Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, October 16, 2018

XÚC CẢM VỚI "MIỀN SÔNG THAO THỨC" - Tuyết Mai đọc thơ Lê Ngọc Phái




Xúc cảm với “Miền sông thao thức”
                                                              Tuyết Mai

Mỗi lần anh Phái ra tập thơ là tôi thấy thời gian năm ba tháng anh bận rộn. Sự bận rộn của anh đôi khi làm tôi chạnh lòng. Lúc đầu hứa không theo anh nhưng rồi thấy anh cô độc trong công việc, tôi lại thấy thương.


Lần này lúc tập thơ “Miền sông thao thức” gần như hoàn tất, chỉ còn thiếu bài của tôi, Tuyết Mai, cảm xúc ra sao khi đọc hết cuốn thơ, tôi lại nhập cuộc.


Có đi với anh qua nhiều tập thơ mới thấy hết sự mềm mại đổi thay của con người anh. Mới thấy một Lê Ngọc Phái lãng mạn và ngọt ngào với người yêu, bạn đời và bạn thơ như thế nào.

Hãy nghe anh viết:

Khát em
Gầy cả cây cành
Bao nhiêu mặt nước giờ thành lũng khô.
                                   (Khát em)

Hay:

Vắng em
Mắt với ngàn trùng!
Môi đêm băng giá
Lạnh lùng tóc sương.
                (Vắng em)

Yêu và nhớ bằng những vần thơ đọc lên nghe lạnh cả người, vì có ai biết con người giữa đời thường đôi khi khác hẳn con người trong thơ không nhỉ.

Như đây:

Hoa quỳnh quên nở, kìa em
Mình anh lặng thức bên thềm muộn trăng.
                        (Muộn trăng)

Hay:

Giữa khuya lặng nhìn em ngủ
Êm đềm nhịp đập con tim
Nụ hoa giật mình chớm nở
Bao năm khao khát đi tìm.
              (Nghe nhịp con tim)

Tác giả cũng là một trong những người rất yêu quê hương, dòng sông Vĩnh Định đã thành ký ức in sâu trong lòng tác giả. Tập thơ nào anh cũng nhắc đến dòng sông tuổi thơ này, khi vui tươi khi nhung nhớ, nhưng gần đây thì gần như tuyệt đối yêu thương:

Sông ôm vào lòng ký ức
Thăng trầm bao kiếp nhân sinh
Nắng mai bồi hồi rạo rực
Buồn vui cùng những mối tình.
                 (Miền sông thao thức)

Thị xã Quảng Trị, nơi anh lớn lên trong những ngày cắp sách đến trường trung học, nơi mối tình đầu nhen nhúm và nơi đã hun đúc nên những vần thơ học trò của anh. Ở đó có Thành Cổ với bức tường thành rêu phong, là một hình ảnh in sâu trong tâm thức mỗi chúng tôi, giờ đi qua ai cũng xao xuyến:

Qua Thành Cổ sao đêm buồn diệu vợi
Phố mơ màng, sông nước mênh mang
............................................................
Bao kỷ niệm giờ biết tìm đâu nữa
Tháng ngày trôi như nước dưới chân cầu.
                      (Chiều qua Thành Cổ)

Thôi cho tôi không viết nữa, chừng đó đọc lên đã thấy ướt át quá đi rồi. Xin hãy đừng để màu tóc làm cho thơ mỏng dần với thời gian nghe tác giả. Có lẽ anh cũng đã thấy sợ:

Gió đêm lành lạnh sương thao thức
Hình như trời đã chớm heo may
Thời gian lặng lẽ trên màu tóc
Sợi khói đời ta mỏng mỗi ngày.
                     (Có gì là lạ)

Hãy cùng nhau níu kéo thời gian, cùng nhau đi đến cuối cuộc đời với những vần thơ mà từ lòng anh gửi cho mọi người:

Ta rồi cũng chẳng còn chi
Xác thân mòn mỏi xuân thì cũng tan
...................................................
Mai kia cuối cuộc tình sâu
Ta thương nhớ mãi phút đầu gặp nhau!
                                  (Mai kia)

Và sự chung thủy với thơ đã quyện vào đời anh đến khó hiểu:

Tình thơ nhan sắc long lanh
Tơ lòng kết sợi đan thành thủy chung.
                                (Tình thơ)

Tôi chỉ viết lên đây những gì tôi tìm thấy khác lạ so với những tập thơ trước đã làm tôi xúc cảm, thời gian và giấy bút không đủ để đi vào từng dòng thơ trong tác phẩm lần này của anh. Cám ơn tác giả đã dành nhiều trang cho tôi, người bạn đời ngày đó và bây giờ. 

Chúc mừng tác giả đã ra được tập thơ mới. Xin mời ai là khách tâm giao với tác giả cùng tôi thưởng thức hết tập thơ này nhé.

 Những ngày cuối tháng 7 năm 2018
                                                 T.M

READ MORE - XÚC CẢM VỚI "MIỀN SÔNG THAO THỨC" - Tuyết Mai đọc thơ Lê Ngọc Phái

Chùm ảnh HOA LAN - Chu Vương Miện







READ MORE - Chùm ảnh HOA LAN - Chu Vương Miện

CA NHẠC THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐƯƠNG THỜI.- Kỳ 3: CA SĨ THỊ TRƯỜNG NGÀY NAY - Lê Thiên Minh Khoa

CA NHẠC THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐƯƠNG THỜI.                                
                       Kỳ 3:  CA SĨ THỊ TRƯỜNG NGÀY NAY
                                                            LÊ THIÊN MINH KHOA

  1. C:\Users\TTC\Pictures\CA KHÚC (In) copy (1).jpg

Phác thảo bìa cuốn sách “9 thập kỷ ca khúc tân nhạc Việt Nam”- Lê Thiên Minh Khoa.

          Lĩnh vực sáng tác, quảng bá ca khúc đã vậy, ở khía cạnh biểu diễn, việc trở thành ca sĩ dễ bề nổi tiếng, nhanh chóng mang lại thu nhập cao đã tạo ra trào lưu đổ xô đi làm ca sĩ. Thậm chí, ngay cả với những người không có giọng hát nổi trội cũng bằng mọi cách để đứng trên sân khấu. Từ một người vô danh, nếu "đầu quân, đầu tư" vào một “lò” nào đấy, với sự hỗ trợ tối đa của                         
công nghệ âm thanh thời hiện đại, lập tức một hoặc một dàn "ca sĩ" ra đời và cứ đà ấy sẽ là những "ngôi sao", "siêu sao"; những pa này nọ... Đời sống âm nhạc hiện nay của nước ta đã "đầy phè" những ca sĩ kiểu đó.

 Image result for cẩm ly
 Ca sĩ Cẩm Ly.

         Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhận xét: “Ca sĩ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát”.
         Có người nhờ sự hỗ trợ của vũ đạo, trang phục sexy mà che đi khuyết điểm trong giọng hát của mình như câu thành ngữ mới: lấy mắt bù tai! Như một nữ ca sĩ trong Oh my chuối được đưa lên trang Youtube với mấy bộ váy áo cũn cỡn, vũ điệu gợi dục mà được chú ý... Hoặc, gây sự chú ý bằng những scandal đời tư hơn là những trau dồi về mặt chuyên môn. Thay vì tìm lối đi riêng, dày công tập luyện thanh nhạc, rèn luyện vũ đạo, tham gia các chương trình âm nhạc có tính chất cống hiến, không ít ca sĩ trẻ mải mê với các gameshow để đánh bóng hình ảnh, hoặc sa vào thể hiện lại những ca khúc mà những ca sĩ nổi tiếng một thời đã hát, như trong các chương trình: Gương mặt thân quen, Giọng ải giọng ai, Gương mặt thân quen nhí, Phiên bản hoàn hảo...

 Image result for Chị em ca sÄ© NhÆ° Quỳnh- Tường Khuê
 Chị em ca sĩ Như Quỳnh- Tường Khuê

          Một số trong họ lại chạy theo thời thượng, hát nhạc lãng mạn tiền chiến và tình  khúc 1945 - 1975, làm “biến dạng”, “méo mó” các dòng nhạc vốn sang trọng, thanh nhã này.
     TS- NS Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN trong bài viết  như là tổng kết đánh giá toàn diện về âm nhạc Việt hiện thời “Âm nhạc Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập quốc tế” đã viết: “Các ca sĩ, các “Diva”, các Sao, các giọng ca dòng nhạc nhẹ nổi lên một thời gian như cồn nhờ công nghệ lăng xê’’.
       Nhiều giọng ca trẻ bắt chước giọng hát, cách phát âm, nhả chữ... đến dáng điệu, y phục, trang điểm, cử chỉ và phong cách biểu diễn của các ca sĩ đàn chị mà quên rằng: trong văn học nghệ thuật nói chung và trong âm nhạc, nói riêng, cả trong sáng tác lẫn biểu diễn, rất kiêng kỵ sự lặp lại người khác. Người nghệ sĩ muốn thành công, trước tiên phải “không giống ai’ nghĩa là phải có phong cách riêng. Thậm chí, Như Quỳnh, ca sĩ của dòng nhạc này, trở về Việt Nam từ Mỹ làm giám khảo cuộc thi Thần tượng Bolero, trong  buổi gặp gỡ báo giới TP. HCM vào đầu năm nay, 2018 cũng chia sẻ: "Họ đang chịu ảnh hưởng và bắt chước thế hệ trước. Nói ra điều này, nếu các ca sĩ trẻ có chê trách, tôi cũng đành chịu. Các giọng ca gạo cội như Giao Linh, Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Hoàng Oanh... mỗi người đều có chất giọng đặc biệt, không thể lẫn lộn. Tôi mong thế hệ sau sẽ có được giọng ca, âm điệu để cất tiếng lên, khán giả không cần nhìn mặt vẫn nhận được đó là ai".

C:\Users\TTC\Pictures\ca Quốc Đại.jpg



       Trong nền âm nhạc thị trường, một số giọng ca nổi tiếng thành danh với những dòng nhạc khác cũng không thể bỏ qua sức hút cũng như lượng công chúng đông đảo của những ca khúc bolero như Cẩm Ly, Quốc Đại, Phương Thanh…  Ngoài ra, một số ca sĩ trẻ như Quốc Thiên, Phương Vy... cũng đã chọn bolero để làm mới mình, trong đó album Quốc Thiên - Tình ca vượt thời gian cũng được đánh giá tốt.
       Điều gây bất ngờ nhất là ba ca sĩ  hàng đầu của dòng nhạc học thuật là Khánh Hòa,  một giọng ca thính phòng vốn "đóng đinh" với nhiều ca khúc về chủ đề người lính, biển đảo, biên cương;  Hoàng Tùng, giải Nhất phong cách thính phòng Sao mai 2003 và Lan Anh, một giọng ca opera sang trọng, đã không chỉ dừng lại ở việc "hát chơi" như Trọng Tấn, Anh Thơ mà còn ra hẳn những album Bolero, đầu tư hòa âm, phối khí mới cho các ca khúc… Có điều  Khánh Hòa, một giọng ca thính phòng nổi tiếng; Hoàng Tùng, vốn được đánh gía là giọng ca có kỹ thuật điêu luyện và Lan Anh, một trong những giọng ca opera nữ số 1 Việt Nam hiện nay khi từ lối hát học thuật của thính phòng chuyển thành chất bảng lảng xưa cũ của những hoài niệm, khán giả cũng không khó để nhận ra họ đã thay đổi, với một cách hát hoàn toàn khác. Cho nên có người đã đặt câu hỏi: Họ hát bolero là vì đam mê thực sự hay là vì chạy theo trào lưu?
      Đặc biệt là Phương Thanh với giọng hát dường như sinh ra cho rock đã khiến khán giả bất ngờ khi ra mắt album Chanh Bolero. Một cách hát nhạc xưa rất lạ, không quá sướt mướt, mùi mẫn,  không sến sẩm, nhưng buồn mà vẫn đẹp, vẫn cao sang của nữ ca sĩ đã trở thành một hiện tượng âm nhạc tích cực của dòng nhạc bolero VN.

Image result for PhÆ°Æ¡ng Thanh
 Ca sĩ Phương Thanh chuyển từ rock      
qua bolero vẫn thanh tao, sang trọng.     

      Nhưng Phương Thanh là trường hợp hiếm hoi, đa số các ca sĩ từng nổi tiếng lúc trước hát tốt, tôi thích, nhưng giờ chạy theo hát nhạc vàng bị mất chất” như ý kiến của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Trả lời phỏng vấn về ca sĩ thị trường ngày nay, ông có những nhận xét rất chân thành, thẳng thắn, bình tĩnh, có trách nhiệm và nhiều trăn trở đối với giới ca sĩ và thậm chí với từng ca sĩ đang ăn khách hiện nay. Có ca sĩ thì “cái gì cũng tốt nhưng đều bị vướng vướng kỹ thuật thanh nhạc nên nhiều lúc nhạc cảm không có, tâm hồn bài hát không có”. Có ca sĩ thì “đóng kịch nhiều hơn là hát, khi diễn tả nội tâm, diễn kịch tính nhưng đóng kịch chứ không thật.”. Có ca sĩ  hát “chỉ nghe vui mắt, vui tai, nghe qua xong rồi thì thôi, không để lại ấn tượng gì hết”. Có ca sĩ  trước “hát cho thỏa đam mê còn sau này, bị gò bó vào kỹ thuật để khoe giọng, và vô tình giết chết tình cảm. Người nào cũng phô trương, tôi phải hát giọng cao tới nốt đó tôi mới là ca sĩ, còn hát chưa tới thì chưa phải là ca sĩ. Cái đó là sai lầm tai hại vô cùng và không ai chấp nhận”.
      Người am hiểu và yêu âm nhạc rất lo lắng khi thấy nhiều ca sĩ nhạc thính phòng được đào tạo về thanh nhạc nhiều năm trong nhạc viện, một số được phong là Nghệ sĩ ưu tú bởi những cống hiến cho dòng nhạc sang trọng, trí thức này, cũng vì đồng tiền đã bỏ sở trường là nhạc hàn lâm của mình chạy qua mảnh đất đang màu mỡ  là nhạc thị trường này. Đáng buồn hơn là khi thấy họ đứng nghiêm trước những lời “úynh giá” của các ca sĩ nhạc sến đàn chị mà họ “khẩu phục”,  vì đứng trước một nền ca nhạc bị thương mại hóa, trong khi chắc chắn họ không “tâm phục”, vì họ chắc chắn đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi một dòng âm nhạc cao cấp hơn  thấm sâu vào tim óc, máu thịt họ nhiều năm rồi!
      Những năm gần đây, người ta còn mời nhiều ca sĩ sến ở hải ngoại về Việt Nam và tổ chức những đêm nhạc “hoành tráng” trên khắp ba miền đất nước để các ca sĩ này hát những bài ca rên rỉ,  nỉ non… một thời. Thậm chí, có nơi còn “sính” hàng ngoại và “đồ cổ quá đà”, đến nổi phải mời họ làm giám khảo cho những cuộc thi ca nhạc, hội diễn do địa phương mình tổ chức để truyền bá một nền văn hóa, văn nghệ mới!
(Kỳ tới: CÔNG CHÚNG CA NHẠC THỜI NAY).
                                             LÊ THIÊN MINH KHOA  
 (Trích trong cuốn  sách “9 THẬP KỶ CA KHÚC TÂN NHẠC VIỆT NAM”-  nghiên cứu, nhận định- Lê Thiên Minh Khoa-  trang 152-155, sắp xuất bản, 2018).
-----------------
Nguồn ảnh: Internet và  các nhạc sĩ cung cấp.


READ MORE - CA NHẠC THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ĐƯƠNG THỜI.- Kỳ 3: CA SĨ THỊ TRƯỜNG NGÀY NAY - Lê Thiên Minh Khoa