh-Độc-lập .

Bên ngoài trời cơn mưa nhỏ
Sài-gòn sụt sùi nước mắt chạy quanh
từng bầy quạ đậu bờ Blue Ridge
miền Nam,miền Nam thống khổ điêu tàn .

Không còn Chúa còn Phật đâu đây
những thân người trần truồng nhúng máu
người lộn tăm ma muội trần đời
từ đây người cày thay trâu mồ hôi đổ .

Bốn mươi năm trần gian đày đọa
áo rách nhà tan dãy chết phận người
cờ trên cao vẫn màu chói đỏ
trái tim đau trào búng máu tươi .

Bài thơ bốn mươi năm hóa-kiếp đời người
cờ đỏ phố phường ai dương phất
cơm áo bà con ốm đói tả tơi
ngoài đường treo propaganda đắng chát .

Có ai xưa quẩn quanh thành-phố
đứng lơ ngơ cuối nẻo Bến-Thành
về đâu Catinat bước đi từ thuở
buổi chợ xưa còn có vui đông ?

Nổi hoảng-kinh bến tàu Bạch-Đằng
vườn cũ trời đổ mưa nặng hạt
Sài-Gòn mê ngũ bên kia sông
ký-ức tháng tư ào về tội-nghiệp .

Bạn bè già nua qua thời xưa cũ
chén rượu cay ai đưa tiễn sau cùng
tóc bạc đời sót manh chiếu rũ
về đâu đây cuối cuộc hư-không ?

                                Huy Uyên

READ MORE - CHÙM THƠ THÁNG TƯ CỦA HUY UYÊN

SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA - Thơ Quách Như Nguyệt



                         Nhà thơ Quách Như Nguyệt


SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA

Sẽ có lúc em không làm thơ nữa
Ngày đó buồn, thơ buồn lắm hay không?
Không đâu anh, thơ không thể biết buồn
Chỉ có em là buồn hiu buồn hắt

Nếu một ngày hồn thơ em lịm tắt
Em biết phải làm gì… khuất lấp tháng ngày qua?
Ngày một già và trái tim lạnh giá
Dẫu chẳng mong, ngày đó sẽ không xa

Mất mát, khổ đau.. thời gian mờ xóa
Sung sướng, hạnh phúc rồi cũng nhạt nhòa
Còn lại gì, còn lại tình ta?
Những bài thơ với em còn quý giá?

“Ngộ” nha anh, chúng ta cùng tỉnh ngộ
Sẽ có lúc ta rời bỏ chốn này
Chốn trần ai đầy trầm luân khổ ải
Bao muộn phiền theo gió cuốn, mây bay

Sẽ có ngày em chẳng thể làm thơ
Hết lãng mạn, không còn mơ mộng nữa
Hết tôn sùng một tình yêu tàn rữa.
Thế cho nên em sống chẳng ơ thờ

                       Quách Như Nguyệt


   

READ MORE - SẼ CÓ LÚC EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA - Thơ Quách Như Nguyệt

VỀ LỜI BÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỚI BÀI THƠ QUÊ TRONG PHỐ - Nguyễn Bàng


        
                                Tác giả Nguyễn Bàng



VỀ LỜI BÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỚI BÀI THƠ QUÊ TRONG PHỐ

Thân gửi Đặng Xuân Xuyến.

1.
 Mình đã đọc bài bình của Xuyến về bài thơ “Quê Trong Phố” và thấy bài bình này đã đăng tải không chỉ trên trang nhà Đặng Xuân Xuyến hay trang bạn Văn nghệ Quảng Trị mà còn thấy trên nhiều trang mạng khác. Một bài bình rất gọn nhưng đầy đủ những điều cần nói về bài thơ “Quê Trong Phố” (xem: l tại đây l) của Nguyễn Xuân Môn.
Nhà thơ kiêm luật sư Nguyễn Xuân Môn là một người làm thơ khá đều tay và đã đăng tải bài viết trên nhiều trang mạng, thật đáng nể.
Tuy nhiên, không chỉ vì bài thơ đưa lên Face book, “chỉ sau vài ngày “xuất xưởng” đã nhận được lời tán thưởng và chia sẻ của nhiều bạn đọc trên facebook: 892 lượt thích, 166 bình luận (hầu hết là lời ngợi khen) và 8 lượt chia sẻ” mà khẳng định đó là một bài thơ hay thì e sẽ có sự nhầm lẫn. Bởi cái sự "like" trên face book được mặc định coi là những cái like vô hại. Có một faceboooker đã viết về những cái like đó như sau:
“Like giao lưu, like trả nợ, like lấy lòng, like nhạt nhẽo thờ ơ không thèm đọc nội dung cốt chỉ để phủ sóng, like vì rách việc tay buồn không biết làm gì, like cân đo đong đếm nhẩm tính đối tượng thế nào với mình, like chần chừ ngạị ngần để ý trước sau, like lưỡng lự lo sợ vừa bấm vừa run, vừa like vừa ướt quần, like khôn ngoan tính toán, like nhắc nhở có nhau, hy vọng ấm chút lòng người viết,…”
Trong số like ấy:  “có những cái like dũng cảm biết sau cái like có thể là phiền phức…những người đằng sau những cái like ấy là hay nhất, người nhất, biết rung động và có trách nhiệm với xã hội nhất.”
Riêng mình, đọc bài Quê trong phố không có mấy cảm hứng, trước hết đó là bài thơ lục bát mà lục bát là điệu hồn dân tộc Việt nhưng lục bát ở Quê trong phố không có câu nào có được cái tinh tế, cái thần của thơ lục bát. Điều đó cũng đúng thôi, vì Tuyển tập thơ lục bát từ Nguyễn Du đến các tác giả vào cuối năm 1993 cũng chỉ được 145 tác giả với 166 bài lục bát hay. Xem ra những nhà tuyển tập đã đã phải trải qua một sự lựa chọn khó khăn và dũng cảm.
Đọc bài bình của Đặng Xuân Xuyến mình cũng có cảm giác Xuyến đã phải suy nghĩ khó khăn và dũng cảm để nói thật cảm nhận của mình về bài thơ của Nguyễn Xuân Môn làm cho bài viết được cân đối giữa lời khen và lời phê.
Tuy nhiên, vẫn thấy lời khen của Đặng Xuân Xuyến nhiều chỗ tựa như những cái like để giao lưu, like để hy vọng ấm chút lòng người viết.
Chẳng hạn khi Đặng Xuân Xuyến khen “văng”, tiếng gà gáy làm “vỡ toác đêm thu tàn: rằng: nhà thơ đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh “độc đáo” và táo bạo, không nền nã như "tạng" của thể thơ lục bát.
Như vậy là không đúng với ý nghĩa của từ văng và từ toác. Văng là thình lình bị bật ra khỏi vị trí và di chuyển nhanh đến một chỗ nào đó, do phải chịu một tác động mạnh và đột ngột. Toác là nứt, vỡ thành đường, thành mảng lớn.
Tiếng gà gáy là âm thanh chứ đâu phải là vật thể mà bị văng ra khỏi cổ của con gà? Lại nữa, văng dẫu mạnh đến đâu cũng không chuyển đi quá xa như ta làm văng một cái chén thì nó cũng chỉ rơi bật ra đâu đó quanh quẩn bên chỗ ta mà thôi. Lại nữa nơi bị tiếng gà gáy văng đến là thời gian một đêm thu tàn, và là một không gian rộng lớn, một cái cái đêm mùa Thu đã đi vào thơ và nhạc:

Đêm lắng buồn
Tiếng Thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ

Và mọi mái nhà trong không gian ấy thường là Mái im triền miên. Vậy mà chỉ một tiếng gà gáy nhà bên “văng” sang nhà của nhà thơ đã làm cho cái đêm thu tàn trong khắp thành phố vỡ toác ra tức là bị nứt, vỡ thành đường, thành mảng lớn. Chỉ có viên đại bác bắn vào thành phố giữa đêm thu tàn mới có thể có công năng như vậy. Thế mà Đặng Xuân Xuyến buông lời bình tán: Một sự “thưởng ngoạn” tiếng “gà gáy sáng” rất khác lạ. Thì kể cũng lạ.
Rồi Đặng Xuân Xuyến đặt câu hỏi: “Thế nhưng tiêu đề bài thơ là "Quê Trong Phố" thì đích thị "tiếng gà gáy" ở trong thành phố. Có lẽ là ở vùng giáp ngoại ô? Sở dĩ tôi nêu những thắc mắc như vậy là vì mấy chục năm sống ở thành phố Hà Nội, tôi không hề nghe được "tiếng gà gáy sáng". Thiếu gì nhà thành phố nuôi gà, đủ các loại gà trong đó gà cảnh và gà đá chiếm số đông, nếu có thua về số lượng thì thì chỉ thua số lượng chó nuôi trong thành phố.
Phải chăng Đặng Xuân Xuyến đặt ra câu hỏi trên là để khẳng định cho lời bình này: “Mà đã là "tiếng gà gáy" sáng ở thành phố thì "tia sáng nằm ngang" có thể chấp nhận vì tính hợp lý: ánh sáng được khúc xạ bởi những ngôi nhà cao tầng.”?
Đặng Xuân Xuyến khen mấy câu thơ:

Ánh đèn đêm phố còn vươn
Còi xe đã xé rách đường tả tơi
Lắng tai nhặt tiếng chim rơi
Tiếng kêu của lá úa rời cành đau

Bằng những từ tìm tòi, sáng tạo, gợi cảm, trau chuốt. Nhưng đọc kỹ ta sẽ thấy không hợp lý: con đường đã bị rách tả tơi thì dòng chảy lưu thông liệu có còn không? Mà âm lượng còi xe khủng khiếp như thế liệu có thể còn nghe thấy tiếng chim rơi, tiếng kêu của lá úa?
Tiếng chim buổi sáng thanh bình trong vườn hoa thì cũng phải nghiêng tai mới nghe rõ như trong câu thơ Định Hải viết:

Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim

Tiếng kêu của lá úa thì trong đêm Côn Sơn chỉ có tiếng chim nhỏ nơi vách núi, tiếng rì rầm của suối mà một chiếc lá đa rụng thì như Trần Đăng Khoa nghe rất tinh mới thấy: Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Vậy thì tiếng chim rơi, tiếng kêu của lá úa trong thơ Nguyễn Xuân Môn to hay nhỏ, là bao nhiêu decibel để nhà thơ nghe được trong cái âm thanh còi xe xé rách đường tả tơi?
Phần phê bình cách sử dụng từ ngữ cẩu thả, thiếu cân nhắc, việc chọn lựa hình ảnh cũng hời hợt, tùy tiện,...cùng những câu thơ nhạt nhẽo, thô kệch trong bài thơ Quê trong phố, mình thấy Xuyến viết rất thẳng thắn, bạo tay và rất đạt.
Đúng là mấy câu thơ:

Quê từ cha “nhiễm” sang con
Trát ngoài “phấn” phố vẫn còn quê trong
Người quê ở phố, quê… bong?
Tôi "quê" trong phố bởi lòng có quê!

Thì đúng là kết cấu lỏng lẻo, ý tứ nhạt nhẽo, nhất khi ông cố dụng tâm “chơi chữ.
Mà như các cụ đã nói: Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.
Nếu muốn nói bằng thơ thì cố học theo Nguyễn Bính:

Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Bằng không thì nói văn xuôi như Nguyễn Huy Thiệp: “Tôi sinh ra ở nông thôn. Bố mẹ tôi là nông dân...”. Chơi chữ mà làm gì?

2.
Về trao đổi riêng với Đặng Xuân Xuyến sau khi đọc bài bình thơ Nguyễn Thanh Lâm của Xuyến, nghĩ là trao đổi riêng hai người thôi, giờ bác Phú Đoàn đã đưa lên trang Văn Nghệ Quảng Trị và Đặng Xuân Xuyến sẽ đưa lên trang nhà. Không biết là mưa hay nắng đây?

NGUYỄN BÀNG                                                
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com

READ MORE - VỀ LỜI BÌNH CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN VỚI BÀI THƠ QUÊ TRONG PHỐ - Nguyễn Bàng

CHÙM THƠ THIỀN CỦA NGUYÊN LẠC


       
                                      Nhà thơ Nguyên Lạc


VẤN NẠN

Cổ độ thuyền về có thật không?
Hình như
tiếng sóng động trong lòng!
Chở ta người hỡi bờ bến ấy
Hãy thắp cho ta
ngọn đuốc hồng!

Vô thường nắm giữ có được  không?
Vẫn thế mây trôi
chuyện đuốc hồng
Nhắc chi hai chữ
sơn cùng thủy?
Có. Không
Khởi. Tận
ở trong lòng!


THỦY SƠN

Sớm mai ngọt lại giấc không
Ấm lặng bình rỗng. Trà không. Có trà
                            (Nguyễn Tú Oanh)
1.
Sơn chẳng có, thủy cũng không *
Hồng tâm soi rạng thủy sơn đó là
Thủy sơn trong cõi ta bà
Hữu sinh hữu diệt lời ta nhớ Người

2.
Không không có có sắc không
Trà không bình có bình không có trà
........................
Ghi chú:
[*] ý nghĩ Có Không - Hữu Vô  của tác giả hiểu từ người xưa đại khái như sau:
- Lúc không biết thì thấy sơn là sơn, thủy là thủy; khi biết rồi thấy sơn không là sơn, thủy không là thủy; khi ngộ ra thì sơn là sơn và thủy là thủy


LỜI NGƯỜI

Ảnh Người trên đóa liên hoa
Lời Người chỉ dạy đường về chân tâm
Thắp lên sáng ngọn đuốc hồng
Khêu lên cho tỏ tấm lòng như nhiên
Quên đi mọi nỗi ưu phiền
Không. Không.
Sắc. Sắc.*
Tâm yên sẽ là

...............
(*) Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc (Tâm Kinh (Heart of Perfect Wisdom Sutra)

                                                         Nguyên Lạc

READ MORE - CHÙM THƠ THIỀN CỦA NGUYÊN LẠC

TÔI VỀ NGHE LẠI TIẾNG XUÂN - Thơ Thủy Điền






TÔI VỀ NGHE LẠI TIẾNG XUÂN

Tôi về nghe lại tiếng yêu
Bên dòng sông nhỏ chiều chiều bên em
Ra đi gần bốn mươi năm
Lời xưa còn....vẳng xa gần bên tai

Tôi về nghe lại tiếng ai
Êm đềm, ngào ngọt đắm say lòng người
Bao lâu thèm khát nửa đời
Như đồng nắng hạn giữa trời trông mưa

Tôi về nghe lại tiếng trưa
Bên cầu giặt lụa đong đưa giọng hò
Nhà bên ai đó thập thò
Nhìn em, cô gái đôi gò má son

Tôi về tìm lại mất, còn
Bao năm sương gió mỏi mòn đợi trông
Tôi về ắp ủ tiếng lòng
Tôi về ngồi lại bên dòng sông xanh


Tôi về nghe lại tiếng Xuân
Người tôi năm ấy như cành hoa xinh
Tôi về nghe lại chút tình
Xuân chưa thốt cạn, giữ gìn bấy lâu.

                                        Thủy Điền
                                       03-11-2018

READ MORE - TÔI VỀ NGHE LẠI TIẾNG XUÂN - Thơ Thủy Điền