Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Thursday, May 29, 2014

CÀNH TRÚC TRĂNG TÀ - phiếm luận Chu Vương Miện

Chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây (Hình từ trang diachiso.vn)

Mỗi một dân tộc có những sản phẩm văn hoá văn nghệ đặc trưng riêng biệt.  Dân tộc nào ở miền thảo nguyên đồng cỏ sa mạc thì có những nhạc cụ nhạc khí và những bản dân ca, dã ca miền thảo nguyên; những dân tộc nào thuộc miền sông nước thì có những điệu hò điệu lý mượt mà mìền sông nước. Đất nước chúng ta gắn liền vơí sông ngoì, cứ vài chục cây số ngàn là có một con sông hay một nhánh sông chẩy qua; đồng nước ròng lại có thuyền to cùng thuyền nhỏ, thuyền lớn to chở hàng hoá; thuyền nhỏ chở ngươì qua sông hoặc hành nghề đánh cá.  Ca dao, hát ví, hát dậm cứ theo bước chân con ngươì Đại Việt mà đi.  Ngươì đi thì điệu hát câu hò cùng đàn sáo cũng đi theo, thành ra có những câu ca dao tục ngữ xuất thân từ vùng đồng bằng Vĩnh Phú, Đại La, Cổ Loa, Sơn Tây, Kinh Bắc cũng di cư di dân vào miền Trung đất Chămpa rồi miền Nam đất Thuỷ Chân Lạp Phù Nam. Ca dao của đất nước chúng ta thì rất là phong phú, đa dạng, từ một tự động biến thành hai, hai biến cải thành bốn ..., chả hạn:

 -Đêm qua tát nước đầu đình
 Bỏ quên cái nón trên cành hoa sen.

 Rồi:

-Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Qua khúc ca dao khác:

-Ai về chợ huyện Thanh Vân
Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa ?

Rồi:

-Ai lên phố Cát Đại Đồng
hỏi thăm cố Tú có chồng hay chưa ?

-Ai về cầu ngoí Thanh Toàn
Cho em về vơí một đoàn cho vui

Hoặc:

-Hơĩ anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời

-Hỡi cô tát nưóc bên đàng
Cớ sao múc ánh trăng vàng đổ đi

Hoặc:

-Gió muà thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài thức đủ năm canh

Hoặc:

-Gió đưa buị chuối sau nhà
-Gió đưa buị chuối sau hè
-Gió đưa cây cải về trời
-Gió đưa cành trúc trăng tà

*
Đây là những câu ca dao theo tiền nhân từ Bắc vào Trung vào Nam theo bước đuờng Nam tiến lập nghiệp dựng nước, đầu thế kỷ thứ 16, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng cùng quân bản bộ được vua Lê cùng chuá Trịnh ô kê cho vào miền Trung đóng quân cho khuất mắt, mơí đầu lập nghiệp cơ ngơi ở xã Ái Tử thuộc tỉnh Quảng Trị, sau đó thì dần dần cường thịnh lên dơì đô về đất Thuận Hoá [Thừa Thiên bây giờ], dân tình phát triển, kinh tế thịnh vượng. Ngoài những điệu hò câu hát Hò Mái Nhì Mái Đẩy của ngươì Chăm sáng tác thêm ra điệu Nam Ai và Nam Bình cuả ngươì mình, thì cũng đã vang lên câu hò tiếng hát của ngươì Việt, khi đó thì ngươì cũng đôỉ và ca dao cũng chuyển mình. Câu cũ mang theo là: Gió đưa cành trúc là là
bây giờ chuyển thành:

Gió Đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Cương.

Chuà Thiên Mụ cũng do nhà Nguyễn đặt, điạ danh thôn Thọ Cương vốn là nơi sản xuất đá vôi vùng Long Thọ, sau vua Minh Mạng cho đổi lại là thôn Thọ Xương  cho giống cưụ đô Thăng Long cũ  [Hà Nội] .

Vào đầu thế kỷ thứ 18, triều đình tại Huế [Thừa Thiên] thì các quan lại từ Nam cho tơí Bắc đều tề tưụ chốn này để hầu việc nhà vua, sau đó thì có hai vị đại quan gốc miền Bắc vốn là hai anh em ruột [Vân Đình Dương Khuê là anh và Dương Lâm là em]. Ngươì anh là bạn cố cưụ rất thân thiết với cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, khi được triều đình bổ nhậm điều ra ngoài Bắc làm tổng đốc, thì ngoài đồ gia dụng tôi tớ tiện nghi cùng gia đình phần vật chất, ngài còn mang theo hai câu ca dao về tinh thần trên sưả chưã chút đỉnh ra ngoài miềng và thêm thắt hai câu nưã của chính mình :

-Gió đưa ngọn trúc trăng tà
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Dịp chầy An Thái mặt gương Tây Hồ

Qua phiên bản của Trần Trung Viên từ tiếng Nôm qua Quốc ngữ thì là: -Gió đưa cành trúc la đà. Viết cho đúng chính tả là nhịp chầy.
Mô tả lại cho rõ nghiã đây là bai thơ tả cảnh tứ bình cuả thành Hà Nội, đủ bốn phiá nào chùa Trấn Võ [tức chốn thờ phượng của Đạo giáo thần Chân Võ, đối diện vơí làng Thọ Xương mà cứ cuối canh năm vào khoảng năm sáu giờ sáng mặt trơì vưà nhú lên từ phương đông là gà gáy liền, và thôn làm giấy Yên Thái [gần đê Yên Phụ], ngày đêm luôn luôn có tiếng chầy giã giấy vụn trong cối đá và đối diện làng Yên Thái là Hồ Tây rộng thênh thang ngút ngàn [gần hồ Bẩy Mẫu].

Đến năm 1932 chủ nhiệm báo Nam Phong tạp chí  là nhà văn hoá Phạm Quỳnh [tức Phạm Thượng Chi] đi tham quan ở Huế và có viết một tiểu tác phẩm phóng sự mang tên "10 ngày ở Huế" có ghi lại bài thơ bốn câu trên đây:

-Gío đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương
...

Pho phóng sự này bị thi sĩ giáo sư Phan văn Dật nguyên ngươì gốc làng Đạo Đầu Quảng Trị [lúc đó đang dậy học ở Huế] phản đối kịch liệt. Gíao sư cho rằng không thể nào đầu thì ở Huế [chùa Thiên Mụ] mà đuôi lại ở Hà Nội [làng Thọ Xương] và hai nơi đối xứng vơí hai điạ danh này là làng làm giấy Yên Thái và Hồ Tây. Nhà văn hoá Phạm Quỳnh cũng không hề thanh minh thanh nga gì trong thơì gian đó? Trước hoặc sau thì Phạm quân cũng nghĩ rằng Phan thi sĩ biết mình là sai, không theo dõi sát nút tình hình biến chuyển từng ngày từng giờ cuả ca dao tục ngữ nước nhà.

*

Câu chuyện này đến đây có thể tạm dừng được, nhưng chúng tôi muốn bàn thêm chút đinh, quý vị độc giả nào bận quá không hưỡn, không có thì giờ đọc thì đọc đến đây  thôi không cần đọc nữa cũng chả sao. Tuy nhiên, đọc tiếp cũng không có ai cấm.


Chợ Đồng Xuân ngày xưa (Ảnh từ trang dulichvietnam360.vn)


Ba mươi sáu phố ở Hà Nội

Rủ nhau chơi khắp Long thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay
Mã Vĩ, hàng Điếu, Hàng Giầy
Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn
Phố Mơí, Phúc Kiến, hàng Ngang
Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng
Hàng Muôí, Hàng Nón, cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre
Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, Hàng Gà
Quanh đi đến phố Hàng Da
Trải xem thành phố thật là cũng xinh
Phố hoa thứ nhất Long thành
Phố dăng mắc cửi đàng quanh bàn cờ
Ngươì về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.

Chú thích:
Long thành tức là Thăng Long thành tên của thành Hà Nội đặt từ năm 1010 về đơì Lý Thái Tổ. 

Trích Việt Nam thi văn hợp tuyển của giáo sư Dương Quảng Hàm trang 8 và 9. 

Đọc ba mươi sáu phố phường cuả Thăng Long thành tức thành phố Hà Nội bây giờ, mỗi phố bán một thứ hàng hoá đặc trưng, không bao giờ sợ mua lộn thứ này sang thứ kia, thứ kia sang thứ nọ. Còn những làng ven thủ đô Hà Nội như làng Yên Thái thì làm giấy; làng Cổ Nhuế thì đi thu lượm phân thú vật trâu bò, phân xanh;  làng Nhật Tân chuyên trồng hoa Đào; làng Quảng Bá chuyên trồng cây Quất [tức Tắc] bán trưng Tết; làng Nghi Tàm chuyên trồng hoa mai vàng hoa mai trắng cùng làm cây cảnh [tức bônsai] bán vào dịp Tết nhất và làng Thọ Xương chuyên về nuôi gà, để sáng sáng gáy cho bà con lôí xóm nghe chơi, để thức giấc rồi đi làm, chớ không có gà làng Thọ Xương gáy cuôí canh năm thì chắc bàn dân thiên hạ chốn này tha hồ mà ngủ say như chết. Chả lẽ dân Thọ Xương toàn là dân đại gia nhà giầu, ở không nuôi gà trống để cho nó gáy chơi ? tức là khoảng ba đến bốn giờ  là canh chót [trống đánh đủ năm tiếng rôi thôi], nhường quyền lại cho những con gà đực, muốn gáy bao nhiêu thì cứ tự do mà gáy. Sau đó thì chính quyền địa phương thấy dân làng huỡn quá chỉ ở không thả diều giấy diều bươm bướm bèn khuyến khích (cả một làng hoành tráng như thế mà chỉ nuôi gà để gáy buôỉ sáng thì phí cuả giời quá), cho phép dân bản làng được tự do kinh doanh buôn bán, mở trại chăn nuôi gà, trại ấp trứng gà và trại sản xuất gà con, rồi hãng xưởng làm thịt gà đông lạnh cuả thực dân lù lù kéo tới đóng hộp vào bao ..., lần lần triển khai mở thêm quán xá, nào quán gà quay tức gà rôti, quán phở gà mềm cho các quan khách rụng hết răng hay quan khách toàn răng giả, quán phở gà đi bộ, quán phở gà dai. Có quán phở gà thì sẽ có tức thì quán canh miến gà, canh miến lòng gà, quán cháo gà trứng non.

Chả lẽ học hành đậu đạt tơí học vị Tiến Sĩ Ngữ Học giáo sư đại Học mà lại viết sai? noí sai? Vậy yêu cầu làng Thọ Xương mở cấp kỳ tiệm bán canh gà ngay tút xuỵt [tiếng Hoa Kỳ tức là chicken soup], mở dùm cho cái một, không thì tội nghiệp quá đi thôi.



                                                                  Chu Vương Miện
READ MORE - CÀNH TRÚC TRĂNG TÀ - phiếm luận Chu Vương Miện

MỘT LẦN SIÊU THOÁT - thơ Hoài Thương





Trong hành trình đi về miền ký ức
Ta để quên tình yêu trên cổ máy thời gian
Để hôm nay nghe nỗi đau trở mình thăm hỏi
Phút sai lầm…
Yêu thương lỗi nhịp có buồn không?
Rồi sầu đau chợt giao thoa màu ký ức
Niềm hạnh phúc vỡ đôi vạn vật bỗng khóc òa.
Trong mê cung con ve sầu ma mị
Cất khúc nhạc lòng giải thoát những thây ma
Có con sâu uống men sầu phơi mình trên kẻ lá
Cả rừng xanh lột xác nhảy múa tưng bừng.
Bất chợt…
Mây ngừng bay rủ trăng về dệt mộng
Gió giận hờn kéo bão tố mưa sa
Gieo đau thương lên khung trời yên ả
Giấc mộng vỡ tan, thân tàn tạ, kiếp điêu tàn
Đêm đêm khi bóng tối trở mình than thở
Nỗi đau rạn vỡ thành từng hạt pha lê
Cùng dư âm, giọt sầu, mảnh tim vỡ
Hóa mây đen gõ cửa cõi ta bà
… Bỗng dưng ta… một lần siêu thoát.

                                Hoài Thương


READ MORE - MỘT LẦN SIÊU THOÁT - thơ Hoài Thương

CHỈ MỘT LẦN XUỐNG PHỐ - truyện ngắn Phan Minh Châu

Một cảnh trong phim "Vợ chồng A Phủ". (Hình từ trang dantri.com.vn)



Đã lâu lắm rồi, từ khi cưới nhau đến giờ ngót ngét cũng đã bốn mươi năm nhưng hai vợ chồng chưa từng đi xa. Hôm nay A Phù chuẫn bị đưa Chàng Hai đi Sài Gòn chữa bịnh. Không biết bịnh tình thế nào mà cái bụng mỗi ngày mỗi trương lên và gây đau nhức,đã biết bao nhiêu loại lá cây và các thứ rễ, củ nhưng cái bụng cứ to dần lên không thuyên giảm. A Phù cũng đã mời mấy thầy phù thủy cao tay ấn đến xem bịnh, ông này bảo do ma nhập, ông kia bảo quỷ đè, ông nọ bảo do Chàng Hai trước kia làm nhiều điều ác đức nên giờ bị quả báo, mà A Phù biết từ khi ưng Chàng Hai đến giờ A Phù có thấy Chàng Hai làm gì ác đâu.Thế rồi phải giết gà, giết lợn để cúng tế, rồi rượu thịt rồi quà cáp cho các thầy, rồi mời cả làng đến ăn uống no nê nhưng bịnh vẫn là bịnh. Chứng bịnh quái ác cứ ngày mỗi tăng dần không thuyên giảm mà số tiền dành dụm hơn nữa cuộc đời đã cao bay xa chạy, gà lợn cũng hết, lúa gạo trong nhà cũng sạch sành sanh, chỉ còn lại nỗi buồn khóc khô nước mắt. Cách đây mấy ngày trên đường ra thăm rẫy A Phù có gặp một cán bộ xã, nghe hoàn cảnh của A Phù ông chủ tịch xã cấp cho cái giấy giới thiệu và khuyên A Phù nên đưa chồng vào thành phố Hồ chí Minh để chạy chữa. Nghe lời ông, A Phù chạy về nhà, cái gì bán được thì bán, A Phù bán sạch sành sanh, ngó quất ngó quanh không còn gì để bán mà số tiền chỉ mới đủ một cuốc tàu xe, đánh liều A Phù chạy đi vay mượn hàng xóm và bà con cật ruột nhưng ai cũng nghèo, ai cũng còn trăm thứ phải lo mà mùa màng thì chưa tới ngày thu hoạch. Đau đớn phần thương chồng đang trong cơn bịnh ngặt nghèo, phần tủi thân tủi phận, A phù chạy về xã năn nĩ mấy ông cán bộ mượn ít lúa non. Cảm thương hoàn cảnh của A Phù, xã cho vay tạm ít trăm cân lúa để A Phù lo liệu cho chồng, nhưng phải viết giấy cam đoan là đến mùa thu hoạch sắn thì phải mà lo thanh toán lại,nhìn số nợ khổng lồ A Phù ứa nước mắt nhưng không còn cách nào, A Phù quyết định đặt bút ký mà lòng dạ ê chề xót xa, số lúa này không biết khi nào mới trả xong,không có con cái, hai vợ chồng sống hiu quạnh từ đó đến nay, ngày lên rừng đêm xuống rẫy, họ làm cật lực nhưng không đủ sống, mà Chàng Hai lại hay bịnh tật ốm đau, kinh tế gia đình chỉ một mình A Phù lo liệu.
Đã chuẫn bị xong mấy mo cơm cùng với muối vừng và ít củ khoai luộc. A Phù cho cơm vào mấy tàu lá chuối và gói lại cẫn thận chỉ còn thiếu ít nước uống, không có gì đựng, A phù đành đi kiếm mấy túi ny lông bọc tạm, sợ bể, A phù túm hai ba túi lại làm một và cho hết vào chiếc bao đựng gạo và giục Chàng Hai lên đường. Từ một xã miền núi đón xe xuống Tuy Hòa cũng ngót nghét gần sáu mươi cây số.Chỉ mới hơn bảy giờ sáng A Phù giục chồng
- Mình ơi xong chưa, đi nhanh đi kẽo trể tàu xe .
- Tao xong rồi đây, mầy dìu tao chút đi, cái bụng đau quá.
Hai vợ chồng cố dìu nhau đi qua mấy đoạn đường đất khập khiễng cuối làng, cũng  may vừa xuống đến nơi đã có chiếc xe khách vừa trờ tới.
- Đi đâu ?
Nhìn chiếc xe khách chật cứng những người, A Phù đâm ngao ngán, chỉ sợ cho Chàng Hai không chen lên nổi, mà có chen lên được đã chắc gì chịu nổi với sự nhồi nhét của mấy tay lái xe hám của, nhưng không còn cách nào khác, A Phù vội vã trèo lên và cố dìu Chàng Hai leo lên xe, chân thấp chân cao, lum khum dưới cái nóng như thiêu của buổi sáng mùa hè, xe chạy qua mấy ổ gà ổ trâu rung lắc dữ dội, Chàng Hai kêu đau, A Phù chỉ biết động viên chồng.
- Mình ráng lên đi gần xuống phố rồi
- Bụng tao đau quá
A Phù nhìn chồng ái ngại nhưng biết làm sao đây! Chị dõi đôi mắt đục ngầu về một khoảng trời mênh mông xa vắng ...
Hồi đó A Phù là một gái đẹp nức tiếng trong làng, mới mười lăm tuổi mà phốp pháp đẩy đà, lại giỏi dang ít người bì kịp. Trai trong làng nhiều anh nhờ mai mối nhưng A Phù không chịu, cho đến năm mười sáu tuổi, trong một lần đi rừng bị vấp ngã may mà có Chàng Hai đưa về và chăm sóc thuốc men. Thấy Chàng Hai hiền lành chât phát lại thật thà, lại được cái chịu khó chịu khổ nên A Phù nhờ ngừoi mai mối. Đám cưới của họ cũng giãn đơn chứ không hoành tráng như mấy đám cưới khác, A Phù và Chàng Hai đều mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Cha mẹ A Phụ bị lạc đạn trong một đêm tải lương tiếp tế cho bộ đội, còn cha mẹ Chàng Hai bị chết trong một trận đụng độ dữ dội, sau đó nhờ bản làng và xóm giềng giúp đỡ cưu mang nên mới có ngày hôm nay. Tuổi thơ của A Phù và Chàng Hai đều là chuỗi ngày  tối tăm bi thảm nhất và cho mãi đến khi lấy chồng cô vẫn chưa thoát ra được cái số phận nghiêt ngã đó. Mãi suy nghĩ miên man xe đã về đến bến, hai vợ chồng vội vả dìu nhau đến một gốc cây ngồi tạm, giờ này mặt trời cũng gần đứng bóng, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên mặt Chàng Hai làm cho A Phù thêm ái ngại.Thấy Chàng Hai lộ vẻ đau đớn, A Phù quyết định đi tiếp. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa, căn bịnh ngặt nghèo có thể cướp đi sinh mạng của Chàng Hai mà A Phù không muốn như vậy, mất Chàng Hai cuộc đời A Phù rồi đây sẽ ra sao.
- Đi thôi mình
- Tao mệt quá
- Mệt cũng phải rán mình ơi
- Giờ đi đâu đây ?
- Đi lên ga, đi vào thành phố Hồ chí Minh, vào đó có thầy thuốc giỏi chữa bịnh cho mình.
Chàng Hai mệt nhọc đứng lên,nắm tay A phù và uể oải bước đi, thấy chồng mệt mõi và tiều tụy quá, A Phù ghé lưng ra đỡ.
- Mình leo lên lưng tôi đi
- Thôi tôi đi được mà mình
Hai vợ chồng thất tha,thất thiểu dắt nhau đi dưới cái nắng như gắt của một ngày đầu hạ, A Phù vừa đi vừa hỏi thăm đường, với họ bến tàu hay nhà ga đều là những hình ảnh chừng như xa lạ nhất trong đời. Cuối cùng rồi họ cũng đến được nơi mà họ muốn đến. Kiếm một chỗ tương đố sạch sẽ cho Chàng Hai ngồi dựa lưng, A Phù giỡ mo cơm lúc nào cũng khư khư bên mình cùng với một ít muiối vừng. Bẻ một góc cơm, A Phù dặm vào một chút muối vừng và đút cho Chàng Hai từng miếng một.
- Ráng ăn đi mình, đường nghe nói còn xa  xôi lắm, mà tàu thì còn một tiếng nữa mới đến. Cho Chàng Hai uông ngụm nước xong A Phù lần tìm gói tiền dấu trong áo ngực.
- Mình chờ em đi mua vé, nhớ ngồi cẩn thận kẽo té
A Phù chen vào dòng người đang xếp hàng từ trước, cũng mất khá lâu A Phù mới mua được hai chiếc vé tàu loại rẽ tiền nhất, cầm được hai chiếc vé trên tay thì mặt trời đã chênh chếch bóng, bổng tiếng còi tàu hú từ xa xa báo hiệu tàu đã đến, những tiếng hú kéo dài lê thê và buồn thảm, A Phù chợt nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ buôn làng, nhớ những cánh đồng lúa non đang đến mùa thu hoạch. Nghĩ đến đó hai hàng nước mắt tự nhiên ứa ra. A Phù khóc, khóc cho hoàn cảnh oái ăm và bi đát của mình, khóc cho ông trời bất công quá đỗi, kiếp này rồi còn kiếp sau nữa, không biết kiếp sau thế nào chứ kiếp này khổ lắm rôi. A Phù bỗng trực tỉnh khi mọi người ùn ùn đỏ đến cửa nơi có mấy người nhân viên trực kiểm tra vé, nhìn thấy Chàng Hai đang mệt gần như muốn ngất, họ phất tay cho qua. A Phù mừng như run, mừng vì được lên tàu sớm, mừng vì không bị lạc. A Phù chắp tay cảm ơn trời đất, cảm ơn các vị thần đã vạch đường chỉ lối. Khi hai vợ chồng đã yên vị trên toa, tàu bắt đầu chuyễn bánh, những hồi còi inh ỏi, nhức nhối xa dần rồi bỏ lại sau lưng một thành phố gần như yên tỉnh. Nhìn Chàng Hai đang cơn say ngũ. A Phù hơi yên lòng, chị lặng lẽ nhìn ra cửa tàu,những hình ảnh trôi đi vùn vụt, những cánh đồng, những đàn trâu, đàn bò đang gặm cỏ,,những dòng sông đang trôi lững lờ, và biển nửa, cả cuộc đời chưa thấy biển, thấy sông. A Phù bổng đâm ra sững sờ trước hình ảnh của quê hương đất nước, đât nước mình đẹp như thế này sao, lộng lẩy thế này sao, miên man suy nghĩ A Phù đã thiếp đi lúc nào không biết, trong giâc mơ của mình A Phù mơ thấy một cuộc đời bớt tăm tối hơn nhiều so với cuộc đời mình đang sống..
Tàu tới ga Sài Gòn sớm hơn dự định,nhìn mặt trời mới bắt đầu lấp ló.,chắc là còn sớm, A Phù đập Chàng Hai.
- Mình ơi dậy đi, tàu tới Sài Gòn rồi
Chàng Hai uể oải ngồi dậy, vẻ thất thần vẫn còn nguyên trên khuôn mặt vốn còn ngái ngũ,
- Mày ơi tao còn sống à ? Tao mơ thấy tao bị quỉ dữ bắt đi rồi mà, tao thấy tao xuống dưới âm phủ gặp lại bạn bè nhiều lắm..
- Mình vẫn còn sống nhăn ra đó không thấy à, mình sao mà chết được, mình phải sống ít ra trăm tuổi.
- Mày nói thật chứ, tao thì tao thấy mệt trong người, đi còn bao xa nữa, xa quá thì tao chịu..
Mình cố gắng lên, chữa hết bịnh, mình về nhà gặp lại bà con chắc họ mừng lắm.
- Ừ,thì mừng.,cũng mong là thế.Xuống tàu hai vợ chồng lần đường lần sá, hỏi thăm đủ chỗ,đủ người  rồi cuối cùng cũng đến được bịnh viện Chợ Rẫy.
- Đây là bịnh viện tốt nhất đó mình ạ, nó chữa đủ bịnh,chữa xong là khỏi mình về liền, mình chờ tôi chút nhé.
A Phù để Chàng Hai ngồi đó chị chạy đi hỏi thăm lung tung,có người mách chị lên tầng bảy ,nhưng trước khi lên phải làm thủ tục đóng tiền,sau đó khám và nhập viện điều trị.A Phù tỏ ra lúng túng thật sự,cũng may lúc đó có mấy cô y tá tận tình giúp đỡ và nhờ cái giấy giới thiệu của xã vùng núi chứng nhận là hộ nghèo nên mọi việc cũng tạm ổn.
- Xong rồi ,Chị đưa anh lên tầng bảy để khám,
Nghe cô y ta nói vậy A Phù đâm ra bối rối thật sự,hồi nào đến giờ cô có bao giờ đi thang máy đâu ,mà nếu trèo lên mấy cái cấp xi măng thì Chàng Hai làm sao đây.Thấy mấy người đang chen vào thang máy A Phù vội vả cõng Chàng Hai chạy đến.
Chỉ một người nữa thôi
Ai đó trong thang máy vừa nói. Cũng được! cho Chàng Hai lên trước. A phù vừa kịp đẩy vội Chàng Hai vào trong thì cánh cửa thang máy cũng vừa đóng lại .
Nắng đã lên cao. A Phù tỉnh dậy lúc nào không rõ, suốt một dặm đường dài xa lắc xa lơ đã làm cho A Phù kiệt sức thật sự, mặc dù cô đã cố gắng hết sức mình, cố gắng để đưa được Chàng Hai đến đây chữa bịnh, cô nhìn xung quanh toàn những người xa lạ, cái gì cũng lạ.trăm thư trong mắt cô đều lạ . Cô bổng cựa mình ngồi dậy, xung quanh cô bao đôi mắt đang đỏ dồn vào cô như đổ dồn vào một sinh vật xa lạ
-  Thật tội nghiệp
- Cô ấy ngất được bao nhiêu tiếng rồi
- Cũng gần mười hai tiếng
- Tội quá...tội quá
A phù quay lại nhìn, ai đó vừa dúi vào ngực A Phù một nhúm bạc lẽ. A Phù bổng  rơm rớm nước mắt. Ngó quanh ngó quất, không thấy Chàng Hai đâu, A Phù bật khoc nức nở
- Chồng tôi đâu rồi, Chàng Hai ơi ... Chàng Hai...
Nghe tiếng la hét của A Phù mấy cô y tá chạy đến
- Có chuyện gì vậy, mọi người xê ra chút coi, bu quanh thế này làm sao người ta thở.nổi  Để coi...để coi ...có chuyện gì vậy chị ?
- Chồng tôi đâu ?
Mọi người đâm ra ngơ ngác,họ tự hỏi nhau và tất cả cùng im lặng
- Chợt một giọng đàn ông lên tiếng
- Có ai biết chồng chị ở đâu không ? cứ hỏi chị thử,nếu tìm được cần gì cứ nói tôi giúp cho. Mọi người quay lại nhìn, đó là một người đàn ông trạc sáu mươi tuổi ,mang kính đen,dáng người tầm thước, trên khuôn mặt lúc nào cũng dấu một nỗi buồn u uẩn.
- Đỡ giùm cô ta ngồi dậy đi, tìm cho cô ta chút nước ,có lẽ cô ta đói lắm rồi.Chờ tôi một lát.nói xong người đàn ông bỏ đi ra ngoài, lát sau quay lại với một ổ bánh mì trong tay.
- Nào...Mời chị ăn đi, ăn xong nói cho tôi biết chòng chị là ai ? đang ở đâu, nếu giúp được thì tôi sẽ giúp.. A phù nhìn chằm chằm vào người đàn ông xa lạ ,nói lời cảm ơn rôi vừa bẻ đôi ổ bánh mì vừa ăn mà nước mắt rơi đầm đìa. A Phù không biêt Chàng Hai giờ đang ở chỗ nào? đã khám được bịnh chưa? mà làm sao khám được vì mọi thứ giấy tờ cần thiết lúc nào cũng khư khư bên mình A Phù .
- Mấy người thấy chồng mình ở đâu không ?
- Chồng chị là ai ?
-  Chàng Hai .Tên của anh ấy là Chàng Hai người dân tộc ấy mà, chúng tôi ở Sông Hinh ở Phú Yên vào đây chửa bịnh và bị lạc nhau ở chỗ cái thang máy..
- Lạc nhau thế nào  ?chị nói xem
- Ảnh vào thang máy trước, tôi chưa kịp vào thì cửa đóng mất,.
- Được rồi để tôi đi tìm cho,.giọng nói vừa rồi là của người đàn ông tốt bụng khi nãy
- Chị cứ nằm nghĩ ở đây, chờ tôi quay lại, chị không được đi đâu, lỡ lạc mất tôi không biết đâu mà tìm. Mà chị nhớ lên tầng mấy không ?
- Tầng bảy...tầng bảy  .Tôi nghe người ta bảo tôi lên tầng bảy
- Được rồi chị ở yên đó đi, .nói xong người đàn ông vội vàng tìm tới chổ thang máy nơi mà cách đây mười mấy giờ hai vợ chồng A Phù bị lạc nhau,đi theo ông còn có một cô gái mỹ miều xinh đẹp, nước da trắng đỏ, ,khuôn mặt như búp bê, tuổi chừng mười lăm mười sáu xúng xính trong bộ váy sang trọng và đắt tiền, nhìn qua dáng dấp thì hình như họ là người Việt nhưng định cư ở nước ngoài.
- Ba ơi .chờ con với .
- Người đàn ông quay lại và hai cha con mất hút sau bức tường bịnh viện . A Phù thấy khỏe dần sau khi ăn hết nữa khúc bánh mì, cô tuột vội xuông giường và lần tìm đôi dép.Ngó quanh ngó quất cô không thấy đôi dép của mình đâu cả, đôi dép cô mua từ hơn bốn năm nay của một  người bán dạo từ dưới miền xuôi đem lên bán, đôi dép đẹp và ưng ý nhất ,A Phù lúc nào cùng lau chùi và chăm sóc nó một cách cẩn thận,chỉ những lúc đi xa hoặc hội hè hoặc tết A Phù mới đem ra mang, còn những khi ở nhà cô toàn đi chân đất..
-  Dép của mình đâu ?
- Ngòai  cửa đó ,Cô ra đó mà lấy.,họ không cho mang dép vào phòng đâu.A Phù uể oải đứng dậy, một cơn đau thắt vừa vụt qua nơi mạn sườn của chị,A Phù cảm thấy hơi choáng váng ,muốn ngồi xuống để nghĩ, nhưng nghĩ đến Chàng Hai không biết giờ này ở đâu, A Phù đâm ra lo lắng.A Phù đứng dậy lần nữa ,lần này có lẽ đỡ hơn, chị bước ra cửa ,đảo mắt tìm đôi dép và chị phát hiện ra nó đang nằm lẫn lộn với một mớ giày dép khác,nhưng đôi dép của A Phù không thẻ lẫn lộn vào đâu được
- Cảm ơn trời đất...cảm ơn trời đất..A phù mừng quýnh ,cô xỏ vội đôi dép vào chân và chực chạy đi tìm Chàng Hai ,Nhưng nghĩ lại, người đàn ông ban nảy bảo cô ngồi đây chờ, cô bỏ đi như vậy lỡ họ tìm không thấy thì sao,.với lại trong cái bịnh viện to đùng này người đông như kiến, cửa ngõ tùm lum, còn cầu thang và thang máy thì
vô kể, mà nếu tìm thì A Phù cũng không biết bắt đầu từ đâu, chỗ cái thang máy hôm qua A Phù cũng quên mất rồi, nghĩ đến đó A Phù quyết định ngồi đây đợi không đi đâu nữa .
- Ê này ccô kia, khỏe chưa? nếu khỏe mời cô lại đằng kia mà ngồi, bác sĩ mà bắt gặp thì tụi tôi ốm đòn.
Nghe vậy A Phù lần ra chỗ mấy cái ban công mà lỗn ngỗn lớp ngồi lớp đững, cô chen vào giữa hai người đàn bà đang ngáy như sấm .Cô nhớ laị hình ảnh người đàn ông lúc nãy ,cô thấy quen quen ,hình như đã gặp ở đâu thì phải,cô vắt óc suy nghĩ nhưng càng suy nghĩ cô thấy đầu óc tối tăm hơn, cơn buồn ngũ lại kéo tới và bât chợt bên hông A Phù bổng nhiên nhói lên như là một lằn điện xẹt tới rồi tắt lịm.
Tỉnh dậy lần hai ,mở mắt ra A Phù đã thấy người đàn ông bên cạnh,với đôi mắt hiền từ triều mến và nụ cười đôn hậu, người đàn ông quay về phía mấy cô y tá
- Cô ấy tỉnh rồi
-  Ừ có thế chứ, chị ấy mất sức nhiều do đói và thiếu dinh dưỡng, chỉ cần chuyền cho chi vài bình nước biển thì sẽ khỏe thôi .Trong khi chờ y Tá tiếp nước biển, người đàn ông quay về phía chị ..
- Hồ sơ xin nhập viện cho chồng chị đâu ? đưa đây đẻ tôi lo thủ tục nhập viện , tôi đã tìm thấy ảnh rồi,
- Đã tìm thấy Chàng Hai rồi à.Cảm ơn trời đất mà tìm thấy anh ấy ở đâu?
- Nghe mọi người nói,  sau khi lên đến tầng bảy thì ảnh cũng vừa kiệt sức, ai hỏi gì cũng không trả lời, bác sĩ hỏi gì cũng không nói, cứ lắc đầu lia lịa rồi cứ chỉ chỏ xuống dưới này, cuối cùng người ta đành cho ảnh nằm tạm trên đó nơi phòng nghĩ của cán bộ, tôi lên đó hỏi thăm, cũng may người ta chỉ giúp .
- Cảm ơn ông nhiều ...cảm ơn ông nhiều...cảm ơn trời đất..cảm ơn trời đất.Nói xong A Phù tuột xuống giường và quỳ vội xuống đất .
-  Đội ơn ông ... đội ơn ông
-  Cô làm gì vậy,đứng lên đi, cô làm vậy tôi tổn thọ mất .Cô còn làm vậy tôi không giúp nữa đâu, mặc cô muốn làm gì thì làm, ra sao thì ra .
- Đừng ông, đừng ông A Phù hôt hoảng thật sự, cô không còn cách nào hơn là đứng dậy
- Cô cứ ở yên đây ,mọi thủ tục khám và chữa bịnh tôi sẽ lo hết,cô không phải lo, tiền bạc tôi sẽ lo hết ,miễn là cô phải nghe lời tôi ở yên ở đây..,cô nhớ lời tôi dặn chưa, xong mọi việc tôi sẽ đưa cô lên gặp chồng cô.,cô đi lung tung mắt công tôi tìm lắm,cô nhớ chứ?
- Dạ nhớ...dạ nhớ
Cầm xấp hồ sơ khám chữa bịnh cho Chàng Hai người đàn ông vội vã bỏ đi.Chỉ còn lại một mình A Phù, lo lắng không biết tình trạng của Chàng Hai giờ này ra sao và người đàn ông đó là ai mà họ tốt với vợ chồng mình như vậy..Phần lo lắng cho Chàng Hai ,phần sốt ruột ,mặc dù đã ghi nhớ lời dặn dò của người đàn ông khi nảy nhưng A Phù cảm thấy bất an trong lòng, Không biết bịnh tình của Chàng Hai ra sao?Anh ấy có chết không ? nếu anh ấy có mệnh hệ nào thì mình sống với ai đây.nghĩ đến đó hai hàng nước mắt tuôn lã chã trên khuôn mặt phờ phạc và khô khốc của những ngày gian khổ, măc dù đã ngũ được đôi chút nhưng A Phù vẫn thấy buồn ngủ ,hai mí mắt cô như muốn đỏ sụp xuống,cô ráng nhứơng lên và đứng dậy đi thơ thẫn theo ban công bệnh viện ,nhìn xuốn dưới đường , cơ man là xe cộ và người đi lại, những tòa nhà to lớn và đẹp cứ nối dài theo con phố,xe cộ thì dập dìu ngang dọc đủ sắc đủ màu, đủ các loại xe mà hồi nào tới giờ cô chưa từng thấy, cô bổng ao ước,cô bổng thèm muốn một ngày nào đó có một phép màu thật lạ, cho cô xin chỉ vài điều ước,hoặc một điều ước cũng được, đó là cho Chàng Hai hết bịnh và hai vợ chồng sẽ trở về nhà ,nơi mà gần như hơn  nữa cuộc đời A Phù đã gắn bó với nó,mặc dù cô vẫn biết rằng về lại đó là về lại cái nơi tăm tối nhât, nơi mà ai cũng muốn thoát ra để tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng biết làm sao được nơi đó đã ăn sâu vào tâm hồn A Phù với những kỷ niệm đẹp và mối tình có một không hai trên đời này cũng xuất phát từ đó,xuất phat từ nơi sâu thẳm nhất của đáy lòng A Phù, nơi bà con cật ruột và bạn bè đều nằm lại nơi đó.
=- Xong rồi cô
A  Phù quay đầu nhìn lại, thì ra người đàn ông tốt bụng khi nảy.
-  Chồng tôi ra sao rồi
-  Đã nhập viện rồi, không sao đâu  ,ảnh chị bị một chút vấn đề về gan, bác sĩ bảo để làm xét nghiệm và theo dõi điều trị, .bây giờ chị hảy theo tôi lên gặp ảnh .rồi hai người mặc sức tâm sự,
-  Dạ cảm ơn ông nhiều
A Phù lặng lẻ  đi thêo sau người đàn ông xa lạ, đến thang máy khi hai người vừa vào trong, người đàn ông bấm nút, mấy cái nút chằng chịt gắn gần cửa thang máy,A Phù cố nhớ mà nhớ không nổi  chỉ thấy thân hình mình như bị ai nhấc lên không và hơi hụt hẫng một chút sau đó vẫn bình thường.trở lại
-   Đến rồi
Cánh cửa thang máy mở ra,A Phù vội vã chạy theo sau người đàn ông đó, cô cảm thấy lo lắng và hồi hợp thật sự, cô lại cầu trời ,cầu đất, cô lâm râm trong miệng và mong đấng bề trên nghe thấy lời nguyện của mình.A Phù chợt ứa nước mắt lần nữa
- Ảnh ngồi kia kìa
A phù nhìn theo hướng người đàn ông vừa chỉ, cô thấy Chàng Hai đang ngồi trên dãy ghế  phòng chờ khám, cô chạy vội đến , ôm chầm lấy Chàng Hai làm như đã lâu rồi không gặp, thấy Chàng Hai thần sắc có đở hơn A Phù đâm ra yên lòng .
- Tao khám rồi, bác sĩ bảo không sao, chờ cho toa lấy thuốc rồi về, ổng nói cái lá gan của tao hơi có vấn đề một chút, hồi xưa thì phải mổ , phải phẩu thuật,nhưng bây giờ thì không cần, chỉ cần bắn một vài lần kết hợp với dùng thốc thì sẽ khỏi, ổng còn bảo tao kỳ này về mổ heo ăn mừng đi , vì nhiều người bị như tao nhưng để lâu quá mà không chữa được,tao mừng quá A Phù ơi .
A Phù bỗng bật khóc thật sự, cô không ngờ những lời cầu nguyện của cô lại ứng nghiệm như vậy, cô thầm cảm ơn trời đất, cảm ơn người đàn ông tốt bụng khi nảy, cảm ơn cái bịnh viện to lớn này, cảm ơn mấy ông thầy bác sĩ ở trong cái bịnh viện này, cô bổng thấy khỏe lên gấp bội, mọi sợ hải và lo lắng trong mấy ngày qua bổng tiêu tan đâu hết.
- Vậy là ổn rồi mình ơi...ổn rồi,mình sắp được về nhà rồi mình ơi
- Ừ thì tao cũng mừng,vậy là mình hết chết rồi, hoan hô ông trời, hoan hô mấy ông thầy bác sĩ.
Nhìn thấy nỗi vui mừng hiện trên khuôn mặt của đôi vợ chòng người dân tộc,người đàn ông xa lạ khi nảy cũng thấy vui lây .
- Sao vui chưa ? Nhưng chưa xong đâu ! còn phải nằm điều trị vài ngày nữa chờ họ băn laser rồi mới xuất viện được,nhưng hai vợ chồng cứ yên tâm ,không sao đâu,tiền viện phí kể cả thuốc men và mọi thứ tôi đã lo hết rồi chỉ còn việc chờ xuất viện rồi về nhà..
- Cảm ơn ông nhiều, cảm ơn ông nhiều.
Thôi bây giờ hai vợ chồng hảy nghĩ ngơi và ăn uống đi, ông quay lại nơi đứa con gái nảy giờ vẫn đang đứng ở góc phòng.
- Lại đây con,đưa mấy hộp cơm và mấy chai nước cho ba..
- Đây là con tôi ,nó cũng đã nhiều lần cùng tôi lên rừng, lên mấy cái bản của người dân tộc ,nhưng nhiều nhất là ở vùng Sông Hinh  ,chúng tôi đi cũng nhiều và tìm cũng nhiều nhưng thất vọng thật rồi.
- Ông tìm ai vậy ?Tại sao lại thất vọng ,mà ở Sông Hinh cũng to lớn và rộng lắm mà , ông tìm ai  ? mai mốt về nhà tui sẽ tìm cho ông
- Chuyện kể ra cũng thật dài dòng .Thôi được ! hai người cứ ăn cơm đi rồi tôi kể cho nghe.....
Tôi vốn là dân Phú Yên nhưng ở tại thị xã Tuy Hòa ,Hồi đó thị xã tuy nhỏ nhưng đẹp và thơ mông lăm, tôi học Luật ở Sài gòn , khoảng thời gian từ 1970 đến 1972,lúc đó chiến tranh giữa hai miền Nam,Bắc đang hồi khôc liệt, tôi bị tổng động viên và phải vào lính, sau khi tốt nghiệp khóa sĩ quan trừ bị tại Thủ Đức tôi được phân công về một huyện miền núi ở Phú yên trong một nhiệm vụ đặc biệt, chắc cô cũng hiểu,làm người ai cũng sợ chiến tranh, sợ súng đạn ,bao nhiêu là thứ sợ, tôi cũng nằm trong số người ấy,nhìn những người dân vô tội bị chết trong chiến tranh, tôi đâm ra ngao ngán thật sự, không còn thiết tha gì với nghiệp lính và cuộc đời nhà binh nữa, sau đó tôi tìm cách đào ngủ ,lặn lội và trốn biệt trong rừng sâu cả gần một tháng, phần đói khát phần bịnh tật, tôi bỗng kiết sức và ngất đi lúc nào không biết, lúc đó trên người tôi chằng chịt những vết thương ,những vết xây xát khắpmặt mày,cái chân trái của tôi hình như bị gãy hầu như không nhắc lên được,tôi cứ nghĩ thế này là hết, trong vô vọng, tôi chỉ biết cầu nguyện đến những đấng thiêng liêng cao cả nhất, tôi chợt nhớ gia đình, ban bè và người thân, nhớ từng con phố nhỏ,nhớ những kỷ niệm êm đềm nhất của một thời xa lăc xa lơ, Tôi bỗng bật khóc và sau đó tôi thiếp đi không còn biết gì cả...
- Anh tỉnh dậy rồi à ?
Người vừa hỏi tôi là một người đàn bà,người dân tộc thì phải,với khuôn mặt hiền lành và giọng nói lơ lớ của người Kinh,người phụ nữ đỡ tôi ngồi dây.
- Ông ăn cháo đi. Ông ngất đã hai ngày đêm rồi đó..
- Tôi bị làm sao vậy.?
- Không biết, tôi thấy ông nằm trong rừng,tưởng chết rồi,.may quá ông vẫn còn sống nên tôi đưa ông về đây..
Tôi uể oải ngồi dậy, trong mình tôi ê ẩm, gần một tháng trong rừng ,đói gì ăn đó,ăn vô tội vạ,miễn sao qua cơn đói là được,tôi đâu cần biết những thư mà tôi ngốn vào trong bụng nó có thể cứu tôi nhưng cũng có thể dẫn tôi đến cái chết
- Cảm ơn chị
- Thôi ông đừng cảm ơn,hảy nghĩ một chut nữa cho khỏe,tôi đi bắt chút cơm cho ông ăn, nhà không có gì ,có gì ăn đó,mà tôi còn phải vào rừng kiếm ít lá cây,rễ cây để về băng bó cho cái chân của ông,cái chân của ông bị gãy rồi,không nhẹ đâu chắc là ông bị té thì phải .
Nói xong,người phụ nữ quay ra cửa quơ một ít củi khô đem vào.
- Để tôi bắc cho ông chut nước.Ở miền xuôi các ông không quen dùng nước lã, chúng tôi ở đây thì quen rồi ,đụng đâu uống đó,mà có ai bịnh tật gì đâu..,cơm và chút muối Vừng tôi để trong góc nhà đó chút nữa ông có đói thì lấy mà ăn! Hết,tôi về bắt thêm gạo,ông cứ ăn thật no cho mau bình phục,còn về với gia đình,với vợ con.
- Tôi chưa có vợ
- Ông chưa có vợ ạ ,dưới ông thì khác,trên này ,tụi tui khoảng mười lăm mười sáu là lo đi bắt chồng,chứ già rồi tụi nó không chịu,Tui bắt chồng năm tui mười bốn tuổi.
- Chồng chị đâu ?Sao nảy giờ tôi không thấy?
- Ảnh đi theo Cách Mạng rồi, lâu lâu mới về được vài ngày rồi lại đi.Làm việc cho Cách mạng ấy mà,
- Thôi ông nằm nghĩ ,tôi đi lên rừng đây,sẵn qua rẫy bứng ít sắn khoai về ăn tạm,nhà cũng gần hết gạo rồi .Thôi tôi đi đây,ông nằm nghĩ nhé chớ có đi đâu..
- Chị ạ....chị tên gì...?
-  Tôi là A Dong...A Dong....Thôi tôi đi đây
Nhìn vóc người nhỏ nhắn nhưng lanh lẹ của người phụ nữ mới bước chân ra cửa,tôi thầm cảm ơn chị ấy rất nhiều, không có chị ấy thì có lẽ tôi không còn sống đến ngày hôm nay.
-  Sau đó thế nào ? ông kể tiếp đi.
-  Ở chỗ cô ấy được nữa tháng,hàng ngày ngoài thời giờ để cô lên rẫy,lên rừng thời gian còn lại cô dành hết để chăm sóc tôi,cái chân tôi cứ vài ba ngày cô thay lá một lần, cơm nước cô lo cho tôi đầy đủ, có củ khoai ,củ sắn cô mang về luộc và để dành cho tôi lúc đói,hai tuần đối với tôi là một thời gian dài dằng dặc,tôi không chịu nõi nữa, tôi không thể làm phiền cô hơn nữa ,cô ấy còn nhiều việc phải làm,còn phải chăm mấy vuông lúa ,mấy vuông khoai đang đến vụ,còn phải giúp chồng cô lo cho cách mạng.Tôi quyết định ra đi.Hôm đó trười vừa tờ mờ sáng,cô ấy cũng chuẫn bị lên rẫy.
-  Cô à...
-  Gì vậy ông?
-  Hôm nay xin phép cô tôi đi, cũng cảm ơn cô rất nhiều trong thời gian tôi ở đây, mạng sống tôi còn giữ được đến hôm nay cũng nhờ cô giúp đỡ chăm sóc.nếu không tôi đã bỏ xác trên rừng.
-  Thôi ! Ông đừng nói chuyện ơn ngĩa làm gì, cái chân ông vẫn còn yếu lắm, ông ở thêm vài ngày rối sẽ đi.
-  Được mà cô! tôi đi dược mà, cô chỉ cần chỉ hướng cho tôi xuống miền xuôi là được..
-  Thôi tùy ông ! nếu như có bề gì ông cứ trở lại đây.
Sau đó lần theo hướng cô ấy chỉ tôi cũng tìm được đường về thị xã và đoàn tụ với gia đình và đâu chừng mấy tuần lễ sau tôi tìm cách trốn về Sài Gòn và trốn chui ,trốn nhủi trong đó cho đến ngày giãi phóng
-  Sau đó ông làm gì ?
-  Sau khi giải phóng vào , tôi ra trình diện ,học tập và cải tạo,biết tôi là sĩ quan đào ngủ nên thời gian cải tao cũng không nhiều, tôi được tha về địa phương quản lý.Sau đó mấy năm tôi qua mỹ theo diện H.O ., qua mỹ tôi làm đủ thứ ngành nghề,cái gì làm ra tiền là tôi đều làm hết,  phần nhờ bạn bè cũ giúp đở một phần nhờ tôi siêng năng , cần mẫn  nên chỉ trong thời gian ngắn tôi dã tạo cho mình một cơ ngơi vững chắc.
-  Mỹ là ở đâu hở ông ?
- Nói ra cô cũng không hiểu đâu, nó là một đất nước rộng lớn , bao la , đủ loại dân cư,đủ loại màu da tập trung về đây sinh sông, trong đó có người Việt Nam, nó ở cách đây nữa vòng trái đất cô à .
- Ồ xa quă hả ông ? Ở bên đó bây giờ ông làm gì?
Tôi hiện giờ là giám đốc một công ty sãn xuất phần mềm máy tính,vợ tôi qua định cư bên Mỹ từ nhỏ, cô đi theo gia đình, tôi cũng đã nhiều lần kể chuyện này cho cô ấy nghe,Cô ấy rất cảm động .
- Thế vợ ông có về Việt Nam cùng với ông không ?
- Không! Cô ấy bảo tôi cứ về trước đê thăm gia đình và tìm ân nhân đi, cô ấy thu xếp công việc xong rồi sẽ về sau .
- Thế ông đã tìm được ân nhân chưa ?
- Chưa cô à ! Tôi mong tìm được ân nhân của mình để đền đáp cái ơn ngày nào nhưng nghe cô ấy đã chết rồi .
- Chết rồi sao ? Ông nghe ai nói, ông nghe tin này ở đâu. Ông nói lại tôi nghe,người đàn bà đó tên gì và chết ở đâu ?
- A Dong...Tên cô ấy là A Dong
A Phù bỗng đâm ra hồi hộp thật sự,A Dong đúng là tên của mẹ cô rồi ,còn chết ở đâu cô cần phải hỏi rõ .
-  Ông nghe chính xác bà ấy chết như thế nào không ?
-  Nghe nói bị lạc đạn trong một đêm tải lương cho bộ đội cô à..
Vậy không còn gì nghi ngờ nữa rồi, đúng là mẹ A Phù rồi, bà ấy chết trong một đêm tải lương tiếp tế cho bộ đội, A Phù còn nhớ đêm ấy trời mưa như thác đổ sấm xé toạt cả màn  trời, xác mẹ cô được bọc tạm trong mấy tấm ni lông và mang về nhà cho cô nhìn mặt lần cuối, sau đó được đem chôn ở sân sau căn chòi cô đang ở,lúc đó cô khoảng năm sáu tuổi, cô chưa biết gì, chỉ nghe người ta nói, chỉ biết nhìn và khóc khi thấy mẹ nằm im ,người ta bảo vuốt mắt cho mẹ là cô vuốt , rồi cô thẫn thờ theo họ ra phía sau nhà ,quăng  cho mẹ mấy nấm đất, lúc đó cha A Phù không có nhà và có lẽ ông cũng chưa biết tin rằng mẹ A Phù đã chết.. Nghí đến đó A Phù bỗng xúc động thật sự,hình ảnh những ngày thơ ấu lại hiện về trong ký ức của cô.cô chỉ biết mẹ cô là một người đàn bà tôt, khắp buôn làng ai cũng thương mẹ ấy,cho đến lúc cô nghe tin cha đã hy sinh  thì cha cô cũng chưa được một lần gặp mặt mẹ cô..
- Ông còn nhớ nơi bà ấy ở không ?
- Nhớ chứ,làm sao mà quên được,hơn nữa tháng trời tôi ở đó mà cô.
-  Được rồi! Khi nào chồng tôi xuất viên tôi sẽ tìm giúp người đàn bà ấy cho ông và cả nơi bà ấy đang yên nghĩ
- Thật vậy hả cô ? sau mấy lần tìm kiếm không ra, tôi còn nghe những người dân trên bản nói lại rằng ,sau khi tôi đi về xuôi một thời gian thì việc nuôi giấu tôi bị phát hiện và cô ấy bị kỷ luật nặng lắm.,cũng may là lúc đó tôi cũng không tiết lộ thân phận mình và cô ấy chỉ khai là giúp đỡ một người bị tai nạn gảy chân khi bị lạc trong  rừng...Sau đó họ cũng không nghe tin tức nhiều về cô đó nữa ,có người bảo đã chết rồi do bị lạc đạn .
- Thôi ông cứ yên tâm,tôi sẽ tìm giúp cho ông, bởi vì ông cũng đang là ân nhân của vợ chồng tôi, tìm giúp người đàn bà đó cho ông cũng là một cách trả ơn ông vậy..
Thời gian rồi cũng lặng lẽ trôi qua, cũng đã gần mười ngày,cái bụng của Chàng Hai mỗi ngày mỗi nhỏ dần và Chàng Hai cũng không còn cảm thấy đau đớn gì cả.Ngày nào cũng vậy ,người đàn ông lạ mặt lúc nào cũng có mặt bên vợ chồng cô ,hỏi han ,chăm sóc và động viên hai vợ chòng cô rất nhiều, hỏi han vợ chồng cô về công việc làm ăn trên bản, công việc đồng áng và cái bịnh vô sinh của cô, cô cũng thành thật đáp lại tấm lòng tốt của người đàn ông lạ mặt đó bằng cách không dấu diếm điều gì, chỉ riêng cái bí mật về người đàn bà đã cưu mang cho người đàn ông lạ mặt này  thì cô không nói mà thôi.
- Hôm nay bác sĩ cho xuất viện.Tôi đến để đưa hai vợ chồng về quê,và trỡ về cái buôn làng của mình, tôi cũng có mua ít quà cho hai vợ chồng ,vé tàu xe tôi đã mua rồi và đây là ít tiền để hai vợ chồng mang theo tiêu dọc đường, còn lại để dành chi phí thuốc men khi cần thiết.Riêng với chồng cô ,nhớ lời bác sĩ dặn ,bước đầu còn yếu nên ăn uống kiêng cữ một chút, nên uống nước đun sôi để nguội, không nên ăn đò tươi sống nó sẽ không tốt cho cái bụng của ảnh,vé tàu tối nay khởi hành,từ Sài Gòn về Tuy Hòa chắc phải mất đến hơn mười tiếng,Chắc sáng mai tàu đến sớm, cô nên mướn một chiếc  tắc xi  chở chồng cô về tận bản cho yên tâm, từ Tuy Hòa lên Sông Hinh đường cũng khá xa, chí ít  cũng sáu mươi cây số ,đi xe đò giồng,lắc có thể gây cho vết thương biến chứng trỡ lai, tiền tôi đưa cô không thiếu đâu, hai vợ chồng về trên đó rôi một ngày nào đó thu xếp xong công việc dưới này cha con tôi sẽ lên,cũng có thể có cả bà xã tôi nữa ,Chúng tôi lên nếu như tìm được ân nhân của mình thì đó cũng là dịp để chúng tôi đền đáp lại cái ân tình ngày trươc,thủ tục xuất viện tôi đã làm rồi,mọi thứ coi như xong,giờ tôi đưa hai vợ chồng ra nhà ga,ở đó chờ tàu và chúng ta ăn uống và tâm sự thêm chút nữa.Cô đồng ý chứ?
- Vâng cảm ơn ông, vợ chồng tôi nghèo biết lấy gì để trả cho ông đây .
- Không cần đâu cô ạ,miễn về trên đó rồi hai vợ chồng ráng tìm giúp cho được người đàn bà đó ,.tìm được cũng là cách trả ơn cho tôi rồi đó,
- Thôi giờ chúng ta đi.
Tắc xi  đến ga cũng gần xấp xỉ tối, cơm nước xong, sau khi dặn dò lần nữa,người đàn ông lạ mặt móc hai chiếc vé tàu loai giường nằm của toa đắt tiền nhất đưa cho hai vợ chồng.
-  Chị giữ vé cẩn thận,trình vé cho kiểm soát khi ra cửa,tôi sẽ mua một vé ra cửa để tiễn hai người đi.
- Vợ chồng tôi đi ,chúc ông và con gái ông ở lại mạnh giỏi.Tôi sẽ tìm bằng được người đàn bà đó cho ông.
Khi đã yên vị trên tàu, A Phùng bổng  chồm ra cửa sổ ,quay lại phía người đàn ông hét to
- Cảm ơn ông nhiều! ông nhắc lại tên người đàn bà đó cho tôi nào! Nhắc lại đi...
-  A Dong ...A Dong....A Dong..........
- Đó là mẹ tôi....Đó là mẹ tôi.....rồi cô ôm mặt khoc nức nở.
Tiếng khóc của A Phù chợt nhỏ dần khi tàu bắt đầu chuyễn bánh và mất hút trong màn đêm sâu thẳm,trước đó cô không biết người đàn ông lạ mặt đó có nghe rõ lời cô nói  không ,nhưng A Phú thấy người đàn ông đó vừa đỏ sụp xuống trên sân ga và cũng cùng lúc đó A Phù bổng thấy quặn thắt và tê buốt ở bên hông ,thoáng qua rồi mất hut, cô không biết rằng tai nạn sắp đến với cô lần nữa, đó là dấu hiệu  của căn bịnh truyền kiếp bắt đầu bằng một khối U mà mọi người đều lánh xa và sợ hải.
                                                       PHAN MINH CHÂU
                                        3b Âu Cơ Nha Trang Khánh Hòa


READ MORE - CHỈ MỘT LẦN XUỐNG PHỐ - truyện ngắn Phan Minh Châu

CÓ BIẾT ANH YÊU MÀ EM CHỜ - thơ Trúc Thanh Tâm



 Đường đất mưa bùn dơ dính áo
 Em qua cầu khỉ gió níu chân
 Mấy khóm lục bình trôi rời rạc
 Như chở giùm anh nỗi nhớ thầm .

 Hết mùa học anh rời phố quận
 Giữ nghe em ngày tháng ngọc ngà
 Thương sao áo trắng sân trường cũ
 Mái tóc dài bay phía trời xa.

 Nhớ mãi trong đời con kinh nhỏ
 Hai đứa bơi xuồng đi xóm trên
 Bỗng dưng trời kéo mây đen kịt
 Giữa đồng che đỡ mấy lá sen.

 Sấm chớp liên hồi em quên mất
 Ôm sát vào anh dưới trời mưa
 Nhịp thở phập phồng vùng áo ướt
 Hơi ấm trong anh chẳng bến bờ.

 Mấy năm xuôi ngược về quê cũ
 Mới hay em bỏ xứ lâu rồi
 Bè bạn lâu ngày, mừng rối rít
 Nhưng trong lòng cứ thấy đơn côi.

 Ghé thăm dì Út nhà cuối xóm
 Tháng trước nó về chơi ít hôm
 Gởi cháu lá thư rồi bật khóc
 Đi đâu xa lắc miệt Sài Gòn.

 Hôm đưa dâu lên vùng đất đỏ
 Trời xuôi đất khiến gặp người xưa
 Sao em nỡ ác anh chi vậy
 Có biết anh yêu mà em chờ.

 Cuối tháng 5, 2014

 TRÚC THANH TÂM
READ MORE - CÓ BIẾT ANH YÊU MÀ EM CHỜ - thơ Trúc Thanh Tâm

Thơ Hồng Duyên: MỘNG TÌNH, LÁ VÔ TÌNH..., ÁO TRẮNG ƠI!


Hồng Duyên


MỘNG TÌNH 

Mưa thu nhỏ giọt trên cành
Giọt rơi xuống giếng giọt dành nhớ ai
Nắng đông chưa uống mà say
Tình xuân vừa chạm đã bay mất rồi

Hạ về rẽ lối song đôi
Để cho phượng tím bồi hồi nhớ mong
Ví như ai đó có lòng
Thì tôi đây sẽ gả chồng cho thơ

Để ngày dứt tiếng mộng mơ
Đêm không tưởng nhớ một bờ môi xa



LÁ VÔ TÌNH 
NGƯỜI HỮU TÌNH

Mong manh chiếc lá
Thả nhẹ bàn tay
Gió thổi bay bay
Một ngày trôi mất

Có một sự thật
Bất biến thời gian
Thương nhớ ngút ngàn
Mang vào bất tận


Yêu thương vô hạn
Giới hạn bên nhau
Kỷ niệm phai màu
Ngọt ngào vĩnh viễn

Trái tim chưa tiễn
Khập khiễng tình yêu
Thương nhớ thật nhiều
Chiều lòng chờ đợi



ÁO TRẮNG ƠI

Áo trắng ơi!
Em về đâu khi con ve sầu cất tiếng hát
Mùa hạ buồn xơ xác mảnh hồn riêng
Xếp bút nghiêng giã từ thời cắp sách
Anh lên đường với trọng trách trên vai

Tôi nhớ em nét trang đài kiều diễm
Nón lá chao nghiêng với phượng tím chiều buồn
Bao nhiêu năm rồi lòng mãi còn thương
Áo trắng ơi em đẹp hoa nhường nguyệt thẹn

Tôi trở về tìm lại thương mến ngày xưa
Cây phượng già cũng đong đưa lên tiếng hát
Trăng đầu ghềnh chưa hề bạc
Em đâu rồi ngơ ngác trái tim tôi?

Áo trắng ơi!
Mùa hoa phượng lại đến rồi
Cho tôi được nhắc tên em dù rất xa xôi

                                     Hồng Duyên


Nguyễn Hồng Duyên
Cà Mau
Hoatimhd@yahoo.com.vn
Số đt:0913417239
READ MORE - Thơ Hồng Duyên: MỘNG TÌNH, LÁ VÔ TÌNH..., ÁO TRẮNG ƠI!