Chúc Mừng Năm Mới

Kính chúc quý bạn năm mới vạn sự an lành

Friday, December 19, 2008

THÁI ĐÀO - MIỀN RỪNG NẮNG GIÓ

Miền Rừng Nắng Gió

Truyện ngắn của Thái Đào



Khoảng sau khu chợ là cái ao chuôm, vượt khỏi cái ao theo con đường mòn đi về phía mặt trời lặn là cổng. Ngôi mộ cô ấy nằm bên trái cổng chừng vài mét. Tôi nhớ rõ là như vậy.

... Anh bây giờ khó tìm được mộ cô ta, vì người ta xây dựng bề bộn quá. Không hiểu cô ta còn được yên nghỉ ở đó hay không. Nói phải tội! Không chừng người ta bốc dỡ mang lên đồi rồi. Hay tồi tệ hơn, người ta xây nhà đè lên ngôi mộ.

Người đàn bà nói thế và rót nước mời Thao. Thao, tóc đã hoa râm, áo bạc thếch mầu, có đôi mắt buồn bã:

- Tôi đi làm ăn xa quá. Có tội với cô ta. Đã để cô ta ở tại đây một mình, không ai hương khói.

Thao nói thế và cúi mặt xuống. Người đàn bà ái ngại mở bao thuốc lá ngoại mời khách.

- Hút thuốc đi anh. Có lẽ anh phải ở lại nhiều ngày để tìm kiếm. Tôi thấy việc tìm kiếm không phải dễ. Nhưng anh đừng buồn. Vong hồn cô ấy sẽ phù hộ và anh sẽ tìm kiếm được.

Thao gật đầu và dõi mắt nhìn ra con đường...


Con đường hun hút bụi mù chạy thẳng qua triền dốc, vắt mình lên lưng đèo và đổ xuôi về bên kia dãy núi rừng phía tây. Đó là con đường xuyên qua biên giới. Nó vượt cửa khẩu mạn phía Tây, đổ xuống thung lũng mạn phía đông. Thị trấn, làng bản và khu thị tứ miền rừng xây dựng ven hai bên con đường làm nên một phố núi với nhiều hàng hóa ngoại nhập. Cơ man là hàng hóa được bày bán ở khu phố chợ. Xe Dream, quạt máy, nồi điện. Bia ngoại. Thuốc lá ngoạị Quần Jean, áo thun. Tất cả chừng như phá vỡ miền biên cương, nối cầu tri âm hữu hảo, nối bờ cõi này với bờ cõi kia bằng con đường buôn bán. Cả một miền rừng ngày nào bây giờ nhập nhằng, xao động, nhốn nháo trong cảnh mua - bán và bán - mua, hợp - pháp và bất - hợp - pháp.


Thao ngồi yên, anh cảm nhận sự đổi thay bằng một sự trống rỗng của tâm hồn. Phố núi bây giờ nhà cửa xây dựng đồ sộ, tiện nghi đời sống đầy những hàng hóa cao cấp, hiện đại. Điều anh ngỡ ngàng, nhói nhói là các mốt văn minh đều có mặt ở đây. Quán bia ôm đã vào tới các làng bãi. Nhà hàng Hương Rừng đủ các em tươi mát. Dịch vụ Karaoke ôm không thiếu. Các em xinh đẹp, điệu đàng từ mọi miền đất nước cũng nhanh chân chiếu cố tới mảnh đất này... Điếu thuốc trên tay Thao cháy tàn lúc nào không biết...


Chiều xuống vội.

Mặt trời lặn sau lưng đèo, con đường chìm khuất theo khoảng khắc lụi tàn của ánh nắng.

Thao vẫn ngồi im. Người đàn bà giọng ái ngại:

- Rất nhiều năm như thế mà anh vẫn còn khó khăn à...

ý nghĩ của chị là Thao vẫn còn nghèo khổ, vẫn còn chật vật với cái ăn, cái mang, cái tiêu dùng trong sự sống. Thao gật đầu, cười buồn. Mái tóc anh đã hoa râm. Nếp nhăn trên trán đã in hằn và đôi mắt đã bạc thếch mầu thời gian. Thao buông thõng đôi tay, đôi gò vai nhô lên dáng gầy gộc, héo tàn. Một đời người gần như đã mãn. Giọt nước mắt trên má anh lăn xuống. Mộ phần người xưa đã mịt mù, mất dấu.

Người đàn bà buông tiếng thở dài...


Cùng với những chủ hàng đầy mình thế lực, Thái đen là đại ca vùng phố núi. Mạn rừng chạy dài trong bán kính mấy chục cây số gồm các sắc dân: người Lào, người Kinh, người Bru, Vân Kiều, Tà Ôi. Quần cư, hội tụ trong một khoảng không gian rộng lớn, có thêm nghề buôn bán, gùi hàng, thồ hàng lậu qua về biên giới - Thái đen có dưới trướng cả mấy chục đệ tử và dân cửu vạn làm thuê. Tất cả bọn thanh niên thất tán, không đồng xu dính túi, mò đến đây kiếm ăn, Thái đen sẵn sàng thu nạp. Bên kia sông, phân ranh hai nước Việt - Lào, đồng vốn của Thái đen trải đầy cho các chủ hàng đồng sự. Dưới mạn xuôi, vốn hắn cũng phủ đủ cho các trạm trung chuyển và tiêu thú. Hàng đối lưu hai chiều, qua và về biên giới, hàng hợp pháp và bất hợp pháp, một tay hắn điều hành và chỉ đạo. Trợ lý hắn là bà vợ xinh đẹp nhưng đẫy đà, to béo. Thị sung mãn sức lực, mắt long lanh sáng quắc vì tiền (cặp vợ chồng này, bổ sung cho nhau, ngón nghề nào cũng thạo. Bạo lực và mua chuộc... Đó là chiến lược làm ăn trường kỳ của họ.


Thái đen vừa là hùm vừa là cáo của cửa khẩu miệt rừng. Bàn tay hắn nắm lại là nắm thép, sẽ đập vỡ tung những chướng ngại sắt đá. Đôi môi hắn nở nụ cười, là tình cảm thấm sâu vào phe đối tác, sẽ trơn tru, trót lọt cho những đường đi lối về.


Con cáo già khi đã tu luyện thành tinh, thì nó đã biết biến hóa đủ trò, ma thuật đủ ngón.


Trong thế giới làm ăn vùng cửa khẩu, nghe danh Thái đen người ta phải cúi đầu bái phục.


Thế nhưng, đã mấy hôm rồi, lòng hắn bực bội. Hắn bị ám ảnh bởi cái gã đàn ông phát vãng ở đâu dẫn xác đến vùng này. Thằng cha không thuộc ngành buôn bán, chẳng phải gùi hàng thuê. Hắn như bóng ma, thầm lặng lẩn quất quanh ngôi nhà của Thái đen. Hắn là "cớm" trá hình theo dõi chuyện làm ăn của Thái đen chăng? Hay là một tay đâm thuê chém mướn được một đại ca nào đó phái tới để thanh toán Thái đen...


Thái đen vò đầu, bứt tai... Hắn đã cho đàn em bám riết cái gai đó. Bọn đàn em... chỉ là đồ vai u, thịt bắp, dốt nát vô hạn. Chúng muốn dần thằng cha một trận...


Nhưng, Thái đen không chịu vậy. Hắn có kế sách hành sự riêng. Lòng hắn căm lắm. Chơi đòn sát thủ hắn là chuyên gia hạng nhất. Nhưng chưa vội. Không thể động tí xích mích, hằn thù là xơi tái lẫn nhau. Phải sáng danh sự lẽ. Đánh cho kẻ thù kệch tới già để biết Thái đen là tay anh chị khó chơi... Niềm quang vinh của nắm đấm đã đưa Thái đen lên chót vót đỉnh cao của ngành đại ca vùng cửa khẩu. Hắn đã từng là võ sĩ, một thời nổi tiếng hạ nốc ao đối phương. Sức mạnh võ lực giúp hắn tạo dựng cơ đồ, làm nên sự nghiệp. Thái đen công kênh thằng con trai yêu quý của hắn lên vai. Cậu quý tử mười tuổi, nghịch như quỷ, cười khanh khách trên vai bố, đưa tay chỉ lên đồi cho bố thấy gã đàn ông xa lạ còn thẫn thờ nhìn trời, nhìn đất...

Trong ký ức không bao giờ quên của Thao là sau cái ao chuôm, có con đường chạy thẳng về phía mặt trời lặn. Qua cái gò cao, nhìn qua bên kia thung lũng mịt mù sương khói là cái cổng. Đúng như người đàn bà đã nói - Ngôi mộ cô ta đặt nằm cạnh đó. Nhưng trời đất đã đổi dời, một miền rừng hoang vu đã thay đổi tất cả. Ngôi mộ đã mất dấu. Ngôi nhà hai tầng đồ sộ đứng ngay vị trí ngôi mộ xưa kia. Dọc theo con đường mòn dẫn vào núi ngày xưa, giờ trải nhựa và mở rộng là phố núi sầm uất. Cư dân miền xuôi lên lập nghiệp. Thị trấn cửa khẩu mở toang ra. Chào mời.


Thao đã lạc lối. Anh vật vờ như kẻ mộng du...


Thao không còn thiết gì đến ăn uống, nghỉ ngơi. Tiếp những ngày dài ròng rã. Thao vất vưởng trên những ngọn đồi, băng xuống những khe suối, vào sâu các làng bản. Thao tìm kiếm lại dấu tích của đời mình...

Hơn hai mươi năm trước, Thao còn là một chàng trai trẻ, vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, người còn mang thương tích, hồn trống không đơn độc. Sau những cuộc săn đuổi của đạn bom và cái chết, sự sống căng ra, vật vã với mưa rừng, thú dữ, cái đói và sốt rét rừng... Người trai trẻ trở về, tìm chút bằng an trên nụ cười của đồng bào làng bản. Phút hạnh phúc bất ngờ bên những con người hồn hậu, tươi tắn lên cõi hồn khắc khoải của anh. Làng bản vui mừng chào đón anh. Những củ sắn nướng, những con cá bắt được ở dưới bờ khe, những tảng thịt săn trên miệt rừng hun hút. Ôi tình cảm biết là bao... Năm đó Thao ở lại đây. Chàng tiếp tục trận chiến mới. Trận chiến xóa mù vùng cao.

Hơn hai mươi năm trôi qua trong ký ức của Thao. Thuở đó anh và chị đã gặp nhau ở đâỵ ở chính cái vùng đất cửa khẩu biên giớị Tiếng súng lúc này vẫn chưa im hẳn. Biên giới phía Bắc còn rực lửa. Mặt trận biên giới phía Nam còn kêu gọi xương máu. Tháng ngày đó có nhiều bất trắc và gian nan. Nhưng sao những con người nơi đây hồn nhiên quá đỗi. Họ hồn nhiên với cả nghèo nàn và đói cực. Họ đùm bọc nhau dưới mái nhà chung của những con người sống sót sau một cuộc chiến tranh.

Thao nằm dài ra trên mặt đất, ngửng mặt nhìn trời. Nhìn những tảng mây trắng từ quá khứ xa xôi, lãng đãng trôi về. Trời trong và xanh quá. Người con gái ngày xưa có mái tóc dài theo mây bồng bềnh trôi về. Em cũng từ cuộc chiến tranh trở về... Không cần kêu gọi, nhưng em tình nguyện đến đây, cũng với nghĩa vụ chống mù vùng cao.

Thao khóc. Nước mắt anh chảy tràn vào lòng đất. Thao khóc đến rã rời thân xác. Và cứ như thế, anh nằm ngửa, giang rộng hai tay nhìn trời.

Ở bên trái cổng là ngôi mộ... Nhưng ngôi mộ đâu rồi! Tòa nhà hai tầng khang trang đồ sộ đã choán mất phần mộ của em. Người đàn ông đập mạnh hai bàn tay xuống đất, anh cào cấu đất đai, như bắt đền người mẹ đất đã quên đi xương máu, hài cốt của những đứa con mình. Bà mẹ đất đã thiên thu im lặng. Bà mẹ đất đã để mặc gió trời gào hú và con người mặc sức quần thảo với nhau để tranh giành cái gọi là sự sống sinh tồn.

Ngày hôm qua, Thao đã tìm vào ngôi nhà hai tầng đồ sộ đó. Chủ nhân của nó đã tiếp anh với một lũ tôi tớ dữ dằn vây quanh.

- Thưa ông, chính miếng đất này ngày xưa tôi đã chôn cất vợ tôi. Tôi vì làm ăn phương xa nên lâu rồi không hương khói được. Nay trở về thì không biết mộ phần của vợ ở đâu. Xin ông chỉ cho... ông đã cất dời đi đâu, hay vẫn còn nằm lại trong khuôn viên này.

Gã chủ nhà tái mặt. Vợ hắn cũng bất ngờ đến run bắn người lên. Những giây phút thật nặng nề trôi qua thật lâu. Gã đàn ông chủ nhà khoát tay, gằn giọng:

- Không có mồ mả gì hết. Nói thế là hồ đồ. Tôi xây dựng một cơ ngơi thế này phải điều nghiên, khảo cứu chứ! Dám làm chồng lên mồ mả người ta mà ăn ở được à! Ông quên cái tư tưởng ấy đi và cút xéo ngay. Đừng đến đây kiếm cớ gây sự. Tôi cảnh cáo ông. Ông có ý đồ gì thì chớ trách tôi. Thái đen này không phải hạng dễ chơi.

- Nhưng thưa ông, chính tay tôi đã chôn cất vợ tôi dưới đất nàỵ

- Cút xéo ngay... Còn nói năng bậy bạ nữa là ông hết đường về.

Và cái lũ tôi tớ dữ dằn vây quanh cũng nhao lên, hùa theo chủ:

- Xéo đi cha ơi! Con ớn cái ngu dại của cha quá.

- Thôi mời bố ra cho - bố chọc giận lũ chúng con, thì lũ chúng con không nể tuổi bố đã lớn đâu.

Thao đã không tranh cãi nổi với lũ người mồm mép nhặng xị đó, anh lại thất thểu lên đồi. Thôi thì, không định vị được phần mộ của cô ấy ở đâu. Thao lấy cả miền rừng này, cả vạt đồi này làm nơi hương khói cho cô ta. Coi như, tất cả đất đai này là mộ phần của cô, xương thịt của cô đã ký gửi vào trong đó...

Và đời này, kiếp này còn sống được ngày nào Thao phải ở lại hương khói cho cô. Anh đã bỏ đi dài ngày rồi. Bây giờ anh không được quyền đi nữa. Anh tìm về đây như tìm về một nơi an nghỉ cuối đời, vĩnh hằng bên cô ấy... Cô ấy chết đi tuổi đời còn trẻ lắm, chỉ vì một cơn sốt rét rừng ác tính, không cấp cứu được kịp thời... Thao khóc như ngày xưa anh đã khóc bên xác cô ta.


Trận mai phục để tiêu diệt Thao xảy ra trong khe núi. Đó là điều Thao không thể ngờ được.

... Lần theo dấu tích những con đường Thao hay lang thang, bọn côn đồ đã chọn đúng nơi vắng vẻ nhất. Chúng ra tay tàn bạo với gậy gộc và nắm đấm. Thao rũ người xuống, vừa chống đỡ vừa tìm đường thoát thân. Bọn chúng đông lắm, có cả chục thằng to cao, bự chắc đánh đấm một gã đàn ông ốm gầy. Điều chúng bất ngờ là gã đàn ông yếu gầy đó cũng có trình độ đấm đá bậc thầy. Có thế, gã mới một mình cầm cự được với cả chục thằng, bảo vệ được tấm thân khỏi sứt mẻ và chạy thoát một cách an toàn.

Bọn côn đồ cụt hứng, nhưng chúng cũng hả hê về báo lại cho chủ kết quả cuộc đánh người bất hảo đó.

Trong cái giang sơn miền rừng này, chuyện đánh nhau là cơm bữa. Tý so kè, kèn cựa, xích mích là nắm đấm tống vàọ Nắm đấm tống vào càng mãnh liệt sự tồn tại càng oai phong.

Thái đen là đại ca của ngành làm ăn có bạo lực. Hắn đã mất mấy phút trầm tư để nghĩ về kết quả trận hành hung do hắn chủ trương. Bà vợ xinh đẹp của hắn đã khích bác chồng. Thị chế vào:

- Đồ con rùa rút cổ. Một thằng giẻ rách đến gây sự tận nhà mà để yên được à...

Thế là máu vũ phu, bạo lực nổi dậy. Tẩn cho hắn một trận nên thân đi. Chủ khiến, tớ lập tức thi hành. Nhưng tẩn rồi, nện rồị.. vô hiệụ Thằng cha ấy vẫn còn. Hắn vẫn còn hương khói trên đồi cao, bên khe suối, trong nghĩa trang. Thằng quái này hết muốn an cư với người sống, hắn bạn bè với người chết thôi! Thái đen cười sằng sặc. Thằng quý tử của hắn cũng cười sằng sặc như bố. Con vợ hắn nguýt chồng, giọng dằn dỗi:

- Phải tìm cách tống khứ hắn đi. Hắn ở lại dài ngày, đồn bậy... ăn yên, ở yên được à...

Thái đen nín cười lập tức. Phải đích thân hắn ra tay thôị Lũ vai u, thịt bắp này du côn có thừa nhưng u mê lắm, đần độn lắm. Chuyện nhỏ mà vẫn không làm xong.

Sáng nay, Thái đen đã gặp Thao trên con đường vào chợ:

- Mày khá lắm. Phải đích thân tao diệt mày thôi.

Mắt Thái đen quắc lên. Tay nó siết lại. Các cơ bắp cuồn cuộn nổi lên. Thao buồn bã lắc đầu:

- Tôi xin anh. Tôi về đây để tìm mộ vợ tôi. Tôi không về đây để đánh nhau. Các anh tha cho tôi.

- Tha cho mày được à. Mày hạ nhục tao đến thế mà tha được à!

Cái giọng ngang ngược của kẻ côn đồ chỉ có phường du côn mới nghe được. Ai hạ nhục ai? Bởi phố núi phát triển, tấc đất cũng là tấc vàng; đè lên mồ mả người ta mà xây dựng nhà cửa, vô luân đến cạn đáy tình người. Trái tim không một chút áy náy; còn hành hung đánh đập như loài thú dữ.

- Anh không phải là con người...

Thao chưa kịp nói hết, một cú đánh như trời giáng bủa xuống, thêm cú đá xốc ngược lên.

Nhưng! Thái đen... bỗng sừng sờ. Gã đàn ông ốm yếu đó hất nhẹ một cái, hóa giải hết và ông ta nhẹ nhàng lẩn mình vào chợ.

Tên đệ nhất võ sĩ ngành đâm chém phát hiện ra trước mặt hắn là một ông thầy. Một ông thầy võ cao thâm và đắc đạo.

"Đích thị ông ta là một thầy võ cao thâm và đắc đạo".

Điều phát hiện của tay đệ nhất võ sĩ ngành đâm chém là đúng sự thực...

... Bởi từ khi người vợ mất, Thao ngã bệnh, đau ốm triền miên. Người ta thương anh, cho anh chuyển công tác về miền xuôi. Nhưng Thao đã chán cảnh giả dối, kèn cựa lẫn nhau, ganh tị đâm soi nhau. Thao rũ bỏ hết để lang thang, nay đây mai đó... Núi rừng, đồng nội, các buôn sóc người Chăm, làng bản các dân tộc vùng Tây Nguyên, Thao đều đến hết. Khi anh học đánh cồng, đánh chiêng, nhảy múa. Khi anh theo các tộc người miền núi đi kiếm lá thuốc rừng chữa bệnh. Khi anh học võ với những người già vùng đất Tây Sơn. Khi anh say vùi bên ché rượu cần ở rẻo núi vùng cao...

Anh học đánh cồng, anh học thuốc, học võ cũng không biết để làm gì. Chúng như những thứ nghệ thuật làm ăn say mê để quên cơn đau và nỗi buồn. Điều Thao luôn luôn phải nhớ là nhân nghĩa con người, là con người phải biết có nhau... Bao năm rồi anh mang hình bóng cô ấy trong tim để đi trong trời cao, đất dày, sông sâu, núi rộng...

Sáng nay cả thị trấn chiêm ngưỡng một hành vi bất hủ của Thao. Thằng con trai độc nhất của Thái đen mải ham chơi đùa rớt xuống giếng. Giếng miền cao sâu lắm. Một bầy lũ tôi tớ, đầy mình võ nghệ, cơ bắp cuồn cuộn, nháo nhác chạy quanh. Chúng có những trái tim bị loài chó xơi tái, thạo việc đánh người, chưa biết việc xả thân cứu người. Chúng gọi nhau ơi ới, nhốn nháo...

Thái đen... đại ca đến thế, hung tợn đến thế, cũng chỉ biết quát tháo và khóc lóc...

Đứa con của hắn đang nằm dưới giếng sâu - Đứa con độc nhất, nối dõi tông đường... Thái đen yêu thương gìn giữ thằng bé lắm. Đó là hạt ngọc quý nhất đời hắn, mai này sẽ thừa kế gia sản tỷ phú của hắn; sẽ hương khói phụng thờ dòng tộc nhà hắn. Ông cố, ông sơ... phải phù hộ độ trì cho thằng bé.

Thế mà bây giờ thằng bé nằm dưới giếng sâu, chưa biết sống chết thế nào. Vợ hắn gào to, thét khàn cả giọng:

- Ai cứu con tôi!

Không ai dám xuống hết. Chưa kịp tìm ra biện pháp gì hết. Trong cái khoảng khắc căng thẳng đó, cái thằng người không muốn an cư với người sống, bạn bè với người chết như chồng thị đã rủa xuất hiện. Ông bình thản cởi áo và quần, quấn qua cổ mình, rồi leo xuống giếng...

Năm phút. Mười phút im lặng trôi qua... Thao đã dùng chính quần áo của mình, cột thằng bé trên lưng và dùng tay dùng chân bấu vào thành giếng, đạp vào thành giếng... mà lên.

Cả một rừng người vỗ tay hoan hô náo động cả thị trấn.

Thao lặng lẽ đặt thằng bé nằm xuống... làm hô hấp và xoa bóp cho nó. Thằng bé mở mắt, ngỡ ngàng nhìn người cứu nó.

Thái đen qua cơn xúc động đã thành kính đứng trước mặt Thao:

- Tôi có tội với ông. Ông là người vô cùng nhân đức.

Không để Thái đen nói hết lời, Thao xòe hai bàn tay ra:

- Anh nhìn đây. Hai bàn tay tôi đã rớm máu. Nhưng nó chỉ dùng cứu người. Tuyệt đối không đánh người.

Đó là giây phút giác ngộ của Thái đen...

Niềm kiêu hãnh của cướp giật, bỗng chốc tan tành.

Thái đen từ từ quỳ xuống. Hắn lạy sống Thao mấy lạy. Cái chân lý hắn phát hiện được, được nói ra chỉ vỏn vẹn mấy lời. Bàn tay nên dùng để cứu người. Phút chốc trong đầu Thái đen đã hình thành một quyết định. Sẽ lật sập ngôi nhà, đào bới tận cùng mỗi tấc đất... để tìm kiếm hài cốt của cô ấy.

Thành cổ Quảng Trị, mùa hè 1999


(Báo Văn nghệ)


THƠ THÁI ĐÀO


TRĂNG ĐÃ ĐỘ RẰM


Không phải tình cờ gió theo mây

Tri ân em mở rộng lòng này

Cho hoa vô hướng thơm ngàn núi

Cho biển trùng dương dội sóng gào.

Không phải tình cờ hạc bay xa

Bỏ đình trơ vắng cảnh chiều tà

Ngàn năm bỡi lụy cơn dấu ái

Gió cuốn về trời em xót xa.

Mưa vẫn màu mưa ngàn năm cũ

Mà nghe thân lạnh buốt đường về

Chân vênh bờ cõi mùa trăng động

Lá lót em nằm tự cỗ xưa…

Ta tạ ơn nhau đến vạn lần

Vạn lần môi tím với cơn đau

Không phải tình cờ mà em tới

Em tới bởi trăng đã độ rằm.


CHỢ VÃN CHIỀU TÀN


Bên kia có dòng sông thức suốt

ta bạc đầu ngồi đợi ánh trăng

em son phấn đi về phố chợ

bao năm rồi vàng đá nát tim.

Bao năm rồi câu thơ phiền muộn

lưng chừng đời

em bỏ tôi đi

mưa hạnh phúc

đôi tay núng nính

lưng chừng đời một trái tim khô.

Mù con mắt

phương nào để nhớ

áo phong sương phô với ngày dài

phô suốt kiếp bờ hoang ảo mộng

em ơi em…tình đã trần ai!

Bên kia có dòng sông thức suốt

tháng năm rồi cuộn những cơn đau

tháng năm rồi …

chợ chiều vãn khách

vãn câu hò

vãn chuyến sang sông

vãn cuộc tình lao đao – lận đận

em qua sông

không có ngày về.

Em qua sông

đời tôi đã bạc

cuộc bán buôn đến độ cao trào

tôi chỉ có tim khô nguội lửa

bán cho ai…

chợ vãn

chiều tàn

THÁI ĐÀO




ĐỌC THÊM

Mặt đất này rớt lại mấy mùa trăng, thơ

Bài ca lau trắng, thơ

Tiếng an dân, truyện ngắn
Loài hoa trắng, truyện ngắn
READ MORE - THÁI ĐÀO - MIỀN RỪNG NẮNG GIÓ

Sunday, December 14, 2008

LÊ ĐỨC DỤC


Bến Quê. Ảnh Lê Đức Dục


Tình đầu



Hình như nắng đã
Rụng vàng bến quê
Hình như gió đã
Thổi qua ước thề
Và con đường cũ
Xa rồi tiếng chân
Con ve mùa cũ
Thôi làm thi nhân
Ngồi hong tình nhớ
Bên chiều tháng năm
Nghe người một thuở
Xế vai tình rằm
Trời xanh nẻo nhớ
Mây bay về đâu
Hình như em đã
Quên anh - tình đầu.


ĐỌC THÊM
Sự tưởng niệm lặng lẽ, voque.org
Hơi thở suối nguồn

Nhớ quê,thơ

Mùa hạ về..., thơ
Đông Hà-Thành phố ngả ba đường
READ MORE - LÊ ĐỨC DỤC

Saturday, December 13, 2008

VÕ XUÂN HUY


































VÕ XUÂN HUY
GỒNG GÁNH CÙNG SƠN MÀI

Lý Hạnh

Sinh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Thuỵ, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Huy là nông dân "rặt". Không chối bỏ chính mình, Huy thừa nhận, hôm nay, anh vẫn là người nông dân đang "cày" trên mảnh đất hội hoạ…

Quen Huy đã lâu nhưng tôi ít có dịp nói chuyện với anh. Thi thoảng gặp anh ở những cuộc triển lãm tranh. Những câu chuyện về hội họa bắt đầu từ đó để rồi trở thành những đoạn đứt quãng… Huy trầm lặng và ít nói, thế mà, một lúc vu vơ nào đó anh lại buông những câu triết lý khá chua chát. Dần dần tôi nghiệm ra, trong sâu thẳm tâm hồn Huy luôn ngập tràn cô đơn, một nỗi niềm không dễ gì chia sẻ được. Ai đã từng gắn bó với Huy mới biết, hành trình đi qua tuổi thơ của anh không chỉ là một cuộc rong ruỗi đầy nụ cười mà còn có cả mồ hôi và nước mắt. Nói về một miền quê nghèo, người ta dễ liên tưởng tới hương lúa ngọt ngào, tới những ước mơ trong trẻo dưới bầu trời xanh và bóng tre làng. Quê của Huy lại khác: nắng gắt, gió Lào, cát trắng và những cánh đồng ngào ngạt vết đạn bom. Vừa mở mắt chào đời, Huy đã chạm ngay ánh mắt lo toan của bố, đôi bàn tay ram ráp nhọc nhằn của mẹ và cả miền quê nghèo oằn mình trước bom đạn chiến tranh. Những ám ảnh đầy khắc nghiệt ấy tự nhiên bước vào tiềm thức của Huy rồi ăn sâu, bám rễ lúc nào chẳng hay, để sau này dẫu anh đi đâu, về đâu, nó vẫn lặng lẽ nhức nhối như một vết thương không bao giờ lành lặn. Tưởng rằng, những đam mê nơi phố thị bon chen ngột ngạt vật chất và hơi người sẽ làm Huy tan loãng giữa mênh mang ký ức và hiện thực nhưng cứ "đọc" tranh Huy sẽ biết. Sau những nét cọ tung tẩy kia là những con chữ rất vững vàng, những con chữ như đôi mắt nhìn rất thẳng, rất sâu vào ngày hôm qua rực lửa, vào bầu trời tuổi thơ cứ trôi bồng bềnh trong mộng tưởng hằng đêm. Một đôi mắt trầm ngâm, suy tưởng mà trong trẻo như thể ngọn lửa tình yêu chưa bao giờ tắt giữa những cuộc đổi chác của đồng tiền, mồ hôi, địa vị và bùa mê phố xá. Thế mới biết, vì sao chưa đầy 40 tuổi, Huy đã là người mang gương mặt trầm tĩnh đến lạ lùng. Trên gương mặt ấy, có thể nhìn thấy sự vững chải đến chông chênh và sự im lặng đến buốt nhói. Sự tư lự giữa 2 trạng thái đã làm tranh Huy có những đối lập bất ngờ và cũng đầy suy tư, trăn trở. Nếu như với Mây và cỏ, Vũ điệu của cát, Chăn trâu, Đất và làng… Huy nắm tay người xem bước vào một miền quê trong vắt với bầu trời xanh màu mơ ước, cánh đồng cỏ ngọt ngào và những giấc mơ phiêu diêu cổ tích thì với Vỹ tuyến xanh, Đêm loạn… anh trở về với quá khứ mất mát và thương đau trên "chuyến xe" sắc màu. Một cuộc viễn du không còn sự hiện diện của ánh mắt trẻ thơ ngơ ngác và nụ cười tinh khôi như ánh nắng ban mai mà oà vỡ thảng thốt. Những mảng màu sắc đậm, tối, u uẩn cứ chạy lướt qua, không thể nắm bắt nhưng lại cứa vào tâm hồn như những vết xước bỏng rát. Xem tranh anh, bất chợt, lại níu bóng quay về với những câu thơ đầy ma mị:
Thiếu nữ chợ làng bán váy áo sồng nâu
Mua nỗi buồn thập thành phố thị
Sinh ra từ những tiếng thì thầm vào những đêm mất ngủ
Những đường cọ biến hình trong giấc mơ
(Những sắc màu - Lê Thị Mý Ý viết tặng Võ Xuân Huy)
Tôi vốn "dị ứng" với thuật ngữ đương đại. Có lẽ là hơi cực đoan nhưng tôi thích cái chất bác học sang trọng mà trầm ngâm dung dị của những tác phẩm nghệ thuật cổ điển hơn là cái phá cách ngông nghênh của các nghệ sĩ đương đại. Thế mà tôi lại thích nét đương đại trong tranh Huy. Có lẽ bởi Huy không khẳng định chính mình bằng những chiêu "quái" để thoát khỏi "khuôn vàng thước ngọc" mà những nghệ sĩ đi trước đã ngấm ngầm hình thành một qui ước riêng. Huy cũng không biến những tác phẩm nghệ thuật của mình thành nơi xả stress một cách cuồng loạn, một hội chứng của đời sống hiện đại. Ẩn ức trong tranh Huy vừa thăm thẳm chiều sâu của thời quá vãng lại vừa mang hơi thở hiện đại. Chất hiện đại toát ra từ màu sắc, đường nét, bố cục và cả cách thể hiện. Anh là người biết kế thừa cái cốt lõi tinh tuý của hội họa truyền thống lại vừa biết chuyển tải chúng bằng ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại. Ngay từ những ngày còn ngồi trên giảng đường đại học, anh đã chọn sơn mài làm hướng đi cho mình. Ngày ấy, Huy yêu sơn mài bằng cảm tính. Nó đẹp lóng lánh, huyền bí và sâu sắc. Không có màu trung tính, nhợt nhạt, màu sắc trong tranh sơn mài mạnh mẽ và dữ dội, đòi hỏi người xem phải cá tính, bộc trực và thiên về chiều sâu hơn là ngắm nhìn bằng đôi mắt thông thường. Lúc vẽ cũng vậy, sơn mài đòi hỏi người nghệ sĩ phải dồn vào đấy cả tâm và sức, không nhởn nhơ chiêm nghiệm, không thư thả suy tư mà để cảm xúc ào ạt tràn ra như thác đổ. Và anh chọn nó như chọn cho mình một nét tính cách, trầm tĩnh mà ồn ào dậy sóng. Sau này, càng vẽ, càng đi sâu tìm hiểu về sơn mài, anh càng khám phá ra chính mình. Tất cả những chọn lựa không chỉ là đam mê ngẫu nhiên và thuần tuý mà chính tình yêu quê hương với nỗi ám ảnh của tuổi ấu thơ đã thôi thúc anh chọn loại hình nghệ thuật này. Không biết từ bao giờ những mái chùa cong vút huyền bí, những đình làng phủ kín rêu phong, những bức phù điêu huyễn hoặc trong ngôi miếu đổ nát đã trở thành ma lực đối với anh. Và anh nghiệm ra, chỉ có loại sơn độc đáo, có một không hai của cây sơn Phú Thọ mới lột tả một cách sâu sắc, tinh tế hồn vía đậm chất Việt này. Ao làng, Giếng làng, Mạch của làng, Cõi thinh không… chính là cõi u linh, mầu nhiệm, đầy bí ẩn mà dẫu đã bao đêm thức trắng Huy vẫn không sao giải mã được. Anh đành gửi tình yêu, những ám ảnh của tuổi ấu thơ, những khoảng không hun hút không chạm tới đáy ấy vào tranh. Dấu ấn Võ Xuân Huy đã tạo nên từ những bức tranh không hình khối rõ ràng, không thoả mãn đôi mắt trần tục mà đòi hỏi chiều sâu tâm linh ấy.
Ở Huế, hiện nay, ngoài vợ chồng hoạ sỹ Trương Bé, Đức Huy và Lương Ánh Tuyết, rất ít người sống chết với sơn mài. Thi thoảng mới có những bức sơn mái "chính hãng", hầu hết là sơn mài đã bị đánh lận con đen bằng sơn công nghiệp. Lý do là giá sơn mài khá đắt và tranh sơn mài khó vẽ, khó bán. Huy chọn cho mình sơn mài, không phải vì muốn chơi trội, càng không phải để làm giàu. Đơn giản, anh yêu loại hình nghệ thuật này như yêu bóng dáng quê hương luôn ẩn hiện trên mỗi bước chân đi, trong đôi mắt đã mờ vì bụi bặm phố xá và trong giấc ngủ đêm đêm. Là giảng viên -Trưởng Bộ môn sơn mài ứng dụng-Trường đại học Nghệ thuật Huế, Huy luôn tâm niệm, mình phải truyền đạt điều gì đó thật mới, thật lạ cho sinh viên của mình. Không thể để thế hệ tiếp theo đi theo lối mòn của thế hệ trước, càng không thể để cho nghệ thuật trở nên bất động, vô cảm. Biết là khó nhưng Huy vẫn ôm ấp, vẫn mày mò cho bằng được. Chẳng phải nguồn gốc của sơn mài vốn chỉ là nghề thủ công mỹ nghệ đó sao. Từ một nghề trở thành một loại hình nghệ thuật không phải là một hành trình đơn giản. Nhưng tất cả cũng bắt nguồn từ bàn tay, khối óc và trái tim con người. Huy không cho rằng mình vĩ đại và làm những điều vĩ đại, đơn giản anh chỉ muốn cống hiến. Và cái mới mà anh có công khai phá ấy là giải phóng cây bút theo lối vẽ sơn dầu và đưa ngôn ngữ của đồ họa, điêu khắc… gồng ghánh cùng sơn mài. Không còn là một mặt phẳng hài hoà, trên tác phẩm của mình anh vận dụng những kỹ thuật khắc, chạm, đắp nổi, cào xước… Ngoài việc đem lại vẻ đẹp độc đáo cho tác phẩm, mỗi vết chạm khắc còn là nơi gửi gắm chiều sâu nội tâm, những trắc ẩn đa đoan của Huy. Nó thể hiện những dự cảm chông chênh về cuộc đời, số phận và sự bất toàn của đời sống đang ngày ngày mở ra trước mắt bao muộn phiền, âu lo.
Tâm huyết với sơn mài, Huy và cậu học trò của anh đã cho ra đời một Galery với cái tên mang màu sắc chủ đạo trong sơn mài: SON. Galery Son ra đời như một phiên bản đầy đủ và có hệ thống về sơn mài trong tâm thức Việt. Giống như bảo tàng lưu giữ thông tin và những hiện vật cổ, Son galery chứa khá nhiều hiện vật, từ nguồn gốc của cây sơn Tam Nông (Phú Thọ), những dụng cụ làm sơn, các loại sơn cánh gián, sơn then… cho đến những quỳ vàng, quỳ bạc, từ các làng nghề thủ công truyền thống ở miền Bắc mà ngày nay số người theo nghề chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Nó như một địa chỉ neo lại di sản phi vật thể trong tâm trí của chàng hoạ sĩ mê sơn mài Võ Xuân Huy. Đây chính là những bài học thiết thực và sinh động sẽ còn mãi với thời gian rồi đi khắp mọi miền để dấu ấn sơn son thiếp vàng Việt Nam mãi rực rỡ. Và rồi cũng chính vì sơn mài mà anh lại từ bỏ Son gallery để dành tâm huyết cho một cuộc cách tân sơn mài đầy tâm huyết. Huy sẽ có một triển lãm cá nhân tại Studiotho-78 Mã Mây –Hà Nội.
Với những bức tranh sơn mài hình vuông đơn giản, gắn với quan niệm trời tròn đất vuông của cha ông ngày trước, Huy đã Khẳng định tên tuổi của mình bằng hàng loạt cuộc triển lãm cá nhân trong và ngoài nước. Thế nhưng, khi lui về với thế giới riêng của mình trong một góc khuất nhỏ tại số 44 đường Trần Quang Khải, anh lại lặng lẽ với công việc của một người "thợ mỹ nghệ". Với Huy, vẽ là cuộc chiến chóng lại sự phi lý- sự tầm thường. Vẽ là mơ mang bờ cỏi của tâm hồn. Cần mẫn như con ong xây tổ, bằng sơn mài, Huy đang xây cho mình một thế giới tâm linh chứa đựng cả niềm hy vọng và nỗi cô đơn; cả những ám ảnh đầy ma mị của tuổi ấu thơ lẫn cái bất an rực rỡ của ngày mai đang ùa đến. Huy ẩn hiện trong thế giới sắc màu trừu tượng như ẩn hiện trong những câu thơ mà Hoa Ngõ Hạnh dành tặng riêng anh:
Những sắc màu hát về tình yêu
về niềm tin…
Và dự báo hiểm hoạ loài quỷ dữ
Tiền bạc ư?
Không phải hạnh phúc
Tôi rất nghèo
Thế giới chẳng giàu đâu!

CỬA VIỆT- XUÂN MẬU TÝ-2008


MỜI ĐỌCBấm vào đây:TRANG WEB CỦA VÕ XUÂN HUY

Triển lảm tranh của Võ Xuân Huy,tin ảnh của Võ Văn Luyến
READ MORE - VÕ XUÂN HUY

Monday, December 8, 2008

LÊ DIỄN







THƠ LÊ DIỄN


Loay hoay đời




Loay hoay đã hết một ngày

Đã qua một tháng đã đầy một năm

Loay hoay trần thế mù tăm

Tìm tĩnh lặng giữa thinh không bụi đời

Loay hoay nói nói cười cười

Dấu trên môi, một phận người lênh đênh

Loay hoay rồi lại loanh quanh

Mới thoáng chốc mà tóc xanh úa rồi

Loay hoay đẫ hết một đời

Ta về cố quận hát lời chiêm bao.



Tình buồn


Ta về giữa đêm khuya

Băng qua con đường cũ

Ngỡ em chờ đâu đó

Hoá ra là cơn mưa



Ngày xưa em yêu ta

Tình yêu rất hoang sơ

Tình yêu đến tình cờ

Tình yêu thật vô tội



Ngày nay ta yêu nhau

Tình yêu đau và đuối

Vừa yêu vừa sám hối

Vì ta và cả em

Đánh mất tính dại khờ.



LÊ DIỄN


READ MORE - LÊ DIỄN

Thursday, December 4, 2008

HÀ ĐÌNH NGUYÊN - CON GÁI HUẾ

Kinh thành Huế, 1875


Con Gái Huế

Tác Giả: Hà Đình Nguyên


Ủa, con nhỏ này ở đâu ra vậy cà? Tôi ra Huế cả tuần nay rồi, bạn bè của bé Hà tôi cũng gặp hết mà có bao giờ thấy con nhỏ này đâụ Tôi nép dưới bậu cửa sổ, chăm chú ngắm đối tượng: tóc dài ôm kín khuôn mặt thanh tú, nước da trắng hồng. Áo pull trắng, quần tây đen - ngồi đong đưa trên chiếc xích đu ở thêm căn nhà đối diện. Cô bé ôm trong lòng một chú chó con lông trắng mõm hồng tuyệt đẹp. Con chó cứ dúi mõm liếm lòng bàn tay cô chủ làm cô bé thỉnh thoảng ré lên cười rúc rích vì... nhột. "Đã" thiệt!
Tôi chạy vô khều bé Hà ra:
- Hà nè, con nhỏ nào ngộ ghê vậy hả?
Hà nói:
- Con Thủy hàng xóm của mình đó!
- Sao bữa giờ anh không thấỷ
Hà liếc tôi một cái sắc như dao:
- Anh có ở nhà đâu mà thấỵ Hết tắm biển Thuận An lại đi lăng Khải Định, rồi chơi đồi Thiên An... Chừ thấy người ta rồi đó, muốn chi thì nói đi!
Con nhỏ này thiệt, cứ nói thẳng ruột ngựa làm tôi cũng hơi... ngượng, đành xuôi xị:
- Thì muốn... làm quen chứ còn muốn gì hơn nữạ
Nhỏ Hà dẫu môi "xí" một tiếng:
- Bạn bè em đứa mô anh cũng chê. Uổng công em giới thiệụ Chừ thì anh ráng mà "tự biên, tự diễn" đi nghẹ
Tự ái quá đi chứ, tôi ưỡn ngực:
- Để đó, tao làm "đẹp" cho coị
Nói cứng với Hà thế thôi, chứ tôi nghĩ hết cách vẫn không tìm ra phương pháp "tiếp cận đối tượng". Chẳng lẽ xồng xộc qua nhà "người ta" sống sượng: "Tớ muốn làm quen với đằng ấy" à? Chuyến đi thăm Huế lần này là do ba má tôi thưởng, nhờ đậu vào Đại học trong một đợt thi vừa rồị Tôi "thông minh" như thế, lẽ nào... chịu thuạ Ba ngày trôi qua, tôi vẫn chưa "quen" được với "con nhỏ nhà đối diện". Tôi canh đủ ba ngày, vẫn có đủ ba bữa nhỏ đó ôm con chó trắng ngồi "trêu ngươi" ở chiếc xích đụ Dĩ nhiên, thỉnh thoảng nhỏ vẫn ré lên những tràng cười nghe muốn... lộn gan. Con nhỏ vẫn "vô tư" cười đùa trên sự vừa ngưỡng mộ vừa... nhục nhã của tôị Con trai Sài Gòn mà... "tán" không được con gái Huế!
"Cái khó ló cái khôn". Đột nhiên đầu óc "đậu đại học" của tôi được "phục hồi chức năng". Điều tôi nghĩ đến lúc này không phải là khuôn mặt xinh đẹp của nàng mà là cái chót mũi hồng hồng của... con chó! Chớ sao, nó sẽ là vật "trung gian" lý tưởng giữa tôi và cô bé. Phải "làm quen", dụ khị con chó trước đã mới mong làm thân được với cô chủ của nó.
Cậu mợ giết gà đãi tôị Tôi nói nhỏ với Hà để dành lại ít xương. Hà thắc mắc:
- Làm chi rứả
Tôi suỵt:
- Bí mật.
Nhưng khi Hà thấy tôi ngồi nơi bậu cửa, tay thập thò mấy khúc xương, miệng "mút chuột": "Chúc... chúc... chúc chúc" thì Hà bụm miệng cười:
- Úi chao, anh Điền dụ dỗ "chó vị thành niên"!
Tôi bật cười:
- Con nhỏ này, láo!
Rồi công lao của tôi cũng được đền bù: con chó nhỏ vung vẩy cái đuôi chạy sang. Chiếc lục lạc đeo nơi cổ khua leng keng... Chú chó "xực" mấy khúc xương gà đến là thoải máị Tôi bồng chú tung tăng khắp phòng. Thoáng thấy bóng chủ nhân sang kiếm chó, tôi ôm chú chó chui tọt vào phòng riêng...
- Hà ơi, có con chó của Thủy chạy lạc qua đây không?
- Hình như có đó Thủy nợ. Trong phòng anh Điền đó.
- Anh Điền mô?
- Ông anh họ của Hà ở Sài Gòn mới ra chơị
- À, có phải cái ông hay ngồi sau cửa sổ... nhìn lén người ta không?
- Đúng chóc!
"Quê" dễ sợ, hóa ra mọi hành vi của tôi đã bị đối phương phát giác. Vậy mà "họ" cứ... tỉnh bơ! Con gái Huế đáo để thật!
- Thủy vô bắt chó về đi!
- Không dám mô, dị lắm! Thôi cho Thủy ngồi ở đây nghẹ Nhờ Hà nói với anh Điền giữ chó giùm Thủy, rụng một cọng lông là Thủy bắt đền đó nghẹ
Tôi dại gì làm rụng lông chó, chỉ "nhẹ nhàng"búng vào đôi tai của nó vài chục cái để gọi là "trừng phạt" chủ nó đã dám gán cho tôi cái chức... "giữ chó".
Đến chiều, tôi thả chó ra, sau khi nắn nót viết cho mấy chữ: "Đã săn sóc chó rất tử tế. Thủy trả công cho mình chứ?". Xếp nhỏ mảnh giấy, cột vào chiếc dây da đeo lục lạc nơi cổ chó - tôi phục tôi sát đất: sức mấy mà con chó đủ "trình độ" để méc với chủ nó là tôi đã "săn sóc" bằng cách... búng lỗ tai!
Sau khi con chó mang theo "trình quốc thư" của tôi trở về "cố quốc", tôi nôn nao chờ đợi tín hiệu trả lời của Thủỵ Nhưng mấy ngày liền sau đó chẳng thấy cô bé ra ngồi ở xích đu như mọi khị Cả con chó cũng không thấy tăm dạng. Nàng muốn tránh mặt tôi nên xích chó trong nhà chăng? Buồn quá tôi xách cây đàn ra ngồi nơi bậu cửa, ngó mặt qua nhà đối diện, miệng nghêu ngao bài hát thất tình phổ từ thơ Nguyễn Bính: "Nhà nàng ở cạnh nhà tôi... Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng có con... chó trắng thường sang bên nàỵ Chó ơi, chó hãy vào đây..."
"Linh" thay! Tôi vừa hát đến đó đã nghe tiếng gừ gừ của con chó ngay sát bên chân. Vâng! một con chó trắng... đàng hoàng! Hà gỡ từ cổ chó ra một mảnh giấỵ A ha! Vậy là có "hồi âm" rồị Hà vừa tủm tỉm cười vừa đưa mảnh giấy cho tôi: "Hà ơi, có muốn nghe băng nhạc TIẾNG HÁT ĐÀN BÒ không, Thủy cho mượn". Cha chả, con gái Huế "thâm" thật. Tôi hát đâu đến nỗi nào mà lại bị ví như là... bò rống! Từ "bò rống" tôi lại liên tưởng như mình bị "bò đá". Quá đau!
Tôi đem con chó vào phòng cột xích lạị Đáng lẽ tôi phải "nựng" nó thêm mấy chục cái búng tai, nhưng thôi - bắt nó làm "tù binh" mới là diệu kế. Quả thật, từ lúc "tên giao liên" bị tôi bắt cầm tù thì mọi liên lạc của chủ nó và tôi đều phải qua "trạm trung chuyển" là bé Hà. Hà bảo:
- Thủy biết anh Điền giận nên giữ con chó lạị Hắn muốn qua xin lỗi anh rồi đem con chó về mà... xấu hổ. Thôi, thả chó ra đi anh!
Tôi làm tới:
- Đâu được, nữ chủ phải trực tiếp sang đây lãnh "tù binh" về.
Hà trợn mắt:
- Chi mà dữ rứả Thôi thả ra đị Sáng nào em cũng phải dọn vệ sinh, thúi òm!
- À, cái khoản này thì... chủ nó phải lo chứ!
Tôi buộc lòng thả con chó ra vì tội nghiệp bé Hà (chứ không phải... tội nghiệp chủ nó).
Ác nỗi! Con chó lại quên bẵng đi là tôi đã từng... búng tai nó. Nó tỏ ra quyến luyến tôi một cách rất tình cảm - Phải chi chủ nó cũng được như rứả Hà phải bế nó đi "giải giao". Hà về, tôi hỏi:
- Thủy có nói gì không?
- Có, Thủy nói là anh Điền đô.
Tôi vênh mặt:
- Đô chứ sao không đô màỵ Mười chín tuổi mà cao 1,70 mét nặng 60 kí là lý tưởng à nghen.
Hà cười:
- Không phải, Thủy nói Điền đô là... đồ điên, đó.
Tôi á khẩụ
Đúng là... con gái Huế. Tôi đã thèm. Hết còn rình rập chiêm ngưỡng. Hết còn mơ màng một "thiên tình sử... lâm ly". Dẹp quách! Tiếp tục tham quan các danh lam thắng cảnh còn sướng hơn. Vậy là sáng Nam Giao, chiều Cồn Hến tôi cứ thoải mái "tiêu dao" ở các nơi xa để quên cái nhục gần kề. Chỉ đến lúc có điện của ba má gởi ra bảo về chuẩn bị nhập học tôi mới chịu "dừng bước giang hồ".
Đêm cuối ở nhà cậu mợ. Hà được giao nhiệm vụ nấu một nồi cháo gà. Tôi định xuống bếp phụ nhổ lông gà thì vướng phải "tên tù binh - lông trắng" cứ nhảy chồm chồm trước mặt, sủa ẳng ẳng. À, thì ra chú màỵ Lâu rồi không gặp, chẳng hay nữ chủ của mày dạo này ra saỏ Tôi sụp xuống, định... búng tai nó hỏi nhỏ thì có tiếng con gái Huế dịu dàng:
- Anh Điền đừng búng tai chó nữạ Có búng thì... búng tai Thủy đi nì.
Tôi chết trân. Thủy đang ngồi nhổ lông gà cùng với Hà. Kiểu này chắc tôi nuốt cháo gà không trôi quá. Đang định "cài số de" thì Hà đã mau mắn:
- A, anh Điền... đô. Mần không hết việc mà anh định dồn cho em với Thủy hả? Lại đây!
Hà đẩy cho tôi con gà đang làm dở trên cùng cái mẹt có Thủy đang ngồị
Vậy là... hội ngộ, dù mạnh ai nấy nhổ lông gà, chẳng ai nói với ai một câụ Tôi thì dứt khoát hổng thèm nói với kẻ đã coi tôi là... đồ điên, là bò rống. Còn Thủy hình như cũng đang thủ sẵn móng vuốt để chụp vào từng câu nói của tôi nên dù nửa con gà đã làm sạch trụi rồi mà cô bé vẫn cứ nhè... da mà mổ, chẳng buồn lật mặt dưới lên. Tôi tự an ủi: Cũng đành... liều thôi! Bỗng Thủy hất nhẹ mái tóc, nói:
- Anh Điền nì, Thủy biết anh Điền giận Thủy lắm. Chừ thì... sớm mai anh về rồi, Thủy qua để xin lỗi anh. Anh đừng chấp Thủy... tội nghiệp!
Đúng là... con gái Huế - nhẹ như gió thoảng, ngọt như mía lùị Quả là tôi nghe như có làn gió hiu hiu trong hồn, làm "đầu óc đã từng đậu đại học" bắt đầu hoạt động:
- Không phải, người xin lỗi phải là... anh mới đúng. Thôi mình... huề nghe Thủỷ
Thủy bẽn lẽn gật đầụ
Con chó trắng nhảy tới chồm chồm con gà trong tay tôị Tôi co ngón tay lại, chuẩn bị... búng.
- Búng tai Thủy đây nì.
Thủy hất tóc, nghiêng vành tai trắng hồng về phía tôị Tôi lưỡng lự:
- Để chỉ
- Để... nhớ.
Tôi nghe cõi lòng mình xao động. Vậy thì... phải búng thôi! Mà sao tôi búng một cái... nhẹ hềụ Tay giơ không nổị
Thủy nói:
- Quê em khô cằn sỏi đá nhưng tình cảm thì sâu đậm lắm. Anh Điền vào Sài Gòn nhớ quê em mãi nghe!
Tôi gật đầu:
- Sẽ nhớ... nhớ lắm! Anh sẽ viết thư cho Hà và Thủỵ
Bé Hà đang bắc nồi cháo lên bếp lửa, nói vói:
- Bữa nay Huế không còn khô cằn sỏi đá mô Thủy nờ. Có biện pháp khắc phục rồị
- Biện pháp chỉ
- À... biện pháp xưa như trái đất, nghe rõ đi nì: Dẫn Thủy nhập Điền... hì... hì...
Thủy cười lỏn lẻn liếc nhìn tôi, đôi mắt Huế nồng nàn. Tôi nhìn... con chó trắng. À, đêm nay phải "chiêu đãi" nó ra trò mới được. Phải chi tôi đừng nhập học. Huế ơi... đợi nhé!


Hà Đình Nguyên
READ MORE - HÀ ĐÌNH NGUYÊN - CON GÁI HUẾ