Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Wednesday, January 25, 2017

HÀ NỘI, NGÀY 28 TẾT ĐINH DẬU - Thơ Nguyễn Khôi

  
                       Nhà thơ Nguyễn Khôi

READ MORE - HÀ NỘI, NGÀY 28 TẾT ĐINH DẬU - Thơ Nguyễn Khôi

NƠI NÀY CÓ MỘT NGÀY XƯA - chùm thơ Lê Thanh Hùng

Tác giả Lê Thanh Hùng

Nơi này có một ngày xưa

Rất xưa rồi những khúc tráng ca
Nghe em hát sao bồi hồi nhớ
Một chiều trong – Người đi, kẻ ở
Cánh rừng thưa xao xác, lần qua ...
                       *
Những gương mặt này của ngày xưa
Mỗi năm, đội hình thưa trông thấy
Sao se thắt lòng ta đến vậy!
Nắng cũ bên đường, cứ đong đưa
                      *
Đâu ... “Đưa anh đi hái măng rừng”...
Dốc mờ xa, rừng xưa trống vắng
Nắng khô cong cả chiều phẳng lặng
Ai về đây, sao mắt rưng rưng ...
                     *
Em hát đi ... “Chiếc gậy Trường sơn” ...
Giờ lụm cụm, quanh co, khúc mắc
Đất bằng thôi, nỗi niềm thưa nhặt
Nắng xế, chiều tan, khói bếp vờn ...
                     *
Em có hứa ... “Đưa anh về thăm” ...
Một lời hẹn, trôi bờ suối vắng
Mây cuốn mờ xa, mưa trĩu nặng
Đã rối lòng anh, bốn mươi năm ...
                     *
Em hát đi, ... “Gửi người phương xa” ...
Nghe sâu thẳm, quảng đời chống chếnh
Dẫu đã biết, tình treo lơ đểnh
... Một ngày xưa, không thể xóa nhòa.
Lê Thanh Hùng
_________
Trong dấu “ ...”: Lời của những bài hát.




Bỏ quên hoa cuối liếp

Đêm đắm đuối
Bài tình ca lỗi nhịp
Khập khểnh ru
Tình muộn
Bên đời
Khoảng lặng
Trắng
Đời hoa cuối liếp
Người bỏ quên
Bừng nở
Rạng ngời ...
Lê Thanh Hùng



Em về thăm quê

Nhập nhòe vệt nắng, em qua
Đường quanh, lối cũ mờ xa quê nhà
Đắn đo giấu, ngón tay ngà
Bâng quơ trầm giọng, thiệt thà nhớ anh ...
Lê Thanh Hùng

   Bắc Bình, Bình Thuận

READ MORE - NƠI NÀY CÓ MỘT NGÀY XƯA - chùm thơ Lê Thanh Hùng

VIỆT NAM NƯỚC TÔI - Thủy Điền




Việt Nam Nước Tôi
 
Trong những ngày cuối năm tết đến, xuân về. Tôi còn đọng hai tuần nghỉ phép thường niên của năm vừa qua, nên làm đơn xin cơ quan cho nghỉ hết những ngày ấy để cùng gia đình đoàn tụ mừng xuân, cúng ông bà tổ tiên và là cơ hội để con cháu còn nhớ đến phong tục Việt nam. Với những lúc rảnh rổi tôi bật máy lên tìm vài bài thơ cũng như vài bài truyện ngắn đọc cho vui. Vô tình tôi đọc được bài thơ nội dung như sau:
 
Tôi Rất Sợ Rồi Sẽ Một Ngày
 
Tôi rất sợ
rồi sẽ một ngày
hình Mao Trạch Đông rất to
đóng khung thật đẹp
treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà


Những lá cờ
nền đỏ, 5 ngôi sao vàng
một lớn, bốn nhỏ
phần phật tung bay khắp phố  
Những con đường
Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trưng Vương
gợi những trang sử hào hùng, bất khuất
thay bằng những cái tên Tàu lạ hoắc.  
Tôi rất sợ
rồi sẽ một ngày
cầm trong tay thẻ Chứng Minh Nhân Dân
tên của mình được phiên âm
đọc lên như người nói ngọng  
Những đứa trẻ Việt Nam đến trường
xì xồ tiếng Quảng Đông, Quan Thoại
đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư
Truyện Kiều của Nguyễn Du
vứt vào sọt rác 
Và tôi cũng rất sợ
rồi sẽ một ngày
trên bản đồ thế giới
mảnh đất hình chữ S
với cái tên Việt Nam thân thiết
thành Khu Tự Trị Ngoại Biên (1)
không còn nằm trong Liên Hiệp Quốc
vì đã mất tư cách thành viên 
Hỡi toàn thể dân tộc Việt Nam
đất nước đang thậm chí nguy nan
nếu cứ “lửng lơ con cá vàng”
cái ngày đáng sợ ấy …
sẽ đến.


Xin giấu tên Tác giả.
 
Bài thơ mới đọc qua thấy hiện rõ lên ở mặt trước là một con người luôn quan tâm về đất nước, rất được trân trọng. Nhưng đọc lại lần hai, sâu sắc hơn một chút thì nó hiện ra ở phía sau một mặt khác, thật vô lý và bi quan.
 
Vô lý và bi quan ở chỗ nào?
 
     Theo tôi biết ông ta là một nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận thơ, một nhà uyên thâm về văn học chớ không phải hạng tầm thường. Mà đã là một nhà phê bình thì trước khi viết bài thơ nầy ông ta phải hiểu dân tộc Việt nam là một dân tộc như thế nào chứ. Tôi xin nhắc lại mà những điều nầy ai cũng biết và từng biết. Dù dân tộc ta đang sống dưới chế độ nào đi nữa.
 
1-    Dân tộc Việt nam là một dân tộc anh hùng, xưa nay chưa bao giờ biết khuất phục trước một kẻ xâm lược nào.
2-    Là một Dân tộc luôn có sự đoàn kết gắn bó khi hữu sự.
 
Một dân tộc trên thế giới khi đã đạt được hai điểm trên thì đừng hòng ai mà cướp nước hay mất nước được. Ta phải hãnh diện điều đó.
Bằng chứng cụ thể cho ta thấy qua nhiều triều đải cổ, tân.
 
1-    Dưới thời nhà Trần
 
a-Quân Nguyên Mông đâu có vừa, năm 1258 hai cha con Uriyangqatai và Aju kéo 1,5 vạn quân sang chiếm kinh đô Thăng Long tưởng là yên. Nhưng chỉ trong vòng nửa tháng tức cuối tháng giêng 1258 là bị quân Đại việt đánh bại và chiếm lại Thăng Long.
b- Lần hai kéo sang tiếp cũng chiếm Thăng Long, nhưng rồi cũng bị vua Trần và Thái tử dẫn quân đến Đông Bộ Đầu (Nay là Ba Đình- Hà nội) giáng cho những đòn chí tử. Cuối cùng cũng bỏ chạy về phương bắc.
 
2-    Khởi nghĩa Lam Sơn
 
Cuộc khởi nghĩa nầy cũng rất cam go, phải trải qua 3 giai đoạn khác nhau:
1418-1423 tại Thanh Hoá
1424-1425 Khi trên đường tiến về phía nam
1426-1427 Giải phóng Đông Quan
Trong 3 giai đoạn nầy ta phải đối đầu với 2 đội quân đó là quân Minh và quân Ai Lao. Trước những thắng lợi nhỏ, thừa cơ hội năm 1424 Lê lợi kéo nghĩa binh ra Nghệ An đập tan 10 vạn viện binh của đối phương tại núi Chi Lăng và giết chết tên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Khi chiến thắng xong Lê Lợi cử Nhà Văn thần Nguyễn Trải viết “Bình Ngô Đại Cáo “ Hầu cho dân chúng biết về trận thắng nầy.
 
3-    Hai Bà Trưng
 
Là những người đàn bà anh hùng đã từng chóng lại nhà Đông Hán. Tuy bị Mã Viện đánh bại nhưng dòng sông Hát Giang vẫn là nơi mà dân tộc Việt nam phải ghi nhớ và noi gương đời đời.
 
4-    Chiến tranh biên giới
 
Và mới gần đây nhất là ngày 17 tháng 2 năm 1979 quân Trung Quốc đồng loạt tấn công các tỉnh phía bắc và đúng một tháng sau tức ngày 16 tháng 3 quân Trung quốc phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt nam. Tuy nói thế, nhưng cuộc chiến tranh nầy vẫn còn lẻ tẻ kéo dài đến 10 năm sau mới chấm dứt.
 
5-    Chiến tranh Campuchia (Khmer Đỏ)
 
- Ngày 4 tháng năm 1975, Campuchia định chiếm Phú quốc, nhưng bị đẩy lui
- Tháng 4-1977 Khmer tiến sâu vào Việt nam 10 km tại Ang giang
-  Ngày  25 tháng 9 cùng năm họ dùng 4 Sư đoàn tấn công các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành thuộc Tây ninh dưới sự cố vấn của Trung Quốc nhưng vẫn bất thành. Và còn nhiều nữa……..! Ngoài ra ta phải hiểu rằng Thế giới ngày nay còn có cả Hội Đồng Cao Ũy Liên Hiệp Quốc, có những nước tôn trọng tự do, hòa bình, nhân quyền, thì không ai nhắm mắt làm ngơ trước những những cuộc xâm lăng trái phép như thế.
 
6-    Mối lo âu khi Người Trung Quốc có mặt tại Việt Nam.
 
 Giới đầu tư và con buôn Trung Quốc sang Việt Nam cũng giống như giới tàu Chợ Lớn mà thôi. (Chợ Lớn thì ở luôn, còn đám nầy có hạn định)
 
Và, một điều ta cần cân nhắc, bài thơ trên vô tình gây ảnh hưởng lớn cho 2 giới:
1-    Người không nắm rõ vấn đề dễ bị hoang mang.
2-    Giới trẻ sống ở ngoại quốc sẽ có sự suy nghĩ không chính xác về cha ông mình.
 
Chưa chi là lại bi quan
Chưa chi mà vội họa mang vào mình
Còn lâu mới đứng lặng thinh
Để cho Tàu giặc nghênh nghênh vào nhà
Việt nam Phụ lão, đàn bà
Không gươm, không súng chổi chà cũng chơi
Khi nào máu cạn cùng hơi
Thì ta hãy nói những lời bi quan
Bao giờ hơi thở chưa tàn
Thì quân xâm lược phải hàng giơ tay
Thử đi mới biết ai hay
Thử đi mới biết ai tài, ai khôn.
 
Thủy Điền
23-01-2017


READ MORE - VIỆT NAM NƯỚC TÔI - Thủy Điền

Phương Hà: CÓ PHẢI LÀ ANH? - Hải Rừng: ĐÂY PHẢI LÀ EM?





CÓ PHẢI LÀ ANH?

Có phải là anh, ngọn gió bay?
Cho em tóc xõa dưới trời mây
Thoảng hương hoa bưởi trong vườn ấy
Suối mộng đan cài những ngón tay


Có phải là anh, ánh nắng hồng?
Điểm tô phơn phớt cánh môi cong
Cho em nũng nịu nâng ly nhắp
Từng giọt yêu thương rượu thấm nồng 


Có phải là anh, ánh sáng trăng?
Len vào song cửa, đến mơn man
Trên làn da ngọc duyên e ấp
Ru giấc xuân nồng mộng chứa chan


Có phải là anh, giọt nước mưa?
Xua cơn nóng bức buổi sang mùa
Cho em mơn mởn hoa vừa hé
Từng cánh trong ngần, đẹp ngẩn ngơ


Có phải là anh, một áng mây?
Dập dềnh bay bồng mấy tầng say
Đưa em về đến khung trời mộng
Ở đó đôi mình vui ngất ngây


Có phải là anh, hoa cỏ may?
Ghim đầy vạt áo lụa bay bay
Tung tăng gót nhỏ em vui bước
Trên cánh đồng hoa sương ướt vai


Có phải là anh, một nhánh sông?
Thuyền em lờ lững nước xuôi dòng
Bến bờ xa lắc em nào biết
Miễn được bên anh trọn giấc nồng


Có phải là anh, sao đổi ngôi?
Vừa bay loang loáng vút ngang trời
Em thầm cầu nguyện cho hai đứa
Giữ bóng hình nhau đến cuối đời.


                          Phương Hà
                       (Mùa xuân 2017)




Bài họa

ĐÂY PHẢI LÀ EM?

Man mác trời cao cánh hạc bay
Qua làn gió nhẹ thoảng áng mây
Có phải là anh... ngoài sương gió
Lệ em vời vợi buổi chia tay
 
Tội bởi vì chưng một đóa hồng
Nhụy tàn hoa rũ cuống úa cong
Có phải là anh... chùn bước tới
Phận em vò võ tủi hương nồng
 
Đâu chẳng riêng ai một vầng trăng
Đêm vắng lòng vương dạ lan man
Có phải là anh... cùng khoảnh khắc
Tình em ướm mãi mộng chan chan
 
Đường xưa còn đó giữa nắng mưa
Bóng thương người nhớ cảnh giao mùa
Có phải là anh... trong tâm thảm
Lòng em chợt thoáng phút ngẩn ngơ
 
Non cao rừng thẳm lồng lộng mây
Giang hồ mỏi bước đời tỉnh say
Đây phải là em...  quê nhà  đó
Anh về chung sống tình ngất ngây
 
Bao lâu từng trãi phận rủi may
Xót một  thời  nào đã xa  bay
Đây phải là em... tuổi  xuân ấy
Anh nguyền một dạ  mình sánh vai
 
Ôi thương bên làng một dòng sông
Kỷ niệm tràn về xuôi ngược dòng
Đây phải là em... con thuyền nhỏ
Anh chờ bến đợi mỗi trưa nồng
 
Nguồn thơ chợt thoắt đã vươn ngôi
Như một vì sao vượt đỉnh trời
Đây phải là em... mối tình đầu
Anh mãi yêu em suốt trọn đời!
 
                           Hải Rừng
                           22/1/2017




READ MORE - Phương Hà: CÓ PHẢI LÀ ANH? - Hải Rừng: ĐÂY PHẢI LÀ EM?