Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Sunday, April 8, 2018

GẶP BẠN Ở VŨNG TÀU - Thơ - Đức Tiên.


Đức Tiên
Gặp bạn ở Vũng Tàu
           Tặng Lê Thiên Minh Khoa

Bốn mươi năm lăn lóc có thừa
Từ miền Trung dạt vào Nam Bộ
Chiều quán gió người như bốc lửa
Phút gặp nhau cụng ly đồng hương

Bốn mươi năm cuộc sống tha phương
Nết ở nết ăn miền Trung nắng bỏng
Quần áo lôi thôi râu cằm lởm chởm
Có hề chi hào nhoáng cóc cần

Cứ du lãng cho hết đời phiêu bạt
Ngày vô tư rồi đêm cũng vô tư
Nay Vũng Tàu mai kia Bà Rịa
Đất phương Nam bè bạn không từ

Mai mốt lại về quê gió nắng
Cứ nhớ nhau hoài phút giao hoan
Không có chi bằng tình quê cũ
Tay nắm bàn tay nước mắt tràn...
            Vũng tàu 13-12-2010

           Đức Tiên
(Đông Hà, Quảng Trị)

*****
Lê Thiên Minh Khoa gởi đăng.
READ MORE - GẶP BẠN Ở VŨNG TÀU - Thơ - Đức Tiên.

HOA VƯỜN NHÀ - Chùm ảnh - Chu Vương Miện








READ MORE - HOA VƯỜN NHÀ - Chùm ảnh - Chu Vương Miện

LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG (2) - Chùm thơ - Lê Thiên Minh Khoa

Ảnh: Nhà thơ Lê Thiên Minh Khoa qua ký họa của Họa sĩ Trọng Lộc.



LỤC  BÁT LÃNG ĐÃNG (2) 
CHÙM THƠ
LÊ THIÊN MINH KHOA


                      
ĐI…

Đi dọc rồi lại đi ngang
Đi lên đi xuống đi làng nhàng chơi
Bỗng người lạ mặt  quàng vai
Thì ra tôi gặp thằng tôi ấy mà!...


ĐÔI KHI…
                   
đôi khi bỏ bể về rừng
ngó anh cọp ốm, chợt lòng từ tâm             
nửa chừng sương rót lâm râm
một, hai, ba, bốn, năm châm giọt buồn !...


NGỠ…
           
Giữa trưa mà tưởng khuya rồi
Nửa khuya lại ngỡ mặt trời đang lên           
Sông Xoài xuôi chảy  sông Dinh (*)
Tình anh ngỡ ngược chảy lềnh láng em
              Sông Dinh, Bà Rịa, 01.4.2017.

(*): Sông Xoài là thượng nguồn sông Dinh, còn giữ một phần tên cổ gọi chung cả 2 con sông là sông Mô Xoài chảy qua xứ Mô Xoài (Mô Suy) xưa,  tức tỉnh BR-VT ngày nay.


NHẶT NHÀNH HƯƠNG SẮC THÁNG BA
               Tặng nhà thơ Lê Khánh Mai, nhân Sinh Nhật của bạn.

        
Một ta đi dạo  quanh đê
nghe trong ta níu ta về với  xuân         
phím lòng không gõ cũng ngân
tường vi lỡ héo, tầm xuân lỡ mùa         
nép vào nhau dưới bóng trưa
ngó qua ngó lại nhập nhoà hàng xoan          
đầu ghềnh lều cỏ mấy gian
kẻ tìm người núp ngỡ gần lại xa
          
Nhặt nhành hương sắc tháng ba
đặt lên lá cỏ thành hoa tặng Người...

                       LÊ THIÊN MINH KHOA
                       (Trích từ tập thơ “LẶNG LẼ TÔI” của LTMK, sắp xuất bản- 2018)


READ MORE - LỤC BÁT LÃNG ĐÃNG (2) - Chùm thơ - Lê Thiên Minh Khoa

QUAN TRƯỜNG - Thơ





QUAN TRƯỜNG
(Tặng Nguyễn Minh, bạn tôi)

Nào, cứ uống, đếch gì mày phải ngại
Làm “quan to” ngã ngựa cũng chả hèn
Thiên hạ cười. Thây kệ thiên hạ soi
Mày giả xỉn để đời thôi khốn nạn.

Ừ, đời thế. Qua cầu thì hại “bạn”
Dấn quan trường sao mày chả chịu “khôn”
Đục kín dòng mày lại cố gượng trong
Chúng nó đập bởi mày không chịu hỏng

Ừ. Thế nhé. Lấy gia đình làm trọng
Cứ vui đi, mặc thiên hạ vào tròng
Tiếc làm gì mấy thứ của phù du
Thiên trả Địa, đếch gì mày cay cú.

Nào. Uống nhé! Kệ cha thiên hạ đú
Nào. Cứ say! Mặc mẹ thiên hạ cù
Tao với mày trận nữa ngoắc cần câu
Cho trôi tuột trò nhố nhăng thế sự.

      Hà Nội, chiều 03.04.2018

       ĐẶNG XUÂN XUYẾN

READ MORE - QUAN TRƯỜNG - Thơ

ĐỌC “GÁNH HÁT” THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch


     
          Nhà bình thơ Châu Thạch


           ĐỌC “GÁNH HÁT THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN 
                                                                            Châu Thạch

Có thể nói bài thơ nầy không hợp sở trường để Châu Thạch viết cảm nhận. Châu Thạch ít thích nhừng bài thơ viết về hiện tượng xã hội. Thế nhưng, như đã từng nói, hình như Châu Thạch tôi có cái duyên tiền định với Đặng Xuân Xuyến và Du Thụy Khúc. Thơ hai người nầy luôn luôn đem đến cho Châu Thạch một sự xao xuyến trong lòng, buộc phải xuống bút để ngủ cho yên.
Đọc “Gánh Hát” ta biết ngay nhà thơ đề cập đến một hiện tượng đã xảy ra nhiều lần ngoài đời, trong mọi thời đại, tại các nơi cầm cán cân công lý để xét xử những người có tội.
Đọc “Gánh Hát” ta biết ngay nhà thơ khuyên nhủ (nhưng thật ra là miệt thị) những kẻ phạm tội mà còn tráo trở khi đứng trước vành móng ngựa, dùng mọi hành vi giả tạo, đóng kịch để lấp liếm, hòng đánh động lòng trắc ẩn của quan tòa và dư luận quần chúng.
Những con người như thế ta thấy đầy dẫy trên các phim Bao Công xử án thuở xa xưa, nhiều nhất ở bọn quan quyền hút xương máu nhân dân. Đáng tiếc thay, chuyện ngày xưa tưởng đã lạc hậu, ngày nay vẫn còn mà lại còn sống sượng hơn nhiều.
Nhà thơ vào đề khuyên bị cáo hãy ngẩng mặt lên:

Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo đổi

Đoạn thơ cho ta thấy, bằng những lời đanh thép, có chút mỉa mai, nhà thơ Đặng Xuân Xuyến kích động cái chất Người trong con người của bị cáo, để anh ta ngẩng cao đầu, đối diện với sự thật được công bố trước mắt. Nhà thơ dùng các chữ “con hát”, “đắp điếm nụ cười”, “đừng ép niềm tin” để gián tiếp cho người đọc thơ biết bị cáo là người có tội, đang đóng kịch bỉ ổi trước quan tòa.
Đoạn thơ kế tiếp, nhà thơ đã vạch mặt tên hề mang khuôn mặt giả tạo bằng những luận chứng vô cùng sắc sảo:

Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn.

Đọc đoạn thơ nầy ai cũng thấy thú vị bởi đã làm lộ tẩy những điều tội phạm dùng dáng dấp của mình để che giấu tội ác.
Đây không phải là những lời thơ kẻ cả mà Đặng Xuân Xuyến phát ngôn trịch thượng. Đây là những lời thơ mà Đặng Xuân Xuyến thay mặt công lý kêu gọi lương tri của người phạm tội. Những lời thơ nầy có ở tất cả trong lòng bạn đọc, những người yêu sự thật, ghét dối trá sẽ thấy hả hê khi đọc nó, vì Đặng Xuân Xuyến đã nói thay lời muốn nói của họ.
Quả thật ở thời đại nào cũng thế, những tên hề đóng khéo nhiều khi làm mềm yếu trái tim xã hội, có khi là cả một phần nhân loại. Không thế thì không có một Hit-Le kéo cả một thế hệ theo ông ta, làm tan nát thế giới, đến nay đảng của hắn vẫn còn tồn tại dầu yếu và “hoạt động” trong bóng tối. Không thế thì một tên tướng cướp Ba-Ra Ba không được dân Do Thái biểu quyết tha tội để giết Chúa Jêsus. Không thế thì Bao Công không phải xử đi xử lại nhiều lần và nhiều phen xin từ chức trước vua. Thời đại nầy cũng thế, những tên tội phạm có đủ sự lừa lọc, dối trá để kích động tình thương của một lớp người nhẹ dạ, dễ tin để khóc cho chúng, xin tha tội chúng và nguyền rủa những người cầm cán cân công lý. Trong đoạn thơ áp chốt nầy Đặng Xuân Xuyến đẫ đối thoại với những con người ấy:

Thôi nín đi mấy anh mấy chị
Thương vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông con không cần chi tiêu tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.

Nhà thơ đã dùng lời thơ nhẹ nhàng để như giải thích, như phủ dụ, như tâm tình, lột cái vỏ bọc của bọn ác bá, bày cái mặt thật xấu xa của bọn tội phạm trước ánh sáng, mở mắt mù tối của những quả tim “thật thà là cha đứa dại”.
Ở khổ thơ chót, Đặng Xuân Xuyến đã kết lại một lời ngắn gọn cho cả hai hạng người, bọn tội phạm đóng kịch trước vành móng ngựa và bọn thương vay khóc mướn vỉ tiền thuê cũng có, vì áp lực cũng có và vị cái ruột ngựa dễ tin lời tuyên truyền xảo trá cũng có vậy: 

Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn.

Có người cho rằng cũng khó tin vào sự đúng, sai của quan tòa. Thật ra chủ ý của bài thơ là lên án bọn tội phạm làm hề để qua mặt công lý. Vấn đề của nền tư pháp nằm ngoài bài thơ. Quan tòa dầu công minh hay không công minh cũng không bao giờ xét xử theo sự cúi đầu, quệt nước mắt, van xin tha thứ của bị can, kể cả làm thành “Gánh hát” trước vành móng ngựa. Ngoài quan tòa ngồi trên cao còn hàng vạn, hàng triệu triệu quan tòa là quân chúng nhân dân. Đây mới thật là quan tòa quan trọng.
Bài thơ có một kết cấu vô cùng chặt chẽ, sít sao từ khổ thơ trên qua khổ thơ dưới. Bài thơ có lý luận hợp lý, có lúc đanh thép, có lúc khích lệ, khuyến dụ, chuyển tải đến người đọc một hình ảnh đã có từ thời xa xưa nhưng là thời sự sống động trong hiện tại. Đọc bài thơ nhắc cho chúng ta và những ai ngồi ở chỗ chức cao trọng vọng hãy giữ lương tri của mình để làm con Người chớ không làm con ngợm khóc lóc xấu xa.

Đà Nẵng, 02/04/2018
CHÂU THẠCH
ĐT: 0929128967 - 05113894610



GÁNH HÁT

Ngẩng mặt lên anh
Quệt nước mắt đi anh
Dừng thôi mấy trò “con hát”
Đời vốn đủ đắng cay mặn chát
Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời
Đừng đắp điếm nụ cười
Đừng ép niềm tin đem tráo đổi
Chẳng phải quan tham
Chẳng cố phạm sai lầm
Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử
Hà tất khiếp lòng người giận dữ
Chẳng sợ làm ma trong tù
Chẳng sợ tòa tuyên án tử
Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn.

Thôi nín đi mấy anh mấy chị
Thương vay khóc mướn thế đủ rồi
Bữa sáng người ta ăn
Bằng cả tháng nhà đông con không cần chi tiêu tằn tiện
Chai rượu người ta uống
Hơn tháng đẫm lưng mồ hôi đám người lao động
Người ta ở nhà lầu
Người ta đi xe hơi
Con cái ngông nghênh tiêu tiền chẳng phải nghĩ
Tiền ở đâu ra
Của ông của cha
Hay thiên hạ xót nghèo đã nhón tay “lại quả”.

Đúng sai đã có quan tòa
Anh hãy ngẩng cao đầu
Thử một lần làm đấng trượng phu
Và đám mấy người kia
Đâu cần rủ nhau khóc mướn.

Hà Nội, sáng 16 tháng 01.2018
ĐẶNG XUÂN XUYẾN


READ MORE - ĐỌC “GÁNH HÁT” THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN - Châu Thạch

CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ TÚ XƯƠNG




CỤ TÚ XƯƠNG

một lũ đi theo đường cuả cụ
không tù rục xác cũng culi
trăm năm cái ngày cụ ngỏm ?
vẫn đá xanh rêu nước phẳng lỳ
Tản Đà còn được dăm cút rượu
đậu lạc nhâm nhi ấm không ly ?
Nguyễn Bính thì chả còn gì sứt cả ?
mất cả mồi câu mất cả chì ?
một phiá trở thành con khiếu hót
mòn răng nhai mãi củ khoai mì
một phiá trở thành khăn áo thụng
vái nhau trò bái tổ vinh qui ?
lưu vong nên đẻ ra hải ngoại ?
thơ lúc gầy nhom lúc béo phì
giờ đây lại có tân hình thức ?
Dương Khuê Hồng Hồng Tuyết Tuyết ?
(mới ngày nào chẳng biết cái chi chi ?)
Ta đi ngoái cổ vòng nhìn lại ?
Trăm năm  toàn chuyện chả ra gì ?


TẾ XƯƠNG

học mãi mòn cơm thi chả đậu
văn tài gió bão cũng như không ?
văn phong phù phiếm đời ngoảnh mặt
đường cùng mạt vận vẫn còn ngông ?
vợ chả văn chương sao vẫn rách ?
con không thơ thẩn vẫn tồng ngồng
đổ thừa cho lão già tạo hoá
sinh ra cuả nợ Trần tế Xương ?


VĂN CHƯƠNG

Một chuyện văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì ?
                               (Thơ Tú Xương)

phán vậy nhưng ông cứ làm thơ ?
vẫn hay cho tơí tận bi giờ ?
vết cũ nhiều tay đi lộn ngược ?
dù là cay đắng chát cùng chua ?
câu chuyện văn chương nghe nhảm nhí
nho gia lẩm bẩm học i tờ
bút lông thờì thượng qua bút sắt ?
thân thế đáng gì ? một tiếng loa
đất nước đã trong tay đại pháp
tốt đen tốt đỏ phận quân cờ ?
kinh dịch kinh thi đều xếp xó
kinh luân ôm moỉ lúc sa cơ
cụ tú thi hoài mà vẫn hỏng
toàn xương chả thịt ngó ơ hờ ?
tài hoa thu lại còn một mớ
học hoài thi phận não nùng chưa ?


MỘT TRÀ MỘT RƯỢU

một trà một rượu một Tú Xương
một đàn bà chưa hả cơn nghiền
học hành qua quít cho có lệ
mười người đi học chín bỏ luôn
thời thế nhố nhăng con bọ gậy
tài hoa lẩn thẩn dở với ương
thi mãi tám khoa toàn vỏ chuối
non Côi sông Vị chán với chường
cái học nho nhe đã hỏng rồi
loanh quanh chỉ địa đất thiên trời
ôm tam thiên tự dựa gốc cột
bèo dạt giữa giòng trôi trôi vẫn trôi
vua quan  một lũ ngang thầy bói
mù loà sờ mãi một con voi
tội nghiệp cho thầy Cao bá Quát
một nhát gươm đưa chết uổng đời
một phường rách rưới con như bố
ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng
chuột mèo trôi xác nơi sông Vị
có đất nào như đất ấy không
phố phường tiếp giáp với bờ sông
nhà kia có đạo con tát bố
cũng may là ta đi chuyến trước
không thì cũng bị đánh trọi xương
xứ này sao lắm thằng khồn kiếp
y như rác rưởi nước Vị Hoàng
Khu Đít hỡi ơi là Khu Đít
ai khanh tướng ai công hầu
thời thế xưa rầy đã khác nhau
chế độ vua quan quăng thùng rác
thực dân đế quốc đã điên đầu
lớp trước đi làm quan bản xứ
lớp thì lính thú lính kiều bào
lớp phu cạo mủ cao su Thủ Dầu Một
lớp lên Buôn Ma Thuột trồng cà phê


MỘT THỜI

nửa nạc nửa mỡ
nửa phong kiến nửa thực dân
dân quê nửa váy nửa quần
nửa Việt nửa Hán nửa Pháp
một lũ  dân ngu cu đen
chỉ mê tiền và bạc
không biết thế nào, là mất nước..
là nhục !
lớp culi porter
lóp phu mỏ than
lớp cạo mủ cao su
lớp làm lính kiều bào
đi đành thuê
một chuyện văn chương thôi cũng nhảm
một đời lêu lổng gái cùng thơ
loanh quanh cũng chỉ toàn trà rượu
đất nước còn không lúc bấy giờ ?
kẻ sĩ cuối mùa bây nhiêu đó
lê thê lếch thếch giống phàm phu
chữ nghĩa ích gì, bao ngữ đó
đớn đau cho tới tận bây giờ ?

CÁI HỌC TỪ CHƯƠNG ĐÃ HỎNG RỒI

chả còn môn đệ nữa sư ơi ?
bao nhiêu kinh điển dồn vô tráp ?
khiến cụ Tú Xương đứng laị ngôì
bày biện lôi thôi trà vơí rượu
non Côi sông Vị một ông thôi ?
thi cử tám khoa đều tú cả
đeo đẳng làm chi cái nợ đời
cụ Vũ Đình Liên mang ra diễu
cụ đồ câu đối chả ai mua ?
chợ chiều cận tết mưa lất phất
nghiên bút tờ hoa đủ ê chề ?
cụ Tản Đà bận rộn hai tay
nào thuyết thiên lương một bụng đầy
nho nhe thời hết đành xếp xó
ngoài trời lây lất hạt mưa bay ?
sau 60 tiếng Tây không ai học ?
thầy Pháp lang Sa cũng về vườn
lai rai dăm sợi ba xi đế
đắng đắng thay ly càphê cứt chồn ?
năm 2000 đến bây giờ
toàn là blogs web văn lẫn thơ ?
hình như còn có mình mình đọc ?
thiên hà hà nhân! quá hững hờ ?
đời chỉ có thế mà thôi ?
rượu trà rót uống uống dài dài
đã quá thì lại đi nhà thổ
không thì lại khổ cái con Buồi "Hiền"
thơ chán rượu chán ghệ o chán
hết chơi rồi lại chuyển qua thơ
thơ văn bá láp đầy ý nghĩa
loại một thời danh thủa bấy giờ


KHÔNG THỊT

không da chỉ có xương
thành ra dở dở lại ương ương
học dăm ba chữ rồi lêu lổng
thơ thoét hình như của gã cuồng
chí khí của một thời Nguyễn mạt
gái trà rượu với thơ ngông
mèo chó vẫn hoàn là mèo chó
dăm chữ ê a nghĩ cũng rầu
thời buổi giữa gạo châu củi quế
học hoài mà chữ chạy đẩu đâu ?
rượu trà uống mãi sầu thả cửa
chả lí tưởng chi ? đít với đầu
có trống võ vài dùi tom chát
giang hồ tứ chiếng dãn mặt nhau ?
cái học từ chương đã hỏng rồi
vua quan một lũ hủ nho rồi
đất cát chỉ hoàn là đất cát
thiên hạ bu quanh một chiếc nồi
nhà tan nước nát một lũ dốt
mắt thong manh chả thấy đất trời
một lũ ếch còm nơi đáy giếng
giữ cho thiên hạ khỏi thụt lùi
bao năm trời đât đã đổi thay
chả lẽ mãi trâu với chiếc cày
một lũ mù lòa dẫn nhau vào ngõ cụt
mà chờ một cơn lốc nào đây ?
một trà một rượu một đàn bà
thơ cụ đã hay lại thật thà
chuyện đó xưa nay ai chả muốn
sau ăn đến ngủ nó thứ ba
bỏ được thứ nào hay thứ đó
có chăng ? chắc chỉ có rặt trà
bỏ rượu thì làm sao bỏ được
uống vào có hứng phục vụ bà
một rượu một đàn bà
hai cái lăng nhăng ở với ta
rượu vào phấn khởi đời dê cụ
thảo nào mà mê mệt giăng hoa

ĐÚNG BOONG

một trà  một thơ
một rượu một liền bà
bốn thứ tả pín lù nó quấy ta ?
chừa được thứ nào ? hay thứ ấy
có chăng, chừa thơ với liền bà ?
đúng là vĩ nhân kiệt xuất
của thế kỷ thứ 19
sinh đúng boong thế kỷ
không sớm và không trễ một giây
thoạt sinh ra đã vỗ hai tay ?
điều rất buồn là thọ quá ngắn
mới 37 tuổi đã đi đoong
cô đầu cô đít chờ thi sĩ chơi chùa
cao lâu nhà hàng quán xá
chơ thi sĩ ăn quịt
mới cười ha hả đâu đó
quay lại
thiên tài đã thăng mất ?
đất đai thì Pháp Chiếm mất
sĩ phu toàn quốc toàn Tú Xương
thêm bọn Ba Giai, Tú Xuất
đứng chật đường
anh hùng còn lại
cát cứ một rừng hoang
đánh chác chừng chùng đăm ba tháng
nửa năm vài năm ?
kẻ bị bắt kẻ hy sinh kẻ tổ quốc đền ơn ?
tất cả theo nhau qui về một mối
Bắc Trung Nam đầy những anh hùng
thời thế khó khăn không chuyển nổi
đa tạ cố nhân một tấm lòng ?


                    CHU VƯƠNG MIỆN


READ MORE - CHÙM THƠ CHU VƯƠNG MIỆN VỀ TÚ XƯƠNG