Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, June 12, 2015

ANH VÀ EM - thơ Phương Hà








ANH VÀ EM

Anh là ngọn gió
Em một đóa hoa
Phấn rải lòa xòa
Trên vòi nhụy mở

Anh cơn mưa nhỏ
Tưới mát nụ chồi
Em lả lơi cười
Nở bừng sức sống

Anh như con sóng
Em cánh buồm xinh
Lên xuống dập dềnh
Trôi vào cõi mộng

Anh khung trời rộng
Đón cánh diều em
Vun vút bay lên
Dặt dìu sáo nhạc

Anh vầng trăng bạc
Em đóa quỳnh hương
Vũ điệu nghê thường
Nguyệt- hoa lả lướt

Anh là dòng nước
Em cánh bèo trôi
Hò hẹn một đời
Lênh đênh khắp nẻo 

***

Dù hoa úa héo
Mưa vẫn chan hòa
Dù cánh diều xa
Gió không ngừng thổi

Buồm dù lạc lối
Sóng vẫn dạt dào
Quỳnh hết xôn xao
Trăng luôn tỏa ngát

Tình không phai nhạt
Nghĩa mãi mặn nồng
Một kiếp khôn cùng
Ngàn năm gắn bó.

                  Phương Hà

              (Tháng 6/2015)
READ MORE - ANH VÀ EM - thơ Phương Hà

Bài Thơ “Còn Gặp Nhau” Của Tôn Nữ Hỷ Khương Một Triết Lý Sống Gần Gũi, An Lạc & Thấm Đượm Đạo Vị... - Mang Viên Long

Nhà thơ Tôn Nứ Hỷ Khương


Mang Viên Long

Bài Thơ “Còn Gặp Nhau” Của Tôn Nữ Hỷ Khương
Một Triết Lý Sống Gần Gũi, An Lạc & Thấm Đượm Đạo Vị...

         
Bài thơ “Còn Gặp Nhau” (trong tập thơ "Hãy ChoNhau"/ NXBTrẻ-XB lần đầu 2004) được Nhà Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương viết vào năm 1993 khi nữ sĩ bước vào tuổi 56. Hơn 17 năm qua, bài thơ đã được rất nhiều người biết đến như một bài thơ hay nhất của chị vì đã chuyễn tải đến cho người đọc một triết lý sống rất gần gũi, an lạc và thắm đượm Đạo vị! 


Tác giả Mang Viên Long
Ngay tựa đề bài thơ - “Còn Gặp Nhau”, đã gợi lên một hiện thực đời sống rất đơn giàn, mà cũng rất đau xót: Chúng ta còn sống được đến hôm nay-bây giờ, đã là một diễm phúc, vô cùng quý báu, so với bao người đã vắng mặt - đã ra đi… Nhà thơ Kahlil Gribran (Liban) cũng có niềm đồng cảm như vậy khi tha thiết thốt lên “Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Cho tôi thêm ngày nữa để Yêu Thương”.

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nỗi
Chỉ có tình thương để lại đời …” 
       
Mở đầu bài thơ nữ sĩ đã khẳng quyết một điều tưởng bình thường nhưng thật vô cùng quan yếu cho nhận thức về cuộc sống: “Chuyện đời như nứớc chảy hoa trôi” “Chỉ có tình thương để lại đời.” Đây là một nhận thức dựa trên kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống chứ không phải là một điều gì mơ hồ. Chính tính xác thực của sự cảm nhận căn bản này, đã khởi đầu cho “Còn Gặp Nhau” như một dòng chày tự nhiên, hồn nhiên – miên man trong lòng người đọc. Chân lý mà Đức Phật đã khuyến dạy từ hơn 2500 năm trong “tứ thánh đế” (Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã) đã là nguồn cảm xúc thẳm sâu như máu thịt, trong tâm hồn người thơ và chợt thốt lên lời nhắn gởi rất êm nhẹ, rất đơn giản: “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui…”. Bởi vì “Lợi danh như bóng mây chìm nổi” có gì mà phải khổ tâm nhọc  sức mà cố bám víu vào cái “bóng mây chìm nổi” có / không ấy?
    
Để cho cuộc sống được an vui, hạnh phúc  đích thực thì chúng ta nên làm gì ?

“Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương, vạn nẻo đường…”

Cuộc sống vốn dĩ chất chứa nhiều phiền não, khổ đau-phần lớn chính vì sự thù ghét, sân giận luôn có mặt trong đời. Cuộc đời ngắn ngủi, tạm bợ là thế . “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” (Thiền sư Vạn hạnh) là thế. “Còn gặp nhau thì hãy cứ thương” là một liều thuốc nhiệm mầu, là một triết lý sống thực tiễn đem lại niềm an lạc cho chính mình (và cho người) bởi vì “Tình người muôn thuở vẫn còn vương”. Tình Người không bao giờ mất, còn mãi bên đời (trong lúc mọi thứ - vạn hữu - luôn quay theo cái vòng vô thường bất biến: Sinh, Trưởng, Hoại, Diệt). Đây là một cảm nhận “rất người”, rất chân thật như một lời tâm sự tha thiết:

“Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương, vạn nẻo đường” 
    
Không cần nhiều, chỉ “một chút” thôi/ mà phải chắt chiu, phải gom góp, phải cẩn trọng, phải chân thành thì cũng có thể “Gửi khắp muôn phuơng, vạn ngã đường” để sẻ chia, xoa dịu, an ủi cho cuộc đời lắm hệ lụy đau buồn này. Một chút thôi, một giọt nước nhiễu lâu ngày cũng đầy bình.“Một chút tình thương ấy” là cả một tấm lòng thành của Người đến với Người. “Một chút” ấy thôi mà đã có mấy ai còn nhớ?

“Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời” 
         
Cuộc sum vầy trong niềm vui, tiếng cười-trong tình thương yêu gần gũi chân thành – đúng là một cuộc hội ngộ hạnh phúc của đời người. “Hãy cứ chơi” là một thái độ thong dong, tự tại, biết tận hưởng cái phút giây hiện taị mầu nhiệm của đời sống. Vội vàng, bon chen, giành giựt thì chỉ đắm chìm trong âu lo, đau khổ mà thôi!  Bởi vì “Bao nhiêu thú vị ở trên đời/ Vui chơi trong ý tình cao nhã”  đang mở ra, chờ đón những tâm hồn biết sống/ biết đặt tình thương yêu lên trên mọi thứ ở đời. Ai đã làm đuợc điều ấy-thì hiển nhiên “Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời” hay là cõi an lạc vĩnh hằng (nhà Phật gọi là Niết Bàn / Cực Lạc) đang có mặt ở cõi trần gian này vậy.

“Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người”

Nụ cười là một biểu lộ tình cảm giữa người với người, là sợi dây thân ái nối kết  những tấm lòng, nhưng trong thực tế đời sống, lắm khi rất hiếm bắt gặp nụ cười! Vì đâu? Vì tâm đang mãi đảo điên dong ruỗi theo dục vọng, tham sân, vì lòng chưa mở và tình chưa chớm! Vì vậy, ở đây, nhà thơ đã thúc giục, đã thống thiết kêu gọi: “Còn gặp nhau thì hãy cứ cười” . Hãy cười lên đi! Cười thoải mái. Vì chúng ta có diễm phúc đang còn sống, còn có mặt bên nhau, bên cuộc đời này - “còn gặp nhau”!  Bởi vì nụ cười sẽ làm “Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi/ Cho hương thêm ngát, đời thêm vị/ Cho đẹp lòng tất cả mọi người” !  Nụ cười cần thiết cho ta/ cho người và cho đời là vậy thì sao dại gì không “cười” ? lại ưu sầu, đắn đo?

“Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giũa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau…” 
          
Người xưa đã có nói “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”- nhưng mâm cỗ thì tốn tiền, còn tiếng chào đâu có mất mát gì? Vậy mà, lắm khi chúng ta gặp nhau lại tỏ ra rất  “hà tiện” tiếng chào?  Vì e ngại điều gì? Hay vì phân biệt, sân giận, tỵ hiềm? Gạt bỏ ra tất cả những hệ lụy oan khiên của đời sống, với tâm rộng mở, trải lòng với đời, nhà thơ đã cổ vũ mọi người: “Còn gặp nhau thì hãy cứ chào”. Hãy cứ chào nhau thân tình, chào nhau thương yêu thì tất cả mọi sự sẽ êm đẹp thôi! Giữa đất trời lồng lộng kia cũng sẽ đồng cảm, chia sẻ với người “Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước/ Lấy chữ nhân tình gửi tặng nhau”.  Cùng chào nhau, cùng tặng nhau “nhân tình” (tình người) son sắc, thủy chung thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao!

“Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày.”

Lập lại đến 6 lần “say” trong một khổ thơ, nữ sĩ mong muốn mọi người trong giây phút hiện tại đây, "còn gặp nhau" đã là một niềm vui lớn thì “hãy cứ say, cứ vui, cứ thương, cứ chơi, cứ cười", đừng bận tâm đến sự ràng buộc của toan tính, so đo, thù hận (…) nữa !

“Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
 Say thơ, say nhạc, say bè bạn...” 
              
Trong đời người, đã có lúc nào chúng ta đã được một lần thôi “say tình, say nghĩa” chưa?  Thật là diễm phúc (và đáng trân trọng thay) cho những ai đã có được cái “say” cao quý ấy! Đây là một cái “say” nồng nàn nhất, ấm cúng nhất-và cũng khó quên nhất của đời người. “Say thơ, say nhạc” thì có lẽ cũng thường có, nhưng “say bè bạn” thì thật cũng rất hiếm! Bè bạn mà làm ta phải say ư? Có đó. Say nghĩa là “quên” mọi thứ quanh đời để trải lòng với tri âm sau bao năm tháng cách xa-nay “còn gặp nhau”, bên đời nhau như ngày nào, thì hỏi không “say” sao được? Ôi! Những cái “say” đầy ắp  tình người  trong sáng thiêng liêng như vậy thì sao ta lại bỏ quên?  Không gian và tháng ngày đâu còn ý nghĩa gì cho cuộc sống ta trong giây phút tuyệt vời hạnh phúc ấy? “Quên cả không gian lẫn tháng ngày” buồn bã, khổ đau để cùng nhau tận hường cái thời khắc “còn gặp nhau” của sát na hiện tại nhiệm mầu này!

“Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kì!” 
              
“Còn Gặp Nhau” là vẫn còn hiện diện trên cõi tạm này - thời gian tồn tại của đời người không dài (Đức Phật nói là chỉ dài trong một hơi thở/ thở ra mà không thở vào là coi như trở lại “không”) nên nhà thơ đã bày tỏ thêm niềm ước mong cuối cùng của mình với người là “Còn gặp nhau thì hãy cứ đi!”/ hãy cứ tinh tấn, dũng mãnh bước lên phía trước để “Đi tìm chân lý lẽ huyền vi”. Chân lý lẽ huyền vi ở đây chính là triết lý sống cao cả, mầu nhiệm  để giải thoát khỏi cuộc trầm luân, khổ đau, phiền não của kiếp nhân sinh - hướng đến chân trời mới an lạc vĩnh hằng. Chân lý ấy sẽ đem lại cho tất cả được “An nhiên tự tại lòng thanh thản”, điều mà trong thâm tâm của chúng ta đều hoài vọng, ước mơ! Và khi đã đạt được niềm an vui tự tại, cảm nhận được niềm hỷ lạc nhiệm mầu của “chân lý lẽ huyền vi”có thể “thõng tay vào chợ” thì ngay lúc ấy chúng ta mới hiểu được rằng “Đời sống tâm linh thật diệu kì”,  thật vi diệu, bất khả tư nghì mà từ bấy lâu chúng ta  đã lãng quên, bỏ bê, xem thường “đời sống tâm linh”  để điên đảo chạy theo những cám dỗ vật chất tạm thời luôn luôn dính chặt với nỗi khổ đau và phiền não… Đây cũng là lời  “cảnh báo” thống thiết trứoc một thực tại thực dụng của đời sống văn minh vật chất đã dần làm khô cằn, xói mòn, tiêu mất cái phần đời rất quan yếu ấy trong tâm mỗi con người… Đây cũng là một thãm họa  chung của nhân loại đang đứng trước bờ vực thẳm vì sư vắng mặt của một “đời sống tâm linh diệu kì”! 
             
Tôi đã đọc bài thơ  “Còn Gặp Nhau” của Tôn Nữ Hỷ Khương nhiều lần ngay  từ khi chị mới công bố (khoảng giữa năm 1993)  đến thuộc lòng (khi ấy bài thơ chỉ có 6 khổ đầu). Được nghe nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ thành ca khúc. Sau này, tôi cũng vô cùng ngạc nhiên khi có dịp dự nhiều cuộc gặp gỡ vui  chơi của bạn bè nhiều thế hệ, nhiều thành phần xã hội, lại được nghe nhiều người đọc thuộc nó. Tôi nghĩ, chính vì tình cảm quá chân thành, quá gần gũi thực tế của bài thơ nên nó đã được mọi giới yêu thích, từ cô bé học sinh, cậu sinh viên, đến người  có học vị, quan chức hay người đi xe thồ, sữa xe gắn máy, cô thợ may cũng đều cảm thấy là tiếng lòng và niềm ao ước của chính mình. Tính phổ quát của bài thơ vì thế là rất lớn. Sức chuyễn tải của bài thơ cũng khá thật mạnh. Theo tôi, một bài thơ đạt được hai yêu cầu ấy là một bài thơ “để đời”.“Còn Gặp Nhau” là  một bài thơ rất hay của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương vậy! 
          
Điệp khúc“Còn gặp nhau/ còn gặp nhau…” được lập lại đến 7 lần trong bài thơ như âm vang bất tận - lời thì thầm khôn nguôi, lời nhắn gửi ân cần, và là ứơc mơ của những tâm hồn rộng mở dào dạt yêu thương…


CÒN GẶP NHAU

Tôn Nữ Hỷ  Khương

Còn gặp nhau thì  hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương, vạn nẻo đường

Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời

Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người

Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau

Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu này
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý, lẽ huyền vi
An nhiên tự tại lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kì.

Tôn Nữ Hỷ Khương

                                                                MVL
                                                Quê nhà, tháng 8/2010




*Đã đăng trên MangVienLong.Blogspot.Com và NewVietArt.Com
READ MORE - Bài Thơ “Còn Gặp Nhau” Của Tôn Nữ Hỷ Khương Một Triết Lý Sống Gần Gũi, An Lạc & Thấm Đượm Đạo Vị... - Mang Viên Long

ĐƯỜNG PHƯỢNG BAY - thơ Trúc Thanh Tâm



ĐƯỜNG PHƯỢNG BAY

Anh bên thềm kỷ niệm thoáng mưa bay
Thơ mộng quá những ngày ôm sách vở
Trường lớp cũ còn một thời để nhớ
Những thân thương giờ cũng đã xa rồi !

Khoảng sân chung đàn bướm trắng rong chơi
Trăng nguyên thủy của một thời ngây ngất
Trang lưu bút như những cơn gió mát
Thổi theo anh vào ngày tháng giang hồ !

Anh yêu đời và vẫn cứ làm thơ
Như thuở chớm yêu tình len lén gọi
Ai cũng có thời si mê, vụng dại
Tuổi học trò nhen nhúm tập tành yêu !

Nắng lung linh, em thả tóc trong chiều
Anh ngóng đợi để đêm về thao thức
Viết pilot, nhớ thương màu mực tím
Mùa hạ về rộn rã tiếng ve ngân !

Đường phượng bay theo thời khắc bâng khuâng
Và một lúc anh thấy hồn bỏ ngỏ
Và một lúc anh thấy mình mắc nợ
Đến và đi cứ hụt hẫng trong tim !

Sợ xa người và sợ cả bóng đêm
Mong hoa nắng rỏ xuống đường hò hẹn
Nghe một chút hương thầm lưu luyến
Biết hờn ghen khi cảm nhận yêu người !

TRÚC THANH TÂM

( Châu Đốc )
READ MORE - ĐƯỜNG PHƯỢNG BAY - thơ Trúc Thanh Tâm

HÈ VỀ - thơ Bình Địa Mộc




hè về

hè về con nít của tôi
nhảy cò cò bỏ quên đôi dép cùn
góc sân dỉu dả vệt bùn
lăn quăn chiếc lá gió dùn thời gian

hè về bống bống bang bang
viên bi bắn chệch chạy sang hàng rào
rưng rưng vai áo gai cào
sợ mẹ la trốn bờ ao suốt ngày

hè về con nít loay hoay
ngắt bông bụt đỏ biện bày cổ quân
dăm ba đứa lại quây quần
chụm đầu nhổm đít đánh vần câu thơ

hè về lúng liếng giấc mơ
giật mình níu tiếng gà tơ gáy nhầm
bàn tay con gái ai cầm
lần đầu tiên đứng vái thầm đừng buông

hè về tội lắm nỗi buồn
thời con nít đứa cởi truồng tắm mưa
chạy vòng quanh hết ngày xưa
bàn chân chạm trái đất vừa chênh chao ...


                                       bình địa mộc
READ MORE - HÈ VỀ - thơ Bình Địa Mộc

THU TRONG LÒNG HAY THU HÀ NỘI - thơ Phan Minh Châu




Thu Trong Lòng Hay Thu Hà Nội

Sáng nay mở đài xem VTV 3
Cứ nghe nhắc đến mùa Thu Hà Nội
Ở trong lòng ta cũng có mùa Thu
Nhưng Thu khác Thu trong lòng rất tối
Thu Hà Nội có cốm vòng bưởi xanh
Có chiếc lá bàng rơi trong ngày lặng lẽ
Có mặt Hồ gươm trong một chiều kín gió
Soi lá me bay xuống suối tóc ai buồn
Có những con đường mùa Đông mùa Đông
Cơn mưa nhỏ tán bàng che nếp áo
Có năm cửa ô ba mươi sáu phố
Có căn gác chong đèn đêm đến đợi chờ ai
Có người phu quét đường nhặt chiếc lá Thu phai
Còn sót lại những mùa Thu năm trước
Có người góa phụ buồn trong căn nhà tối
Ôm mùa Thu vào lòng nghe lại khúc Thu ca
Ơi Hà Nội mùa Thu cồm cộm gió
Hoa Sữa nồng nàn theo vạt áo ai bay
Chiều tan học sương đùn quanh cửa lớp
Góc sân trường ai đứng đợi chờ ai
Góc sân trường sướt mướt một bờ vai
Khi ai đó tiễn mùa Thu qua cửa
Ta bỗng chạnh lòng khi Thu không còn nữa

Trong con mắt đục màu tím biếc của Thu xa.

Phan Minh Châu
READ MORE - THU TRONG LÒNG HAY THU HÀ NỘI - thơ Phan Minh Châu

LOÀI CHIM TRÊN HÒN ĐẢO VÔ DANH - chùm thơ Trương Đình Phượng





Trương Đình Phượng

NHỮNG PHƯƠNG THỨC SINH RA VÀ CHẾT

Sinh ra từ biển
và chết trên đất liền
những cơn bão hả hê sống đời kẻ hủy diệt!
Sinh ra từ đất
và chết trên những chiếc bình sặc sỡ
loài hoa tự nguyện hiến dâng!
Sinh ra từ đắng cay đời mẹ
và mặn chát đời cha
rồi chết trên manh chiếu giấc mơ dang dở
con người bỏ lạc chính mình!


RỒI KHI

Rồi khi rũ bóng cuộc chơi
Người về đổ xuống lòng tôi. Nỗi buồn!
Tình người. Những sợi mưa suông
Mà tôi ướt cả ngọn nguồn tuổi xanh!


BUỔI SÁNG

Ngày trở dạ trên mảnh chiếu đêm rớt lại
Những cánh hoa hồn nhiên
khoe mình trên ngực nắng!
Trên con đường còn vương vãi lá vàng
(hậu quả của loài gió phô trương sức mạnh)
con bé ăn mày bồng đứa em
chậm rãi đi vào thành phố!
bỏ lại sau lưng những giấc mơ
nằm chỏng chơ nơi xó tường mục rẫy?!


LOÀI CHIM TRÊN HÒN ĐẢO VÔ DANH

Một lần con gió đi qua hồn tôi
thủ thỉ về loài chim nơi hải đảo vô danh
bốn mùa say mê sóng nước
vô tư sống bầy đàn !!!!
với chúng thời gian chỉ là những hạt sỏi trần
bầu trời bó chặt trong khuôn hình cố hữu
chúng tự hát ngợi ca mình và đồng loại
những mùa xuân và những mùa đông !?!
từng thế hệ nối nhau sinh ra rồi chết
dĩ nhiên và tầm thường!
cơn gió trước lúc tiếp tục chuỗi hành trình
hứa sẽ còn trở lại
kể tôi nghe về loài chim nơi hải đảo
và trận chiến sinh tồn !!!

                                 TĐP
                              
READ MORE - LOÀI CHIM TRÊN HÒN ĐẢO VÔ DANH - chùm thơ Trương Đình Phượng

THƠM NỒNG GIẤC QUÊ - thơ Trần Ngọc Hưởng




Thơm Nồng Giấc Quê

Thơ ai lốc cốc gọi về,
Ngựa ô móng gõ hồn quê một thời.
Gập ghềnh khúc lục bát ơi!
Bao năm ngỡ đã quên rồi từ lâu

Ngổn  ngang trăm lối rối nhàu,
Muôn phương quê biết về đâu mịt mờ
Đã đi vào nhạc vào thơ,
Ngựa ô ơi thật bất ngờ, phải không?

Thơ khua lục lạc bờm rung
Cuốn theo vó ngựa phiêu bồng nước non
Cái câu lý ấy bồn chồn,
Dấu xưa thổ mộ quanh hồn ngược xuôi.

Lửa hương từ bén duyên người,
Đã nghe cháy bỏng cuối trời lãng du.
Thơ ai đánh thức ngựa ô,
Âm thanh điệu lý bất ngờ về đây!

Em nâng hạnh phúc lên tay,
Âm vang móng gõ chiều nay ngựa về.
Mượn bài lục bát say mê,
Thơ ai dỗ lại giấc quê thơm nồng

                      Trẩn Ngọc Hưởng


READ MORE - THƠM NỒNG GIẤC QUÊ - thơ Trần Ngọc Hưởng

DUYÊN KỲ NGỘ - chùm thơ Phạm Phan Hòa






Phạm Phan Hòa

DUYÊN KỲ NGỘ
                  
Riêng dành tặng em tôi TrM

Nhận người trong mộng đêm mơ                 
Nụ bông tiền kiếp, mãi chờ trổ hoa                    
Vẽ tình xanh áo thướt tha                 
Tung chiều ước mộng, dẫu xa muôn trùng                     
Ngón lơi cung phím ngại ngùng              
“Hẹn về" mưa đổ chập chùng mặt sông                      
Họa hình qua giữa phố đông                 
Mãi tìm nhặt bước, ngược dòng người qua                       .
Hoa tay thơm, môi thật thà                 
Diệu kỳ tỏa ngát chiều tà nắng phai                      
Gặp nhau cuối mùa hương say
Trao duyên tiền định, kiếp mai hỡi người

                                            27/5/2015
                                                 PPH


LỜI TÌNH CUỐI

Về gần với chiều nhạt hương
Hoàng hôn tím rụng cuối đường vắng tanh!
Xếp điều từng sợi nắng hanh
Mà trăm năm đã xe thành dây tơ.
Ta về trượt ngã vần thơ
Tìm nhau không thấy thẫn thờ riêng ta
Gửi em chút ít lụa là,
Tặng em góc khuất vườn hoa cuối mùa
Để cài duyên với được thua
Nâng bàn tay mộng thêu thùa ước mơ
Mai sau ai có hững hờ...
Như em đã chuốc lời thơ đượm tình!
Ta nghe máu nghẹn tim mình
Người đâu? Có nhận chân tình sắp tan!!
Ta từng năm tháng nặng mang
Xin đừng để gió về ngàn quyện không?
Người ơi! Có lần đợi mong?
Sao ta ngóng mãi long đong một đời.
Thiên thu như chưa cạn lời
Hình tìm bóng đã rã rời đêm thâu!
Người ơi còn gì cho nhau?
Trùng xa hãy nhận trọn câu tâm tình.

                                    PPH
                          Quảng Nam 2009  
READ MORE - DUYÊN KỲ NGỘ - chùm thơ Phạm Phan Hòa

VIẾT CHO CON - thơ Hồng Tâm



VIẾT CHO CON

Con có thấy không ? Ngoài đường kia
Có bao đứa trẻ lang thang đi tìm mẹ
Theo dấu chân người lạ đi khắp xứ
Ngửa tay ăn xin kiếm sống qua ngày


Con có thấy ngoài kia những nổi đau
Bao đứa trẻ gầy xanh xao trốn vào bóng mát
Là bao đứa trẻ đói mòn con mắt
Nháo nhát đi tìm thức ăn cạn thừa


Nhiều lắm con ơi! Những mảnh đời chát chua
Cuộc sống khó khăn dòng đời xuôi ngược
Giá như ông tiên cho mẹ những điều ước
Mẹ sẽ biến thế gian rất tuyệt vời


Viết cho con, mẹ nói cạn lời
Xuất phát từ đáy lòng
Cạn khô dòng nước mắt
Viết tặng con nếu mai này mẹ mất
Con yêu ơi! Sống là phải biết yêu thương

HỒNG TÂM 
(Lý Thị Minh Tâm - Bến Cầu - Tây Ninh)
                                    lyminhly456@gmail.com
READ MORE - VIẾT CHO CON - thơ Hồng Tâm

GÓC TRỜI KỶ NIỆM - thơ Hoàng Anh 79





Hoàng Anh 79
GÓC TRỜI KỶ NIỆM

Em đi lâu lắm chưa về lại
Ta với mình ta trên lối xưa
Giáo đường sương xuống chiều hoang dại
Nhớ mắt em sầu theo gió mưa

READ MORE - GÓC TRỜI KỶ NIỆM - thơ Hoàng Anh 79