Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Tuesday, August 1, 2017

GỌI NHỎ TÊN ANH - Thơ Trương Thị Thanh Tâm


Tác giả Trương Thị Thanh Tâm

GỌI NHỎ TÊN ANH 
Trương Thị Thanh Tâm

Dù vẫn biết yêu anh là không thể 
Nhưng trời ơi! Tim nhỏ biết làm sao!
Hơn bốn mươi năm tình vẫn dạt dào 
Trong góc cô đơn, nghe lòng trăn trở 

Anh đã đến tim em vừa mở ngõ 
Rồi hững hờ quay gót chẳng vấn vương 
Tim nhỏ chợt buồn, hận tủi... đau thương 
Khi chiều xuống nhìn phía trời xa lắc 

Người ở lại với nỗi buồn man mác 
Và người đi biết  còn nhớ hay quên 
Chuông nhà thờ như còn nhắc đến tên 
Con chiên ngoan xa rời vùng đất hứa 

Đêm Mỹ Tho, tiếng gió lùa khe cửa 
Thuyền trăng vơi lạc lõng phía bờ Tây 
Lời yêu xưa còn văng vẳng đâu đây 
Thành phố cũ thiếu anh buồn héo hắt 

Tình đến rồi đi, lạnh lùng mùa gió bấc 
Biết trách ai làm lỡ mối duyên đầu 
Vòng tay yêu biết giữ được bao lâu?
Trái chín vẫn ngọt ngào và chua chát 

Đêm tỉnh giấc giọt buồn vương khoé mắt 
Tiếng thời gian lắng đọng suốt năm canh 
Trong cơn mê còn gọi nhỏ tên anh 
Những nụ hôn...đợi chờ...sao lâu thế!
                            T.T.T.T.
                            Mỹ Tho 


READ MORE - GỌI NHỎ TÊN ANH - Thơ Trương Thị Thanh Tâm

ĐẾM SINH NHẬT MÌNH - Thơ Bùi Kim Hường



                          Tác giả Bùi Kim Hường


ĐẾM SINH NHẬT MÌNH

Từng giọt nến hắt hiu , rơi xuống ..
Đặc quánh niềm đau
Gầy hao kỷ niệm

Khoảng trống mênh mông em ngồi đây,
Đếm trên tay từng tuổi hao gầy ,
Mùa thu , tháng tám trăng tròn khuyết

Người mãi phương nào, xa tít mây
Nến bóng lung linh...
Khuôn bánh cô đơn, lặng lẽ... đợi chờ ai chúc phúc
Từng bóng hoa nhảy múa trên tường

Như những vẫy chào,
Tuổi thơ
Và anh
Nghìn nghìn xa cách
Bây giờ,
ai gõ cửa ?

Đêm vẫn thẳm sâu... im lìm
Chiếc bánh khô, bóng nến lất lay... và hoa.
Em tự,
Chúc mình sinh nhật
Cùng nỗi nhớ người
Chợt mở cửa đi hoang...

                  Bùi Kim Hường
                      2.8.2017

READ MORE - ĐẾM SINH NHẬT MÌNH - Thơ Bùi Kim Hường

HOA VƯỜN NHÀ - Chùm ảnh của Chu Vương Miện














READ MORE - HOA VƯỜN NHÀ - Chùm ảnh của Chu Vương Miện

NGÔI TRƯỜNG CŨ, ƠI 10 A3 - Đoàn Minh Phú

 



         NGÔI TRƯỜNG CŨ - ƠI 10A3

        Bn mươi lăm năm ri, phi chăng thế
       Ơi, mái tôn vách ván sân trường xưa
       Ơi bè bn ! Thn thò ngày mi ln
       Ghế cm tay thm dt đóa hoa mơ

       Nguyn Hoàng (*) ! Thôi vi vi ngôi trường cũ
       Ngăn phên gót vn thích hơn tường va
       Tiếng hc n ta vn thy véo von
       Còn chăng hương má cm đến thơm giòn ?

       Mt m ln lũ hc trò thu y
       Nhng Cường, Oanh, Bình, Phú … lng hn trai
       Chân chp chng vn vào đi mnh bước
       Ươm mơ hng luôn d phóng tương lai 

       (Còn măng sa nhưng tưởng rng vượt ln
       Bàn s đi “tng tri” đến ngây ngô !
       Thơ vng di cho rng tài xut chúng
       Xô tượng thn đp ngã nhng ngai th

       “Cánh sen vàng”, “cành trúc” thơ ngày cũ
       Đám trai non háo hc c thi tài
       Gieo vn ha, tôn xưng làm tam tuyt
       Ơi cung kiêu ! Thơ di hơn loài nai)

       Thương thm thiết lp 10 xưa cũ đó
       Tng đá bun rêu ph tên A3 ?
       Thương Non Nước hang sâu cùng dc núi
       Mây bay v ai nhn k chuyn ngày qua

       (Lan và Thm còn than chăng chân mi
       Hường Trúc ơi, vn ngt nước da tươi
       Trên đnh núi nhm hoài vt xôi do
       Thoáng mt nhìn Thân có thy bi hi)

       Và Phi Hi cát vàng chao sóng v
       Ta ngày xưa nng m đp hn mơ
       Chưa yêu thương sao lòng hoài rn rã
       Ơi Thun Thân ! Ơi ngày tháng xa đưa !

       Trường hc cũ gi tan thành cát trng
       Thy cô xưa mù bit vi ngàn khơi
       Thi “tn cư” chp chn vương hư nh
       Khói sương m hay k nim lên hơi

       Thoáng k nim v bơi trong đáy mt
       Ta trm ngâm hoài tưởng c tri xưa
       Nghe vang vng dư âm bao tình mt
       Thong bay cao diu vi nhng giai tha

                                         ĐOÀN MINH PHÚ

     (* ) Mùa hè đ la 1972, theo chân người tn cư Qung Tr, trường Nguyn Hoàng di vào tri 5 Non Nước, Hòa Long, Hòa Vang, Đà Nng (gn Ngũ Hành Sơn – tc núi Non Nước). Cơ s vt cht ca trường thiếu thn trăm b, hc sinh phi xách ghế đi hc.

READ MORE - NGÔI TRƯỜNG CŨ, ƠI 10 A3 - Đoàn Minh Phú

NHỚ CHÚ NGUYỄN ĐÌNH - Lâm Bích Thủy


 
Bức ảnh do chú Mịch Quang chụp trước khi ra Bắc, từ trái sang: Chú nguyễn Đình; Yến Lan, Mịch Quang. Cậu bé là nhà thơ Lâm Huy Nhuận (2 tuổi rưỡi) 

               
Nhớ Chú Nguyễn Đình
Lâm Bích Thủy
Hồi ức về nhà thơ Trào Phúng Nguyễn Đình

Nghe nói ngày xửa ngày xưa, chú dạy học tại một Trường Trung học ở thành phố Nha Trang. Chú nghe bạn bè đồn nhà số 12 Phố Chợ, nhà của thi sĩ Quách Tấn, là điểm hẹn văn hóa của giới tri thức trẻ. Lúc đầu, chú đến để nghe các thi sĩ trẻ vịnh thơ Đường. Dần dà chú mê thơ và nơi đây trở nên hấp dẫn chú ;  được gặp gỡ làm quen với nhiều thi sĩ đã ít nhiều có tên tuổi trên văn đàn.
Cũng ở đây, Yến Lan thường từ Bình Định vào giao lưu thi phú cùng bác Q.Tấn. Yến Lan – ba tôi, đến với bác Tấn có khi ông lưu lại nhà bác cả tháng. Thế rôi ba tôi gặp và quen thân với chú Nguyễn Đình. Bác Tấn  nhận thấy chú Nguyễn Đình là người có học vấn nhưng sống giản dị, nhất là phong cách rất dễ gần của chú đã làm cho bác-một người hơi có tính gia trưởng lại mến chú, nên đã tác thành chú với nhóm bạn của mình- đó là nhóm thơ nổi tiếng trên thi đàn lúc bấy giờ-nhóm «Tứ hữu Bàn Thành » quê Bình Định.
Theo ba tôi: Tuy không ở trong “Tứ Hữu Bàn Thành” nhưng chú Nguyễn Đình rất  tích cực tuyên truyền, quảng bá thơ của Hàn Mặc Tử sâu rộng trong nhân dân. Ngày mà nhóm bạn văn tổ chức giới thiệu thơ Hàn thì chính chú là người đứng lên diễn thuyết trước đông đảo người yêu thơ tổ chức ở Nha Trang và Qui Nhơn.
 Để làm nên chuyện này, bác Quách Tấn, chú Chế Lan Viên và ba tôi lo soạn về thân thế, sự nghiệp văn chương còn chú Nguyễn Đình được bác Tấn căn dặn: “Cậu phải cố gắng học thuộc thơ và đọc thật kỹ mấy tập thơ của Hàn để buổi diễn thuyết trước công chúng được hoàn hảo và trôi chảy."
Bác Tấn cho biết “Những bài của Chế, Lan và tôi đã soạn đều giao cho Đình thay chúng tôi nói về sự nghiệp của Tử. Còn chúng tôi phân công nhau đọc thơ; Chế đọc thơ Pháp, Lan đọc thơ Việt, tôi đọc thơ chữ Hán, rồi truyền cho nhau những “cái hay” đã tìm được trong thơ Hàn. Đình đóng vai trò dự thính”.
Với vai trò diển giả, chú Nguyễn Đình làm tốt công việc được giao; kết quả rất khả quan làm vui lòng cả nhóm. Nhưng có một việc làm bác Quách Tấn giận (được kể trong Hồi ký của bác) rằng bác rất giận chú vì chú Đình quen một cô gái mà bác Tấn cho là không chính chuyên nên khuyên không nên lấy về làm vợ. Chú không nghe, đã lấy cô ấy.
Khi tôi lên 5-6 tuổi, đã thấy chú hay đến chơi nhà. Chú bị hỏng một mắt, nhưng tính tình rất dễ thương. Chú đến nhà ở thị Trấn An Nhơn-Bình Định cùng ba tôi bàn về thơ phú và công việc đánh Pháp giữ nước. Chị em tôi yêu quí chú Nguyễn Đình lắm.
 Những ngày tháng ấy, chú luôn kể chuyện trào phúng, khiến các chú khác cười thắt cả ruột. Bạn chú, ai cũng quí cái tình và tính vui nhộn, hài hước của chú. Lại nữa, tuy là người lớn nhưng chú không coi thường trẻ con, thường dành thời gian để giỡn với chị em tôi, nên đứa nào cũng thích chú.
Giờ đây, tôi muốn “lên án” cái tội hay kể chuyện ma với ba để tôi nghe lõm được thành “bệnh sợ”. Chuyện ma quỉ của các chú tác động mạnh và hằn sâu trong óc, không có cách nào bóc ra khỏi tâm trí của tôi được nữa rồi! Nhưng chưa kịp “mắc đền” thì chú đã vội đi xa!
Tập kết ra Bắc chú trở thành nhà thơ trào phúng. Đời chú thật ngắn ngủi, so với bạn cùng thời, chú chỉ hưởng dương có 57 tuổi (1918-1975). Tôi cũng chỉ mới biết năm chú mất đây thôi.
Cũng như các chú, bác khác, chú Nguyễn Đình không được loại trừ cách xếp hạng theo bài học của tôi. Tôi đã xếp chú vào danh sách loại hình “Thanh săn”- đó là loại hình lý tưởng. Tuy bị hư mắt trái, nhưng chú xứng đáng nằm ở vị trí này.
 Qua đôi mắt thiển cận của tôi thì chú là người sống và đối nhân xử thế trọn tình, trọng nghĩa, trước sau như một. Những năm sống trên đất Bắc, đúng lúc cuộc đấu tranh giữa hai phe những người  trong nhóm “Nhân văn giai phẩm” và những người “yêu nước”. Ba tôi là người được nhạc sĩ Văn Cao ca ngợi ở lời tựa cho tập thơ “Những ngọn đèn”, vì vậy có người trước đây đã từng sống ở nhà tôi hàng tuần thì lúc này sợ dính dáng với những người bị coi là “phản động” là “ kẻ thù” của nhân dân, có tên trong danh sách “Nhân văn giai phẩm” rất sợ vạ lây, thì chú Nguyễn Đình vẫn đều đặn, hàng tuần cùng ba tôi và bác Quách Tạo vẫn tới nhà 37 phố Hàng Quạt Hà Nội cùng ba tôi bàn luận về văn chương, thi phú, về thời cuộc với tình bằng hữu. Chú vẫn sống mộc mạc và chí tình chí nghĩa như ngày xưa.
Ngay cái việc làm hết sức đơn giản mà thấm đượm tình người của chú. Ấy là khi đến thăm một người bạn làm ở Bộ nội vụ, thấy có tập thơ “Giọt trăng” của bác Quách Tấn gửi cho em là Quách Tạo bằng đường hàng không từ Sài Gòn qua Paris và từ Paris đến Hà Nội, nhưng không được đến tay người nhận! Chú Đình lấy cớ mượn về nhà, thức trọn đêm để vẻ, chép lại y như bản chính để tặng bác Quách Tạo. Nghe ba kể lại chuyện này tôi thật xúc động và nghĩ tốt về chú ...
Ngày tôi lấy chồng, ba tôi mượn hội trường của Hội Nhà Văn, 51 Trần Hưng Đạo để tổ chức. Bạn của ba, có chú Nguyễn Đình, Trinh Đường, Tế Hanh, vợ chồng chú Nguyễn Thành Long, chú Phạm Hổ, vợ chồng chú Vương Linh, bác Khương Hữu Dụng, vợ chồng bác Minh Vĩ… và một số nhà thơ trẻ Nhà Xuất Bản Văn học, Hội Nhà Văn….
 Bạn bè, cơ quan của tôi đều ở xa nên cử đại diện đến dự. Họ nghe bàn tán đám cưới của tôi toàn nhà văn, nhà thơ, lại có 2 anh hùng lao động ( một trong số đó là anh hùng Hồ Giáo) nên chẳng ai dám mở miệng  “múa rìu qua mắt thợ” để chúc mừng cho ngày vui của tôi;  thành ra hôm ấy, tôi phải tự tặng cho ngày vui của mình bài hát:
“Mẹ ơi con muốn lấy chồng” nhạc và lời của Indonesia.
 Bài hát có đoạn “Em đã yêu một anh chàng trong cuộc vui này. Chàng thật xinh trai nước da chàng ngâm ngâm đen. Càng nhìn càng yêu nhưng cố nén trong lòng … Em nói với mẹ chính con cũng muốn lấy chồng, để dự đám cưới thấy vui là vui trong lòng. Mẹ ơi! thế bao giờ con lấy chồng, chỉ sợ có ai đón biết mình muốn lấy chồng!”
Mấy hôm sau, chú Nguyễn Đình đến, thấy tôi còn ở nhà (tôi làm việc trên Nông trường Quốc Doanh Ba Vì Hà Tây), chú nhìn tôi vẻ hóm hĩnh, rồi như reo lên:
  “A! nhà Yến Lan có cô con gái rất dũng cảm trên phương diện tình cảm mà bấy lâu nay chẳng được ai biết đến!” Sau câu nói trêu của chú, ai có mặt trong nhà lúc ấy đều đớ người, nghệch mặt ra; chẳng hiểu chú định nói tới khía cạnh nào trong cuộc sống.
 Một thoáng, chú tiếp luôn: “Con Bích Thủy nhà anh khá thật! khá dũng cảm! khá mạnh mẽ! Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, có lẽ hôm ấy, là lần đầu tiên tôi thấy cô dâu tự hát tặng cho mình. Mà dũng cảm hơn là dám tuyên bố với cả Hội Nhà Văn Việt Nam là “Mẹ ơi! con muốn lấy chồng”, rất là dũng cảm!”. Tới lúc này, mọi người mới té ngửa ra!
         Tôi nhìn về phía ba tôi, thấy ông mỉm cười, vẻ hài lòng!
Và từ đó, mỗi lần gặp lại tôi, chú không tha, vẫn cứ trêu “Cô con gái nhà Yến Lan dũng cảm nhất nước của lĩnh vực tình yêu đây rồi!”
Đấy, chú Nguyễn Đình là người như thế, sao tôi lại có thể quên chú được! Thực ra, ở thế kỷ 21 này, hành động như tôi quá bình thường. Có gì mà chú Nguyễn Đình lại ngạc nhiên nhỉ ./.
L.B.T.


READ MORE - NHỚ CHÚ NGUYỄN ĐÌNH - Lâm Bích Thủy

NỢ EM..., PHÚT XAO LÒNG, ĐÔI BỜ... - Thơ Tịnh Đàm



                Tác giả Tịnh Đàm


NỢ EM...

Nợ em, một chỗ ấm nằm
Vẫn luôn bên cạnh tháng năm cuộc đời.
Buồn vui trăm nỗi đầy vơi,
Sẻ chia cùng với những lời yêu thương.
Nợ em,nơi chốn náu nương,
Để khi lỡ vận còn phương tìm về.
An nhiên ,cười nói hả hê
Cho quên đi hết bộn bề nhân gian.


PHÚT XAO LÒNG

Có gì đâu... phút xao lòng,
Bỗng dưng gặp lại người...
Trong tình cờ.
Có gì đâu... chút ngẩn ngơ,
Người qua rồi... vẫn còn ngờ... chiêm bao.


ĐÔI BỜ...

Có xa xôi mấy đâu em,
Bên sông,
Vẩn chuyến đò quen đi, về.
Đôi bờ...
Lộng bóng chiều quê,
Hồn tôi,
            con sóng trăm bề...
                               Nhớ mong.

                              Tịnh Đàm
                              (TP. HCM)

READ MORE - NỢ EM..., PHÚT XAO LÒNG, ĐÔI BỜ... - Thơ Tịnh Đàm

CHỚM THU - Thơ Thủy Điền

  
                       Tác giả Thủy Điền


CHỚM THU

Chiều, đường về, lác đác... cợt gót chân
Những chiếc lá pha nửa vàng, nửa thẩm
Đang bay bay theo làn mưa se lạnh
Như nhắc chừng ai đó, chớm vào thu
Thương cành cây, chim nhỏ sáng sương mù
Không mái lá chở che trời rét, buốt
Thương cô gái ngày ngày xe xuôi, ngược
Chưa tới trường vai aó đã đẫm sương
Thương mẹ tôi trông ngóng suốt đoạn đường
Nhìn con trẻ tan trường. Chiều ngược gió

Trời chớm thu lá vàng rơi ngoài ngõ
Gợi nỗi buồn năm tháng cảnh cô đơn
Ngồi trước hiên gió lạnh, bỗng dỗi hờn
Bao quá khứ hiện về ngang trước mắt
Nghe gió thu là lòng dâng quặn thắt
Nhớ những ngày tháng ấy, thuở xa xưa
Ngày chia tay đau xót mấy cho vừa
Tình chia cắt như trời thu đang chớm.

                                   Thủy Điền
                                  31-07-2017

READ MORE - CHỚM THU - Thơ Thủy Điền

NHỚ TUỔI HỌC TRÒ - Thơ Lệ Hoa Trần





NHỚ TUỔI HỌC TRÒ
(Thân Tặng Cúc, Nga, Hoàng Oanh)

Nhớ ngày xưa còn trẻ
Nhớ những năm đi học
Đầu đuôi gà, kẹp tóc
Tuy, thấy mình nhà quê

Nhưng bốn đứa gần kề
Cứ miệng cười hả hê
Ôi ! Sao vui biết mấy
Suốt cả đoạn đường về

Xúm nhau, tha hồ kể
Trăm thứ chuyện trên đời
Con gái sao lôi thôi
Học trò  ôi ! Luyên thuyên

Thế mà qua mấy chuyện
Vừa chấm dứt nụ cười
Là  bỗng chợt đến nơi
Chia tay từng ngõ nhỏ

Nhớ thời hoa phương đỏ
Nhớ ngày ấy ngây thơ
Nhớ cái tuổi học trò
Nồi cơm chưa biết thổi

Chỉ biết học, vui chơi
Chưa biết buồn, biết giận.

                 Lệ Hoa Trần
                 30-07-2017

READ MORE - NHỚ TUỔI HỌC TRÒ - Thơ Lệ Hoa Trần

THU YÊU THƯƠNG - Thơ Nhật Quang





THU YÊU THƯƠNG

Em yêu nắng Thu vàng
Ươm lên màu mắt biếc
Bao nồng nàn tha thiết
Dặt dìu khúc mùa sang

Em yêu gió Thu ngàn
Lao xao chiều lá đổ
Mùa về ngang qua phố
Nhẹ nhàng khúc tình thơ

Em yêu ánh trăng mơ...
Đêm Thu hồng hẹn ước
Sánh vai mình chung bước
Góc phố, vàng lá bay

Em yêu Thu ngất ngây
Dịu dàng hương tình ái
Vòng tay anh ấm mãi
Bên đời Thu đắm say.

           Nhật Quang
            (Sài Gòn)

READ MORE - THU YÊU THƯƠNG - Thơ Nhật Quang

KHÔNG DƯNG - Thơ La Thuỵ




  
   KHÔNG DƯNG

   Không dưng... dấn bước phiêu bồng
   Tìm về biển vắng rừng tòng hoang sơ
   Thì ừ bèo dạt xa bờ
   Ta bà gạn lắng, chân như... tính thiền
   Đáo bĩ ngạn, tâm như nhiên
   Dưng không hốt ngộ.... luỵ phiền... sắc không !

                                                          La  Thuỵ

READ MORE - KHÔNG DƯNG - Thơ La Thuỵ

NHÀ THƠ CAO PHƯƠNG VÀ QUÁN GIÓ LÙA... - Phan Nam


Nhà thơ Cao Phương

NHÀ THƠ CAO PHƯƠNG 
VÀ QUÁN GIÓ LÙA...
Phan Nam

 Trong một sự hữu duyên nào đó, tôi biết được thông tin nhà thơ Cao Phương ra mắt tác phẩm mới “Quán gió lùa” (NXB Hội nhà văn quý III/2017) tại quê nhà xứ Quảng. Lời giới thiệu ở phần đầu tập thơ, tác giả cho biết cảm hứng viết tập thơ từ một lần tình cờ về thăm quê mẹ, biết được địa chỉ của anh Trần Phước Ninh, qua chuyện kể của anh, “đánh thức trong tôi một kỷ niệm đã ngủ quên ngót bảy mươi năm trước” về một quán gió lùa chỉ tồn tại mấy tháng nhưng để lại trong tâm thức tác giả nhiều duyên nợ thật đẹp đẽ và cũng lắm gian truân. Nhà thơ Cao Phương tên thật là Lê Cao Phương (sinh năm 1933 tại Hội An, Quảng Nam), hội viên hội nhà văn VN từ năm 1977, đã xuất bản 8 tập thơ và 1 tập khảo luận. Quán gió lùa là tập thơ thứ 8 của ông, lật mở từng trang thơ có thể thấy quê nhà réo rắt, du dương, sắt se cõi lòng: “Ngồi đây say với gió lùa/ Gửi lòng chợ Được, chợ Chùa/ Bấy nay/ Đau cùng em nỗi heo may/ Vui sao mắt mẹ nắng ngày tín phong”. Nhà thơ Cao Phương có bút lực rất dồi dào, ánh lửa thi ca là “một quần ráng đẹp lung linh”, bằng chứng là từ năm 2010 đến nay, ông đã xuất bản 4 tập thơ: nhớ, trong bước trẻ, trong gánh đường trường và quán gió lùa. Những người đã đọc qua thơ ông, có thể thấy địa danh quê nhà xứ Quảng bàng bạc trong thơ ông, chìm sâu cõi mộng nhưng vẫn rất thực, bởi cái tình cái nghĩa được ông gửi gắm đến độc giả là điều mà ai cũng dễ dàng nhận ra. Với một nơi đặc biệt như Hội An, chắc hẳn khi dừng chân qua bao dâu bể cuộc đời, ông dâng trào nỗi niềm cảm xúc khó tả: “Có phải ấy/ dung nhan của mẹ?/ cốt cách của cha?/ Nước Thu Bồn/ xanh thẳm tình ta/ hay dải lụa óng ánh duyên nhau/ dáng Phố?”. Hội An, miền đất cổ tích vẫy gọi, đối với ông, dáng Phố còn chan chứa duyên nợ, đượm thắm hồn người hòa quyện “dung nhan của mẹ”, “cốt cách của cha”.

Qua 26 bài thơ trong tập “Quán gió lùa”, những miền đất của trầm tích, gắn liền vỉa tầng văn hóa, dấu chân tuổi trẻ vẫn là cảm hứng chủ đạo thơ Cao Phương, khiến người đọc dâng trào nỗi niềm quê xứ, khắc khoải và nghẹn ngào. Trong buổi gặp gỡ, ông chia sẻ nhiều về cảm hứng ra đời tập thơ, về nỗi nhớ đất mẹ, về những ngày “xửa xừa” chiến tranh gian nan, chứa chan tình người, về những thân hữu “rút ruột nhả tơ”, hằng ngày vẫn bám víu vào thơ, bởi thơ là sợi dây gắn kết tâm hồn đồng điệu gần gụi với nhau. Qua bao nỗi niềm nơi viễn xứ, ông đã dùng thơ cất tiếng, ghi lại những điều “tai nghe mắt thấy” nơi xứ người, nhưng về với đất Quảng, có lẽ cảm xúc dâng trào đặc biệt hơn bao giờ hết, bởi vì ông đang say, say đắm vẻ đẹp tuyệt vời của quê hương: “Hoa ư?/ nghìn rạn san hô/ thảm rừng trắng, tím/ bốn mùa khoe tươi/ Rượu quỳnh?/ Đấy vỏ ốc cừ/ ráng sa đáy chén/ lắc lư vú nàng” (trích bài thơ Cổ tích Cù Lao Chàm). “Thạnh Mỹ - em” cũng là một bài thơ ghi dấu yêu thương trọn vẹn: “Về Thạnh Mỹ/ không phải như năm xưa/ từ phía Ngọc Linh/ Vất vả dò dòng Đak Mi từng bước/ Anh đang từ Đò Ba Bến bắt xe lên/ tìm nơi ở đã hằn ký ức/ hơn bốn chục năm trôi/ bồi tích biết bao nhiêu tình!”, có những nơi chốn đã lùi về nơi xa lắm nhưng “đã hóa linh hồn” muộn mằng ký ức, để rồi một ngày nào đó hiện về thật rõ thật gần, bởi tình người đã “bồi tích” tận miền sâu thẳm yêu thương. Khi ta đi biết bao giờ nói trở lại, khi trở lại cõi lòng thấy xanh thêm... Bài thơ “với vũ khúc gà” là giây phút thư thái bên cháu, nhà thơ bỗng trẻ lại một thuở thần tiên: “Say sưa với vũ khúc gà/ Dáng điệu Văn/ Khiến cả nhà cười no/ Gà thì O ó ò o/ Văn cười/ chân xoáy tròn vo/ liên hồi/ Tết gà trên cánh kia rồi/ Cỏ cây đua sắc/ khắp trời khoe hoa/ Đâu đây/ Cục tác cục ta/ xuân vui mắt trẻ/ lòng già hóa xuân”.

Phần cuối tập thơ Quán gió lùa là trường ca thể nghiệm “trọn tình yêu biển cả”, lấy cảm hứng từ chiếc ghe bầu và công cuộc xuôi về phương Nam mở cõi của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Trường ca có đoạn: Gom bờ bãi Thu Bồn - Vu Gia/ xanh óng tàm tang/ Gom cả vị lịm vị thanh/ đường phổi, đường phèn/ phủ Quảng Ngãi kế cận phía Nam/ Gom trọn/ sáu ngõ nguồn về phố Hội!... Gấp lại tập thơ dày dạn, nhiều nghĩ suy vẫn còn đang khai mở, hi vọng sẽ còn nhiều độc giả đồng cảm và khám phá tập thơ, như tác giả Cao Phương đã chia sẻ: “mong mọi người có được phút vui với Quán gió lùa”.

PHAN NAM

--------------------------------------------------------
Tác giả: Phan Văn Nam, bút danh: Phan Nam.
Blog cá nhân: phannamlangtu.blogspot.com.
Địa chỉ: Tổ 29, thôn Thanh Bôi, xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước, Quảng Nam.


READ MORE - NHÀ THƠ CAO PHƯƠNG VÀ QUÁN GIÓ LÙA... - Phan Nam