Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, August 3, 2018

TA NHẶT - Thơ Hồ Minh Tuấn



                                   Tác giả Hồ Minh Tuấn




TA NHẶT

Ta nhặt giọt nắng chiều
Nắng nghiêng mình thỏ thẻ
Ta nhặt chiếc lá vàng
Lá rung môi tình tự
Ta nhặt mảnh trăng tàn
Trăng cúi đầu bẽn lẽn
Ta nhặt bóng hình em
Giữa đêm dài thổn thức
Nghe tim ta tràn đầy
Lời yêu thương chưa ngỏ
Nghe Thu rơi dịu dàng
Một khúc hát trăm năm
Ta nhặt... ôi ta nhặt...
Giọt lệ buồn mênh mang...

                Hồ Minh Tuấn


Bản dịch ra Anh ngữ


I PICKED UP

I picked up a drop of afternoon sunlight
The sunlight tilted itself to whisper
I picked up a yellow leaf in quiver
The leaf moved lips to tell its own love story
I picked up the late moon recently
The moon blushed and looked down, was shy
I picked up your sihouette passing by
In the long night with quiet sobbing
My heart seemed to be full of feelings
Of loving words not to be given
I felt Autumn make a song softly fallen
A lifetime's love song not to be nice enough
I picked up ! O picked up a passionate love
Only to bath in tears of sadness immensely...!

READ MORE - TA NHẶT - Thơ Hồ Minh Tuấn

MẮC CẠN - thơ - Lê Ngọc Phái


Mắc cạn

Áo xưa mặc chẳng vừa xưa
Tóc xưa còn rối mấy mùa trong nhau
Đò xưa sóng dạt về đâu
Mắt xưa mắc cạn trong màu mắt xưa

                                    Lê Ngọc Phái
READ MORE - MẮC CẠN - thơ - Lê Ngọc Phái

LỖI HẸN -Truyện ngắn - Lê Hứa Huyền Trân

Tác giả Lê Hứa Huyền Trân


LỖI HẸN
Truyện ngắn
Lê Hứa Huyền Trân
         
          Người ta hay gắn ngày chia tay với những cơn mưa, có thể đôi khi họ muốn để cuộc chia tay trở nên lâm li hơn, cũng có khi tất cả chỉ là sự trùng hợp do lẽ bình thường của tự nhiên lại khiến con người nao lòng rồi nói ra lời đoạn tuyệt. Tôi thì khác, ngày tôi với em xa nhau là một ngày nắng cháy, khi mặt trời đỏ lửa, mà thậm chí lời chia tay cũng không thành hình, chỉ là người xa người thế thôi. Có những thứ còn hơn cả lời nói, đó là sự lựa chọn, và sự lựa chọn ngày hôm đó của tôi đã kết thúc mối tình đầu của tôi một cách .. quá nhanh cho ba năm bên nhau tha thiết.
          Mối tình đầu bao giờ cũng thanh tân, cứ như cơn mưa dịu ngọt rơi trong lòng mỗi người. Có thể đôi khi tình đầu thường không sâu sắc quá, chỉ là người thích người thế thôi, rồi bên nhau, rồi hứa hẹn. Tình đầu thường khó thành, nhưng mới yêu thường không nghĩ quá nhiều cho tương lai, chỉ là thích, là ở bên, là tránh những điều phức tạp mà có thể vì tuổi tác còn quá non trẻ để nghĩ nhiều. Tôi tỏ tình với em khi chúng tôi bước vào cấp ba, cái tuổi áo trắng thơ ngây mà mỗi lần được ghép cặp dễ khiến người ta đỏ mặt. Em gật đầu. Đôi má ửng hồng. Tôi ngại ngùng. Tay chắp sau lưng. Và lũ bạn cùng lớp vỗ tay hò reo đủ thứ. Tình cảm thành hình.
          Thời áo trắng của em và tôi là những lần tôi đưa đón em đi học, chiếc xe đạp cũ kĩ của chàng trai ham đá banh lúc nào cũng kêu cọt kẹt. Em là một cô gái yêu âm nhạc, lúc nào cũng để một bên tai phone là tôi, một bên là em và bản mở đầu lúc nào cũng là “You belong with me" của Taylor Swift. Tôi hay đùa em:
-        Tớ lúc nào cũng ở bên cạnh cậu cả nên không cần khi nào cũng “ nhắc nhở” tớ thế này đâu.
        Và em thể nào cũng phì cười:
-        Ai biết được.
         Em không phải là một cô gái hay nói nhiều, em hầu như im lặng mỗi khi chúng tôi ở cạnh nhau. Tôi thì khác, tôi hiếu động, cầm đầu nhiều trò quậy phá trong lớp. Nhiều người nói chẳng hiểu sao chúng tôi có thể ở được cạnh nhau hay bởi vì nam châm trái dấu thường hút nhau. Tôi chỉ bật cười, những lúc ấy em thường hỏi tôi:
-        Có phải đôi lúc cậu nghĩ rằng cậu đã sai khi thích một người vô vị?
         Tôi không phải là chàng trai quá ý tứ nhưng lúc ấy thực tôi chỉ nói ra lòng mình:
-        Tớ thích tình cảm của chúng ta như thế này, nhàn nhạt nhưng bền lâu còn hơn quá nồng nhiệt rồi chóng mau rạn vỡ.
          Hai mảnh ghép cứ như thế đi qua những năm cấp ba, đúng là tình cảm chúng
          Tôi thật sự quá bình yên, thậm chí chưa từng cãi nhau quá ba lần. Khi người này nóng lên thì người kia nhường nhìn, ở cạnh nhau là cả sự tôn trọng hơn cả tình yêu. Chúng tôi thậm chí không để tình càm lấn át những mối quan hệ và cả cuộc sống và thậm chí sau gần ba năm không nguôi thương nhớ tôi cho rằng tình cảm này tôi sẽ giữ mãi về sau.
          Khi chỉ còn những tháng cuối cấp ba, chúng tôi bắt đầu bàn với nhau về đại học. Tôi vẽ lên cả chân trời mới cho cả hai chúng tôi:
-        Cậu thích âm nhạc, tớ thích vẽ, chúng ta sẽ thì vào trường Nghệ thuật và thế là chúng ta tiếp tục ở cạnh nhau.
         Thực ra tôi thích em đến đỗi muốn ở cạnh em và sợ, thật sự sợ một ngày nếu chúng tôi không còn ở cạnh nhau nữa thì tình cảm sẽ nhạt phai. Tôi đã không hề hỏi lựa chọn của em là gì, tôi cũng không nhìn ánh mắt đăm chiêu của em khi tôi “ định sẵn” tương lai cho hai đứa. Hay thực sự tôi đã giả vờ không thấy để tránh việc nghe thấy sự lựa chọn khác của em?
-        Tớ sẽ học ngoài Hà Nội.
-        Vậy chúng ta cùng đăng kí thi ở Sài Gòn nhé, tớ sẽ viết hồ sơ chứ chữ cậu đâu đẹp bằng tớ.
-        Cậu giả vờ không nghe đúng không?
-        … Thế còn tình cảm chúng ta? Hà Nội và Sài Gòn, xa hơn cậu nghĩ đấy. Cậu… không nghĩ gì về chúng ta sao?
-        Không phải tớ không nghĩ. Nếu chỉ vì khoảng cách, chẳng lẽ tình cảm này mong manh thế sao?
         Rồi em quay đi, chúng tôi không nói chuyện với nhau cho đến những ngày
         Tốt nghiệp, rồi tôi nghe tin em đỗ đại học và tôi cũng thế. Trước ngày em bắt chuyến tàu đi Hà Nội, em đã nhắn tin cho tôi:” Tớ vẫn rất thích cậu, nếu ngày mai cậu ra tiễn tớ, tớ vẫn mong tình cảm chúng ta sẽ như xưa, tớ vẫn muốn nếu có chia tay thì ngày ấy là ngày mưa chứ không phải ngày hè nắng cháy như này. Tớ vẫn tin nếu yêu xa tình cảm chúng ta vẫn nguyên vẹn. Còn nếu cậu không đến, tớ sẽ hiểu”. Tôi vẫn thích em, thích lắm chứ nhưng sự cả giận, sự mất tự tin vào chính bản thân mình và rất nhiều lí do khác làm tôi trằn trọc. Chín giờ, em lên tàu, Chín giờ, tôi vẫn còn băn khoăn với những quyết định của mình.
          Rồi tôi chạy tới thật nhanh, nhưng chuyến tàu em đã lăn bánh. Em đi, mang theo cả lời kết nối dang dở của tôi, tôi biết nếu tôi có nhắn tin cho em rằng tôi đã tới nhưng tới trễ em cũng không để chúng tôi quay lại, bởi vì do dự trong tình cảm là điều giết chết tình yêu mất rồi. Là lỗi của tôi, tại sao tôi lại cho rằng sẽ kết thúc ngay cả khi nó chưa bắt đầu, tại sao tôi không thử để tình yêu chúng tôi một lần thử thách? Và ngay cả em, chẳng phải khi yêu xa em cũng sẽ như tôi hay sao nhưng cho tới phút cuối em vẫn tin rằng nó sẽ vững bền.
          “Em muốn ngày chia tay của chúng ta cũng là ngày mưa, để nó giấu đi nước mắt của em”, cô gái đã từng nói với tôi câu đó, bây giờ tôi tin chắc, cả tôi và em, trong lòng đều đã đổ cơn mưa mất rồi.


Tác giả: Lê Hứa Huyền Trân
Hội viên Hội VHNT Tỉnh Bình Định



READ MORE - LỖI HẸN -Truyện ngắn - Lê Hứa Huyền Trân

Châu Thạch và Phạm Sáu bình thơ: LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG “Lạ Đời” mà “Rất Đời” trong tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” của Lê Thiên Minh Khoa.

Bình thơ:
LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG “Lạ Đời”  mà “Rất Đời” trong tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” của  Lê Thiên Minh Khoa.  
                                 Châu Thạch- Phạm Sáu  

 C:\Users\TTC\Pictures\LANG LE TOI (13,5 x 20,5) - chính thức để in..jpg
(Ảnh:) Bìa tập thơ “LẶNG LẼ TÔI”.

           Mấy năm gần đây, trên các trang mạng, các phương tiện thông tin đại chúng đăng thơ lục bát ngắn của LÊ THIÊN MINH KHOA  thành chùm gồm nhiều bài được rút “tít” như một thương hiệu: LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG LÊ THIÊN MINH KHOA. Nay NXB Hội Nhà Văn vừa xuất bản tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” cùa anh, trong đó có phần Lãng Đãng  gồm 34 bài lục bát. Bài viết nầy chỉ xin điểm qua vài bài lục bát ngắn trong đó để lướt qua những nét lãng đãng “Lạ Đời”  mà “Rất Đời” trong thơ lục bát của Khoa.
      Bài thơ lãng đãng “Lạ Đời”  mà “Rất Đời” gây ấn tượng nhất trong tập thơ nầy có lẽ là “Còn lại”:  
                                                      CÒN LẠI…
                                                                   Tặng Nguyễn Trọng Tạo.
Rồi Tiên cũng bỏ Ta bà
Phòng văn còn một Ta và Ma thôi
Đầu hè  một Quỉ lơi bơi
Phật vỗ vai Chúa trốn đời chơi hoang.
      Mỗi bài thơ dường như đánh dấu một thời điểm nhất định. Ta cứ ngỡ thời gian qua đi là ít thời cơ trở lại. Nhưng đời người vốn dĩ nhiều “son phấn”. Thế nên những gì trong dĩ vãng hẳn còn một chút dư âm. Với ai thì tôi không rõ chứ với LTMK chắc sẽ mãi mãi “còn lại...”
      “Còn lại...”. Một bài thơ ngay tự thưở được nghe tác giả đọc (với giọng ngập ngừng vốn có), tôi đã nghe chừng có cảm giác hơi “rờn rợn”.
      Câu đầu tiên: Rồi Tiên cũng bỏ Ta bà. Lạ quá! Tiên ở cõi Ta bà ư? Chưa hề nghe! Thôi cứ tạm hiểu Ta bà = Đại tam thiên thế giới = cõi trần. Thế sao Tiên lại bỏ ra đi? Ôi thôi người đã đi rồi! Có níu kéo chăng cũng chỉ trong tay là hư vô. Vậy thì đã sao? Bên cạnh ta còn nhiều lắm.
     Câu nầy đã có “vấn đề”: Khi bài thơ được đăng, có thi hữu chỉ hiểu nghĩa tường minh, chưa cảm được nghĩa hàm ngôn  của câu thơ, nên comment: “ Tiên sao lại ở trên đời_ Nhà thơ say rượu buông lời bâng quơ”. LTMK trả lời bạn đọc bằng một cách nhẹ nhàng, sau nầy trở thành một bài thơ “độc lập” lại được nhiều người thích và thuộc lòng:
                    CÒN LẠI 2
            Khi xưa Tiên ở trên trời
Yêu người trần thế nên dời xuống  đây
            Người trần khi tỉnh khi say
Nên tiên chán ngán lại bay về trời!  
       Hãy nghe: Phòng văn còn  một Ta và Ma thôi. Đúng quá! Hình và Bóng. Hình là? Bóng là? Hình mà không có Bóng thì là gì? Bóng không có Hình, Bóng có tồn tại không? Ta và em là một thể thống nhất như Bóng với Hình (Phải chăng Ta và Ma chỉ là một).
      Cứ tưởng cuộc đời thế là viên mãn. Nhưng có được đâu vì còn Quỉ nữa cơ mà! Ta đã thống nhất, đoàn viên mà sao Ta vẫn cứ còn bị trêu ghẹo mãi! Quỉ: ai mà thích, ai không bảo là xấu xa? Cái Thiện và cái Ác cứ song song với nhau trêu chọc kiếp người. Ai thắng ai thua xin hãy đợi đấy(!).
       “Đầu hè một Quỉ lơi bơi”. “Đầu hè” thì rất gần, đáng sợ. Tôi thích chữ “lơi bơi”. Theo tôi, Quỉ (dường như không cuống quýt) vẫn loay hoay,  lơ lửng nhưng vẫn bám theo người sẵn sàng ngả theo bất cứ bên nào. Thế mới biết lòng người khó đoán. Nó cứ đánh vào bản lãnh, vào tâm thức của ta.
      Nhưng may quá, câu kết của bài thơ “Phật vỗ vai Chúa trốn đời chơi hoang”  như cảnh tỉnh mọi người: Chớ có thấy đêm đen lan tỏa mà vội thất vọng vì bình minh chậm đến. Cái Thiện (Chúa và Phật) vẫn còn hiện diện, lan tỏa.
    Câu kết bài thơ lại có “vấn đề”. Tết năm 2008, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo (Hà Nội) cùng các nhà thơ: Lê Huy  Mậu, Tùng Bách, Vũ Thanh Hoa (Vũng Tàu)… về nhà LTMK ở Bà Rịa thăm, LTMK đọc bài thơ nầy tặng Nguyễn Trọng Tạo. Anh Tạo nói: “ Đi khắp nơi gặp nhiều nhà thơ minh họa chính sách, tới Bà Rịa, mới gặp một thi Sĩ…”. Sau đó, khi đăng trên nguyentrongtao.org, vì lý do nhạy cảm và tế nhị, 2 câu cuối được biên tập lại thành:
Đầu hè   Quỉ vắng bóng người
Vỗ vai Chúa, Phật trốn đời đi  hoang.
     Câu thơ được “nhẹ hóa” đi. Không phải Chúa và Phật “rủ rê” nhau “đi hoang”, mà chính Quỷ “rủ rê” các Người, như chưa chắc quý Ngài đã theo đâu!
     Bốn câu lục bát, bốn cảnh đời (hay chỉ một). Thoạt nghe cứ tưởng rằng tác giả báng bổ Thánh Thần. Nhưng, nhà thơ đã đưa tay ra kéo xuống và thò tay xuống kéo lên tất cả để hiệp nhất trong một điều vĩnh hằng: Thế mới chính là Đời. Bởi đời là thế! Rất nhân sinh. Rất đời.
         Hai chữ  “Rất đời” là mượn chữ của Linh mục  Đặng Duy Linh (chánh xứ Đất Đỏ) khi cùng chúng tôi nghe nhà thơ lần đầu đọc bài thơ này. Cha nói: “Chúa và Phật bỏ đi rồi, chỉ còn lại một mình  nhà thơ thôi. Nhà thơ không báng bổ tôn giáo mà chỉ nói lên nỗi cô đơn của kiếp người. Rất đời!”…
            Và, đã mấy năm nay, mới bắt gặp lại một “mẫu” tôn giáo. Có lẽ cũng là duyên kiếp chăng?! Trong cõi đời này, khắp cõi nhân gian, mấy ai là chưa gặp cảnh sinh ly tử biệt. Đời là thế (C’ est la vie) và thế chứ là đời. Hai thái cực trong cõi thiên hạ phong trần: Đúng- Sai, Hay-Dở, Tốt-Xấu, Được-Thua, Còn- Mất, Thị- Phi, Sắc – Không… Là lẽ thường tình, ai thuộc thái cực nào thì sẽ được tận hưởng thức mà mình vốn dĩ “có được”! Nhưng có một điều sẽ xảy ra ở cả hai đầu: Mâu-Thuẫn. Đó là Đi và Về. Hãy nghe LÊ THIÊN MINH KHOA diễn đạt:   
                       
                                    ĐI- VỀ
                                                                         Tặng Mặc Phương Tử
               Người đi, am bặt kệ kinh
Nhẵn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ
               Người về bồ tát làm thơ
Khói tỏa sen nhập nhoà bờ sắc không
       Đi ư? Ai lại không đi? Không muốn đi? Không đi thì sẽ không bao giờ đến đích- Cái mà mỗi người đều vọng tưởng. Đi… Có nhiều lí do, có nhiều cách. Nhưng, với LTMK, đi ở đây là chia lìa, chia ly (sinh ly). Đã chấp nhận đi- không những thế mà còn phải đi – Thì luôn có sự giày vò bứt rứt, thậm chí kiệt vọng. Mệt mỏi vô cùng! Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng do dự “Đi đâu lanh quanh cho đời mỏi mệt”. Nhưng dẫu sao cũng còn “ một cõi đi về”. Khi đi chắc ai cũng từng ưu tư khắc khoải. Vì đi là:
          Người đi, am bặt kệ kinh.
Nhãn lồng chín rụng lặng thinh hương chờ.
        Trong mỗi con người đều có một cái AM rất riêng tư. (tôi thường gọi đó là “góc lập dị”) chính vì vậy mà trên đời này có ai giống ai hoàn toàn đâu! Nếu là người đơn thân lẻ bóng thì khi đi rồi còn đâu tiếng kệ tiếng kinh? Như vậy còn đâu là cõi nhân gian? Hơn nữa, ở đây còn hương nhãn đợi chờ nữa cơ mà. Vậy ắt là đúng cảnh kẻ ở người đi. Vậy thì sẽ có ai đó thốt lên “Người đi, ừ nhỉ, người đi thật” (Tống biệt hành – Thâm Tâm).
          Phải cất bước ra đi, nào ai muốn thế! Cuộc đời xoay chuyển đổi dời, mấy người cưỡng lại được đâu! Thôi đành “cũng liều nhắm mắt đưa chân – Thử xem con tạo xoay vần đến đâu’ (Truyện Kiều Nguyễn Du). Chỉ xin nhắn nhủ một điều: Dẫu có cách xa nghìn trùng diệu vợi, người hãy chắt chiu từng giọt mật hiếm hoi giữa đời, đẻ khi hội ngộ ta có đủ tư thế để niềm vui vỡ òa, thắm đượm bao ngọt ngào tích tụ, quên đi những phiền não ưu tư. Ngày tái ngộ, nếu được như thế hẳn là chẳng có niềm vui nào có thể sánh bằng.
         Có những người tự nhủ “một đi không trở lại”(Nhất khứ bất phục phản). Thế thì đau đớn quá! Đau vì vô vọng, vì thất vọng đến đỗi tuyệt vọng. Nhưng người đi trong bài thơ này đâu phải thế. Vì sao đi? Chưa rõ! Nhưng chắc hẳn trong sâu kín tâm tư đã có dấu vết sự quay về. Đó mới là tuyệt hảo. Mà về thì:
Người về bồ  tát làm thơ
Khói tỏa sen nhập nhòa bờ sắc không
      Như đã nói ở trên, ở đây có “hương chờ” nên người đi sẽ về. Nếu là người chấp nhận cảnh đơn chiếc thì ít ra trong thời gian đi cũng lĩnh hội được ít nhiều bổi bổ ích. Người đi là đơn thân hay có người chờ đợi đều có “thu nhập” qua suốt quãng hành trình. Sẽ có “khói tỏa sen”. Đã nhắc đến cõi Phật thì không thể không nhắc đến “Sắc – Không”thực tế hay hư vô? “nhập nhòa bờ sắc không” ư? Lại “nhập nhòa” nữa chứ, nếu “khói tỏa sen đến (hay tỏa) đôi bờ sắc không” thì dứt khoát rồi. E rằng ở đây có sự bối rối suy tư dằn vặt. Nhưng người đã từng trải thì ắt có sự dứt khoát lựa chọn. Thiên về “sắc”? Quá tốt. Vì đã qua thời gian thử lửa, lẽ nào lại sa vào những lỗi lầm? Còn đã ngộ về “không”? Càng tuyệt vời hơn. Bởi lẽ khi con người đã rũ bỏ được mọi bụi bậm chốn trần ai, bước vào cảnh giới cao nhất, lòng không động, còn gì vướng bận đâu! Mọi hỷ, lạc, ái, ố, dục, nộ, bi chỉ cần một cơn gió thoảng là tiêu biến vào hư không.
         Ngày về dẫu có thế nào cũng là ngày vô cùng đáng nhớ. Đau buồn ư? Ngỡ ngàng ư? Hạnh phúc tuôn trào ư? Ai biết được! Mà ai cũng mong đó là ngày tuôn tràn những nhớ nhung mong mỏi. Tất cả tâm tư tình cảm dồn nén bấy nay bật trào thành niềm hứng khởi vô biên. Có lẽ so sánh với sự thức dậy của hỏa diện sơn sau ngàn năm ngủ yên cũng còn khập khiễng. Tôi chợt nhớ đến bài kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm đòi Lý  ‘Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”. Cần gì phải đi khắp chốn? Lặn lội trong bể khổ trầm luân nhân thế này cũng quá đủ rồi. Qua rồi. Ta hạnh phúc lắm thay vì “người về bồ – tát làm thơ” cơ mà và mỗi người cũng đã phải đang hoặc sẽ thành một “Như Lai” đấy thôi.
      Người ta nói Bùi Giáng là nhà thơ điên,  không biết ông có điên hay không, hay tại vì ông quá trổi hơn đời nên đời nói ông điên.  Mỗi khi đọc thơ Bùi Giáng, thì lại nhớ đến những bài thơ  lục bát ngắn của một nhà thơ hiện nay: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa.
      Lê Thiên Minh Khoa là nhà thơ lạ đời. Khoa lạ đời ở chổ có mái tóc bồng bềnh trên khuôn mặt toàn xương mà nhìn vào thấy ngay mình rất dễ làm thân, lại có giọng nói ngập ngừng… mà nghe thấy hay như những bài thơ.
     Những cảm nghĩ về Khoa có lẽ chủ quan nhiều vì do yêu thơ Khoa cũng như một thời chúng tôi yêu thơ điên Bùi Giáng. Lê Thiên Minh Khoa có nhiều bài thơ hay, có bài đã được đưa vào làm giảng văn trong nhà trường, nhưng những cái đó thì cũng như những nhà thơ thành danh khác. Cái lạ đời khác của Lê Thiên Minh Khoa đối với chúng  tôi là những bài thơ ngắn, nhất là những bài lục bát. Những bài thơ ngắn của Khoa không rắc rối ngữ từ như thơ Bùi Giáng, không “tối nghĩa” như thơ Bùi Giáng, nó như vọt miệng nói ra mà sao đọc rồi cứ nghe nhưng nhức trong người như có một vết thương chẳng chịu lành, cứ nghe khang khác trong lòng giống như có điều chi mắc mứu mà không thể nào giải được. 
         Nhắc đến Bùi Giáng, chợt nhớ  đến bài viết “Thay lời Tựa” cho  tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” của nhà thơ Hoàng Quý, trong đó ông cũng liên tưởng đến nhà thơ Bùi Giáng khi đọc thơ Lê Thiên Minh Khoa:
        “ Những bài thơ hớp hồn tôi nhất là Lục Bát Lê Thiên Minh Khoa! Có một chút gì đó như biến ứng mà tôi gọi là “ngôn ngữ Bùi Giáng bắc sang Lục Bát Lê Thiên Minh Khoa” mà vẫn là Khoa, rất… Khoa:
   “Và anh uống rượu bây giờ
Là trăm năm rớt bên bờ tử sinh
     Và anh uống rượu một mình
Là anh uống với bóng hình em thôi
     Và anh chén rượu mồ côi
Là tôi cộng lại với tôi hai người
     Và anh chén rượu em mời
Là em cộng với tôi rồi bằng không


     Và anh ngó em tắm rằm
Xiêm y rớt xuống, bóng trăng say mèm”
                                            (Và anh…)
       Giời ạ! Bài lục bát hay ngất ngư tôi không còn biết diễn đạt tâm trạng mình khi được thưởng thơ thế nào. Thì đấy, cái váng vất “ngôn ngữ Bùi Giáng” phiêu trong từng câu tượng hình ngay kia Khoa đã dụng dụng thành. Nó “ngon, thơm, đê mê” như một ly cocktail pha theo cách Lê Thiên Minh Khoa bằng tinh liệu chắt gạn trong kho hương ngôn Bùi Giáng và hương ngôn họ Lê. Hình như không chỉ Khoa, nhiều thi bản tôi đã đọc của thi sĩ A Khuê và các thi sĩ cùng thời với ông đều có dư vang âm hưởng thiên bẩm họ Bùi. Tôi coi đấy là tiếp nối tinh hoa được bắc tới từ người xưa. Cái khó là khi tiếp nối các tài nhân anh dụng thế nào?!”
          Và  Lê Thiên Minh Khoa cũng có lúc lên cơn vì tình, không như Bùi Giáng nhưng cũng có thể gọi là điên, cái điên của những kẻ lạ  đời:
                         Từ trong góc núi lên cơn
                         Về góc phố hỏi em còn đó chăng
                         Ngó lên ngó xuống ngó quanh
                         Uống ly đen nóng lại băng về rừng.

                         Hôm sau thèm được lên cơn
                         Về góc phố hỏi còn không cô nàng …
                                                            (Lên Cơn)                                                                                           
       “Lên cơn” là triệu chứng của sự co giật. Minh Khoa không “lên cơn” ở cơ thể nhưng “lên cơn” ở  tâm hồn. Anh biết phương thức làm hạ không cho co giật. Đó là về góc phố thăm em. Cái lạ của bài thơ là chỉ nơi nàng ở đã chửa được bệnh lên cơn của chàng. Câu thơ “Ngó lên ngó xuống ngó quanh” chứng tỏ là không có nàng ở đó nên đành phải “uống một ly đen nóng lại băng về rừng”. Thế mà hôm sau lại thèm “lên cơn” nữa. Bài thơ không cần giải thích thì ai cũng biết đây là anh chàng yêu dại yêu khờ, yêu như ma đuổi. Phải hiểu rằng tác giả đã biết không có nàng ở đó nhưng cơn động kinh thôi thúc phải đi. Còn nếu đến đó rồi mới biết vắng nàng thì bài thơ thường tình và sự lên cơn cũng bình thường như bao người yêu khác. Nhà thơ lặp đi lặp lại các chữ “em còn đó chăng”, “còn không có nàng” thể hiện về sự ảo tưởng nàng vẫn chưa đi, nàng còn quanh quất đâu đây nơi góc phố. Câu thơ “Hôm sau lại thèm được lên cơn” thể hiện bệnh đã thành mãn tính đến cử lại lên. Đọc bài thơ ta thấy hiện lên một anh chàng cuồng si chạy đi rồi chạy về giữa rừng và phố, giữa phố và rừng, theo đuổi một tình yêu không tưởng, nhưng trong đó cũng hiện nguyên hình chính ta, có điều cường độ yêu trong ta chỉ bằng góc nhỏ của Minh Khoa . Đọc bài thơ ta thấy chất nghệ sĩ khùng khùng thật đáng yêu, và trong ta biết bao xao xuyến trong lòng  khi liên tưởng cuốn phim quay cảnh đi, về của anh người rừng làm thi sĩ đang yêu.
      Trong thơ lục bát  ngắn của Minh Khoa, có những từ ngữ  “quen mặt” mà được dùng rất “lạ đời” nên rất  đắt địa và bất ngờ, gây khoái cảm và đồng điệu ở người đọc. Chính chúng nâng văn bản tưởng như văn vần lên thành THƠ. Chẳng  hạn, trong bài Chân dung tự  họa (III)”, nhà thơ  viết:
            sáng mai thấy ta vẫn còn
    buồn năm phút tại Diêm Vương nuốt lời
             ta không là kẻ chán đời
      là ta chán ngán làm người
                                                 như ta
      Nếu như nhà thơ viết “làm người trần gian” hay “nhân gian, dương  gian” thì là văn vần, ước lệ, lặp lại, là hơi..  “sến”. Rất may là anh đã viết như thế, “như ta”. Chỉ một từ ngữ đã biến bốn câu tự sự, tự họa thành thơ,  mà là thơ hay.
      Cảm ơn nhà thơ đã cho chúng  tôi những dòng thơ đẹp  
       Cảm ơn nhà thơ đã truyền vào hồn chúng  tôi nỗi nhớ khôn nguôi và rất ngọt ngào.  
        Lục bát lãng đãng  Lê Thiên Minh Khoa còn nhiều, nếu viết hết thì sẽ rất dài trang giấy. Hy vọng giới thiệu một vài bài thơ lục bát ngắn của Khoa để mở cửa cho ai đó đi vào vườn thơ, ngắm hoa đơn sơ mà hương thơm` đậm đà thi vị và lạ lẫm biết bao!
      Cũng như để kết thúc   cho bài đã dẫn trên, nhà thơ Hoàng Quý viết:                   
     “Có khi, đọc Lục Bát Lê Thiên Minh Khoa chả cần lời bình. Tôi những muốn thưa rằng có một vườn Lục Bát Lê Thiên Minh Khoa tươi an nhiên trong cánh đồng Thơ Việt. Vườn lục bát của họ Lê luôn luôn hiện lộ và tỏa hương sắc riêng. Thứ hương thơm ấy có quyền dán nhãn  Made in Lê Thiên Minh Khoa!”
                                                                                               
                                                Phạm Sáu – Châu Thạch
   (Trích từ phần PHỤ LỤC của tập sách LẠI NGHĨ VỀ THƠ (phê bình- tiểu luận_ LTMK, sắp XB, 2018).




CHÙM THƠ LÊ THIÊN MINH KHOA 
(Nhà thơ Hoàng Quý chọn)
Lặng lẽ tôi
Trở về thành phố cũ tìm em 
Lặng lẽ mưa bay về ngôi nhà cổ 
Phải phiêu bạt qua bao mùa dâu bể 
Em sang ngang đã mấy chuyến đò rồi!...
Trở về thành phố cũ tìm nhau 
Như Từ Thức trở về cố xứ 
Bạn học cũ đứa chân trời góc bể 
Đứa tuổi xuân cát bụi lâu rồi
Trở về trướng xưa thăm hỏi thầy cô 
Tường đá xám rêu phong đếm tuổi 
Bác phu trường già run run tay chổi 
Thầy cô ơi, thành thiên cổ hết rồi!
Chỉ còn tìm đến giáo đường xưa 
Mưa tháng bảy lạnh hơn ngày trước 
Không có em,liễu rũ hoa tái nhợt 
Thánh giá nghiêng buồn trong tiếng chuông nghiêng...
Trở về thành phố cũ tìm xưa 
Hoa phượng tím tàn rồi, không gặp được 
Hoa đào đỏ mùa này chưa đến tiết 
Tôi tìm xưa mà... tôi gặp tôi thôi!... 
 
Về Tiền Giang
Mùa mưa tìm về thăm Tiền Giang 
No tròn đôi má mận Trung Lương 
Vườn dâu Chợ Gạo ngoan hiền quá 
Cổ Tự còn in bóng Vĩnh Tràng
Thuyền ngang Sông Cữu qua Rạch Miễu 
Cồn Phụng danh lam xứ Kiến Hòa 
Mỏ Cày kẹo ngọt thơm tình đất 
Trĩu nặng dừa say đợi khách qua
Mấy năm rồi cái chi cũng lạ 
Cây thêm trái giọng hò thêm ngân 
Tiếng em hay cả tình em đó 
Thương nhớ lâu rồi thương nhớ thương...
Anh hẹn ngày về mai mốt nữa 
Phù sa theo lũ thấm đồng xanh 
Thơ ươm sức sống lên cây mạ 
Cho má em hồng trong nắng hanh! 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpgMỹ tho, 1973 
 
Đà Lạt Tím
Em áo tím phượng chiều thu tím 
Anh bâng khuâng năm ngả bâng khuâng 
Bằng lăng tím nhòa bên hồ vắng 
Mấy ngả đường mây tím mù sương...
Đà Lạt vòng vèo bụi bờ tím ngát 
Tím bông cỏ hoang bên tím cẩm tú cầu 
Anh hoang dã đi bên em thánh thiện 
Được khoan dung trong sắc bao dung
Đà Lạt tím 
Tình người tím biếc 
Hương bình yên thầm lặng say người... 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpgĐà Lạt, 19/8/2003 
 
Là ai
Là ai tâm Phật thân Ma 
Nhập nhòa một bóng chợt xa, chợt gần 
Chợt phong vân, chợt phù vân 
Thương đời, đời loạn, thương thân, thân nhàu 
 
Nhặt nhành hương sắc tháng ba 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpgTặng nhà thơ Lê Khánh Mai, nhân ngày sinh nhật bạn, 29.3.
Một ta đi dạo quanh đê 
Nghe trong ta níu ta về với xuân 
Phím lòng không gõ cũng ngân 
Tường vi lỡ héo, tầm xuân lỡ mùa 
Nép vào nhau dưới bóng trưa 
Ngó qua ngó lại nhập nhòa hàng xoan 
Đầu ghềnh lều cỏ mấy gian  
Kẻ tìm người núp ngỡ ngàng gần xa...
Nhặt nhành hương sắc tháng ba 
Đặt lên lá cỏ thành hoa tặng Người...
Rưng rưng
Rưng rưng rượu đến mềm môi 
Rưng rưng tôi nhớ cái người tôi thương 
Men trong tám hướng bốn phương 
Rưng rưng tiễn biệt người thương tôi về!
Tự họa
1. 
Hơm qua thơ rượu Tơ – 
Tình 
Sáng mai hết rượu 
Thấy mình mất thơ
2. 
Hôm qua thơ rượu Tơ – 
Tình 
Sáng mai hoang đãng 
Thấy mình mất tiêu...
3. 
Sáng mai thấy ta vẫn còn 
Buồn năm phút lại Diêm Vương nuốt lời 
Ta không là kẻ chán đời 
Là ta chán ngán làm người 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpgnhư ta 
 
Còn xưa 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpgTặng Hoàng Quý
Còn xưa mây thả lưng đồi 
Còn em mấy độ thu rồi chưa bưa 
Nghe chừng ngượng ngập chân đưa 
Nghe nay nằng nặng, nghe xưa nhẹ hều!... 
 
Và anh...
Và anh rượu uống bây giờ 
Là trăm năm rớt bên bờ tử sinh 
Và anh uống rượu một mình 
Là anh uống với bóng hình em thôi 
Và anh chén rượu mồ côi 
Là tôi cộng lại với tôi hai người 
Và anh chén rượu em mời 
Là em cộng với tôi rồi bằng không
Và anh ngó em tắm rằm 
Xiêm y rớt xuống bóng trăng say mèm... 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpghttp://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpg29/1/2016 
 
Và em...
Và em 
Và tôi 
Và thơ 
Và dăm ly rượu 
Và chờ đêm qua 
. 
Và Không 
Và Phật 
Và Ma 
Hội nhau trong cõi ta - bà 
Rong chơi 
. 
Và em 
Và tôi 
Và ai 
Và trăm năm 
Vẫn nhớ hoài ngàn năm 
. 
Và ngàn năm 
Nhớ xa xăm 
Và xa xăm nhớ lầm 
Than kiếp người!... 
http://chimvie3.free.fr/baivo/hoangquy/blanc.jpg Khai bút xuân Bính Tuất 
 
Đôi khi...
Đôi khi bỏ bể về rừng 
Ngó anh cọp ốm chợt lòng từ tâm 
Nửa chừng sương rót lâm râm 
Một, hai, ba, bốn, năm châm giọt buồn 
 
(Chọn trong trong tập: Lặng lẽ tôi - 
Thơ Lê Thiên Minh Khoa - NXB Hội Nhà văn, 2018)






READ MORE - Châu Thạch và Phạm Sáu bình thơ: LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG “Lạ Đời” mà “Rất Đời” trong tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” của Lê Thiên Minh Khoa.